Chất lượng và hiệu quả công tác GVCNL

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội (Trang 51)

8. Cấu trúc luận văn

2.2.2. Chất lượng và hiệu quả công tác GVCNL

2.2.2.1. Nội dung công tác GVCNL

Qua bảng thống kê dưới đây, ta thấy đa số các GVCNL đều nhận thức, đánh giá nội dung của công tác GVCNL của nhà trường không đến nỗi khó làm và cũng không dễ làm chủ yếu đánh giá ở mức trung bình. Một số giáo viên mới còn lúng túng trong công tác chủ nhiệm thì cho rằng nội dung công tác GVCNL khó làm, nhất là việc xây dựng, tổ chức lớp học. Điều này cũng dễ hiểu, vì để làm tốt nội dung này, GVCNL phải nắm bắt tốt tình hình học sinh trong lớp, biết được khả năng của từng học sinh để phân công, giao việc cho hợp lý. Từ thực tế trên cho thấy nhà trường cần đặc biệt quan tâm đến công tác GVCNL và giáo viên được phân công làm chủ nhiệm lớp cũng phải đầu tư nhiều hơn nữa cho công tác này, cần có những biện pháp, kế hoạch cụ thể trong việc quản lý học sinh, sinh viên lớp mình chủ nhiệm.

Bảng 2.8: Đánh giá về nhận thức về nội dung công tác GVCNL

TT Nội dung công tác Khó làm Trung bình Dễ làm

1 Lập kế hoạch công tác GVCNL 9 (9,5%) 69 (72,6%) 17 (17,9%) 2 Tìm hiểu, phân loại học sinh

trong lớp 4 (4,2%) 53 (55,8%) 38 (40%) 3 Chỉ đạo, tổ chức thực hiện các

nội dung giáo dục toàn diện

24 (25,2%) 64 (67,4%) 7 (7,4%) 4 Liên kết với các lực lượng giáo

dục trong và ngoài nhà trường

15 (15,8%) 71 (74,7%) 9 (9,5%) 5 Đánh giá kết quả giáo dục học

sinh, sinh viên

7 (7,4%) 37 (38,9%) 51 (53,7%) Về việc đánh giá việc thực hiện nội dung công tác GVCNL, phần lớn GVCNL tự đánh giá việc thực hiện nội dung công tác GVCNL của mình ở mức trung bình, có một số nội dung được GVCNL thực hiện tốt: lập kế hoạch công tác GVCNL, tìm hiểu, phân loại học sinh, đánh giá kết quả giáo dục học sinh. Liên kết với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường chưa được các GVCNL quan tâm nhiều.

2.2.2.2. Công tác giáo dục học sinh cá biệt của GVCNL

Học sinh, sinh viên cá biệt là những phần tử được liệt kê vào “sổ đen” của nhà trường. Chính vì vậy, trong công tác của mình GVCNL phải thường xuyên quan tâm tới đối tượng này. Để giáo dục học sinh, sinh viên cá biệt, GVCNL cần phải phải phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường và biết vận dụng các phương pháp giáo dục phù hợp với từng đối tượng, từng tình huống cụ thể.

Qua khảo sát thực tế chúng tôi thấy GVCNL tìm hiểu, phát hiện học sinh, sinh viên cá biệt thông qua giáo viên bộ môn, qua đội ngũ cán bộ lớp, cán bộ đoàn và học sinh, sinh viên trong lớp. Như vậy mức độ quan tâm, đầu tư thời gian, công sức để tìm hiểu, giáo dục học sinh, sinh viên cá biệt rất được GVCNL coi trọng. GVCNL đã giáo dục học sinh, sinh viên cá biệt bằng các biện pháp:

- Phương pháp tác động trực tiếp với học sinh, sinh viên cá biệt bằng cảm hóa, thuyết phục hoặc mệnh lệnh bắt buộc học sinh phải thực hiện theo yêu cầu, chấp nhận thực hiện nội qui của trường, của lớp. Phương pháp tác động trực tiếp mang lại kết quả nhanh.

- Phương pháp bùng nổ sư phạm: Đối với những học sinh, sinh viên ý thức học tập kém, mất lòng tin, gặp khó khăn,… nhiều GVCNL đã sử dụng phương pháp này.

- Ngoài những biện pháp trên GVCNL còn sử dụng phương pháp đặc biệt là tin tưởng, giao việc hợp với khả năng cho chính những học sinh, sinh viên cá biệt. Thực chất của phương pháp này là đề cao mặt tốt, khả năng tốt của học sinh để các em phấn khởi, tự tin ở mình và phát huy cái tốt của bản thân, trên cơ sở đó khắc phục dần những hạn chế của bản thân, tạo điều kiện cho các em đóng góp và chứng minh mình có tác dụng cho tập thể chứ không mặc cảm, tự ti.

Tóm lại, giáo dục học sinh, sinh viên cá biệt là công việc khó khăn, người GVCNL phải hiểu rõ đặc điểm đối tượng, hiểu rõ tính chất, mức độ hành vi của học sinh giúp học sinh sửa chữa, phát triển, hoàn thiện nhân cách. Các phương pháp giáo dục phong phú và có quan hệ thúc đẩy lẫn nhau. Do đó GVCNL cần biết lựa chọn và kết hợp sử dụng các phương pháp giáo dục cá biệt phù hợp với từng học sinh, sinh viên cụ thể. Với lòng thương yêu học sinh, trách nhiệm nghề nghiệp cao, tính kiên trì, lòng vị tha, bao dung, độ lượng, nhạy cảm, giỏi trong chuyên môn, nghiêm khắc và mẫu mực trong

cuộc sống, giỏi tổ chức, quản lý giáo dục với nghệ thuật khéo léo; biết tập hợp mọi lực lượng xã hội trong giáo dục học sinh, sinh viên, nhiều giáo viên đã thành công trong công tác giáo dục học sinh cá biệt lớp mình phụ trách.

2.2.2.3. Mối quan hệ giữa GVCNL với học sinh và gia đình học sinh (thống kê theo ý kiến đánh giá của học sinh, sinh viên)

Nhìn vào bảng 9, chúng ta có thể thấy mối quan hệ giữa GVCNL với học sinh, sinh viên còn có khoảng cách. Khi hỏi học sinh, sinh viên: Khi gặp một số vấn đề khó khăn trong cuộc sống, trong học tập em có tâm sự với thầy cô giáo chủ nhiệm lớp và nhờ giúp đỡ? Có 40,3% học sinh trả lời là không, có 52,9% học sinh, sinh viên trả lời là ít, trong khi đó chỉ có 6,8% học sinh, sinh viên trả lời là thường xuyên. Như vậy đa phần học sinh, sinh viên còn chưa gần gũi, chưa thực sự tin tưởng vào các thầy, cô giáo chủ nhiệm lớp. Vì vậy, mỗi GVCNL trong hoạt động giáo dục cần phải tự điều chỉnh mình, rút ngắn khoảng cách, tạo được niệm tin cho học sinh, sinh viên.

Trong các nội dung liên lạc với cha mẹ học sinh, các em cho biết: GVCNL gọi điện thoại đến nhà thường xuyên là 12,8%, gửi giấy báo cho gia đình học sinh thường xuyên là 15% và GVCNL mời cha mẹ học sinh tới trường là 6,8%. Qua bảng trên cũng cho thấy mối quan hệ giữa GVCNL và gia đình học sinh chưa thực sự gắn kết chặt chẽ. Sự phối kết hợp giữa GVCNL với gia đình học sinh, sinh viên chưa thường xuyên, chưa thống nhất cao trong việc giáo dục học sinh, sinh viên, chủ yếu là khi học sinh, sinh viên có vi phạm về đạo đức, ý thức học tập GVCNL mới liên hệ với gia đình. Hơn thế nữa có những trường hợp học sinh bỏ học dài ngày mà gia đình không hề biết. Đây chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc không phối hợp, thống nhất biện pháp quản lý, giáo dục học sinh, sinh viên. Vì vậy, GVCNL cần phải chú ý, khắc phục tình trạng này.

Bảng 2.9: Đánh giá về mối quan hệ giữa giáo viên chủ nhiệm lớp với học sinh và gia đình học sinh

TT Nội dung Thường

xuyên Ít khi Không thường xuyên 1 Khi gặp một số vấn đề khó khăn trong cuộc sống, trong học tập em có tâm sự với thầy cô giáo chủ nhiệm lớp và nhờ giúp đỡ 14 (6,8%) 109 (52,9%) 84 (40,3%) 2 A

Bằng điện thoại liên lạc trực tiếp với gia đình học sinh

26 (12,8%) 57 (27,5%) 124 (59,7%) B

Gửi giấy báo cho gia đình học sinh thông qua học sinh

31 (15%) 87 (43,2%) 89 (42,7%) C

Mời cha mẹ học sinh tới trường 14 (6,8%) 85 (40,8%) 108 (52,4%)

2.2.2.4. Tìm hiểu các biện pháp giáo dục của GVCNL

- Giáo dục thông qua khen thưởng, trách phạt: trên thực tế, qua ý kiến của học sinh, sinh viên cho ta thấy các biện pháp khen thưởng của thầy, cô giáo chủ nhiệm lớp có tác động rất nhiều đến ý thức phấn đấu vươn lên của các em, phần lớn học sinh cho rằng các hình thức khen thưởng giúp các em tiến bộ. Đây là tín hiệu đáng mừng minh chứng cho các biện pháp giáo dục của GVCNL là hợp lý.

Bảng 2.10: Các biện pháp giáo dục của GVCNL qua nhận xét của HS-SV

TT Nội dung

Mức độ

1 2 3

1

Các hình thức khen thưởng của thày cô giáo chủ nhiệm có ảnh hưởng đến ý thức phấn đấu của các em như thế nào?

156 (75,4%) 92 (22,0%) 5 (2,6%) 2 Các hình thức kỷ luật của thày cô giáo chủ nhiệm có ảnh hưởng như thế nào đến ý thức phấn đấu của các em?

180 (87,2%) 22 (10,4%) 5 (2,4%) 3

Em thấy việc đánh giá, nhận xét của thầy cô chủ nhiệm về từng học sinh như thế nào?

131 (63,3%) 68 (33,1%) 8 (3,6%) 4 Lớp em có tổ chức các hoạt động ngoại khóa? 53 (25,6%) 130 (63,0%) 24 (11,4%) 5

Em thấy các hoạt động ngoại khóa có ảnh hưởng như thế nào đến việc rèn luyện nhân cách? 126 (60,9%) 77 (37,2%) 4 (1,9%) 6

Theo em hoạt động của cán bộ lớp, cán bộ đoàn như thế nào?

95 (45,9%) 104 (50,5%) 8 (3,6%)

Ghi chú:

Nội dung 1,2: 1. Tác động nhiều 2. Tác động ít 3. Không tác động

Nội dung 5: 1. Quan trọng 2. Bình thường 3. Chưa quan trọng Nội dung 3: 1. Khách quan

2. Bình thường 3. Chưa khách quan

Nội dung 6: 1. Hiệu quả 2. Bình thường

Không hiệu quả Nội dung 4: 1. Thường xuyên

2. Ít khi

3. Không thường xuyên

Nhiều học sinh cho rằng các biện pháp mà các thầy cô chủ nhiệm áp dụng để xử lý học sinh vi phạm có tác động nhiều đến ý thức phấn đấu của các em. Em Nguyễn Thị Thu Phương học sinh lớp KT42B nhận xét: “Việc khen thưởng, kỷ luật của các thầy cô giáo chủ nhiệm lớp rất hợp lý, có tác động nhiều đến ý thức phấn đấu trong học tập và rèn luyện của em”. Bên cạnh đó vẫn còn một số sinh viên cho là các biện pháp mà thầy (cô) giáo chủ nhiệm lớp áp dụng để xử lý học sinh chưa thật tích cực, chưa làm thay đổi thái độ, nhận thức của sinh viên. Một số GVCNL còn sử dụng biện pháp phạt tiền đối với các học sinh vi phạm kỷ luật. Học sinh Lê Đình Giang, lớp Tin42 nhận xét:” kỷ luật nghiêm khắc bằng cách phạt tiền là không thỏa đáng, vì học sinh chúng em chưa làm ra tiền và đôi khi chỉ là sơ ý mắc lỗi cũng bị phạt”. Điều đó cho thấy trong hoạt động giáo dục, GVCNL cần có hình thức kỷ luật sao cho hợp lý hơn. Sinh viên lớp CĐKT1A nhận xét:”cô giáo chủ nhiệm kỷ luật quá nặng và nhiều, khen thưởng lại ít, đôi khi quá nghiêm khắc”. Như vậy, bên cạnh thái độ nghiêm khắc trong kỷ luật, GVCNL cần có thái độ bao dung, độ lượng, bỏ qua cho các em những lỗi lầm, giúp các em hòa nhập với tập thể lớp, xóa bỏ mặc cảm và hoàn thiện nhân cách của mình.

- Giáo dục thông qua cách đánh giá của GVCNL: hơn một nửa số học sinh, sinh viên được hỏi cho rằng đánh giá của thầy cô giáo chủ nhiệm lớp là khách quan, chính xác; 1/3 cho là bình thường và chỉ có một vài học sinh cho là đánh giá chưa khách quan. Những con số này hàm chứa những mong muốn, nguyện vọng của các em là muốn GVCNL đánh giá công bằng, khách quan hơn. Đánh giá đúng khách quan, sẽ kích thích các em động cơ phấn đấu, hình thành ở các em niềm tin vào khả năng của bản thân, tin tưởng vào tập thể lớp và tin tưởng vào thầy (cô) giáo chủ nhiệm. Ngược lại, nếu GVCNL đánh giá không công bằng sẽ dẫn đến sự nghi kị, gây tâm lý, thái độ thờ ơ của học sinh. Vì vậy, người giáo viên chủ nhiệm phải thực sự là vị quan tòa thông minh, mẫu mực, có cách nhìn tổng thể, toàn diện, không phiến diện, thiên vị trong đánh giá học sinh.

- Giáo dục thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp: hầu hết học sinh, sinh viên đều cho rằng hoạt động vui chơi giải trí là hoạt động bổ ích, là sân chơi lành mạnh, giúp các em thư giãn sau những giờ học, những kỳ thi căng thẳng, mệt mỏi. Ở các trường cao đẳng nói chung và trường cao đẳng Thương mại và Du lịch nói riêng hiện nay, việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp còn gặp nhiều khó khăn. 25,6% học sinh nhận xét lớp thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp; 63,0% học sinh nhận xét lớp ít tổ chức; và cũng có 11,4% học sinh nhận xét lớp không tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Qua đây chúng ta thấy cũng cần phải xem xét, lưu tâm bởi hoạt động ngoài giờ lên lớp rất bổ ích không những giúp tập thể lớp ngày càng đoàn kết, gắn bó mà còn giúp các em phát huy khả năng tư duy, sáng tạo, mở mang thêm nhiều tri thức mới. Do đó hầu hết học sinh, sinh viên trong nhà trường đều mong muốn, kiến nghị với các thầy (cô) giáo, Ban Giám hiệu nhà trường tổ chức nhiều hơn các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Theo ý kiến của các em có 60,9% khẳng định các hoạt động đó là quan trọng, có ảnh hưởng

lớn đến sự hình thành, phát triển nhân cách của các em; có 37,2% học sinh, sinh viên cho là bình thường; 1,9% cho là không quan trọng.

- Giáo dục thông qua đội ngũ cán bộ lớp: 45,9% học sinh, sinh viên cho là hiệu quả; 50,5% cho là hoạt động bình thường và có 3,6% học sinh, sinh viên cho rằng đội ngũ cán bộ lớp, cán bộ đoàn hoạt động không hiệu quả. Một số học sinh còn khẳng định, nếu thay hoặc bầu thêm những bạn có năng lực, lòng nhiệt tình vào ban cán sự lớp thì phong trào của lớp sẽ có nhiều tiến bộ. Trong trường hợp này, GVCNL phải cân nhắc, lắng nghe, tham khảo những ý kiến của giáo viên bộ môn, của học sinh trong lớp để định hướng và giúp cho các em bầu ra những học sinh, sinh viên thực sự có năng lực, có khả năng quản lý tốt, vì những học sinh này là người sẽ thay GVCNL quản lý lớp. Để giúp cán bộ lớp hoạt động có hiệu quả, GVCNL cần chú ý đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ này. Đồng thời động viên những cố gắng của các em, bảo vệ, xây dựng, phát triển uy tín của các em với tập thể. Đội ngũ cán bộ lớp càng có năng lực tổ chức quản lý và gương mẫu trong mọi mặt với tập thể bao nhiêu thì hoạt động giáo dục của lớp, của giáo viên chủ nhiệm càng có hiệu quả bấy nhiêu.

2.3. Thực trạng quản lý công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở trƣờng Cao đẳng Thƣơng mại và Du lịch Hà Nội

2.3.1. Thực trạng sử dụng các biện pháp quản lý công tác GVCNL

Trong nhà trường nói chung và trường cao đẳng nói riêng, Hiệu trưởng là người đại diện chức trách hành chính, là người quản lý và lãnh đạo cộng đồng giáo dục, có trách nhiệm và thẩm quyền cao nhất về hành chính và chuyên môn, chịu trách nhiệm trước nhà nước và nhân dân, tổ chức và quản lý mọi hoạt động của nhà trường theo đường lối giáo dục của Đảng.

Với tư cách là nhà quản lý, người Hiệu trưởng có trách nhiệm quản lý mọi hoạt động của nhà trường, quản lý mọi tổ chức trong nhà trường. Hoạt động giáo dục của nhà trường chỉ có kết quả cao khi Hiệu trưởng biết huy động sự tham gia đồng bộ, nhịp nhàng, ăn khớp của các bộ phận trong trường, trong đó có đội ngũ GVCNL. Sự phát triển của nhà trường, chất lượng giáo dục và đào tạo toàn diện của nhà trường phải kể đến sự đóng góp đáng kể của đội ngũ GVCNL.

Đội ngũ GVCNL là lực lượng nòng cốt trong công tác giáo dục, là đội ngũ trợ lý quan trọng, trực tiếp quản lý toàn diện các lớp học sinh, sinh viên; báo cáo cho Hiệu trưởng những thông tin cần thiết về học sinh, về tập thể lớp, về các hoạt động giáo dục theo định kỳ và đột xuất. Chính họ biết khai thác và phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường.

2.3.1.1. Lập kế hoạch công tác GVCNL

Tại trường cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà nội thì đơn vị giảng

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội (Trang 51)