Quản lý công tác học sinh, sinh viên trong các cơ sở dạy nghề

Một phần của tài liệu Quản lý công tác học sinh tại trường Trung cấp nghề Thái Bình trong giai đoạn hiện nay (Trang 35 - 45)

8. Cấu trúc luận văn

1.2.3. Quản lý công tác học sinh, sinh viên trong các cơ sở dạy nghề

1.2.3.1. Định hướng và mục tiêu dạy nghề

Hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam gồm có các cấp học và trình độ đào tạo sau:

- Giáo dục mầm non có nhà trẻ và mẫu giáo;

- Giáo dục phổ thông có tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông; - Giáo dục nghề nghiệp có trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề;

- Giáo dục đại học và sau đại học đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ đại học, trình độ thạc sỹ, trình độ tiến sỹ.

Theo điều 33 Luật Giáo dục 2005, mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp là “đào tạo người lao động có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp ở các trình độ khác nhau, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khỏe nhằm tạo điều kiện cho người lao động có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh”.

Theo điều 4 Luật Dạy nghề 2006, mục tiêu dạy nghề là “đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ có năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khỏe nhằm tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Theo điều 17 Luật Dạy nghề 2006, “dạy nghề trình độ trung cấp nhằm trang bị cho người học nghề kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành các công việc của một nghề; có khả năng làm việc độc lập và ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc; có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khỏe, tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn”.

1.2.3.2. Quy chế công tác học sinh, sinh viên trong các cơ sở dạy nghề

Hiện nay trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam tồn tại hai quy chế áp dụng thực hiện công tác học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục. Đó là Quy chế học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy, ban hành kèm theo quyết định số 42/2007/QĐ- BGDĐT, ngày 13 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; và Quy chế công tác học sinh, sinh viên trong các cơ sở dạy nghề hệ chính quy, ban hành kèm theo quyết định số 26/2007/QĐ-BLĐTBXH, ngày 14 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

Các cơ sở dạy nghề nói chung và các trường trung cấp nghề nói riêng đang áp dụng quy chế công tác học sinh, sinh viên trong các cơ sở dạy nghề hệ chính quy vào các hoạt động của mình. Quy chế này quy định quyền và nghĩa vụ của học sinh, sinh viên; nội dung công tác học sinh, sinh viên; hệ thống tổ chức, quản lý công tác học sinh, sinh viên; khen thưởng và kỷ luật đối với học sinh, sinh viên.

Quy chế này nêu rõ công tác học sinh, sinh viên là một trong những công tác trọng tâm của cơ sở dạy nghề, nhằm bảo đảm thực hiện mục tiêu đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

1.2.3.3. Các nội dung quản lý công tác học sinh, sinh viên trong các cơ sở dạy nghề

Nội dung công tác HSSV, quy định tại chương III của Quy chế, được chia làm 4 lĩnh vực và 23 danh mục công việc. Bốn lĩnh vực lớn gồm có: Công tác chính trị, tư tưởng, văn hóa; Công tác quản lý HSSV; Công tác thể dục thể thao – an ninh; và Công tác y tế trường học. Các công việc cụ thể của từng công tác như sau:

* Công tác chính trị, tư tưởng, văn hóa: có 5 danh mục công việc

- Tổ chức triển khai công tác giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống cho HSSV; các hoạt động giáo dục truyền thống, văn hóa, phòng, chống các tệ nạn xã hội; giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho HSSV.

- Tổ chức các hoạt động giáo dục pháp luật; phổ biến các chế độ, chính sách của Nhà nước có liên quan đến HSSV, nội quy, quy chế vào đầu năm học, khóa học; tổ chức các hoạt động ngoài giờ khác cho HSSV.

- Theo dõi công tác phát triển Đảng trong HSSV; tạo điều kiện thuận lợi cho HSSV tham gia tổ chức Đảng, các tổ chức đoàn thể trong CSDN; phối hợp với Đoàn TNCSHCM, Hội Sinh viên Việt Nam (nếu có) và các tổ chức chính trị - xã hội khác có liên quan trong các hoạt động phong trào của HSSV, tạo điều kiện cho HSSV có môi trường rèn luyện, phấn đấu.

- Tổ chức cho HSSV tham gia các hoạt động văn nghệ ở trong và ngoài CSDN; phối hợp với Đoàn TNCSHCM, Hội Sinh viên Việt Nam (nếu có) và các đơn vị có liên quan tổ chức các hoạt động văn hóa cho HSSV nội trú.

* Công tác quản lý hoạt động học tập và rèn luyện của học sinh: có 13 danh mục công việc.

Quản lý: có 11 danh mục công việc

- Tổ chức tiếp nhận thí sinh trúng tuyển vào học theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và CSDN; sắp xếp, bố trí vào lớp HSSV; chỉ định ban cán sự lớp HSSV lâm thời (lớp trưởng, lớp phó) trong thời gian đầu khóa học; làm thẻ cho HSSV.

- Tổ chức tiếp nhận HSSV vào ở nội trú (nếu có). - Thống kê, tổng hợp dữ liệu, quản lý hồ sơ của HSSV. - Tổ chức phát bằng, chứng chỉ tốt nghiệp cho HSSV.

- Giải quyết các công việc hành chính khác có liên quan cho HSSV. - Theo dõi, đánh giá ý thức học tập của HSSV; phân loại, xếp loại HSSV cuối mỗi học kỳ, năm học, khóa học.

- Tổ chức cho HSSV tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học, thi HSSV giỏi nghề và các hoạt động khuyến khích học tập khác.

- Tổ chức tư vấn học tập, nghề nghiệp, việc làm cho HSSV; tổ chức các hoạt động phối hợp giữa CSDN với doanh nghiệp nhằm gắn hoạt động học tập với thực tế sản xuất, kinh doanh, tạo điều kiện cho HSSV nâng cao kiến thức thực tế, kỹ năng nghề và tiếp cận với thị trường lao động.

- Theo dõi, đánh giá ý thức rèn luyện của HSSV; xếp loại kết quả rèn luyện của HSSV theo từng học kỳ, năm học, khóa học.

- Công tác quản lý HSSV nội trú (nếu có)

+ Xem xét, tiếp nhận HSSV vào ở nội trú: Căn cứ vào nhu cầu của HSSV và điều kiện thực tế của CSDN về chỗ ở nội trú và thứ tự ưu tiên theo các quy định hiện hành, xem xét, trình người đứng đầu CSDN phê duyệt danh sách; bố trí chỗ ở nội trú cho HSSV. Thứ tự ưu tiên và danh sách HSSV được vào ở nội trú phải được thông báo công khai tại CSDN.

+ Tổ chức việc ăn, ở, sinh hoạt cho HSSV nội trú; thường xuyên đôn đốc và định kỳ kiểm tra việc chấp hành nội quy ký túc xá, đảm bảo trật tự trị an, an toàn và vệ sinh môi trường khu nội trú; tổ chức quản lý nề nếp sinh hoạt và học tập trong ký túc xá; phối hợp với Đoàn TNCSHCM , Hội Sinh viên Việt Nam (nếu có) và các đơn vị có liên quan tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao cho HSSV nội trú.

- Công tác quản lý HSSV ngoại trú

+ Giáo dục HSSV nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của Nhà nước, các quy định của địa phương nơi cư trú; xây dựng mối quan hệ mật thiết giữa nhân dân và HSSV; khuyến khích HSSV tích cực tham gia các hoạt động do địa phương tổ chức;

+ Phối hợp với cơ quan công an, chính quyền địa phương nắm bắt kịp thời thông tin về HSSV ngoại trú; tình hình thực hiện các quy định, nghĩa vụ công dân của HSSV nơi cư trú; ngăn chặn kịp thời các biểu hiện tiêu cực, không lành mạnh, các hành động gây gổ, kích động, gây rối trật tự - trị an ở nơi cư trú.

Chính sách: gồm 2 danh mục công việc

- Tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách của Nhà nước quy định đối với HSSV về học bổng, học phí, trợ cấp xã hội, bảo hiểm, tín dụng đào tạo và các chế độ khác có liên quan đến HSSV.

- Tạo điều kiện giúp đỡ HSSV tàn tật, khuyết tật, HSSV diện chính sách, HSSV có hoàn cảnh khó khăn.

* Công tác thể dục - thể thao và an ninh: có 3 danh mục công việc

- Tổ chức cho HSSV tham gia các hoạt động thể thao ở trong và ngoài CSDN. Tạo điều kiện cơ sở vật chất cho HSSV luyện tập thể dục, thể thao, rèn luyện sức khỏe; Phối hợp với Đoàn TNCSHCM, Hội Sinh viên Việt Nam

(nếu có) và các đơn vị có liên quan tổ chức các hoạt động thể thao cho HSSV nội trú.

- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền giáo dục về bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và các hoạt động xã hội khác.

- Phối hợp với các ngành, các cấp chính quyền địa phương trên địa bàn nơi CSDN đóng, khu vực có HSSV ngoại trú xây dựng kế hoạch đảm bảo an ninh chính trị, trật tự và an toàn cho HSSV; giải quyết kịp thời các vụ việc liên quan đến HSSV.

* Công tác y tế trường học: có 2 danh mục công việc

- Tổ chức thực hiện công tác y tế trường học; tổ chức khám sức khỏe cho HSSV khi nhập học; chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh và khám sức khỏe định kỳ cho HSSV trong thời gian học tập theo quy định; giải quyết những trường hợp không đủ tiêu chuẩn sức khỏe để học tập; tuyên truyền, giáo dục sức khỏe sinh sản cho HSSV.

- Kiểm tra nhà ăn tập thể (nếu có) cho HSSV trong trường đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

1.2.3.4. Mô hình quản lý công tác học sinh, sinh viên trong các cơ sở dạy nghề theođịnh hướng mục tiêu dạy nghề

Mỗi cơ sở dạy nghề đều xác định cho mình một mục tiêu riêng, vừa đáp ứng mục tiêu dạy nghề được giao, vừa định hướng cho sự phát triển của mình. Mục tiêu ấy lại được chia nhỏ thành các mục tiêu bộ phận; ngoài các mục tiêu riêng có, mỗi cơ sở dạy nghề đều có ít nhất hai mục tiêu bộ phận, đó là mục tiêu về công tác đào tạo và mục tiêu về công tác học sinh, sinh viên.

Công tác học sinh, sinh viên trong các cơ sở dạy nghề là hoạt động giáo dục học sinh, sinh viên mang tính toàn diện trong nhiều lĩnh vực, được thực hiện song song với các môn học trong chương trình giảng dạy chính khóa,

làm tăng hiệu quả của môn học chính khóa, đồng thời định hướng và phát triển ở học sinh, sinh viên nhận thức, kỹ năng và thái độ đúng trong hoạt động rèn luyện bản thân theo mục tiêu dạy nghề.

Như vậy, trong các cơ sở dạy nghề, thực hiện quản lý công tác học sinh, sinh viên theo định hướng mục tiêu dạy nghề là một việc nên làm. Để việc quản lý này thành công, cần thực hiện các bước sau:

+ Thứ nhất là xác định mục tiêu công tác học sinh, sinh viên của cơ sở dạy nghề hướng tới thực hiện mục tiêu dạy nghề được giao.

Trong quá trình xây dựng mục tiêu, cần chú trọng các tiêu chuẩn của mục tiêu thông minh, đó là cụ thể, đảm bảo đo lường được, có thể đạt được, xác đáng và có thời gian thực hiện cụ thể. Một mục tiêu công tác học sinh, sinh viên cụ thể có thể trả lời được các câu hỏi: “Cái gì CSDN muốn đạt được trong công tác HSSV?”, “Lý do, mục đích và lợi ích của việc hoàn thành mục tiêu đó là gì?”, “Ai sẽ tham gia vào việc thực hiện mục tiêu đó?”, “Mục tiêu đó được thực hiện ở đâu?”, “Có những yêu cầu và khó khăn gì khi thực hiện mục tiêu đó?”. Yêu cầu đảm bảo đo lường được của mục tiêu sẽ được kiểm tra thông qua các câu hỏi: “Mức độ định tính của mục tiêu như thế nào?”, “Mức độ định lượng của mục tiêu là bao nhiêu?”, “Làm thế nào để CSDN biết được khi nào mục tiêu được hoàn thành?”. Mục tiêu được coi là có thể đạt được nếu nó trả lời được câu hỏi: “Làm thế nào để mục tiêu có thể thực hiện được?”. Yêu cầu về mục tiêu xác đáng thể hiện ở việc trả lời được câu hỏi: “Mục tiêu đó có đáng giá không?”. Mục tiêu đó có thời gian thực hiện cụ thể khi nó trả lời được các câu hỏi: “Khi nào mục tiêu phải hoàn thành?”, “CSDN cần làm gì trong học kỳ tới?”, “CSDN cần làm gì trong tuần tới?”, “CSDN cần làm gì hôm nay?”.

+ Thứ hai là lập kế hoạch triển khai công tác HSSV từng khóa học và từng năm học hướng tới đạt được mục tiêu đã được xác định.

- Hiểu và bám sát mục tiêu công tác HSSV của CSDN trong suốt quá trình lập kế hoạch;

- Liệt kê và phân tích những việc CSDN đang làm trong công tác HSSV, để biết việc nào trùng hướng, việc nào chệch hướng, việc nào chưa hướng tới mục tiêu đã đề ra của CSDN.

- Chỉ ra những yếu tố bên ngoài có thể tác động đến hoạt động công tác HSSV của CSDN, và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó.

- Phân tích những điểm mạnh – yếu – thời cơ – thách thức (SWOT) của CSDN trong việc thực hiện nhiệm vụ công tác HSSV.

- Phân tích ý nghĩa của những công việc CSDN đang thực hiện rồi so sánh với những mục tiêu công tác HSSV đã đặt ra, để xác định được khoảng cách từ điểm dừng chân hiện tại đến đích như thế nào.

- Sau khi xác định được khoảng cách từ hiện tại tới đích, việc tiếp theo cần làm là quyết định xem CSDN sẽ đi tới đích như thế nào. Trước hết là phải đưa ra được các phương án hoạt động, sau đó đánh giá các phương án đó xem với mỗi phương án CSDN sử dụng các nguồn lực như thế nào và thời gian đạt đích là bao lâu, cuối cùng lựa chọn một phương án tối ưu nhất, sử dụng hợp lý các nguồn lực của CSDN và đạt đích đúng hoặc trước thời gian quy định.

- Triển khai kế hoạch công tác HSSV trong CSDN, có thể kết hợp với những hoạt động khác để đem lại lợi ích và hiệu quả tối đa.

- Khi kế hoạch đã được triển khai, cần có sự kiểm tra sát sao nhằm xác định xem việc thực hiện có đúng kế hoạch không, và kế hoạch đang triển khai liệu có đạt được kết quả mong muốn không.

+ Thứ ba là phân công trách nhiệm và tổ chức chỉ đạo thực hiện các mặt công tác HSSV theo đúng kế hoạch và định hướng mục tiêu đã xác định của CSDN.

Để phân công nhiệm vụ cho các bộ phận, cần thực hiện những công việc sau:

- Lập danh sách các công việc cần phải hoàn thành để thực hiện được kế hoạch đã đề ra.

- Phân chia toàn bộ công việc thành các nhiệm vụ để các bộ phận, các thành viên của CSDN thực hiện một cách thuận lợi và hợp lý.

- Nhóm gộp các nhiệm vụ cho từng bộ phận một cách lôgic và hiệu quả.

- Thiết lập cơ chế điều phối. Sự liên kết hoạt động của các cá nhân, các

Một phần của tài liệu Quản lý công tác học sinh tại trường Trung cấp nghề Thái Bình trong giai đoạn hiện nay (Trang 35 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)