7. Cấu trúc luận văn
3.2.7. Tạo động lực phát triển cho người dạy, người học và các điều kiện
đảm bảo hoạt động dạy học
Mục tiêu
- Tạo động lực giảng dạy cho giáo viên và động lực học tập cho học sinh. - Xây dựng môi trường công tác - học tập thuận lợi.
- Đảm bảo tài chính và cơ sở vật chất phục vụ cho đổi mới các HĐDH Nội dung và cách thức thực hiện
- Tạo động lực giảng dạy cho giáo viên và động lực học tập cho học sinh: Nguồn gốc của động lực là nhu cầu. Bám sát nhu cầu của giáo viên trong nhà trường (nhu cầu đảm bảo đời sống vật chất, nhu cầu về tinh thần và nhu cầu được phát triển trong công việc), hiệu trưởng hỗ trợ định hướng cho giáo viên
và tạo điều kiện cho giáo viên có nguyện vọng, khuyến khích cho giáo viên được bồi dưỡng chuyên môn, cử đi học nâng cao trình độ. Hiệu trưởng cần xây dựng được cơ chế làm việc phù hợp và tạo điều kiện cho giáo viên có điều kiện được làm việc để đảm bảo cuộc sống, tạo điều kiện và khuyến khích giáo viên được tin cậy giao phó các vị trí công tác phù hợp có cơ hội để phát triển theo năng lực và theo sở trường. Giáo viên được đãi ngộ xứng đáng và có thu nhập đảm bảo tập trung cho công tác dạy tốt.
- Môi trường sư phạm và môi trường văn hoá: Nhà trường kết hợp với cha mẹ học sinh đảm bảo xây dựng môi trường sư phạm đoàn kết tin cậy, trường học thân thiện, học sinh chăm ngoan, tích cực. Hiệu trưởng cùng với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường (Công đoàn, Đoàn thanh niên) xây dựng Nội quy cơ quan, nội quy học sinh. Hiệu trưởng có kế hoạch và từng bước thực hiện kế hoạch tuyên truyền kêu gọi toàn thể cán bộ giáo viên, cha mẹ học sinh, học sinh,... cùng xây dựng đảm bảo nề nếp, kỷ cương, văn hoá,…
- Đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học và tài chính
+ Tài chính: Hiệu trưởng cân đối các khoản tài chính trong nhà trường, lập dự toán và kế hoạch chi tiêu nội bộ, dành kinh phí thoả đáng để tổ chức các HĐDH và các hoạt động ngoại khoá cho học sinh. Xây dựng chế độ khen thưởng dành cho học sinh và giáo viên có thành tích trong học tập và giảng dạy.
+ Xây dựng chính sách đãi ngộ nhà giáo, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho giáo viên. Lên kế hoạch, tạo điều kiện kinh phí cử giáo viên đi tập huấn phụ trách thiết bị dạy học. Đảm bảo kinh phí để tổ chức các hoạt động đổi mới PPDH.
+ Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học: Hàng năm có kế hoạch đầu tư dần dần cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị dạy học hiện đại. Xây dựng và trang bị các phòng học bộ môn đảm bảo dạy học theo nội dung – chương trình sách giáo khoa hiện nay. Huy động đóng góp của địa phương và cha mẹ học sinh
vào việc xây dựng, tu bổ trường lớp, bàn ghế, sân chơi, sân tập,.... Tổ chức tốt phong trào tự làm đồ dùng dạy học, thông qua hoạt động này phát triển năng lực cá nhân giáo viên, bồi dưỡng hứng thú nghề nghiệp cho giáo viên và học sinh. Dần dần hoàn thiện các phòng bộ môn hoá, lý, sinh, tin, công nghệ, anh và phòng đọc thư viện đạt chuẩn, đảm bảo vệ sinh, an toàn, thoáng mát, đủ ánh sáng, gây được hứng thú cho người học và cho người dạy. Xây dựng môi trường sư phạm đảm bảo thuận lợi cho việc sử dụng thiết bị dạy học. Đó là môi trường nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của người quản lý nhà trường, nâng cao sự hăng hái sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên vào việc đổi mới nội dung - phương pháp dạy học, nâng cao thói quen học đi đôi với hành.
+ Tài liệu: sách giáo khoa, sách tham khảo phục vụ cho dạy và học: Dựa vào kế hoạch chi tiêu của cơ quan, nguồn ngân sách Tỉnh cấp và nguồn học phí nhà trường cung cấp đủ tài liệu cần thiết cho giáo viên như: Sách giáo khoa, sách giáo viên, chuẩn kiến thức - kỹ năng, sách tham khảo các bộ môn,.... Trưng cầu ý kiến giáo viên (đặc biệt là giáo viên dạy đội tuyển và ôn thi đại học) về các tài liệu cần tham khảo, nhà trường có kế hoạch mua sắm từ đầu năm cho giáo viên và học sinh sử dụng. Đầu tư cho các bộ môn mua các phần mềm dạy học bộ môn, các phần mềm dùng chung được cho nhiều môn, phần mềm đảo đề thi trắc nghiệm,..., các băng đĩa video mô phỏng thí nghiệm khó làm, phim tư liệu,..., tranh ảnh, bản đồ,....
Điều kiện để thực hiện
- Cán bộ quản lý phải nắm vững các chức năng quản lý để quản lý cơ sở vật chất và thiết bị dạy học hiệu quả nhất.
- Cán bộ quản lý giáo viên, học sinh phải có nhận thức đúng đắn về vai trò của cơ sở vật chất, thiết bị dạy học trong việc thực hiện các HĐDH, từ đó có ý thức và hành động bảo vệ và sử dụng đúng mục đích, hiệu quả cơ sở vật chất và thiết bị dạy học trong nhà trường.
- Hội đồng thi đua khen thưởng của nhà trường thực hiện khen thưởng phải công bằng và công khai sẽ tạo động lực cho người dạy và cho người học.
- Xây dựng tốt mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình, địa phương và các cơ quan hữu quan trong công tác quản lý HĐDH của nhà trường.