Biện pháp 2: Lập kế hoạch triển khai công tác học sinh từng

Một phần của tài liệu Quản lý công tác học sinh tại trường Trung cấp nghề Thái Bình trong giai đoạn hiện nay (Trang 74 - 77)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.2.Biện pháp 2: Lập kế hoạch triển khai công tác học sinh từng

học và từng năm học hướng tới đạt được mục tiêu đã đề ra

* Mục đích của biện pháp

Khi nhà trường đã xác định được những mục tiêu đúng đắn thì tiếp theo đó cần chọn lựa đúng những cách thức để đạt được các mục tiêu đó. Xác định mục tiêu và lập kế hoạch là hai yếu tố có ý nghĩa sống còn đối với quá trình quản lý nói chung và quản lý công tác học sinh của nhà trường nói riêng. Lập kế hoạch là khởi đầu của mọi hoạt động, mọi chức năng quản lý khác. Nó được ví như một chiếc đầu tàu kéo theo các toa “tổ chức”, “chỉ đạo”, “kiểm tra”; hoặc như cái thân cây từ đó các chức năng “tổ chức”, “chỉ đạo”, “kiểm tra” đâm cành kết nhánh. Nếu không có kế hoạch, nhà trường sẽ không thể

biết phải tổ chức nhân lực và các nguồn lực khác như thế nào, thậm chí không biết phải tổ chức cái gì nữa. Không có kế hoạch, các cấp quản lý của nhà trường sẽ không thể chỉ dẫn, lãnh đạo người thuộc quyền hành động một cách chắc chắn hướng tới những kết quả mong đạt tới được. Ngược lại, nếu không có kế hoạch, cũng không thể xác định được nhà trường hướng tới đúng hay lệch mục tiêu và không biết khi nào đạt được mục tiêu; sự kiểm tra trở thành vô căn cứ.

* Nội dung của biện pháp

Lập kế hoạch triển khai công tác học sinh từng khóa học và từng năm học tức là cụ thể hóa mục tiêu công tác học sinh thành hành động, chỉ rõ các công việc cần làm, thời gian thực hiện, bộ phận thực hiện, các điều kiện và yêu cầu thực hiện công việc đó.

Lập kế hoạch triển khai công tác học sinh của nhà trường cần bám sát và hướng tới mục tiêu của công tác này. Từ mục tiêu đã xác định, nhà trường lập kế hoạch thực hiện từng nội dung công tác học sinh hướng tới hoàn thành mục tiêu đó. Các nội dung đó gồm (1) Công tác chính trị, tư tưởng, văn hóa; (2) Công tác quản lý hoạt động học tập và rèn luyện của học sinh; (3) Công tác thể dục - thể thao và an ninh; (4) Công tác y tế trường học. Đối với mỗi nội dung của công tác, nhà trường cần chỉ ra những công việc cần làm, và những điều kiện, yêu cầu về mặt thời gian, nguồn lực để thực hiện công việc đó.

* Cách thức thực hiện biện pháp

Nhà trường đã thực hiện nghiên cứu và chỉ ra được mục tiêu công tác học sinh của mình. Tiếp theo đó là việc lập kế hoạch công tác học sinh từng khóa học và từng năm học. Công việc này hết sức quan trọng, nó là khởi đầu cho mọi công tác quản lý của nhà trường. Hiệu trưởng nhà trường nên giao việc xây dựng dự thảo kế hoạch công tác học sinh cho trưởng bộ phận quản lý công tác này tổ chức, phối hợp cùng các thành viên khác thực hiện và bảo vệ trước Hội đồng trường để Hội đồng trường thông qua rồi đưa vào thực hiện.

Khi tổ chức xây dựng dự thảo kế hoạch công tác học sinh, cần chú ý các bước lập kế hoạch đã nêu ở trên. Trước hết, cần bám sát mục tiêu công tác học sinh của nhà trường trong suốt quá trình lập kế hoạch. Đồng thời, sử dụng các nội dung công tác học sinh trong nhà trường làm khung sườn cho bản dự thảo kế hoạch, bao gồm bốn lĩnh vực lớn: (1) Công tác chính trị, tư tưởng, văn hóa; (2) Công tác quản lý hoạt động học tập và rèn luyện của học sinh; (3) Công tác thể dục - thể thao và an ninh; (4) Công tác y tế trường học.

Việc đầu tiên cần làm đó là thống kê những hoạt động công tác học sinh của nhà trường đã làm với những khóa học trước, năm học trước và đánh giá các hoạt động đó xem hiệu quả của các hoạt động đó như thế nào, nó trùng hướng, lệch hướng hay không cùng hướng với các mục tiêu công tác học sinh của nhà trường hiện nay. Từ đó, xác định được hoạt động nào cần phát huy, hoạt động nào cần thay đổi, và hoạt động nào cần dừng lại để phù hợp với mục tiêu công tác học sinh hiện nay của nhà trường.

Tiếp theo cần xác định các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động công tác học sinh của nhà trường và mức độ ảnh hưởng của nó. Những yếu tố đó có thể xuất phát từ sự thay đổi về mặt tổ chức của nhà trường; từ sự thay đổi các quy định của Pháp luật, của địa phương và của ngành; hoặc từ những thay đổi về lối sống, về các mối quan hệ trong xã hội hiện tại …

Thực hiện phân tích mạnh – yếu – thời cơ – thách thức (SWOT) trong việc thực hiện nhiệm vụ công tác học sinh của nhà trường là việc làm cần thiết. Làm rõ mặt mạnh, mặt yếu trong công tác học sinh của nhà trường thông qua việc phân tích các nguồn lực của nhà trường phục vụ công tác học sinh, gồm nguồn lực về con người, về cơ sở vật chất, và về tài chính. Vận hội và nguy cơ của nhà trường trong công tác học sinh là những điều kiện môi trường giáo dục nói chung và môi trường ngoài nhà trường ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến hoạt động công tác học sinh.

Từ kết quả phân tích SWOT ở trên, có thể dự đoán được kết quả tất yếu của những hoạt động công tác học sinh mà nhà trường đang thực hiện. Sau đó xác định khoảng cách từ điểm dừng chân này tới mục tiêu đã đề ra như thế nào, rồi xem xét cần phát huy, cần thay đổi, cần hoàn thiện những gì để đạt tới mục tiêu đã đề ra. Từ đó, vạch ra các phương thức hoạt động có thể áp dụng để thực hiện điều đó. Tiếp đó là đánh giá các phương thức đó để lựa chọn ra một phương thức hoạt động hiệu quả nhất trong công tác này của nhà trường hiện nay. Lập dự thảo chi tiết kế hoạch công tác học sinh của nhà trường theo phương thức hoạt động vừa lựa chọn, rồi bảo vệ trước Hội đồng trường để Hội đồng thông qua, sau đó đưa vào thực hiện.

Khi đã có kế hoạch công tác học sinh từng khóa học, xây dựng các kế hoạch công tác học sinh từng năm học để dễ dàng theo dõi, thực hiện và kiểm tra.

Một phần của tài liệu Quản lý công tác học sinh tại trường Trung cấp nghề Thái Bình trong giai đoạn hiện nay (Trang 74 - 77)