Về công tác xác định mục tiêu và lập kế hoạch thực hiện công

Một phần của tài liệu Quản lý công tác học sinh tại trường Trung cấp nghề Thái Bình trong giai đoạn hiện nay (Trang 56 - 57)

8. Cấu trúc luận văn

2.2.3.Về công tác xác định mục tiêu và lập kế hoạch thực hiện công

học sinh của nhà trường

Nhà trường đã xây dựng được quy chế công tác học sinh và quy chế đáng giá điểm rèn luyện của học sinh hệ chính quy dựa vào quy chế của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Mọi nội dung quy chế không có gì khác biệt quá lớn. Trong quy chế công tác học sinh, nhà trường xác định mục tiêu công tác học sinh là nhằm đảm bảo “đào tạo học sinh Trường Trung cấp nghề Thái Bình phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”[27]. Mục tiêu này không có gì khác với mục tiêu công tác HSSV trong các CSDN hệ chính quy, nó chỉ cụ thể hóa đối tượng áp dụng quy chế này là học sinh Trường Trung cấp nghề Thái Bình. Ngoài quy chế công tác học sinh, không có văn bản nào khác của nhà trường quy định về mục tiêu công tác học sinh.

Công tác học sinh tuy được xác định trong quy chế là nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường, những công việc của mảng công tác này rất nhiều, nhưng kết quả của nó khó đo lường, do đó thực tế việc thực hiện công tác này còn nhiều hạn chế. Nhà trường chưa xây dựng được mục tiêu công tác học sinh một cách cụ thể, xác đáng và có thời gian thực hiện cụ thể. Từ đó, việc lập kế hoạch thực hiện công tác này của nhà trường cũng hạn chế. Nhà trường có kế hoạch công tác học sinh từng năm học, nhưng kế hoạch đó vẫn còn chung chung, chưa cụ thể, dẫn đến việc thực hiện công tác học sinh của nhà trường còn nhiều hạn chế. Kế hoạch đó chưa cụ thể đến từng kỳ học, từng tuần học nên việc thực hiện ở các lớp chưa được đồng bộ, và chưa đáp ứng yêu cầu. Việc thực hiện công tác học sinh tại trường vẫn còn mang nặng tính hình thức, hiệu quả chưa thiết thực. Đội ngũ cán bộ làm công tác học sinh chưa hiểu hết về tầm quan trọng của công tác này, nên còn coi nhẹ, không năng nổ trong công việc. Mặt khác, học sinh của nhà trường có đặc thù riêng, đầu vào

học sinh nhà trường còn thấp do xã hội coi nhẹ đào tạo nghề, nên chỉ có những học sinh không trúng tuyển vào Trung học phổ thông hoặc không trúng tuyển vào Cao đẳng, Đại học mới tham gia học nghề tại nhà trường. Do đó, đầu vào ý thức tổ chức kỷ luật và ý thức học nghề của học sinh không cao. Đó là khó khăn rất lớn cho việc tổ chức quản lý và thực hiện công tác học sinh của nhà trường.

Vào đầu khóa học, nhà trường tổ chức sinh hoạt chính trị đầu khóa cho học sinh khóa mới, sau đó trong suốt khóa học, học sinh thường sinh hoạt tại lớp. Học sinh thường được cập nhật thông tin qua giáo viên chủ nhiệm, ban cán sự lớp và bản tin của nhà trường. Các sinh hoạt tập thể của học sinh chủ yếu vào những ngày lễ của trường, như ngày khai giảng, kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20 -11, ngày thành lập Đoàn 26 -3, ngày thành lập trường. Ngoài ra, không có sinh hoạt tập thể, câu lạc bộ nào được tổ chức cho học sinh.

Một phần của tài liệu Quản lý công tác học sinh tại trường Trung cấp nghề Thái Bình trong giai đoạn hiện nay (Trang 56 - 57)