Đây là ngành công nghiệp xây dựng sản xuất theo công trình nên đòi hỏi lực lượng lao động chủ yếu là nam giới Qua bảng trên ta thấy:

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đấu thầu tại công ty xây dựng 47 (Trang 41 - 48)

lực lượng lao động chủ yếu là nam giới. Qua bảng trên ta thấy:

Từ năm 2011 sang năm 2012 số lượng lao động nam tăng 129 người tương ứng với tỷ trọng tăng 1,35%, số lượng lao động nữ giảm 18 người tương ứng với tỷ trọng giảm 1,35%. Đến năm 2013 số lượng lao động nam tăng thêm 7%, số lượng

lao động nữ giảm 2,5%. Điều này cho thấy công ty đang cắt giảm lao động nữ và tăng dần lao động nam. Số lượng lao động nữ giảm đi là do trong quá trình làm việc họ thấy không phù hợp với công việc, công việc quá nặng nhọc và khô cứng nên họ đã xin chuyển công ty, chỉ có một số nữ giới làm việc ở một số bộ phận tương đối nhẹ nhàng cần sự chăm chỉ, khéo léo và nhẹ nhàng như nhân viên phục vụ, nhân viên các phòng ban quản lý của công ty.

Số lượng lao động có trình độ Đại học ở công ty tăng qua các năm là do đáp ứng tình hình thực tế của công ty là các công trình đấu thầu của công ty tăng lên, công ty mở rộng thị trường kinh doanh. Công ty đang đòi hỏi một lực lượng lao động có trình độ kĩ thuật, có kiến thức và hiểu biết cao. Vì vậy công ty đã tuyển dụng lao động theo trình độ Đại học và một phần cán bộ ở công ty được theo học các lớp tại chức.

Bảng 2.6: Phân tích kết cấu lao động theo tính chất công việc

Chỉ tiêu SốlượngNăm 2011 Năm 202 Năm 2013

(người) Tỷtrọng(%) Sốlượng(người) Tỷtrọng(%) Sốlượng(người) Tỷtrọng(%)

Lđ trực tiếp 1.507 80,64 1.533 77,42 1.542 79,25

Lđ gián tiếp 362 19,36 447 22,58 480 23,75

Tổng cộng 1.869 100 1.980 100 2.022 100

Nguồn: Phòng Tổ chức-Lao động tiền lương

• Nhận xét:

Tổng số lao động các năm đều tăng nhưng xét trên tỷ trọng ta thấy tỷ trọng lao động trực tiếp giảm xuống, tỷ trọng lao động gián tiếp tăng lên cùng số lượng lao động gián tiếp. Do đặc điểm ngành tư vấn và xây dựng là tuỳ thuộc vào các công trình tư vấn và đấu thầu được nên việc tăng lao động gián tiếp là một biểu hiện tốt, nhằm tăng cường cán bộ công nhân viên quản lý kĩ thuật, kinh tế, tăng cường cơ giới hoá trong sản xuất.

2.2.2.3Khả năng kỹ thuật

Thiết bị và công nghệ sản xuất

Thiết bị xe máy gồm nhiều loại mới, hiện đại như : Máy đào, máy ủi, máy đầm , máy khoan đá, cẩu các lọai, trạm trộn bê tông, trạm nghiền sàng của nhóm tám nước công nghiệp phát triển G8.

Năng lực xây dựng: Đào đắp đất đá 4 triệu m3/năm, thi công bê tông 1.500.000 m3/năm, đá xây lát 50.000 m3/năm .

Phòng thí nghiệm kiểm tra cơ lý đất, đá, bê tông với các thiết bị đồng bộ, chuẩn xác.

Xưởng đại tu xe máy 450 đầu xe/năm.

Danh mục máy móc thiết bị xem thêm Phụ lục 1. Các công nghệ sản xuất của Công ty áp dụng : a. Công nghệ thi công và xử lý nền móng :

Đối với công trình thủy lợi - thủy điện hầu hết đều phải nằm trên nền đá gốc ở độ sâu thấp hơn lòng sông, dưới mực nước ngầm, do đó việc thi công và xử lý nền móng để chịu được tải trọng, công tác chống thấm, mất nước công trình hết sức khó khăn và đòi hỏi cao về kỹ thuật thi công và thiết bị chuyên dùng hiện đại.Để phục vụ cho việc thi công phần việc này, ngoài các biện pháp thi công móng thông thường Công ty áp dụng công nghệ thi công tiên tiến: Đào móng bằng phương pháp nổ mìn, khoan phụt vữa xi măng xử lý nền … vì vậy Công ty đã phải đầu tư, mua thiết bị của các nước tiên tiến (Nhật, Mỹ, Đức ...) như: Máy khoan thủy lực, Máy đào dung tích lớn.

b. Công nghệ khoan cọc nhồi, hạ ép cọc và ép rung các loại :

Đây là công nghệ đã được Công ty áp dụng thi công phần móng của Công trình Khách sạn Hải Âu cao 12 tầng bên bờ biển Thành phố Quy Nhơn, Bình Định hay công nghệ thi công đắp đập vật liệu địa phương bằng phương pháp đầm nén là công nghệ đã được công ty áp dụng thi công các công trình Hồ chứa nước như: Thuận Ninh, Hội Sơn, Quang Hiển (Bình Định), Sông Ba hạ (Phú Yên), Suối Dầu, Vạn Ninh (Khánh Hoà), Sông Sắt, Trà Co (Bình Thuận) v.v…Công nghệ này đòi hỏi phải có một quy trình chuẩn bị độ ẩm vật liệu và đầm nén phù hợp. Thiết bị cho công nghệ này ngoài các thiết bị như Máy ủi, Máy đào, Ô tô tự đổ phải có thiết bị máy lu đầm phù hợp. Hiện công ty đã trang bị các loại Máy ủi, Máy đào, Ô tô tự đổ và Máy đầm rung 25 tấn của Nhật, Đức.

c. Công nghệ thi công đắp đập bê tông đầm lăn :

Đây là công nghệ mới được đưa vào Việt Nam. Công trình Định Bình (Bình Định) là công trình Thủy lợi đầu tiên được Ngành Nông nghiệp và PTNT áp dụng

và hiện đang được Công ty CP Xây dựng 47 triển khai thi công. Công nghệ này đòi hỏi phải chấp hành một quy trình chế bị cấp phối, khống chế nhiệt độ vật liệu và đầm nén nghiêm ngặt. Thiết bị cho công nghệ này ngoài các thiết bị thông thường như Ô tô, máy cẩu, máy san còn phải có các thiết bị chuyên dùng: Máy trộn bê tông, Thiết bị làm mát vật liệu, Thiết bị vận chuyển bê tông (Băng tải, Ống chân không), máy đầm. Hiện công ty đã trang bị đủ cho dây chuyền thi công tại công

trình Đập Định Bình và nhằm nâng cao tiến độ thi công và chất lượng công trình, đặc biệt trong thi công bê tông RCC thì mới đây Công ty cổ phần xây dựng 47 đã đầu tư hơn 3 tỷ đồng để bổ sung hệ thống dây chuyền công nghệ và thiết bị gồm:

+Thiết bị định vị cao độ tự động bằng laser lắp cho ben máy ủi: Dùng để khống chế, điều chỉnh chiều dày lớp san;

+Thiết bị phun nước áp lực cao: Dùng để đục xờm bề mặt bê tông đầm lăn; + Xe quét hút chân không: Dùng để làm vệ sinh và hút nước bề mặt bê tông đầm lăn.

Đây là các thiết bị chuyên ngành phục vụ công tác thi công bê tông RCC và là một trong các yếu tố quan trọng quyết định tiến độ và chất lượng của bê tông đầm lăn.

d. Công nghệ thi công công trình kết cấu bê tông truyền thống :

Công nghệ này đã được công ty hoàn chỉnh và áp dụng vào tất cả các công trình có kết cấu bê tông. Thiết bị cho công nghệ này đòi hỏi phải có các thiết bị chuyên dùng: Hệ thống dàn giáo, ván khuôn, Trạm trộn bê tông, Ô tô vận chuyển bê tông,

Máy cẩu, máy đầm. Hiện công ty đã trang bị đủ cho dây chuyền thi công có thể đảm

nhận các loại hình công trình như: Nhà cao tầng, Đập bê tông trọng lực...

Các biện pháp đảm bảo an toàn lao động, phòng chống cháy nổ và vệ sinh môi trường:

Để có cơ sở pháp lý cho việc thực hiện công tác an toàn lao động, Công ty đã ban hành văn bản quy định công tác hoạt động an toàn bảo hộ lao động trên cơ sở pháp lệnh an toàn lao động của nhà nước ban hành. Công ty thành lập được ban chỉ đạo an toàn và bảo hộ lao động từ công ty đến các đơn vị trực thuộc. Đồng thời đã cử được cán bộ chuyên trách an toàn lao động để đôn đốc việc thực hiện công tác an toàn bảo hộ lao động trong toàn công ty. Cũng như các năm, năm 2013 công ty đã

lập và thực hiện tốt kế hoạch trang bị bảo hộ lao động và kế hoạch huấn luyện an toàn lao động cho công nhân. Mạng lưới an toàn viên duy trì hoạt động có hiệu quả ở các đơn vị thi công và công trình. Trên các công trình đều có khẩu hiệu biển bảo vệ an toàn lao động, trong năm 2013 Công ty được xếp loại khá về an toàn lao động. Năm 2013 thực hiện kế hoạch chi bảo hộ cho Công nhân Công ty đã trang bị bảo hộ lao động cho công nhân tổng số tiền trên 70 triệu đồng và tổ chức được một số đợt huấn luyện an toàn lao động cho công nhân với số lượng gần 300 lượt người tham gia. Ngoài ra công ty còn thường xuyên kiểm tra công tác phòng chống cháy nổ ở tất cả các công trình và cơ quan công ty. Trong năm 2013 không có trường hợp tai nạn cháy nổ đáng tiếc nào xảy ra.

2.2.2.4Uy tín nhà thầu.

Công ty cổ phần xây dựng 47 là một trong những đơn vị hàng đầu của ngành trong lĩnh vực xây dựng các công trình thủy lợi thủy điện với 39 năm kinh nghiệm trong ngành thủy lợi. Trong những năm qua, Công ty đã trúng thầu thi công nhiều công trình tiêu biểu được Bộ, các Ban A và các cơ quan có chức năng đánh giá là công trình đạt chất lượng, cụ thể: các công trình thủy lợi Suối Dầu – Khánh Hòa, Sông Sào – Nghệ An, Tân Giang – Ninh Thuận, Lòng sông – Bình Thuận, Hoa Sơn – Khánh Hòa, Nước Trong – Quảng Ngãi; các công trình thủy điện A Lưới – Thừa Thiên Huế, Sông Bung 5 - Quảng Nam, Srêpok 4 - Daklak. Với uy tín và kinh nghiệm thi công, công ty đã được Chính phủ, các Bộ ngành, Tập đoàn điện lực Việt Nam và các chủ đầu tư chỉ định thầu các công trình lớn như: thủy lợi Định Bình, Văn Phong, Tân Mỹ; thủy điện Sông Ba Hạ, Đồng Nai 4, Srêpok 4A, Sông Bung 4A...vv

Những công trình công ty thi công đều được đánh gía cao về kỹ thuật, chất lượng, mỹ thuật và tiến độ . Đặc biệt, công trình Tháp rađa Vũng Chua (thuộc hệ thống FIR Hồ Chí Minh), công trình Thạch Nham, công trình Thuận Ninh được tặng huy chương vàng công trình chất lượng cao. Hai công trình đập bê tông trọng lực Tân Giang và Lòng Sông, công trình hồ Suối Dầu được Tổng hội xây dựng Việt nam công nhận công trình chất lượng tiêu biểu 5 năm (2000 – 2005).

Công ty được tặng thưởng danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới, các Huân chương Độc lập, Huân chương Lao động của Nhà nước và nhiều cờ thi đua,

bằng khen của các cấp. Năm 2013, Công ty đón nhận các giải thưởng lớn như : Giải thưởng ngôi sao vàng chất lượng quốc tế, Chứng nhận top 500 Doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Namvà Huân chương Độc lập hạng Nhì cùng với các phần thưởng khác của Nhà nước, Chính phủ, các Bộ, ngành và địa phương.

Một số kinh nghiệm xây dựng tiêu biểu của Công ty Cổ Phần xây dựng 47 xem thêm Phụ lục 2.

Như vậy, ta thấy Công ty Cổ phần Xây dựng 47 là một Nhà thầu uy tín. 2.2.3 Tình hình thực hiện đấu thầu tại Công ty Cổ phần Xây dựng 47

2.2.3.1Quy trình tham dự thầu

Công tác đấu thầu của Công ty Cổ phần Xây dựng 47 được thực hiện theo một quy trình thống nhất mà công ty đã đề ra. Quy trình đã thể hiện được toàn bộ công tác đấu thầu và thực hiện hợp đồng của công ty với tư cách là nhà thầu. Để chuẩn bị đấu thầu cho một gói thầu thì cần có sự hợp tác của toàn thể các phòng ban, các nhân viên trong công ty, vì vậy cần có sự chỉ đạo thống nhất thì mới có thể thành công thắng thầu. Sau đây là quy trình đấu thầu mà Công ty Cổ phần Xây dựng 47 áp dụng :

Sơ đồ 2.2 :Quy trình đấu thầu - + - + - + Quy trình gồm 10 bước:

Bước 1 : Nhận yêu cầu từ khách hàng hay chủ đầu tư và tiến hành xem xét. Nếu không thể tham gia đấu thầu thì gửi thông báo từ chối, nếu có đủ khả năng tham gia thì thực hiện bước tiếp theo.

Bước 2 : Lập kế hoạch chuẩn bị hồ sơ dự thầu. Lập và trình Tổng giám đốc ký duyệt kế hoạch, phân phối các đơn vị liên quan và tiến hành thực hiện.

Khách hàng, chủ đầu tư Gửi thông báo từ chối Nhận yêu cầu Lập kế hoạch chuẩn bị hồ sơ dự thầu Thực hiện kế hoạch chuẩn bị hồ sơ dự thầu

Tổng hợp bộ hồ sơ Hoàn chỉnh bộ hồ sơ sơ Trình ký duyệt hồ sơ Nộp hồ sơ dự thầu Lưu hồ sơ, phân tích nguyên nhân Tham dự mở thầu Ký hợp đồng Tổ chức thực hiện

Bước 3 : Thực hiện kế hoạch chuẩn bị hồ sơ dự thầu.

Bước 4 : Tổng hợp và hoàn chỉnh bộ hồ sơ dự thầu. Căn cứ vào kế hoạch, Phòng Kinh tế-Kế hoạch đôn đốc các đơn vị thực hiện hoàn thành công việc theo đúng thời hạn được giao và tiến hành thu thập tất cả các hồ sơ của các đơn vị tổng hợp, xem xét và yêu cầu hiệu chỉnh nếu cần.

Bước 5 : Trình duyệt ký hồ sơ.

Bước 6 : Nộp hồ sơ dự thầu đến địa chỉ nơi nhận theo hồ sơ mời thầu. Bước 7 : Tham dự mở thầu

Bước 8 : Nhận thông báo kết quả đấu thầu. Nếu không trúng thầu thì tiến hành lưu hồ sơ, tiến hành phân tích nguyên nhân và đề ra các biên pháp cải thiện. Nếu trúng thầu, tiến hành liên hệ với Bên mời thầu để thương thảo hoàn thiện hợp đồng. Bước 9 : Sau khi thống nhất các nội dung chi tiết của hợp đồng tiến hành ký kết hợp đồng.

Bước 10 : Tổ chức thực hiện. Sau khi ký hợp đồng, căn cứ theo tiến độ thi công do Phòng Kỹ thuật cung cấp Phòng Kinh tế-Kế hoạch lập kế hoạch sản xuất giao cho các đơn vị thực hiện.

2.2.3.2Giai đoạn chuẩn bị đấu thầu

Công tác tổ chức đấu thầu tại Công ty được thực hiện theo một quy trình chuẩn với sự phân công trách nhiệm và phối hợp thực hiện của các bộ phận trong công ty. a. Tìm kiếm thông tin về các dự án

Tất cả các thông tin yêu cầu về đấu thầu do cán bộ công nhân viên của công ty nhận được thông qua mọi hình thức ( qua báo chí, truyền hình, khách hàng đặt trực tiếp hoặc qua fax, công văn,…) đều được chuyển đến phòng Kinh tế-Kế hoạch. b. Xem xét

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đấu thầu tại công ty xây dựng 47 (Trang 41 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w