Giới thiệu khái quát về nhà trường

Một phần của tài liệu Quản lý công tác học sinh tại trường Trung cấp nghề Thái Bình trong giai đoạn hiện nay (Trang 47 - 52)

8. Cấu trúc luận văn

2.2.1. Giới thiệu khái quát về nhà trường

Trường Trung cấp nghề Thái Bình được thành lập ngày 21/6/2006, trên cơ sở Trung tâm dạy nghề, thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Thái Bình, theo quyết định số 34/2006/QĐ-UBND của UBND tỉnh Thái Bình.

Việc tổ chức và hoạt động của nhà trường được thực hiện dựa trên các quy định của Điều lệ Trường Trung cấp nghề Thái Bình, được phê duyệt theo quyết định số 2926/QĐ-SLĐTBXH, ngày 28/8/2008 của Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Thái Bình.

* Chức năng, nhiệm vụ

+ Theo quyết định thành lập trường số 34/2006/QĐ-UBND, ngày 21 tháng 4 năm 2006, của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình, chức năng, nhiệm vụ của nhà trường được quy định như sau:

- Đào tạo hệ Trung cấp nghề chính quy và dạy nghề ngắn hạn, bồi dưỡng nâng cao tay nghề các lĩnh vực: Cơ khí, Điện, Điện tử, May công nghiệp, Tin học, Quản trị kinh doanh.

- Nghiên cứu khoa học phục vụ yêu cầu giảng dạy của nhà trường. - Tổ chức liên kết với các cơ sở đào tạo trong và ngoài tỉnh để đào tạo cao đẳng nghề tạo việc làm, phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh.

- Quản lý tài sản, tài chính và đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên của trường theo quy định hiện hành.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội giao.

+ Theo Điều lệ nhà trường, chức năng, nhiệm vụ của nhà trường như sau: - Tổ chức đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ ở trình độ Trung cấp nghề, Sơ cấp nghề nhằm trang bị cho người học năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khỏe, đạo đức nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp, tạo điều kiện cho họ có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu thị trường lao động. Đào tạo nâng cao tay nghề, liên kết đào tạo bậc Cao đẳng nghề, tư vấn tạo việc làm cho người lao động phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh.

- Tổ chức xây dựng, duyệt và thực hiện các chương trình, giáo trình, học liệu dạy nghề đối với ngành nghề được phép đào tạo.

- Xây dựng kế hoạch tuyển sinh, tổ chức tuyển sinh học nghề.

- Tổ chức các hoạt động dạy học; thi, kiểm tra, công nhận tốt nghiệp, cấp bằng, chứng chỉ nghề theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

- Tuyển dụng, quản lý đội ngũ giáo viên, cán bộ, nhân viên của trường đủ về số lượng; phù hợp với ngành nghề, quy mô, trình độ đào tạo theo quy định của Pháp luật.

- Tổ chức nghiên cứu khoa học; ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ; thực hiện sản xuất, kinh doanh và dịch vụ khoa học, kỹ thuật theo quy định của Pháp luật.

- Tư vấn học nghề miễn phí cho người có nguyện vọng đến học nghề tại trường.

- Đưa nội dung giảng dạy ngôn ngữ, pháp luật, phong tục tập quán có liên quan của nước mà người lao động đến làm việc và Pháp luật có liên quan của nước Việt Nam vào chương trình dạy nghề khi dạy nghề cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

- Phối hợp với các Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, gia đình người học nghề trong hoạt động dạy nghề.

- Tổ chức cho giáo viên, cán bộ, nhân viên và người học nghề tham gia các hoạt động xã hội.

- Thực hiện dân chủ, công khai trong việc thực hiện các nhiệm vụ dạy nghề, nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ vào dạy nghề và hoạt động tài chính.

- Quản lý, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, và tài chính theo quy định của Pháp luật.

- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất theo quy định.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội giao và theo quy định của Pháp luật.

* Tổ chức bộ máy

Theo quy định tại Quyết định thành lập trường và Điều lệ nhà trường, hiện tại Trường Trung cấp nghề Thái Bình có cơ cấu như sau:

- Hội đồng Trường Trung cấp nghề Thái Bình;

- Ban giám hiệu: Hiệu trưởng và hai Phó hiệu trưởng; - Các hội đồng tư vấn;

- Các phòng chuyên môn:  Phòng Đào tạo,

 Phòng Tổ chức – Tổng hợp hành chính,  Phòng Kế toán,

 Phòng Tuyển sinh - Dạy nghề ngắn hạn - Tư vấn việc làm. - Các khoa và bộ môn trực thuộc trường gồm:

 Khoa Cơ khí - Động lực,  Khoa Điện – Điện tử,

 Khoa Tin học – Quản trị kinh doanh,  Bộ môn Văn hóa chung,

 Bộ môn Ngoại ngữ,

 Hệ thống xưởng thực hành.

- Các đơn vị nghiên cứu, dịch vụ, phục vụ dạy nghề.

- Tổ chức chi bộ Đảng nhà trường gồm 21 Đảng viên thuộc Đảng bộ Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Thái Bình.

- Tổ chức Đoàn thanh niên nhà trường, Công đoàn trường, Chi hội nữ công, Chi hội cựu chiến binh.

* Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề

- Diện tích xây dựng nhà xưởng, phòng học, ký túc xá, nhà ở,…

 Cơ sở 1: tại số 286 phố Trần Thái Tông thành phố Thái Bình. Diện tích là 1680 m2 gồm các phòng học lý thuyết, phòng học thực hành, xưởng thực hành, phòng học chuyên môn.

 Cơ sở 2: tại phường Hoàng Diệu thành phố Thái Bình. Diện tích là 27540.4 m2 hiện đang trong giai đoạn xây dựng.

- Trang thiết bị phục vụ công tác đào tạo gồm Máy vi tính; Máy chiếu; Thiết bị ô tô, xe máy; Thiết bị điện, điện tử; Thiết bị nghề hàn; Thiết bị ngành may.

* Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên

Hiện tại, nhà trường có tổng số 49 cán bộ, giáo viên, nhân viên. Trong đó, có 32 giáo viên giảng dạy, và 17 cán bộ, nhân viên.

Đội ngũ giáo viên của nhà trường có 27 người có trình độ đại học và 5 người có trình độ cao đẳng, đang trong thời gian học liên thông lên đại học. 100% số giáo viên của nhà trường đều có nghiệp vụ sư phạm nghề.

Các cán bộ và nhân viên của nhà trường cũng đều đã có trình độ từ trung cấp đến đại học.

* Chương trình, giáo trình, tài liệu

- Chương trình đào tạo: Trường đã xây dựng và ban hành chương trình đào tạo các nghề May thời trang, Tin học, Công nghệ hàn, Điện công nghiệp, Điện tử, Công nghệ ô tô, dựa theo chương trình khung đào tạo các nghề của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

- Giáo trình, tài liệu: Nhà trường sử dụng bộ giáo trình ban hành chung cho dạy nghề, và các tập bài giảng và tài liệu môn học do nhà trường xây dựng, để giảng dạy các môn học trong nhà trường.

* Những thuận lợi của nhà trường

- Giáo dục nghề nghiệp nói chung, các cơ sở dạy nghề nói riêng được Nhà nước rất quan tâm đầu tư xây dựng và phát triển cả về cơ sở vật chất, trang thiết bị và đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý. Đào tạo đội ngũ nhân lực kỹ thuật lành nghề là một đòi hỏi bức thiết của nền kinh tế.

- Nhà trường được thành lập trên nền tảng của Trung tâm dạy nghề nên được thừa hưởng những thành tựu của Trung tâm dạy nghề về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý.

- Nhà trường có địa điểm nằm trên trục đường lớn, gần bến xe, bến xe buýt nên rất thuận tiện cho việc đi lại học tập của học sinh và làm việc của giáo viên.

- Các xưởng thực hành của nhà trường hàng năm đều được bổ sung các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho việc thực hành nghề của học sinh.

- Đội ngũ giáo viên của nhà trường còn khá trẻ, có nhiệt huyết và có trình độ cao đẳng và đại học các chuyên ngành phù hợp với các ngành nghề nhà trường đào tạo, và hàng năm đều được bổ sung thêm về số lượng.

* Những khó khăn của nhà trường

- Tuy là đòi hỏi bức thiết của nền kinh tế, nhưng việc học tập để trở thành nhân lực kỹ thuật lành nghề không được xã hội đánh giá đúng mức, nên

các cơ sở dạy nghề không được nhiều người quan tâm và lựa chọn để tham gia học tập.

- Tuy được đầu tư xây dựng và trang bị về cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ dạy học, nhưng nhà trường vẫn chưa có đủ để phục vụ công tác giảng dạy và học tập.

- Đội ngũ giáo viên của nhà trường vẫn còn thiếu về kinh nghiệm giảng dạy và còn chưa vững về tay nghề thực hành.

* Kết quả đào tạo của nhà trường

Từ khi thành lập năm 2006, nhà trường đã tuyển sinh và đào tạo các nghề Điện công nghiệp, Tin học, Công nghệ hàn, Sửa chữa ô tô, May và thiết kế thời trang, với các trình độ trung cấp nghề và sơ cấp nghề, được kết quả như sau:

- Năm 2007 tuyển sinh: Trung cấp nghề 164 HS – Sơ cấp nghề 149 HS - Năm 2008 tuyển sinh: Trung cấp nghề 142 HS – Sơ cấp nghề 270 HS - Năm 2009 tuyển sinh: Trung cấp nghề 136 HS – Sơ cấp nghề 315 HS - Năm 2010 tuyển sinh: Trung cấp nghề 165 HS – Sơ cấp nghề 410 HS Nhà trường đào tạo trình độ trung cấp nghề cho hai đối tượng: đào tạo 2 năm đối với học sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông, và đào tạo 3 năm đối với học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở. Trình độ sơ cấp nghề dành cho các đối tượng lao động nông thôn, phụ nữ nghèo và các đối tượng có nhu cầu.

Tỷ lệ tốt nghiệp của học sinh đạt 96%.

Một phần của tài liệu Quản lý công tác học sinh tại trường Trung cấp nghề Thái Bình trong giai đoạn hiện nay (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)