Phương pháp hướng dẫn HS khai thác tri thức địa lí qua các loại biểu đồ

Một phần của tài liệu Phương pháp khai thác kênh hình trong dạy học Địa lí lớp 12 – chương trình cơ bản (Trang 26 - 30)

loại biểu đồ

Biểu đồ là cấu trúc đồ hoạ dùng để biểu diễn một cách trực quan hóa số liệu thống kê về quá trình phát triển của một hiện tượng, mối quan hệ về thời gian và không gian. Ngoài ra biểu đồ còn trình bày số liệu thống kê một cách khái quát, mĩ thuật sinh động giúp cho người xem dễ hiểu dễ nhớ.

Trong quá trình giảng dạy địa lí GV có nhiệm vụ hướng dẫn HS có được những kiến thức cơ bản về biểu đồ và kĩ năng khai thác biểu đồ. Trước hết GV cần phải xác định được các loại cơ bản:

- Biểu đồ động thái: Thể hiện quá trình phát triển của hiện tượng

Ví dụ: Biểu đồ tỉ lệ gia tăng dân số trung bình năm( Trang 68); Biểu đồ cơ cấu ngành kinh tế( Trang 82); Biếu đồ thể hiện giá trị xuất nhập khẩu nước ta (Trang 138)...

Ví dụ: Biểu đồ cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt( Trang 93)

- Biểu đồ so sánh: Dùng để so sánh hiện tượng này với hiện tượng khác

Ví dụ: Biểu đồ thể hiện sản lượng than, dầu mỏ, điện của nước ta

* Phương pháp hướng dẫn HS khai thác tri thức từ biểu đồ

Việc phân loại các loại hình biểu đồ ở trên cho ta thấy mỗi một đối tượng địa lí lại phù hợp với một loại biểu đồ nhất định. Để sử dụng biểu đồ

trong dạy học đạt kết quả cao thì trước hết GV phải hướng dẫn HS biết cách phân tích các biểu đồ để tìm ra kiến thức cơ bản.

- Hướng dẫn HS khai thác biểu đồ để hình thành khái niệm địa lí

Chương trình địa lí kinh tế - xã hội nói chung và chương trình địa lí 12 nói riêng có đề cập đến khá nhiều các khái niệm trừu tượng. Các khái niệm địa lí kinh tế xã hội là sự phản ánh trong tư duy những sự vật hiện địa lí kinh tế xã hội đã được trừu tượng hoá và kháí quát hóa dựa vào các dấu hiệu bản chất sau khi đã tiến hành các thao tác tư duy. Việc sử dụng biểu đồ sẽ là điều kiện thuận lợi để HS nắm được các dấu hiệu bản chất của khái niệm.

Ví dụ: Trong bài 15 “ Đặc điểm dân số và phân bố dân cư VN” có đề cập đến khái niệm bùng nổ dân số. Để hình thành cho HS khái niệm này GV cho HS phân tích “Biểu đồ gia tăng dân số trung bình qua các năm”

Qua đó các em HS sẽ thấu rằng bùng nổ dân số có những dấu hiệu sau: + Tỉ lệ sinh cao

+ Tỉ lệ tử giảm chậm

- Hướng dẫn HS khai thác biểu đồ để phân tích mối quan hệ giữa các hiện tượng địa lí kinh tế xã hội

Trong quá trình dạy học địa lí việc làm rõ mối quan hệ giữa các ngành kinh tế, các vùng kinh tế và giữa kinh tế với tự nhiên là một đặc điểm cơ bản của tư duy địa lí. Trong quá trình khai thác biểu đồ để hiểu bản chất HS phải biết được mối quan hệ lôgic giữa các sự vật hiện tượng địa lí

Ví dụ: Trong bài 31 “ Vấn đề phát triển thương mại, du lịch” để thấy được mối quan hệ giữa số lượt khách và doanh thu từ du lịch GV cho HS quan sát và phân tích biểu đồ “Số lượt khách và doanh thu từ du lịch nước ta”

- Hướng dẫn HS khai thác biểu đồ để thấy được sự phân bố của các đối tượng địa lí kinh tế xã hội.

Phương pháp này được sử dụng khi xuất hiện loại hình bản đồ biểu đồ.

Ví dụ: Khi dạy bài: “Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Đồng băng sông Hồng” GV hướng dẫn HS tìm hiểu bản đồ kinh tế chung của vùng thông

qua đó HS thấy được mức độ tập trung công nghiệp các ngành công nghiệp cụ thể cũng như sự phân bố của chúng và lí giải nguyên nhân tại sao lại có sự phân bố như vậy.

Khi tiến hành hướng dẫn HS khai thác kiến thức địa lí từ biểu đồ GV có thể sử dụng phối hợp nhiều phương pháp giảng dạy khác nhau để có thể phát huy được tính tích cực chủ động sáng tạo của HS

Một phần của tài liệu Phương pháp khai thác kênh hình trong dạy học Địa lí lớp 12 – chương trình cơ bản (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w