lát cắt, tranh ảnh địa lí.
* Hướng dẫn HS khai thác sơ đồ
Sơ đồ thể hiện trực qua hoá nội dung địa lí, phản ánh được mối quan hệ nhân quả giữa các hiện tượng địa lí, có thể tóm tắt bài học địa lí một cách ngắn gọn. Đồng thời khi áp dụng sơ đồ vào giảng dạy địa lí giáo viên có thể rèn luyện tổng hợp toàn bộ kiến thức đã được hệ thống hoá qua sơ đồ cho HS.
Với tác dụng như trên trong sách giáo khoa ĐỊa lí 12 – chương trình cơ bản đã đưa 8 sơ đồ vào trương trình nhằm nâng cao khả năng nhận thức của HS. Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cũng có thể tự xây dựng các sơ đồ để củng cố bài học hay chứng minh, giải thích một hiện tượng địa lí nào đó.
Ví dụ: Khi dạy bài 41: “ Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long”. Khi dạy phần thế mạnh của vùng, giáo viên cho HS phân tích sơ đồ các loại đất chính ở Đồng bằng sông Cửu Long và yêu cầu HS quan sát vào lược đồ sự phân bố các loại đất chính ở Đồng bằng sông Cửu Long và giải thích về sự phân bố đó.
Sử dụng sơ đồ gúp cho các em dễ dàng nhận biết được sự phân loại của các hiện tượng địa lí. Giáo viên có thể xây dựng sơ đồ trong đó có một số ô còn bỏ trống sau đó yêu cầu HS nghiên cứu sách giáo khoa và hoàn thành sơ đồ.
Tuy nhiên trong quá trình sử dụng sơ đồ hoá giáo viên cần chú ý đêná trình độ nhận thức của HS do đây là phương pháp đòi hỏi HS có mức độ tư duy và khả năng khái quát hoá tương đối cao.
* Hướng dẫn HS khai thác lát cắt địa hình
Lát cắt địa hình thường được sử dụng đồng thời với bản đồ tự nhiên, phần lớn trong quá trình dạy học địa lí giáo viên và HS sử dụng chủ yếu là các lát cặt địa hình trong SGK.
Lát cắt địa hình là sơ đồ địa hình được vẽ theo mặt cắt ngang của địa hình một lãnh thổ. Hướng dẫn HS khai thác lát cắt địa hình giáo viên có thể tiến hành theo các bước sau:
- Hướng dẫn các em quan sát lát cắt theo chiều từ tây sang đông hặc từ bắc xuống nam theo hướng mặt cắt ngang của địa hình.
- Quan sát các điểm độ cao khác nhau của khu vực để thấy được sự phân hoá của địa hình lãnh thổ, chú ý đến điểm độ sâu của địa hình.
- Suy luận các điểm độ cao và độ sâu của địa hình có ảnh hưởng gì đến các điều kiện tự nhiên khác và các hoạt động kinh tế xã hội.
Ví dụ: Khi dạy bài 6: “Đất nước nhiều đồi núi” GV cho học sinh quan sát bản đồ địa hình Việt Nam và lát cắt từ Tây sang Đông ở khu vực Đông
Bắc. Từ đó HS có thể dễ dàng rút ra nhận xét địa hình nước ta thấp dần từ Tây Bắc xuống đông nam.
Lát cắt địa hình khu vực Đông Bắc Bắc Bộ
* Hướng dẫn HS khai thác tranh ảnh địa lí
Hiện nay với sự phát triển của khoa hoc kĩ thuật, các loại tranh ảnh phục vụ cho giảng dạy hết sức phong phú và đa dạng. Tranh ảnh giúp cho giáo viên dễ dàng minh hoạ các đối tượng địa lí một cách sống động, từ đó giúp cho HS ghi nhớ sâu sắc và bền lâu hơn.
Giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác tri thức địa lí từ tranh ảnh theo trình tự sau:
- Quan sát bức tranh, nêu nội dung của bức tranh
- Chỉ ra những đặc điểm thuộc tính của các đối tượng địa lí phản ánh trên bức tranh.
Tỉ lệ ngang 1 : 3 000 000 Tỉ lệ đứng 1 : 100 000
Khu Đông Bắc
Khu Việt Bắc Khu đồng bằng Bắc Bộ
S ô ng L ụ c N am S ô ng K in h T h ầ y S ô ng T hư ơ n g 1500 1000 500
- Nêu lên biểu tượng và khái niệm trên cơ sở những đặc điểm và thuộc tính đó.
Tranh ảnh có vai trò ngày càng quan trọng trong quá trình dạy học địa lí, tuy nhiên khi đưa tranh ảnh vào khai thác giáo viên cần chú ý đến nội dung của bức tranh cũng như nội dung của bài học. Đảm bào khi đưa tranh vào làm cho tiết học trở nên sinh động và hấp dẫn.