Khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội (Trang 90)

8. Cấu trúc luận văn

3.3.Khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

Để khảo sát mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp nêu trên, chúng tôi đã hỏi ý kiến 81chuyên gia bằng phiếu hỏi ý kiến (phụ lục 1), trong đó có:

+ 37 cán bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

+ 44 Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng, trưởng Khoa, phó trưởng Khoa của các trường cao đẳng trên địa bàn Hà nội. Kết quả khảo sát như sau:

Bảng 3.1: Kết quả khảo sát mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

Các biện pháp Mức độ cần thiết Tính khả thi

Rất cần

thiết Cần thiết Không cần thiết Khả thi

Không khả thi

SL % SL % SL % SL % SL %

1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giảng viên về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc quản lý công tác GVCNL trong nhà trường

48 59,2 33 40,8 0 0 80 98,8 1 1,2

2. Quản lý việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch của GVCNL

37 45,7 44 54,3 0 0 79 97,6 2 2,4

3. Ban Giám hiệu quản lý công tác tổ chức lớp học của GVCNL

47 58,0 34 42,0 0 0 79 97,6 2 2,4

4. Chỉ đạo và tiến hành kiểm tra- đánh giá công tác GVCNL 51 62,9 30 37,1 0 0 79 97,6 2 2,4 5. Tạo động lực để GVCNL hoàn thành tốt nhiệm vụ 36 44,4 42 52,0 3 3,6 77 95,2 4 4,8

Từ bảng thống kê trên cho thấy:

Tất cả 5 biện pháp nêu trên đều được đa số ý kiến của các chuyên gia đánh giá cao, không có ý kiến nào cho là không cần thiết hay không khả thi. Trong đó nhóm biện pháp thứ 4 được đánh giá cao nhất có 62,9% ý kiến đánh giá là rất cần thiết, có 37,1% đánh giá là cần thiết và không có ý kiến nào cho rằng không cần thiết.

Các biện pháp đều được các chuyên gia đánh giá là rất khả thi và khả thi, không có ý kiến nào cho là không khả thi. Biện pháp thứ 5: tạo động lực để GVCNL có 3,6% ý kiến còn cho rằng không khả thi vì thực tế ở một số trường Cao đẳng ở Hà Nội còn ít quan tâm đến biện pháp này, chưa động viên và cũng chưa tạo điều kiện về vật chất, tinh thần cho công tác GVCNL.

Qua bảng thống kê trên, chúng ta thấy ý kiến đánh giá của các chuyên gia về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp có khác nhau. Song chưa có ý kiến nào đánh giá là không cần thiết hay không khả thi đối với cả 5 biện pháp. Điều đó chứng tỏ rằng, các biện pháp quản lý công tác GVCNL ở trường cao đẳng do tác giả đề xuất là có thể chấp nhận được.

Tiểu kết chƣơng 3

Công tác chủ nhiệm lớp ở trường cao đẳng rất quan trọng trong việc giáo dục học sinh, sinh viên nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục. Để làm tốt công tác GVCNL ở trường cao đẳng, đại học cần có một đội ngũ giảng viên có năng lực làm công tác GVCNL, đồng thời cán bộ quản lý của nhà trường cũng phải có các biện pháp quản lý hữu hiệu, điều này sẽ góp phần tích cực đưa chất lượng giáo dục của nhà trường phát triển.

Trong chương này, chúng tôi đề xuất 5 biện pháp quản lý của Hiệu trưởng nhằm quản lý có hiệu quả công tác GVCNL ở trường cao đẳng. Những biện pháp này đã được nghiên cứu, xây dựng dựa trên nguyên tắc đảm bảo tính pháp lý, căn cứ vào thực trạng của nhà trường, những bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn, qua việc tìm hiểu cụ thể đặc điểm của địa phương, nhà trường. Thực hiện đồng bộ các biện pháp này sẽ giúp ích rất nhiều cho Hiệu trưởng trong việc quản lí công tác chủ nhiệm lớp, mang lại hiệu quả cao.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội (Trang 90)