7. Cấu trúc luận văn
1.5.1. Các yếu tố khách quan
- Đối tượng tuyển sinh đầu vào lớp 10 của nhà trường: Đánh giá chất lượng giáo dục của một nhà trường dựa vào nhiều mặt giáo dục, trong đó kết quả trí dục được đánh giá căn cứ vào đầu ra, kết quả đầu ra của một nhà trường phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng tuyển sinh đầu vào.
Nếu chất lượng đầu vào lớp 10 của nhà trường cao (so với các trường trong cùng tỉnh) thì đó là thuận lợi cho nhà trường để nâng cao chất lượng dạy - học và ngược lại, nếu chất lượng đầu vào còn hạn chế sẽ là những khó khăn rất lớn trong công tác quản lý HĐDH để nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
- Năng lực chuyên môn của đội ngũ giáo viên là yếu tố quyết định đến chất lượng dạy học của nhà trường.
Nội dung chương trình dạy học cấp THPT nếu quá tải, nặng nề về lý thuyết, không phù hợp với phân phối chương trình và thời lượng quy định sẽ dẫn đến hiện tượng dồn ép chương trình, dễ có hiện tượng mệt mỏi trong việc thực hiện nhiệm vụ giảng dạy của giáo viên và nhiệm vụ học tập của học sinh. Trong công tác quản lý HĐDH trong trường THPT, việc Hiệu trưởng quyết định chọn bộ SGK theo chương trình nâng cao, hay SGK theo chương trình chuẩn phù hợp với đối tượng các lớp là rất quan trọng. Giáo viên và học sinh khi sử dụng bộ tài liệu phù hợp sẽ tự tin hơn rất nhiều.
- Nguồn kinh phí nhà nước cấp: Để nâng cao chất lượng của HĐDH trong nhà trường thì ngoài việc quản lý tốt công tác nâng cao nhận thức cho giáo viên, học sinh, hiệu trưởng cần phải tổ chức tốt và phong phú các hoạt động giáo dục có hiệu quả như các hoạt động bồi dưỡng, tập huấn cho giáo viên, các hoạt động tham quan học tập kinh nghiệm, các hội thi sáng kiến,... Muốn thực hiện có hiệu quả thì cần phải có nguồn kinh phí đủ để chi cho các hoạt động được diễn ra. Ngân sách Nhà nước cấp cho nhà trường hàng năm chỉ đủ để chi lương và phụ cấp, phần còn lại chi cho các hoạt động chuyên môn còn hạn chế, đặc biệt là nguồn để chi mua sắm các trang thiết bị dạy học còn ở mức hạn chế, chưa đáp ứng đủ theo yêu cầu của đổi mới dạy học, còn gây khó khăn cho giáo viên khi họ sử dụng thiết bị dạy học.
- Cơ sở vật chất và các trang thiết bị dạy học hiện đại: Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin và khoa học công nghệ hiện đại, nhiều thiết bị dạy học hiện đại giúp ích rất nhiều cho người thầy trong việc chuẩn bị tài liệu, là công cụ hỗ trợ đắc lực trong khi tổ chức các hoạt động dạy và học.
- Cơ chế, chính sách giáo dục: nếu chế độ, chính sách hợp lý, đáp ứng nguyện vọng và công sức, sự cống hiến trí tuệ của đông đảo giáo chức thì sẽ động viên kịp thời sự cố gắng hết mình của người thầy và ngược lại nếu cơ chế và chính sách ưu đãi đối với giáo dục còn hạn chế làm cho sức ỳ càng tăng, không có tác dụng thúc đẩy động lực làm việc của giáo viên và học tập của học sinh.