Về phân công trách nhiệm và chỉ đạo thực hiện kế hoạch theo

Một phần của tài liệu Quản lý công tác học sinh tại trường Trung cấp nghề Thái Bình trong giai đoạn hiện nay (Trang 57 - 67)

8. Cấu trúc luận văn

2.2.4.Về phân công trách nhiệm và chỉ đạo thực hiện kế hoạch theo

mặt công tác học sinh

2.2.4.1. Về công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, văn hóa cho học sinh

Nội dung công tác học sinh của nhà trường được thực hiện theo từng năm học. Vào đầu năm học, nhà trường đều tổ chức sinh hoạt chính trị đầu khóa cho học sinh khóa mới. Nội dung các kỳ sinh hoạt này là phổ biến tới học sinh nội dung các văn kiện đại hội Đảng bộ tỉnh; truyền thống của nhà trường; các nội quy, quy chế, quy định của nhà trường trong các hoạt động đào tạo và công tác học sinh; hướng dẫn về các chế độ, chính sách, hỗ trợ của Nhà nước và nhà trường dành cho học sinh; các nội dung về chăm sóc sức khỏe cho học sinh; phòng, chống tệ nạn ma túy và các tệ nạn xã hội khác. Học sinh tham gia sinh hoạt chính trị chủ yếu được nghe thuyết trình về các nội dung trên, đồng thời học sinh được thảo luận để hiểu sâu, hiểu kỹ vấn đề hơn. Trong một năm học, thường chỉ có một hoạt động giáo dục chính trị trên được tổ chức cho học sinh. Ngoài ra, học sinh có thể được tư vấn trực tiếp từ các

giáo viên chủ nhiệm hoặc bộ phận phụ trách công tác học sinh về các vấn đề mà các em quan tâm, vướng mắc.

Theo kết quả điều tra thực trạng công tác học sinh, có 83% học sinh khẳng định đã tham gia sinh hoạt chính trị đầu khóa. 85% học sinh đã được biết về các nội quy, quy chế, quy định của nhà trường, nhưng một số học sinh trong số đó còn lơ là, không thực hiện đầy đủ. 14% học sinh cho rằng các nội quy, quy định, quy chế của nhà trường còn chưa thống nhất.

Nhà trường đã thực hiện được tương đối đầy đủ các nội dung công tác chính trị, tư tưởng, văn hóa cho học sinh. Các nội dung cần thiết đều được phổ biến vào đầu năm học; và trong quá trình học tập tại trường học sinh có thể được giải đáp các thắc mắc thông qua giáo viên chủ nhiệm hoặc bộ phận phụ trách công tác học sinh.

Tuy nhiên các nội dung đều chỉ được thực hiện một cách hình thức, một chiều, chưa làm thay đổi được tư duy, suy nghĩ, thái độ của học sinh. Trước hết bởi vì học sinh không chỉ học tập, rèn luyện tại trường mà còn có nhiều hoạt động khác cùng gia đình và hòa nhập với xã hội. Những thông tin mà học sinh nhận được từ internet là không giới hạn, học sinh được tiếp xúc với những luồng tư tưởng khác nhau không thể kiểm soát được. Những tư tưởng có thể được thể hiện rất sinh động, rất cuốn hút, có sức lôi kéo rất mạnh mẽ và xoáy sâu vào điểm yếu tâm lý của con người. Những tư tưởng chính thống thường khô khan, yêu cầu con người phải có ý chí phấn đấu vững vàng. Như Bác Hồ đã nói “Học cái tốt thì khó, ví như người ta leo núi, phải vất vả, khó nhọc mới lên tới đỉnh; Học cái xấu thì dễ, như ở trên đỉnh núi trượt chân một cái là nhào xuống vực sâu”. Mà những nội dung giáo dục trên chỉ được diễn ra một lần và chủ yếu bằng phương pháp thuyết trình không sinh động, do đó không thể ngấm sâu, thay đổi suy nghĩ, thái độ của học sinh.

Trong suốt quá trình học tập, mỗi lớp học sinh đều có một giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn các hoạt động và theo dõi học sinh về các mặt đạo đức, lối

sống, ý thức học hành, thái độ ứng xử … Do đó, nếu học sinh có biểu hiện thay đổi lệch hướng, giáo viên chủ nhiệm lớp sẽ có những phương pháp thích hợp để uốn nắn. Nhưng không phải học sinh nào cũng thể hiện suy nghĩ của mình tại lớp, tại trường, nên giáo viên khó nắm bắt được những thay đổi bước đầu của học sinh. Mặt khác, công tác chủ nhiệm là nhiệm vụ kiêm nhiệm của giáo viên ngoài việc giảng dạy, khối lượng công việc quá nhiều, nên các giáo viên cũng không thể quan tâm sát sao tới từng biểu hiện của học sinh. Vì vậy hiệu quả của công tác giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh còn hạn chế.

Công tác phát triển Đảng trong học sinh của nhà trường chưa thực hiện được do nhiều nguyên nhân. Thứ nhất, tổ chức Đảng của nhà trường chỉ là một chi bộ Đảng trực thuộc Đảng bộ Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Thái Bình, hiện nay chi bộ Đảng nhà trường mới chỉ có 21 Đảng viên, chưa đủ điều kiện để thành lập một Đảng bộ nên chưa đủ thẩm quyền để phát triển Đảng cho học sinh. Mặt khác, học sinh của nhà trường chủ yếu có hộ khẩu thường trú trong tỉnh, do đó học sinh vừa tham gia sinh hoạt đoàn thể tại trường và tại địa phương, do đó một số học sinh đã là đảng viên không tham gia sinh hoạt đảng tại chi bộ Đảng nhà trường. Ngoài ra, thời gian học tập tại trường chỉ có hai năm đối với học sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông, và ba năm đối với học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở, lượng thời gian đó không đủ dài để học sinh bộc lộ hết năng lực, phẩm chất của mình, và để chi bộ có thể phát hiện, bồi dưỡng và kết nạp Đảng cho học sinh, do đó việc theo dõi phát triển Đảng đối với học sinh chưa thực hiện được.

Việc tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động văn hóa văn nghệ của nhà trường diễn ra khá tốt. Vào các dịp lễ, ngày kỷ niệm lớn, nhà trường thường tổ chức các chương trình văn nghệ thu hút sự tham gia đông đảo của học sinh, như lễ khai giảng, kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11, kỷ niệm ngày thành lập Đoàn TNCSHCM, kỷ niệm ngày thành lập trường, … Các phong trào văn nghệ được đưa đến các lớp trước thời gian diễn ra để các

lớp có thời gian chuẩn bị, và khuyến khích các lớp xây dựng những tiết mục đa dạng, đặc sắc, và ý nghĩa. Vì vậy hoạt động phong trào trong nhà trường luôn sôi nổi và luôn có tính mới. Học sinh nhà trường nhờ vậy mà gắn bó với nhau hơn, quan hệ thầy/cô và học trò trong trường cũng trở nên thân thiện hơn.

Kết quả điều tra thực trạng công tác học sinh cho thấy 82% học sinh nhà trường đã biết và tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao do nhà trường tổ chức.

2.2.4.2. Về công tác quản lý hoạt động học tập và rèn luyện của học sinh

Nhà trường tổ chức tiếp nhận thí sinh trúng tuyển nhập học vào tháng 8 hoặc tháng 10 hàng năm. Học sinh được học theo đúng chuyên ngành đã lựa chọn. Các học sinh cùng chuyên ngành, cùng trình độ đầu vào được sắp xếp vào một lớp có quyết định thành lập và danh sách kèm theo. Nhà trường cử giáo viên chủ nhiệm phụ trách từng lớp học sinh. Mỗi lớp được chỉ định một ban cán sự (lớp trưởng, lớp phó) lâm thời để ổn định tổ chức, đưa lớp học đi vào nề nếp ngay từ những buổi đầu. Sau khi lớp ổn định hoặc vào đầu năm học, các lớp tổ chức bầu lại ban cán sự lớp; các thành viên ban cán sự các lớp được nhà trường công nhận bằng văn bản và được ưu tiên cộng điểm rèn luyện. Nhà trường cũng cấp hoặc cấp lại thẻ cho học sinh ngay từ đầu năm học để học sinh sử dụng trong nhà trường và sử dụng để học sinh được hưởng một số trợ cấp, ưu đãi xã hội đối với HSSV. Kết thúc mỗi khóa học, nhà trường tổ chức lễ bế giảng và trao bằng tốt nghiệp cho học sinh. Buổi lễ được tổ chức trang nghiêm và đầm ấm tình thầy – trò.

Hồ sơ học sinh của nhà trường được lưu giữ cẩn thận, và được phân chia theo từng lớp, từng khoa để dễ quản lý. Đồng thời nhà trường cũng ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý. Các dữ liệu về học sinh từng lớp được Bộ phận phụ trách Công tác học sinh thống kê, tổng hợp đầy đủ, chi tiết các thông tin về học sinh và được gửi tới các giáo viên chủ nhiệm để họ nắm bắt đầy đủ các thông tin về học sinh và gia đình học sinh.

Nhà trường đã xây dựng quy chế công tác học sinh, quy chế đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh, và nội quy thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp. Đồng thời, nhà trường cũng thành lập các hội đồng thi đua, khen thưởng và kỷ luật học sinh, và hội đồng đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh.

Vào các kỳ sinh hoạt chính trị học sinh, nhà trường tổ chức cho học sinh học tập, thảo luận về quyền và nghĩa vụ của học sinh, những điều học sinh không được làm, những quy định về thi đua khen thưởng, kỷ luật và về đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh, và những quy định trong nội quy thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp. Đồng thời, nhà trường cũng công khai khung xử lý đối với những hành vi vi phạm nội quy của học sinh. Bên cạnh đó, các giáo viên chủ nhiệm và ban cán sự các lớp cũng thường xuyên quan tâm, uốn nắn những hành vi chưa đẹp của các thành viên trong lớp. Từ đó, giúp học sinh định hướng hành vi của mình trong học tập, rèn luyện, trong quan hệ ứng xử với thầy/cô và bạn bè ở trường, cũng như trong cuộc sống.

Kết quả điều tra thực trạng công tác học sinh đã thống kê 85% học sinh đã được biết về các nội quy, quy chế, quy định của nhà trường, nhưng một số học sinh trong số đó còn lơ là, không thực hiện đầy đủ. 14% học sinh cho rằng các nội quy, quy định, quy chế của nhà trường còn chưa thống nhất.

Việc theo dõi, đánh giá ý thức học tập và ý thức rèn luyện của học sinh được nhà trường thực hiện đầy đủ. Căn cứ vào Nội quy thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp của nhà trường, các giáo viên bộ môn và giáo viên chủ nhiệm phối hợp chặt chẽ trong việc theo dõi mức độ chuyên cần, ý thức chuẩn bị bài, ý thức học tập bộ môn, ý thức xây dựng bài, vượt khó vươn lên trong học tập, và ý thức chấp hành nghiêm túc quy chế thi, kiểm tra. Kết quả của việc theo dõi ý thức học tập từng môn học, mô đun là để xét điều kiện dự kiểm tra kết thúc môn học, mô đun đó, và để tổng hợp đánh giá ý thức học tập của học sinh trong cả kỳ học. Theo dõi, đánh giá ý thức rèn luyện của học sinh là việc

theo dõi, đánh giá về ý thức và kết quả học tập; ý thức chấp hành nội quy, quy chế của nhà trường; ý thức và kết quả tham gia các hoạt động chính trị - xã hội, văn hoá – văn nghệ - thể dục thể thao, phòng chống các tệ nạn xã hội; về phẩm chất công dân và quan hệ với cộng đồng; và ý thức và kết quả tham gia công tác phụ trách lớp, đoàn thể (dành cho cán bộ lớp và đoàn thanh niên). Việc đánh giá được thực hiện khi kết thúc một kỳ học để tổng hợp kết quả theo dõi trong kỳ học đó và để đánh giá kết quả thực hiện của từng thành viên trong lớp. Cuối mỗi khoá học, nhà trường tổng hợp đánh giá kết quả rèn luyện cho học sinh bằng trung bình cộng kết quả rèn luyện từng kỳ học. Kết quả này được sử dụng làm điều kiện xét tốt nghiệp cho học sinh, và ghi vào Bảng tổng hợp điểm học tập và rèn luyện của học sinh.

Tuy nhà trường đã có nội quy, quy chế và đã thực hiện theo dõi, đánh giá ý thức học tập và ý thức rèn luyện của học sinh, nhưng việc thực hiện này mới chỉ mang tính hình thức, chưa phản ánh đúng thực tế tình hình học tập và rèn luyện của học sinh. Quy trình thực hiện đánh giá kết quả rèn luyện được thực hiện dân chủ, bắt đầu từ việc học sinh tự đánh giá, sau đó giáo viên chủ nhiệm họp lớp để đánh giá, tiếp theo là khoa/bộ môn đánh giá thông qua, cuối cùng là hiệu trưởng nhà trường công nhận kết quả rèn luyện từng học sinh của từng lớp. Quy trình này cần được thực hiện hàng kỳ, nhưng thực tế việc đánh giá này thường được thực hiện theo từng năm học, thậm chí theo khoá học. Sự bất cập này một phần do giáo viên chủ nhiệm lớp không chú ý, nhưng phần lớn là do bất cập của chương trình mang lại. Việc thực hiện chương trình đào tạo theo mô đun, nên việc chia kỳ là không rõ nét; mặt khác việc theo dõi, đánh giá kết quả rèn luyện là theo kỳ học, do đó gây khó khăn cho việc thực hiện. Bên cạnh đó, do các tiêu chí đánh giá được đưa ra còn chung chung, chưa cụ thể, chưa sát thực tế, nên việc đánh giá không phản ánh được thực chất quá trình rèn luyện của học sinh.

Theo kết quả điều tra thực trạng công tác học sinh, có 48% học sinh không tự đánh giá kết quả rèn luyện của mình, 14% tự đánh giá theo năm học, 26% tự đánh giá theo kỳ học và 8% tự đánh giá theo khóa học. 45% học sinh thấy việc đánh giá kết quả rèn luyện chỉ mang tính hình thức, chưa thực chất.

Nhà trường hiểu rằng các nhà tuyển dụng quan tâm nhiều đến tiêu chí ý thức lao động của các ứng viên, nên việc đánh giá cho điểm rèn luyện một phần giúp học sinh có bảng điểm đẹp để thuận lợi hơn khi đi xin việc sau khi ra trường, do đó điểm rèn luyện của học sinh mang tính khuyến khích, tạo điều kiện nhiều hơn là phản ánh thực chất kết quả quá trình rèn luyện của học sinh trong nhà trường.

Hiện nay quy mô nhà trường còn nhỏ, do đó việc tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học, thi học sinh giỏi nghề và các hoạt động khuyến khích học tập khác ít được tổ chức. Nhà trường chưa tự tổ chức các hoạt động đó, mà chủ yếu là hưởng ứng các hoạt động do Phòng Dạy nghề hoặc do Tổng cục dạy nghề tổ chức. Tuy vậy, năm học 2010 – 2011 vừa qua nhà trường có cử học sinh tham gia thi học sinh giỏi nghề của Tỉnh và cũng đạt được một giải khuyến khích.

Theo cơ cấu tổ chức, nhà trường có một phòng Tuyển sinh - Dạy nghề ngắn hạn – Tư vấn việc làm. Bộ phận Tư vấn việc làm thực hiện tư vấn cho học sinh của nhà trường và cả những người có nhu cầu việc làm khác. Bên cạnh đó, nhà trường có quan hệ với một số doanh nghiệp nên hàng năm các doanh nghiệp đều gửi thông báo tuyển dụng lao động tới nhà trường. Nhà trường đã thông tin rộng rãi tới học sinh thông qua hệ thống bảng tin. Đồng thời, trước khi kết thúc khoá học, học sinh bắt buộc có thời gian thực tập tại nơi sản xuất trong khoảng 3 tháng. Học sinh có thể tự liên hệ nơi thực tập, hoặc đăng ký với nhà trường để nhà trường liên hệ giúp học sinh, sao cho đảm bảo 100% học sinh phải đi thực tập và có báo cáo thực tập và xác nhận của cơ sở sản xuất nơi thực tập. Tuy đã thực hiện được một số công việc trên,

nhưng nhà trường chưa tổ chức các hoạt động tham quan thực tế nơi sản xuất cho học sinh, và chưa tổ chức được các hội nghị việc làm cho học sinh có sự tham gia của các doanh nghiệp. Do đó việc tiếp cận với thị trường lao động của học sinh còn bị hạn chế.

Nhà trường hiện nay quy mô, diện tích còn nhỏ nên chưa có ký túc xá cho học sinh, do đó nhà trường không có học sinh nội trú. Địa bàn tuyển sinh của nhà trường chủ yếu trong tỉnh Thái Bình, do đó học sinh chủ yếu là người trong tỉnh; mặt khác hiện nay việc giao thông đi lại trong tỉnh rất thuận tiện nhờ có các tuyến xe buýt, nhà trường lại gần bến xe, rất thuận tiện cho việc đi về của học sinh bằng xe buýt, hoặc các phương tiện khác nên học sinh của

Một phần của tài liệu Quản lý công tác học sinh tại trường Trung cấp nghề Thái Bình trong giai đoạn hiện nay (Trang 57 - 67)