Biện pháp 4: Kiểm tra, đánh giá kết quả, điều chỉnh các mục

Một phần của tài liệu Quản lý công tác học sinh tại trường Trung cấp nghề Thái Bình trong giai đoạn hiện nay (Trang 80 - 83)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.4. Biện pháp 4: Kiểm tra, đánh giá kết quả, điều chỉnh các mục

hoàn thiện các biện pháp quản lý công tác học sinh của nhà trường

* Mục đích của biện pháp

Khi đã xác định được mục tiêu, kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác học sinh trong nhà trường, việc cần làm tiếp theo là kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện công tác này. Công việc kiểm tra là đo lường và chấn chỉnh việc thực hiện nhằm đảm bảo các mục tiêu, kế hoạch công tác học sinh của nhà trường được hoàn thành, hoặc xác định được những thiếu sót của mục tiêu, kế hoạch để hoàn thiện chúng.

Quản lý công tác học sinh theo mục tiêu dạy nghề của nhà trường sẽ tập hợp được sức sáng tạo của mọi thành viên trong việc thực hiện công tác này. Nhưng bên cạnh đó cũng dễ dẫn đến việc thực hiện sai lệch của các thành viên, dẫn đến việc không hoàn thành mục tiêu đã đề ra. Do đó công tác kiểm tra là vô cùng quan trọng trong mô hình quản lý này. Nó giúp người quản lý các cấp của nhà trường thấy được những lệch lạc trong công việc của từng thành viên để kịp thời uốn nắn, những thiếu hụt về nguồn lực để kịp thời bổ sung, những thiếu sót của mục tiêu, kế hoạch để kịp thời thay đổi hoàn thiện chúng.

* Nội dung của biện pháp

Việc kiểm tra là việc đo lường những thành tựu đạt được trong công tác học sinh để so sánh với chuẩn kế hoạch và mục tiêu đã đề ra, để xác định mức độ hoàn thành kế hoạch và mục tiêu của nhà trường như thế nào. Việc kiểm tra của nhà trường không phải chỉ diễn ra sau khi thực hiện xong các công việc liên quan đến công tác học sinh, mà nó diễn ra cả trong quá trình áp dụng quản lý công tác học sinh theo mục tiêu dạy nghề vào quản lý công tác học sinh của nhà trường.

Việc kiểm tra trong quá trình thực hiện là rất quan trọng. Nó chỉ ra những thiếu hụt cần bổ sung, những sai lệch cần khắc phục và những thiếu sót cần hoàn thiện nhằm đảm bảo hoàn thành mục tiêu đã đề ra.

Việc kiểm tra sau khi kết thúc quá trình thực hiện công tác này sẽ đưa đến những kết quả hoàn thành mục tiêu của nhà trường, những vấn đề cần được bổ sung, hoàn thiện và phát huy khi xây dựng mục tiêu và kế hoạch công tác học sinh trong giai đoạn tới và hoàn thiện các biện pháp quản lý công tác học sinh của nhà trường.

* Cách thức thực hiện biện pháp

Việc kiểm tra trong quá trình thực hiện cần được diễn ra thường xuyên liên tục. Đây là việc làm cần thiết của người quản lý các cấp của nhà trường. Khi thực hiện quản lý công tác học sinh theo định hướng mục tiêu dạy nghề, nhà trường đã đề ra được mục tiêu, kế hoạch công tác này, và đã phân công trách nhiệm tới từng bộ phận, từng thành viên rõ ràng, đồng thời, từng bộ phận, từng thành viên cũng đã có những cam kết thực hiện công tác này. Do đó việc kiểm tra trở nên đơn giản, dễ dàng và ít mâu thuẫn hơn. Người quản lý các cấp của nhà trường nên đề ra chế độ báo cáo tuần, báo cáo tháng về việc thực hiện nhiệm vụ công tác học sinh đối với từng thành viên, từng bộ phận mình phụ trách. Việc làm này vừa giúp người quản lý nắm bắt được tình hình thực hiện kế hoạch công tác học sinh của bộ phận mình, của từng cá nhân mình quản lý; vừa giúp mọi người trong bộ phận thường xuyên nhìn lại những công việc mình đã làm và so sánh với nhiệm vụ mình được giao xem mình đã hoàn thành đến đâu, để họ tự điều chỉnh công việc của mình sao cho phù hợp với tiến độ và mục tiêu nhiệm vụ của bộ phận. Ngoài ra, người quản lý cần thường xuyên kiểm tra trực tiếp công việc của các thành viên trong bộ phận mình để nắm bắt được tình hình thực hiện cụ thể của mỗi cá nhân. Từ tình hình thực tế đó, người quản lý thực hiện uốn nắn cần thiết để đảm bảo hoàn thành mục tiêu, kế hoạch đúng tiến độ và đúng yêu cầu.

Khi đã thực hiện kiểm tra thường xuyên trong quá trình thực hiện công tác học sinh, việc kiểm tra sau khi kết thúc trở nên đơn giản. Mỗi thành viên trong nhà trường có thể đo lường thành tựu của mình và so sánh với những nhiệm vụ được giao để từ đó thấy được mình có hoàn thành nhiệm vụ chưa, hoàn thành đến đâu, và rút ra những kinh nghiệm cho bản thân trong công tác của mình. Người quản lý các cấp của nhà trường sử dụng kết quả tự nhận xét của các cá nhân và sự đánh giá của tập thể bộ phận để đưa ra những đánh giá kết quả hoàn thành nhiệm vụ của các thành viên, của bộ phận và của toàn trường; đồng thời, rút ra những kinh nghiệm, những bài học trong quá trình thực hiện công tác học sinh của nhà trường. Từ đó, điều chỉnh những mục tiêu công tác học sinh của nhà trường sao cho hợp lý và sát thực tế, và hoàn thiện những biện pháp quản lý công tác học sinh theo định hướng mục tiêu dạy nghề của nhà trường.

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Từ những nghiên cứu lý luận về quản lý công tác học sinh theo định hướng mục tiêu dạy nghề, những nghiên cứu tình hình thực tế quản lý công tác học sinh tại Trường Trung cấp nghề Thái Bình, luận văn này đã đưa ra bốn biện pháp để quản lý thành công công tác học sinh của nhà trường theo định hướng mục tiêu dạy nghề. Bốn biện pháp đó là (1) hoàn thiện mục tiêu công tác học sinh của nhà trường theo định hướng mục tiêu dạy nghề; (2) lập kế hoạch triển khai công tác học sinh từng khóa học và từng năm học hướng tới đạt được mục tiêu đã đề ra; (3) phân công trách nhiệm và tổ chức chỉ đạo thực hiện theo các mặt công tác học sinh hướng tới hoàn thành kế hoạch và đạt mục tiêu đã đề ra; (4) kiểm tra, đánh giá kết quả, điều chỉnh các mục tiêu và hoàn thiện các biện pháp quản lý công tác học sinh của nhà trường.

Các biện pháp này có quan hệ chặt chẽ với nhau, đan xen vào nhau, hỗ trợ cho nhau tạo thành một vòng khép kín, một chỉnh thể thống nhất, giúp quản lý tốt hơn công tác học sinh tại Trường Trung cấp nghề Thái Bình.

Sơ đồ 3.1: Mối quan hệ của các biện pháp quản lý công tác học sinh Trường Trung cấp nghề Thái Bình theo định hướng mục tiêu dạy nghề

Một phần của tài liệu Quản lý công tác học sinh tại trường Trung cấp nghề Thái Bình trong giai đoạn hiện nay (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)