Đánh giá chung

Một phần của tài liệu Quản lý công tác học sinh tại trường Trung cấp nghề Thái Bình trong giai đoạn hiện nay (Trang 67 - 98)

8. Cấu trúc luận văn

2.3.Đánh giá chung

Qua nghiên cứu, phân tích tình hình cụ thể cho thấy công tác học sinh tại Trường Trung cấp nghề Thái Bình đã được nhà trường quan tâm, chỉ đạo, tổ chức, thực hiện. Nhà trường đã thực hiện được tương đối đầy đủ nội dung các công tác học sinh. Nhà trường có đội ngũ làm công tác học sinh tương đối hoàn chỉnh về số lượng. Nhà trường đã có các nội quy, quy chế trong công tác học sinh. Tuy nhiên, kết quả của công tác này chưa rõ nét, vẫn còn mờ nhạt, vẫn dừng lại ở hình thức, chưa chú trọng tới hiệu quả công việc. Nguyên nhân của bất cập này một phần do mục tiêu công tác này chưa được xác định rõ ràng, các mục tiêu chủ yếu mang tính định tính, khó đo lường; vị trí công tác này trong mục tiêu đào tạo chung của nhà trường chưa được chú ý; vai trò, mục đích của công tác này chưa được đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý hiểu tường tận và thực hiện nghiêm túc; sự phối hợp thực hiện của đội ngũ thực hiện công tác này chưa cao, chủ yếu vẫn mang tính thụ động, chưa chủ động; mục tiêu công tác này nói riêng và mục tiêu đào tạo của nhà trường nói chung

chưa được phổ biến, tuyên truyền cho học sinh học tập để học sinh định hướng các hoạt động của mình; …

Nhìn chung nhà trường đã quan tâm thực hiện nhiệm vụ công tác học sinh và đã có những kết quả đáng ghi nhận. Nhưng nhìn nhận từ góc độ quản lý, còn một số điểm mà nhà trường cần hoàn thiện để thực hiện tốt hơn nhiệm vụ công tác học sinh, tiến tới nâng cao chất lượng dạy nghề của nhà trường. Trước hết, việc sắp xếp Bộ phận phụ trách Công tác học sinh của nhà trường nằm ở phòng Tổ chức – Tổng hợp hành chính đang gây khó khăn cho việc phối hợp thực hiện công tác này tại nhà trường, nên việc điều chỉnh lại hệ thống tổ chức của nhà trường là việc làm hữu ích. Tiếp đó, việc xác định mục tiêu công tác học sinh của nhà trường cần được quan tâm hơn nữa. Sau đó, với mỗi khóa học và từng năm học, nhà trường cần xây dựng kế hoạch thực hiện công tác học sinh của trường mình. Nhà trường có mục tiêu và kế hoạch thực hiện công tác học sinh cụ thể, hợp lý sẽ định hướng cho các bộ phận của nhà trường thực hiện đúng yêu cầu, và để học sinh nhà trường có định hướng cho các hoạt động của mình. Khi có mục tiêu và kế hoạch, nhà trường có thể tổ chức thực hiện công tác học sinh khoa học hơn, đạt hiệu quả cao hơn. Đồng thời, từ mục tiêu và kế hoạch cụ thể, nhà trường dễ dàng kiểm tra hiệu quả của công tác này, hiệu quả hoạt động của từng thành viên, bộ phận, và thấy được rõ nét hơn sự tiến bộ của học sinh nhà trường.

Tiểu kết chƣơng 2

Kết quả phân tích thực trạng công tác học sinh tại Trường Trung cấp nghề Thái Bình tại chương 2 này đã chỉ ra những thành quả cũng như những bất cập còn tồn tại trong công tác học sinh của nhà trường. Những nhận định này kết hợp với những nghiên cứu lý luận đã nêu tại chương 1, sẽ là cơ sở xác đáng để đưa ra các biện pháp quản lý hiệu quả hơn công tác học sinh của nhà trường trong giai đoạn hiện nay.

CHƢƠNG 3

CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC HỌC SINH TẠI TRƢỜNG TRUNG CẤP NGHỀ THÁI BÌNH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 3.1. Những nguyên tắc định hƣớng cho việc đề xuất các biện pháp

Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn đã nêu trong chương 1 và 2, chúng tôi nghiên cứu đề xuất các biện pháp nhằm quản lý tốt hơn công tác học sinh tại Trường Trung cấp nghề Thái Bình trong giai đoạn hiện nay. Các biện pháp này được xây dựng dựa trên một số nguyên tắc cơ bản sau:

3.1.1. Đảm bảo tính khoa học của các biện pháp

Các biện pháp được đề xuất trên cơ sở nghiên cứu lý luận về quản lý, quản lý theo mục tiêu, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, mục tiêu đào tạo trung cấp nghề, điều lệ trường trung cấp nghề, mục đích của công tác quản lý học sinh, các quy chế, quy định về công tác học sinh trong trường trung cấp nghề.

Các biện pháp được đưa ra sau khi đã điều tra, khảo sát, phân tích thực trạng công tác học sinh tại Trường Trung cấp nghề Thái Bình; rồi đánh giá, so sánh với mục tiêu đào tạo của nhà trường để thấy rõ điểm cần hoàn thiện của công tác này.

3.1.2. Đảm bảo tính thực tiễn của các biện pháp

Các biện pháp được đề xuất đảm bảo tính linh hoạt, sát thực tiễn, áp dụng vào thực tiễn của nhà trường một cách hiệu quả, và đáp ứng yêu cầu của mục tiêu đào tạo của nhà trường.

3.1.3. Đảm bảo tính khả thi của các biện pháp

Các biện pháp quản lý được đưa ra đảm bảo tính hiệu quả, khả thi giúp cho công tác học sinh của nhà trường đi vào thực chất, tránh hình thức, gượng ép. Loại bỏ các biện pháp phải tốn quá nhiều công sức và kinh phí nhưng hiệu quả không thỏa đáng, không phù hợp với thực tiễn của nhà trường.

Các biện pháp được xây dựng sao cho có thể áp dụng triển khai và đạt kết quả tốt ngay trong điều kiện hiện tại của nhà trường.

3.1.4. Đảm bảo tính hệ thống của các biện pháp

Các biện pháp được đưa ra có tính thống nhất, đều hướng tới mục tiêu đào tạo chung và mục tiêu công tác học sinh của nhà trường, phù hợp với các quy định, quy chế của nhà trường và của Pháp luật.

Các biện pháp được đưa ra cần có tính hệ thống, trước hết là những biện pháp làm cho toàn thể cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh trong trường nhận thức đúng vai trò của công tác học sinh trong mục tiêu đào tạo chung của nhà trường; sau đó là nội dung, hình thức quản lý và tổ chức thực hiện. Bên cạnh đó, các biện pháp cần có tính kế thừa, tôn trọng và phát huy truyền thống, lịch sử của nhà trường.

Mỗi biện pháp đưa ra đều có đầy đủ ba phần: mục đích, nội dung và cách thức thực hiện.

3.1.5. Đảm bảo tính đồng bộ của các biện pháp

Việc quản lý công tác học sinh tại Trường Trung cấp nghề Thái Bình sẽ thực sự đạt chất lượng hiệu quả khi các biện pháp được đề xuất một cách đồng bộ. Trong thực tiễn, các biện pháp có tác động biện chứng lẫn nhau, quan hệ mật thiết, logic với nhau, có tác dụng thúc đẩy, hỗ trợ nhau. Việc triển khai thực hiện đồng bộ các biện pháp sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý công tác này của nhà trường.

3.2. Một số biện pháp quản lý công tác học sinh tại Trƣờng Trung cấp nghề Thái Bình trong giai đoạn hiện nay

3.2.1. Biện pháp 1: Hoàn thiện mục tiêu công tác học sinh của nhà trường theo định hướng mục tiêu dạy nghề theo định hướng mục tiêu dạy nghề

* Mục đích của biện pháp

Trường Trung cấp nghề Thái Bình là một tổ chức giáo dục nghề nghiệp, có nhiệm vụ “đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ có năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo”. Nhiệm vụ của nhà trường được cụ thể hóa qua hai công tác chính, đó là Đào tạo và Công

tác học sinh. “Công tác học sinh là một trong những công tác trọng tâm của nhà trường, nhằm bảo đảm thực hiện mục tiêu đào tạo học sinh Trường Trung cấp nghề Thái Bình phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”[27]. Để thực hiện công tác này, một cá nhân riêng lẻ không thể hoàn thành được, mà cần có sự đồng tâm, thống nhất của toàn thể cán bộ, giáo viên và học sinh của nhà trường. Do đó, nhà trường cần hoàn thiện mục tiêu công tác học sinh theo định hướng mục tiêu dạy nghề sao cho cụ thể để mọi thành viên của nhà trường đều hiểu được họ cần làm gì để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình và để họ biết được công việc họ đang làm có ý nghĩa quan trọng như thế nào đối với sự phát triển của nhà trường.

* Nội dung của biện pháp

Hoàn thiện mục tiêu công tác học sinh của nhà trường theo định hướng mục tiêu dạy nghề nghĩa là xác định cụ thể kết quả mong muốn, cái đích mà nhà trường muốn đạt được trong công tác học sinh nhằm hoàn thành mục tiêu dạy nghề được giao. Nhà trường cần đưa ra những mục tiêu cụ thể, rõ ràng, có thể đo lường được, có thể đạt được và có thời gian thực hiện xác định. Việc làm này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì:

- Một mục tiêu rõ ràng sẽ giúp cho nhà trường và các thành viên có phương hướng, có động cơ và cảm hứng, có nghị lực và sức mạnh để khắc phục những trở ngại nhằm thực hiện tốt công tác học sinh.

- Việc lựa chọn đúng đắn một hoặc một số mục tiêu nhất định nào đó sẽ giúp nhà trường xác định cách thức và mức độ ưu tiên sử dụng nguồn lực sao cho hợp lý và có hiệu quả. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Một mục tiêu cụ thể, rõ ràng sẽ là chỉ dẫn quan trọng cho nhà trường trong việc lập kế hoạch và ra quyết định trong quản lý công tác học sinh.

- Khi nhà trường đã xác định được mục tiêu rõ ràng, có thể đo lường được và có thời gian thực hiện cụ thể thì chúng dễ dàng trở thành chuẩn mực về thành tựu và chúng cho phép Hiệu trưởng nhà trường đánh giá những tiến bộ, sự tiến triển trong các hoạt động của nhà trường. Khi đó, mục tiêu trở thành bộ phận cơ bản của kiểm tra.

Khi đã có mục tiêu rõ ràng, các bộ phận của nhà trường sẽ xác định được nhiệm vụ mà họ cần làm được để cùng nhau hoàn thành mục tiêu công tác học sinh của nhà trường.

* Cách thức thực hiện biện pháp

Để hoàn thiện mục tiêu công tác học sinh theo định hướng mục tiêu dạy nghề, nhà trường cần thành lập Ban xây dựng dự thảo mục tiêu công tác học sinh của nhà trường. Hiệu trưởng nhà trường ra quyết định thành lập Ban, chỉ định các thành viên, quy định các điều kiện đảm bảo giúp Ban làm việc hiệu quả, và quy định rõ thời gian để Ban hoàn thành nhiệm vụ. Xác định mục tiêu là việc làm quan trọng nhất để hướng tới việc thực hiện của toàn trường trong công tác học sinh, do đó Ban xây dựng dự thảo mục tiêu công tác học sinh của nhà trường cần có trưởng ban do Hiệu trưởng hoặc Phó hiệu trưởng phụ trách, phó ban thường trực là Trưởng phòng hoặc Trưởng bộ phận phụ trách công tác học sinh của nhà trường, một thư ký và các thành viên khác. Các thành viên của Ban cần họp mặt để phân công nhiệm vụ cụ thể; tiếp đó các thành viên thực hiện nhiệm vụ của mình đúng yêu cầu và thời gian quy định; sau đó Ban họp lại để tổng hợp, phân tích những kết quả làm việc của các thành viên và thảo luận thống nhất đưa ra các mục tiêu công tác học sinh của nhà trường. Cuối cùng Ban xây dựng dự thảo báo cáo kết quả làm việc và giải trình dự thảo mục tiêu công tác học sinh đã thống nhất với Hội đồng trường để Hội đồng thông qua, trình Hiệu trưởng quyết định phê duyệt và chỉ đạo triển khai thực hiện trong toàn trường.

Dự thảo mục tiêu công tác học sinh được xây dựng là kết quả của việc nghiên cứu, phân tích, tổng hợp các vấn đề sau:

- Phân tích các yêu cầu đối với công tác HSSV nói chung của ngành Giáo dục và Dạy nghề thông qua các văn bản luật giáo dục 2005, luật dạy nghề 2006, và quy chế công tác HSSV trong các cơ sở dạy nghề hệ chính quy, do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành kèm theo quyết định số 26/2007/QĐ-BLĐTBXH ngày 24 tháng 12 năm 2007, và các văn bản khác có liên quan. Cần coi các yêu cầu này như bộ khung về các vấn đề liên quan công tác học sinh trong nhà trường.

- Điều tra và phân tích nhu cầu xã hội, nhu cầu của các doanh nghiệp đối với phẩm chất và thái độ của người lao động. Người thực hiện công việc này có thể trực tiếp thực hiện điều tra tại các cơ quan doanh nghiệp đã được chọn làm mẫu; hoặc có thể tổng hợp các kết quả điều tra của các cơ quan đơn vị khác về vấn đề này; hoặc phân tích các tài liệu đã công bố của các cơ quan doanh nghiệp về nhu cầu này trong các thông báo tuyển dụng và các văn bản khác. Kết quả của việc điều tra này là liệt kê được các yêu cầu về phẩm chất, thái độ cần thiết đối với một người lao động có trình độ trung cấp – sản phẩm đào tạo của nhà trường.

- Chỉ ra những phẩm chất, thái độ đầu vào của người học nghề. Việc làm này được thực hiện thông qua việc phân tích, tổng hợp các nhận xét về hạnh kiểm, phẩm chất, thái độ của các đối tượng dự tuyển vào học tại trường; và thông qua kết quả nghiên cứu tâm lý lứa tuổi đối tượng học sinh của nhà trường. - So sánh phẩm chất, thái độ mà xã hội yêu cầu đối với người công nhân với những phẩm chất, thái độ đầu vào của người học nghề để xác định những phẩm chất, thái độ mà nhà trường cần xây dựng và hoàn thiện ở người học. Sau đó chỉ ra nội dung công tác học sinh cần thực hiện, cách thức thực hiện các công việc đó để giúp xây dựng và hoàn thiện phẩm chất, thái độ cho người học nghề.

- Chỉ ra nguồn nhân lực hiện có của nhà trường trong công tác học sinh, và dự kiến nguồn nhân lực cần thiết để thực hiện các yêu cầu mới đặt ra.

- Thống kê nguồn tài chính đang dành cho công tác học sinh. - Thống kê nguồn vật lực đang dành cho công tác học sinh. - Đánh giá hiệu quả công tác học sinh hiện nay của nhà trường.

- Xác định trách nhiệm xã hội của nhà trường trong việc hình thành và phát triển phẩm chất, thái độ của người học.

- Chỉ ra những lợi ích của nhà trường khi thực hiện thành công công tác học sinh.

Từ kết quả phân tích, tổng hợp các vấn đề nêu trên, Ban xây dựng dự thảo mục tiêu công tác học sinh thực hiện phân tích SWOT những mặt mạnh, mặt yếu, thời cơ, thách thức của nhà trường trong công tác học sinh. Tiếp đó so sánh với mục tiêu công tác học sinh hiện có của nhà trường để chỉ ra những điểm cần phát huy, những điểm cần thay đổi. Sau đó rút ra những việc nhà trường cần thực hiện và các điều kiện để thực hiện chúng, từ đó xây dựng một cách xác đáng các mục tiêu công tác học sinh của nhà trường theo định hướng mục tiêu dạy nghề được giao.

3.2.2. Biện pháp 2: Lập kế hoạch triển khai công tác học sinh từng khóa học và từng năm học hướng tới đạt được mục tiêu đã đề ra học và từng năm học hướng tới đạt được mục tiêu đã đề ra

* Mục đích của biện pháp

Khi nhà trường đã xác định được những mục tiêu đúng đắn thì tiếp theo đó cần chọn lựa đúng những cách thức để đạt được các mục tiêu đó. Xác định mục tiêu và lập kế hoạch là hai yếu tố có ý nghĩa sống còn đối với quá trình quản lý nói chung và quản lý công tác học sinh của nhà trường nói riêng. Lập kế hoạch là khởi đầu của mọi hoạt động, mọi chức năng quản lý khác. Nó được ví như một chiếc đầu tàu kéo theo các toa “tổ chức”, “chỉ đạo”, “kiểm

Một phần của tài liệu Quản lý công tác học sinh tại trường Trung cấp nghề Thái Bình trong giai đoạn hiện nay (Trang 67 - 98)