1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Phương pháp khai thác kênh hình trong dạy học Địa lí lớp 12 – chương trình cơ bản

45 643 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 3,02 MB

Nội dung

Để có thể khai thác được tối đa hệ thống kiện thức của sách giáo khoaviệc hướng dẫn cho học sinh phương pháp khai thác hệ thống kênh hình làmột trong những nhiệm vụ quan trọng của người

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

Cũng như các môn học khác trong nhà trường phổ thông môn Địa lícũng đang đứng trước những vận hội và thách thức mới Để phù hợp với đặctrưng môn học đồng thời thực hiện tốt quá trình đổi mới phương pháp giáodục theo hướng tích cực hoá hoạt động của học sinh thì việc dạy và học địa lítrong nhà trường phổ thông muốn đạt hiệu quả cao cần phải có sự kết hợpnhuần nhuyễn trong việc khai thác hệ thống kênh chữ và kênh hình Sở dĩ nhưvậy vì kênh hình ngoài chức năng đóng vai trò là phương tiện trực quan minhhoạ cho kênh chữ nó còn là một nguồn tri thức lớn có khả năng phát huy tínhtích cực chủ động sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập Bên cạnh đóthông qua kênh hình con đường nhận thức của học sinh được hình thành, giúpcho học sinh tự mình phát hiện và khắc sâu kiến thức Sử dụng kênh hình còngiúp cho giáo viên tổ chức việc dạy và học theo đặc trưng bộ môn nhằm đạthiệu quả cao

Trong thời gian gần đây sách giáo khoa Địa lí đã có nhiều thay đổi phùhợp hơn với nhu cầu đổi mới dạy và học Trong đó, số lượng kênh hình chiếm

tỉ lệ khá cao với nội dung phong phú: bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, bảng số liệu

và được thể hiện bằng màu sắc có tính khoa học, trực quan cao đảm bảo thuậnlợi cho việc dạy và học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của họcsinh Để có thể khai thác được tối đa hệ thống kiện thức của sách giáo khoaviệc hướng dẫn cho học sinh phương pháp khai thác hệ thống kênh hình làmột trong những nhiệm vụ quan trọng của người giáo viên Địa lí Vì vậy, tôi

chọn để tài nghiên cứu: “Phương pháp khai thác kênh hình trong dạy học

Địa lí lớp 12 – chương trình cơ bản”.

Trang 2

PHẦN NỘI DUNG

I CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG KÊNHHÌNH TRONG SÁCH GIÁO KHOA ĐỊA LÍ LỚP 12

1 Cơ sở lí luận

1.1 Kênh hình trong dạy học địa lí

1.1.1 Quan niệm về kênh hình

Trong quá trình dạy học, phương tiện trực quan và những đồ dùng trựcquan nói chung là một trong những nguồn thông tin cung cấp kiến thức quantrọng, nó có tác dụng tạo nên hình ảnh giúp cho học sinh nhận thức kiến thức

dễ dàng và bền vững

Kênh hình là một vật thể hoặc một nhóm các vật thể mà giáo viên sửdụng trong quá trình dạy học để nâng cao hiệu quả của quá trình này giúp chohọc sinh lĩnh hội được những khái niệm, những định luật Hình thành ở các

em những kĩ năng, kĩ xảo, thái độ cần thiết Đồng thời kênh hình còn làphương tiện kết nối giữa giáo viên và học sinh trong quá trình thực hiện cáchoạt động dạy và học

1.1.2 Vai trò của kênh hình trong dạy học Địa lí

Trong quá trình dạy học địa lí kênh hình có vai trò hết sức quan trọng,

nó không chỉ là phương tiện trực quan và những đồ dùng trực quan mà còn làtri thức địa lí quan trọng

Đối với giáo viên:

Giáo viên có thể sử dụng kênh hình trong quá trình dạy học để điềukhiển, hướng dẫn các hoạt động trình nhận thức của học sinh, hợp lí hoá cácthao tác hành động của mình trong quá trình giáo dục Bên cạnh đó kênh hìnhcũng là phương tiện để nâng cao nhiệm vụ sư phạm trong thực tiễn bản thânngười giáo viên

Trang 3

Sử dụng kênh hình trong quá trình dạy học cũng tạo điều kiện giáo viên

áp dụng các phương pháp tích cực vào trong giảng dạy Kênh hình còn giúpcho giáo viên đào sâu thêm kiến thức, từ đó truyền đạt cho các em học sinhnhững kiến thức phù hợp với thời đại, xu hướng phát triển Đồng thời cũngtạo điều kiện cho giáo viên trình bày bài giảng một cách đầy đủ, sâu sắc

Đối với học sinh:

Vai trò của kênh hình đối với học sinh được thể hiện rõ qua sơ đồ sau:

Kênh hình giúp cho học sinh khám phá ra bản chất, quy luật của nhiều

sự vật, hiện tượng địa lí trừu tượng, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh nắmvững kiến thức và ghi nhớ bền lâu

Kênh hình còn góp phần kích thích hứng thú học tập cho học sinh, tạo

ra động cơ học tập, rèn luyện, cho các em thái độ tích cực đối với tài liệu họctập mới Bên cạnh đó nó còn góp phần rèn luyện cho các em tư duy phân tích,tổng hợp phát hiện ra bản chất của sự vật hiện tượng ẩn sau các hình thức biểuhiện bên ngoài, kích thích tính tò mò và lòng ham hiểu biết của các em

1.1.3 Phân loại kênh hình

Hiện nay có nhiều cách phân loại kênh hình Tuy nhiên cách phân loạinày chưa thực sự thống nhất với nhau

Một số tác giả phân thành 3 loại chính:

- Các vật thật: động vật sống, thực vật sống trong môi trường tự nhiên,các khoáng vật, mẫu vật

- Các vật tạo hình: tranh ảnh, hình vẽ, băng hình

HỌC SINH

- Lĩnh hội kiến thức

- Rèn luyện kĩ năng

- Hứng thú, say mê học tập

KÊNH HÌNH

- Phương tiện trực quan

- Đối tượng học tập

- Nguồn tri thức

Trang 4

- Các vật tượng trưng: sơ đồ, lược đồ, bản đồ giáo khoa

Mỗi loại kênh hình này lại có những ưu, nhược điểm khác nhau Chonên tuỳ vào nội dung, cũng như tuỳ vào yêu cầu kiến thức mà ta tiến hành lựachọn kênh hình và sử dụng sao cho phù hợp nhằm đạt được hiệu quả cao nhất

1.2 Đặc điểm lứa tuổi và trình độ nhận thức của học sinh lớp 12

Về mặt sinh lí: các em phát triển như người lớn, sức khoẻ rồi rào có thểhọc tập với cường độ cao và trong thời gian tương đối dài

Về mặt trí lực: HS lớp 12 có năng lực quan sát tốt hơn và có tư duynhạy bén hơn, có khả năng phân tích, tổng hợp, trừu tượng hoá, khái quát hoátốt hơn nhiều so với HS lớp 10, 11 Ngoài ra tính tích cực và độc lập nhậnthức của các em tăng lên rõ rệt, các em không thích chấp nhận một cách đơngiản các yêu cầu của giáo viên, các em sẽ có biểu hiện thờ ơ hoặc kém hứngthú trong tiết học nếu chỉ nghe giáo viên giảng bài và ghi chép

Về tính cách: Các em đều thể hiện cá tính rõ rệt, các em thích tranhluận, thích bàu tỏ ý kiến của bản thân mình

Từ những đặc điểm tâm lí trên đò hỏi trong quá trình dạy học phải cónhững cải tiến sao cho phù hợp Lúc này giáo viên có vai trò quan trọng trongviệc kích thích hứng thú học tập của học sinh, thay vì những tiết giảng chỉ sửdụng phương pháp truyền thụ theo lối thuyết trình, giảng giải giáo viên nên sửdụng các phương pháp dạy tích cực kết hợp với kênh hình Khi đó quá trìnhdạy học không còn là quá trình nhồi nhét kiến thức mà HS có cơ hội được tựlực khám phá tri thức, được quyền bày tỏ quan điểm, ý kiến cá nhân

Chính vì vậy sử dụng kênh hình vào chương trình dạy học địa lí lớp 12– THPT là một điều kiện tốt để các em tự mình lĩnh hội tri thức mới, rènluyện kĩ năng, kĩ xảo

2 Cơ sở thực tiễn

2.1 Tình hình giảng dạy địa lí lớp 12 hiện nay

Trang 5

Hiện nay, cùng với việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa tạođiều kiện cho học sinh có thể tự học và tự nghiên cứu nhiều hơn thì việc đổimới phương pháp cũng đang được các giáo viên chú ý và thực hiện Một loạtcác phương pháp dạy học “lấy học sinh làm trung tâm” đã và đang được giáoviên sử dụng trong quá trình dạy học.

Đối với môn Địa lí, việc đổi mới phương pháp dạy học để phát huy tínhtích cực, chủ động tìm tòi kiến thức càng có ý nghĩa quan trọng Trong thực tếgiảng dạy Địa lí hiện nay có thể thấy việc sử dụng kênh hình ngày càng phổbiến và đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc cung cấp kiến thức chohọc sinh Đây là một phương tiện dạy học tích cực, nó không chỉ có chứcnăng là minh hoạ cho bài giảng mà còn góp phần là nguồn cung cấp kiến thứcmới lạ, hiệu quả sinh động, hấp dẫn Kênh hình còn giúp cho giáo viên thuậnlợi và tiết kiệm thời gian trong quá trình giảng dạy địa lí

Tuy nhiên, việc khai thác và sử dụng kênh hình địa lí vẫn còn nhiềuhạn chế Một số giáo viên chưa nhận thức được đầy đủ vai trò của hệ thốngkênh hình, cho rằng kênh hình chỉ là đồ dùng trực quan nên việc sử dụngkênh hình chỉ mang tính chất minh hoạ cho kênh chữ Ngoài ra một số giáoviên đứng tuổi, những giáo viên ở vùng sâu, vùng xa thường ít hoặc không sửdụng đồ dùng trực quan để tạo nhu cầu và hứng thú cho học sinh

Về phía học sinh, sau khi được học địa lí với phương pháp dạy học tíchcực đa số các em hứng thú và thích học môn Địa lí, thái độ học tập của các

em thay đổi theo chiều hướng tích cực Các em có kĩ năng khai thác kiến thức

từ kênh hình khá hiệu quả Tuy nhiên, nhiều học sinh vẫn coi địa lí là mônphụ cho nên học tập không nghiêm túc, mang tính chống đối và ít khi duy trìđược hứng thú lâu dài với môn học

2.2 Hiện trạng về phương tiện dạy học ở nhà trường phổ thông

Cơ sở vật chất và phương tiện dạy học Điạ lí ở các trường phổ thôngtrong những năm gần đây cũng đã được chú ý đầu tư nhưng vaanx còn thiếu

Trang 6

và chưa đáp ứng được nhu cầu dạy và học Nhiều giáo viên cũng đã tiến hànhxây dựng các đồ dùng hỗ trợ thêm cho việc giảng dạy (như các mô hình, cáctranh ảnh sưu tầm ).Bên cạnh đó có nhiều giáo viên coi nhẹ việc sử dụngphương tiện dạy học, phần lớn các giáo viên chỉ sử dụng kênh hình với chứcnăng minh hoạ kiến thức chứ chưa khai thác nội dung cũng như hướng dẫnhọc sinh khai thác kiến thức từ kênh hình.

Như vậy, kĩ năng giảng dạy và hướng dẫn học sinh khai thác kênh hìnhnhìn chung còn nhiều hạn chế Giáo viên đã biết sử dụng kênh hình nhưngkhông thường xuyên cho nên còn thiếu thành thạo dẫn đến học sinh cũng lúngtúng không biết cách tiếp cận để khai thác kiến thức từ kênh hình

Vấn đề đặt ra là phải có những phương pháp khai thác kênh hình cụthể, đảm bảo đúng vai trò và chức năng của kênh hình trong dạy học địa lí

II PHƯƠNG PHÁP KHAI THÁC KÊNH HÌNH TRONG DẠY HỌCĐỊA LÍ 12 – THPT (CHƯƠNG TRÌNH CƠ BẢN)

1.Đặc điểm kênh hình trong SGK Địa lí 12 – Chương trình cơ bản

1.1 Đặc điểm của hệ thống kênh hình

Nếu như trước đây, SGK với khổ nhỏ, chủ yếu là kênh chữ kênh hìnhrất hiếm hoi Hiện nay, cải cách chương trình và SGK kênh hình đã được chútrọng hơn, trung bình mỗi bài có 4- 5 kênh hình Chất lượng của kênh hìnhcũng được tăng lên rõ rệt và phù hợp với hệ thống kênh chữ, tạo điều kiện chogiáo viên tiến hành giảng dạy và hướng dẫn học sinh khai thác tri thức địa líthông qua kênh hình

Nhìn chung các kênh hình được bố trí trên khổ giấy tương đối rộng chonên không những đảm bảo tính trực quan, thẩm mĩ mà còn kích thích hứngthú học tập của học sinh Dựa vào hệ thống kênh hình được cung cấp, họcsinh tri giác nhanh, phát hiện ra các xu thế chính, các đặc điểm chủ yếu của sựvật hiện tượng Ngoài ra một số sơ đồ, biểu đồ còn thể hiện cả mối quan hệ

Trang 7

qua lại giữa các hiện tượng, các quá trình địa lí, các lược đồ trong SGK đượckhái quát hoá nhằm nhấn mạnh các kiến thưc quan trọng nhất.

Kênh hình được bố trí không những trong các bài học lí thuyết mà cònđược thể hiện trong các bài thực hành nên việc rèn luyện kĩ năng địa lí vớikênh hình cũng chiếm một vị trí quan trọng Lúc này việc rèn luyện kĩ năngđịa lí được chuyển hoá sang việc xây dựng một số loại kênh hình phù hợp vớitrình độ nhận thức của học sinh Ngoài ra, ngay dưới mỗi kênh hình đều cónhững câu hỏi đòi hỏi mức độ tư duy của học sinh Qua hệ thống câu hỏi nàykhi quan sát kênh hình học sinh có được những định hướng cụ thể cho việc tựlực tìm ra tri thức địa lí

Như vậy, với những đổi mới về chương trình và sách giáo khoa theoquan điểm dạy học tích cực tạo ra nhiều tình huống học tập Kiến thức đượctrình bày bằng nhiều hình thức khác nhau thông qua kênh hình và kênh chữ.Điều này tạo nên hứng thú học tập bộ môn, kích thích lòng ham hiểu biết giúpviệc dạy và học trở nên nhẹ nhàng và dễ dàng hơn

1.2 Các loại kênh hình trong SGK Địa lí 12 – chương trình cơ bản

1.2.1 Hệ thống lược đồ

lược đồ là các loại bản đồ vẽ sơ lược các nội dung chính cần thiết, phục

vụ riêng cho từng bài học Lược đồ và bản đồ in trong SGK có tác dụng minhhoạ cho bài giảng của giáo viên – học sinh khai thác những tri thức tiềm ẩn,làm cho bài học trở nên sinh động, học sinh dễ tiếp thu, khắc sâu được kiếnthức và qua đó hiệu quả của giờ học địa lí được nâng cao hơn

Trong quá trình giảng dạy giáo viên nên kết hợp giữa các lược đồ introng SGK với các bản đồ , lược đồ treo tường, Alat Có như vậy thì kiến thứctruyền đạt cho học sinh mới đầy đủ

Trang 8

1.2.2 Các loại biểu đồ, bảng số liệu

* Biểu đồ:

Có 19 biểu đồ được xây dựng trong chương trình SGK Địa lí 12 –Chương trình cơ bản Mỗi biểu đồ đều được thể hiện bắng các màu sắc có tínhtrực quan Trong đó, tuỳ vào nội dung cụ thể của từng bài mà xây dựng cáclaọi biểu đồ khác nhau cho phù hợp

Các loại biểu đồ cơ bản được sử dung là:

Trang 9

1.2.3 Các sơ đồ, lát cắt địa hình

Hiện nay, với việc dạy học theo xu hướng mới, sơ đồ không chỉ thểhiện các đối tượng địa lí cụ thể và các mối quan hệ của chúng mà còn dùng đểtiến hành sơ đồ hoá trong quá trình dạy học địa lí Nghĩa là toàn bộ nội dungbài học được giáo viên tóm tắt lại bằng sơ đồ Trong SGK có 10 sơ đồ và 01lát cắt

2 Những yêu cầu về việc sử dụng kênh hình trong dạy học địa lí

2.1 Yêu cầu về các loại kênh hình

Đối với môn Địa lí, một môn khoa học được xếp vào các ngành khoahọc thực nghiêm thì các phương pháp dạy học có ý nghĩa quan trọng Hiệnnay, trong mỗi giờ học địa lí, các kênh hình được tạo ra từ phương tiện dạyhọc luôn được sử dụng thường xuyên và có vai trò không nhỏ trong việc điềukhiển hoạt động nhận thức của học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên.Đồng thời nó cúng là nguồn tri thức phong phú để học sinh độc lập tìm tòi vàrèn luyện các kĩ năng cần thiết Để nâng cao hiệu quả của việc khai thác kênhhình trong quá trình dạy học địa lí thì bản thân kênh hình phải đảm bảo cácyêu cầu sau:

2.1.1 Tính khoa học

Các kênh hình được sử dụng trong dạy học địa lí phải đảm bảo tínhkhoa học Một trong những yêu cầu khoa học đẩu tiên là kênh hình phải đảmbảo tính chính xác về đối tượng địa lí, các hiện tượng địa lí cần thể hiện trêncác kênh hình phải có sự tương ứng với thực tế Đặc biệt là đối với bản đồphải có độ chính xác về tính khoa học cũng như phương pháp thể hiện

Tính khoa học của kênh hình còn được thể hiện ở lượng thông tin mà

nó truyền tải Dựa vào nội dung cụ thể cũng như trình độ nhận thức của họcsinh mà ta tiến hành xây dựng kênh hình theo hướng tích cực hóa hoạt độngcủa học sinh

Trang 10

2.1.2 Tính trực quan

Đảm bảo tính trực quan là một trong những nguyên tắc quan trọng củakênh hình Tính trực quan của kênh hình thể hiện ở khả năng nhận biết nhanhcác đối tượng và hiện tượng địa lí được biểu hiện trên kênh hình của học sinh

Hệ thống kênh hình nên sử dụng những màu sắc đẹp, các kí hiệu gầngũi, các hình ảnh trực quan nhằm kích thích hứng thú học tập của học sinh

Tuy nhiên do đặc thù của môn học cho nên hệ thống kênh hình khôngchỉ dễ nhìn mà phải gọn nhẹ, dễ di chuyển Ngoài ra để đảm bảo các nguyêntắc trực quan thì kênh hình được trình bày trong SGK phải có một sự nhấtquán với kênh chữ, nội dung biểu hiện phải tập trung vào nội dung quan trọngtránh lồng ghép quá nhiều nội dung vào một đơn vị hình làm rối kênh hình

2.1.3 Tính sư phạm

Để đảm bảo được tính sư phạm thì kênh hình được xây dựng phải có sựnghiên cứu kĩ về nội dung và về phương pháp cũng như đặc điểm tâm lí lứatuổi của học sinh

Bản thân học sinh cũng giống như trang giấy trắng, chính quá trình họctập rèn luyện trong nhà trường phổ thông đã góp phần hình thành nên nhâncách và phẩm chất của các em Do vậy, khi lựa chon, thiết kế kênh hình phụctính sư phạm còn thể hiện ở sự thống nhất về kí hiệu, phương pháp thể hiện

2.1.4 Tính thẩm mĩ

Kênh hình được sử dụng trong giảng dạy Địa Lí phải đảm bảo tínhthẩm mĩ cao, các đường nét, màu sắc phải hài hoà, cân đối Tính thẩm mĩvừa có tác dụng thu hút học tập của HS vừa có tác dụng giáo dục óc thẩm mĩcho HS

2.2 Đề xuất các loại kênh hình cụ thể trong dạy học địa lí 12.

Trang 11

Với đặc trưng là môn khoa học thực nghiệm, có mối quan hệ logic, chặtchẽ trong nội dung Do vậy, trong quá trình dạy học địa lí cũng có nhữngđiểm riêng: có một số loại kênh hình có thể được sử dụng trong nhiều bài học,song cũng có một số loại kênh hình chỉ phù hợp cho một nội dung cụ thể.

Bên cạnh hệ thống kênh hình thiết kế sẵn trong SGK thì trong quá trình giảng dạy giáo viên có thể kết hợp sử dụng thêm một số kênh hình nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học Cụ thể trong từng bài có thể sử dụng các kênh hình sau:

1 Việt Nam trên đường đổi

- Lược đồ hình thể Việt Nam

- Átlát địa lí Việt Nam

triển lãnh thổ Việt Nam

- Lược đồ cấu trúc địa chất Việt Nam

- Átlat địa lí Việt Nam

- Bản đồ địa chất, khoáng sản

5 Đất nước nhiều đồi núi - Bản đồ địa hình Việt Nam

- Tranh ảnh về các hoạt động sản xuất vàsinh hoạt của người dân ở các dạng địa

Trang 12

hình khác nhau

6 Thiên nhiên chịu ảnh

hưởng sâu sắc của biển

- Lược đồ vùng biển Việt Nam trong BiểnĐông

- Tranh ảnh về các loại tài nguyên trênbiển Đông

7 Thiên nhiên nhiệt đới ẩm

- Bản đồ khí hậu Việt Nam

8 Thiên nhiên phân hoá đa

dạng

- Atlat đại lí Việt Nam

- Lược đồ các miền địa lí tự nhiên

- Tranh ảnh về cảnh quan đặc trưng củacác miền

12 Đặc điểm dân số và phân - Biểu đồ tỉ lệ gia tăng dân số qua một số

Trang 13

bố dân cư nước ta năm

- Các bảng số liệu về cơ cấu nhóm tuổi,mật độ dân số ở các vùng và cơ cấu dân

số theo thành thị và nông thôn

- Bản đồ phân bố dân cư nước ta

13 Lao động và việc làm - Các bảng số liệu có liên quan

- Các biểu đồ thể hiện cơ cấu lao độngphân theo ngành kinh tế, thành phần kinh

tế, theo thành thị và nông thôn

14 Đô thị hoá - Bảng số liệu về số dân thành thị, bảng số

liệu về phân bố đô thị và số dân đô thịgiữa các vùng

- Bản đồ phân bố dân cư

- Sơ đồ ảnh hưởng tích cực và tiêu cựccủa đô thị hoá

- Tranh ảnh về các đô thị ở Việt Nam

15 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế - Biểu đồ chuyển dịch cơ cấu GDP phân

theo các ngành kinh tế giai đoạn 1990 –2005

- Các bảng số liệu có liên quan

- Tranh ảnh về hoạt động kinh tế của cácngành

16 Đặc điểm nền nông nghiệp

Trang 14

- Át lat địa lí Việt Nam

18 Vấn đề phát triển ngành

thuỷ sản và lâm nghiệp

- Bảng số liệu sản lượng và giá trị sảnxuất thuỷ sản qua một số năm

- Át lat địa lí Việt Nam

- Tranh ảnh về các hoạt động đánh bắt vànuôi trồng thuỷ sản

- Át lat địa lí Việt Nam

20 Cơ cấu ngành công nghiệp - Sơ đồ cơ cấu ngành công nghiệp

- Biểu đồ sự chuyển dịch cơ cấu ngànhcông nghiệp

- Bản đồ công nghiệp Việt Nam

Trang 15

21 Vấn đề páht triển một số

ngành công nghiệp trọng

điểm

- Átlát địa lí Việt Nam

- Biểu đồ sản lượng than, dầu mỏ, điệncủa nước ta

- Lược đồ công nghiệp năng lượng nướcta

- Sơ đồ cơ cấu ngành công nghiệp chếbiến lương thực, thực phẩm

23 Vấn đề phát triển ngành

giao thông vận tải và thông

tin liên lạc

- Át lat địa lí Việt Nam

- Bản đồ giao thông vận tải

- Hình ảnh về hoạt động vận tải và sự pháttriển của ngành thông tin liên lạc

24 Vấn đề phát triển thương

mại và du lịch

- Át lat địa lí Việt Nam

- Biểu đồ cơ cấu giá trị xuất nhập khẩucủa nước ta giai đoạn 1990 – 2005

- biểu đồ giá trị xuất, nhập khẩu của nước

Trang 16

25 Vấn đề khai thác thế mạnh

ở Trung du và miền núi

Bắc Bộ

- Át lat địa lí Việt Nam

- Sơ đồ về các thế mạnh của Trung du vàmiền núi Bắc Bộ

- Hình ảnh về cảnh quan và hoạt động sảnxuất của vùng

26 Vấn đề chuyển dịch cơ cấu

- Át lat địa lí Việt Nam

- Lát cắt từ tây sang đông thể hiện cơ cấunông, lâm, ngư nghiệp của vùng

- lược đồ khai thác một số thế mạnh chủyếu của vùng Bắc Trung Bộ

- Hình ảnh về hoạt động kinh tế của vùng

28 Vấn đề phát triển kinh tế

-xã hội ở duyên hải Nam

trung Bộ

- Át lat địa lí Việt Nam

- Lược đồ khai thác thế mạnh chủ yếu ởduyên hải Nam Trung Bộ

- Hình ảnh về hoạt động kinh tế của vùng

29 Vấn đề khai thác thế mạnh

ở Tây Nguyên

- Át lat địa lí Việt Nam

- Lược đồ khai thác thế mạnh chủ yếu ởTây Nguyên

- Lược đồ các bậc thang thuỷ điện trênTây Nguyên

Trang 17

- Hình ảnh về hoạt động kinh tế của vùng

- Hình ảnh về hoạt động kinh tế của vùng

31 Vấn đề sử dụng hợp lí và

cải tạo tự nhiên ở dồng

bằng sông Cửu Long

- Át lat địa lí Việt Nam

- Lược đồ cấc loại đất chính ở Đồng bằngsông Cửu Long

- Sơ đồ các loại đất chính ở đồng bằngsông Cửu Long

- Biểu đồ cơ cấu sử dụng đất của ĐBSH

và ĐBSCL

- Hình ảnh về hoạt động cải tạo tự nhiêncủa đồng bằng sông Cửu Long

32 Vấn đề phát triển kinh tế,

an ninh quốc phòng ở biển

đông và các đảo, quần đảo

- Átlat địa lí Việt Nam

- Hình ảnh về hoạt động phát triển tổnghợp kinh tế biển: chế biến thuỷ sản, khaithác dầu, du lịch biển

33 Các vùng kinh tế trọng

điểm

- Át lat địa lí Việt Nam

- Bảng một số chỉ số kinh tế của ba vùngkinh tế trọng điểm ở nước ta

- Lược đồ các vùng kinh tế trọng điểm

3 Sử dụng kênh hình trong các khâu của quá trình dạy học địa lí

3.1 Sử dụng kênh hình trong khâu soạn bài

Trang 18

Trong khâu soạn bài để lựa chọn được các kênh hình tốt nhất và phùhợp với bài giảng cụ thể Trước hết giáo viên phải dựa vào nội dung kiến thứcSGK để sau đó lựa chọn kênh hình thích hợp phục vụ giảng dạy Đồng thờiqua quá trình lựa chọn kênh hình giáo viên có thể tiến hành dự kiến cácphương pháp giảng dạy sao cho tối ưu nhất

Ngoài việc lựa chọn kênh hình giáo viên cần phải xác định nội dungtrọng tâm của mỗi mục Từ đó xác định được với nội dung này thì cần nhữngloại kênh hình gì và kết quả của việc sử dụng kênh hình đó như thế nào.Thông qua việc lựa chọn kênh hình theo phương pháp này sẽ giúp cho giáoviên tìm ra những kênh hình tốt phục vụ cho bài giảng của mình

Trong quá trình soạn bài giáo viên cũng sẽ thấy được cần bổ sungnhững kênh hình nào trong quá trình giảng dạy Qua đó ngoài những đồ dùng,kênh hình có sẵn giáo viên có thể xây dựng thêm các kênh hình bổ sung khácnhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Địa lí

3.2 Sử dụng kênh hình trong khâu giảng bài mới

Khi tiến hành giảng dạy môn Địa lí trên lớp thì nhiệm vụ trang bịnhững kiến thức địa lí và rèn luyện các kĩ năng địa lí có vai trò hết sức quantrọng

Khai thác kênh hình giúp cho HS hình thành biểu tượng, khái niệm địa

lí Biến những kiến thức địa lí trừu tượng, khó hiểu thành những kiến thứcgần gũi và thực tế với các em

Ví dụ: Khi dạy bài “Tổ chức lãnh thổ công nghiệp” giáo viên sử dụngkênh hình là băng video có nội dung về điểm công nghiệp, khu công nghiệp

và vùng công nghiệp Qua đó học sinh vừa nắm được khái niệm địa lí vừaphân biệt được các khái niệm

Sử dụng kênh hình trong quá trình giảng bài mới giúp HS có nhữngbiểu tượng trung thực về các mặt khác nhau của đối tượng địa lí Điều này

Trang 19

giúp cho việc nắm khái niệm và kiến thức địa lí cơ bản trở nên vững chắchơn.

Trong quá trình giảng dạy có sử dụng kênh hình giáo viên đã rèn luyệncho HS những kĩ năng địa lí cơ bản: kĩ năng làm việc với các loại lược đồ,bản đồ, kĩ năng vẽ các loại lược đồ, phân tích biểu đồ, bảng số liệu

Để sử dụng kênh hình trong quá trình giảng bài mới có hiệu quả đồngthời tạo được không khí học tập hứng thú , giáo viên địa lí cần tuân theo cácyêu cầu sau:

- Giáo viên cần có kĩ năng thành thạo hợp lí khi sử dụng từng loại kênhhình cũng như hiểu các vấn đề được phản ánh trên kênh hình

- Giáo viên có sự chuẩn bị trước hệ thống câu hỏi có liên quan đếnkênh hình mà mình định sử dụng trong tiết học

- Giáo viên kích lệ, động viên các em cũng như linh hoạt điều khiển cáchoạt động của lớp học

- Lựa chọn các phương pháp phù hợp để giảng bài khi có sử dụng kênhhình

3.3 Sử dụng kênh hình để củng cố kiến thức

Để thực hiện khâu này, giáo viên có thể sử dụng chính các phương tiệntrực quan đã giảng dạy kết hợp với hệ thống câu hỏi trắc nghiệm và dạng bàitext ngắn Giúp HS củng cố bài học và đảm bảo được tính độc lập trọng nhậnthức của HS

3.4 Sử dụng kênh hình trong khâu đánh giá, kiểm tra

Đánh giá, kiểm tra mức độ lĩnh hội kiến thức địa lí của học sinh dựavào kênh hình vừa có tác dụng tái hiện kiến thức cũ, vừa có khả năng củng cố,khắc sâu tri thức địa lí

Có thể sử dụng kênh hình khi:

Trang 20

- Kiểm tra bài cũ

- Trong khi dạy bài mới

- Khi ôn tập, kiểm tra

3.5 Sử dụng trong quá trình tự học của học sinh

Giáo viên chú ý đến khâu này bằng cách giao cho các em các bài tậpnhận thức gắn liền với khai thác kiến thức từ kênh hình, đồng thời sử dụnghiệu quả các bài thực hành trong chương trình

Việc hướng dẫn HS sử dụng kênh hình trong quá trình tự học để khaithác kiến thức sẽ giúp HS dễ nhớ kiến thức, kiến thức sẽ được sâu chuỗi mộtcách logic, làm cho tư duy địa lí phát triển hơn

4 Phương pháp hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình

Kênh hình chứa đựng các thông tin địa lí cho nên học sinh có thể tiếnhành khai thác các kiến thức địa lí thông qua hệ thống kênh hình Tuy nhiên,thực tế hiện nay là khả năng khai thác kênh hình của học sinh còn nhiều hạnchế, chính vì vậy mà trong quá trình giảng dạy giáo viên cần có nhiệm vụhướng dẫn học sinh hiểu được quy định chung về kênh hình và phương pháptiếp cận kênh hình

4.1 Phương pháp hướng dẫn học sinh khai thác tri thức địa lí qua bản đồ, lược đồ

Bản đồ là một phương tiện trực quan, một nguồn tri thức địa lí quantrọng Qua bản đồ học sinh có thể nhìn một cách bao quát những khu vực lãnhthổ rộng lớn, những vùng lãnh thổ xa xôi mà họ chưa bao giờ có điều kiện đặtchân tới

Về mặt kiến thức, bản đồ có khả năng phản ánh sự phân bố và nhữngmối quan hệ của các đối tượng địa lí mà không một phương tiện nào khác cóthể làm được Những kí hiệu, màu sắc, cách biểu hiện trên bản đồ là những

Trang 21

nội dung địa lí đã được mã hoá trở thành thứ ngôn ngữ đặc biệt đó là ngônngữ bản đồ.

Về mặt phương pháp bản đồ được coi là phương tiện trực quan giúpcho HS khai thác, củng cố kiến thức và phát triển tư duy trong quá trình họcđịa lí

4.1.1 Các biện pháp hình thành kĩ năng sử dụng bản đồ, lược đồ cho HS

Để khai thác các tri thức địa lí trên bản đồ, lược đồ trước hệt HS phảinắm được những kiến thức lí thuyết về bản đồ trên cơ sở đó hình thành kĩnăng làm việc với bản đồ

* Hướng dẫn HS hiểu bản đồ, lược đồ

HS hiểu bản đồ có nghĩa là các em có được những kiến thức về bản đồ,biết bản đồ là cái gì, đặc trưng, tính chất của nó ra sao cũng như chức năng vàcách sử dụng

Hiểu bản đồ còn bao gồm một số kĩ năng đầu tiên cần phải hình thànhcho HS: kĩ năng về xác định phương hướng, độ cao, độ dốc

Để HS hiểu được bản đồ giáo viên cần phải tiện tành theo quy trình nhưsau:

- Xác định mục đích làm việc

- Xác định những kiến thức có liên quan

- Cách tiến hành công việc

- Quy tắc về trình tự tiến hành công việc

- Kiểm tra kết quả khi thực nghiệm

Trang 22

Giáo viên tiến hành làm mẫu sau đó yêu cầu HS nhắc lại trình tự côngviệc và ghi vào vở để về nhà thực hiện một bài tương tự mà giáo viên làmmẫu trên lớp.

* Hướng dẫn HS đọc và vận dụng bản đồ

Đọc bản đồ là một kĩ năng tương đối khó và phức tạp đối với HS Để

có kĩ năng này, các em phải vận dụng đồng thời cả những kiến thức về địa lí

và cả những kiến thức về bản đồ

Để đọc được bản đồ học sinh phải nắm được những công việc sau:

- Nhận biết được các kí hiêu rõ ràng về các sự vật hiện tượng địa lí

- Biết cách làm sáng tỏ tính chất của đối tượng, hiện tượng

- Có những biểu tượng không gian cần thiết về sự phân bố của các sựvật hiện tượng địa lí

- Biết so sánh, phân tích các đối tượng địa lí biểu hiện trên bản đồ

- Mức 3: HS biết kết hợp kiến thức bản đồ với kiếm thức địa lí sâu hơn

để so sánh, phân tích tìm ra mối liên hệ giữa các đối tượng trên bản đồ

Giúp cho HS có thể đọc và vận dụng trên bản đồ , GV hướng dẫn HSthực hiện theo qui trình sau:

- Nắm được mục đích làm việc

- Đọc bảng chú giải để biết được các kí hiệu qui ước

- Tái hiện các biểu tượng địa lí dựa vào kí hiệu

Ngày đăng: 22/01/2015, 13:00

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Dược, Nguyễn Trọng Phúc. Lí luận dạy học địa lí. NXB ĐH Quốc gia Hà Nội. 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận dạy học địa lí
Nhà XB: NXB ĐHQuốc gia Hà Nội. 2001
2. Nguyễn Trọng Phúc. Phương tiện, thiết bị kĩ thuật dạy học địa lí.NXB ĐH Quốc gia Hà Nội, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương tiện, thiết bị kĩ thuật dạy học địa lí
Nhà XB: NXB ĐH Quốc gia Hà Nội
3. Nguyễn Trọng Phúc. Thiết kế bài giảng địa lí ở nhà trường phổ thông. NXB Đại học Sư phạm Hà Nội, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiết kế bài giảng địa lí ở nhà trường phổthông
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm Hà Nội
5. Lâm Quang Dốc. Bản đồ học. NXB Đại học Sư phạm Hà Nội, 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bản đồ học
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm Hà Nội
4. Nguyễn Trọng Phúc. Phương pháp sử dụng số liệu thống kê trong dạy học địa lí Kinh tế - Xã hội. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2002 Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w