Trường THPT trong hệ thống GDQD Việt Nam

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng trường Trung học phổ thông huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình đáp ứng yêu cầu đổi mới hiện nay (Trang 27 - 29)

7. Cấu trúc luận văn

1.3.1. Trường THPT trong hệ thống GDQD Việt Nam

1.3.1.1. Mục tiêu và vị trí của giáo dục THPT

Luật Giáo dục 2005 đã xác định rõ mục tiêu giáo dục THPT của nước ta là: "Giáo dục THPT nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục THCS, hoàn thiện học vấn phổ thông và có những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động" [4; tr 21-22].

Để thực hiện mục tiêu giáo dục THPT, công tác quản lý nhà trường nói chung và quản lý HĐDH nói riêng cần quân tâm đặc biệt đến các vấn đề:

- Hình thành và củng cố các giá trị về tư tưởng, đạo đức, lối sống phù hợp với mục tiêu chung của giáo dục phổ thông, đó là: tình yêu gia đình, quê hương, đất nước, tinh thần tự tôn dân tộc, ý thức giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá, truyền thống dân tộc, có lòng nhân ái, hiểu biết pháp luật, có văn hoá trong ứng xử giao tiếp.

- Củng cố và phát triển những nội dung đã học ở THCS, vận dụng được kiến thức đã học vào thực tiễn đời sống. Có những hiểu biết nhất định về kỹ thuật và hướng nghiệp để có thể đi vào cuộc sống lao động.

- Có khả năng cảm thụ, đánh giá cái đẹp trong cuộc sống. Biết sống thích nghi và làm chủ môi trường luôn biến động.

Muốn làm được điều đó đòi hỏi giáo dục THPT phải đổi mới một cách tích cực, đồng bộ. Người quản lý giáo dục ở trường THPT phải có các biện pháp quản lý HĐDH đảm bảo mục tiêu giáo dục, phù hợp với thực tiễn nhà trường nhằm đạt được mục tiêu đề ra.

1.3.1.2. Nội dung và phương pháp giáo dục THPT

Điều 24 chương 2 Luật Giáo Dục 2005 cũng nêu rõ về nội dung và phương pháp giáo dục THPT là: "Giáo dục THPT phải củng cố, phát triển

những nội dung đã học ở THCS, hoàn thành nội dung giáo dục phổ thông. Ngoài nội dung chủ yếu nhằm đảm bảo chuẩn kiến thức phổ thông, cơ bản, toàn diện và hướng nghiệp cho mọi học sinh còn có nội dung nâng cao ở một số môn học để phát triển năng lực, đáp ứng nguyện vọng của học sinh" và "Phương pháp giáo dục học sinh phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh"

Từ đó, công tác quản lý nhà trường nói chung và quản lý HĐDH nói riêng cần quân tâm đặc biệt đến các vấn đề:

- Nội dung dạy học phù hợp với yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Nội dung phải mang tính linh hoạt, phù hợp với nhu cầu của chủ thể và môi trường xã hội; Giữa các môn có tính liên môn, có sự liên quan đến nhau về kiến thức và kỹ năng, có sự tăng cường và ứng dụng hoặc hỗ trợ giữa các môn.

- Đảm bảo giáo dục toàn diện, phát triển cân đối, hài hoà về đức - trí - thể - mỹ và các kỹ năng cơ bản. Đảm bảo tính phổ thông, cơ bản, hiện đại, phù hợp thực tiễn đất nước và có hệ thống, có tính hướng nghiệp. Chú trọng sự phân hoá, phát huy năng lực cá nhân. Đảm bảo thực hiện theo chuẩn kiến thức, kỹ năng mà Bộ GD&ĐT đã quy định.

- Các PPDH tích cực hướng vào việc tích cực hoá hoạt động học tập và phát triển tính sáng tạo của học sinh. Trong đó, các hoạt động học tập được thực hiện và điều khiển, người học không thụ động mà cần tự lực lĩnh hội nội dung học tập. Hoạt động học tập được thực hiện trên cơ sở sự hợp tác và giao tiếp ở mức độ cao.

- Mỗi phương pháp giáo dục có những ưu và nhược điểm riêng nên giáo viên phải biết sử dụng linh hoạt, phối kết hợp các phương pháp một cách hợp lý, có kỹ năng ứng xử tình huống sư phạm, chú ý đến phân hoá học sinh để cho mọi đối tượng có cơ hội bình đẳng trong việc lĩnh hội các kiến thức và kỹ năng, kỹ xảo, đồng thời phát huy tối đa năng lực của mỗi cá nhân.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng trường Trung học phổ thông huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình đáp ứng yêu cầu đổi mới hiện nay (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)