Tổ chức nhà trường

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội (Trang 41)

8. Cấu trúc luận văn

2.1.2. Tổ chức nhà trường

2.1.2.1. Đội ngũ lãnh đạo

Cơ cấu lãnh đạo trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà nội có Ban Giám hiệu gồm 05 người (01Hiệu trưởng và 04 phó Hiệu trưởng). 7 trưởng khoa, 14 phó khoa phụ trách chuyên môn. Bên cạnh đó còn có Trưởng, Phó các phòng ban làm nhiệm vụ chỉ đạo các phòng chức năng hỗ trợ các hoạt động giáo dục của nhà trường. Phần lớn đội ngũ cán bộ lãnh đạo đều là những nhà giáo rất say sưa, tâm huyết với nghề, đã gắn bó với nhà trường trong một thời gian dài, có trình độ chuyên môn Thạc sỹ hoặc Tiến sỹ ở lĩnh vực mình quản lý, nắm được những vấn đề cơ bản của khoa học quản lý giáo dục. Đây cũng chính là thế mạnh trong sự nghiệp phát triển giáo dục của nhà trường.

2.1.2.2. Đội ngũ giảng viên

Đội ngũ giảng viên cùng với đội ngũ cán bộ quản lý là lực lượng quyết định chất lượng giáo dục đào tạo của nhà trường. Số lượng, chất lượng và cơ cấu đội ngũ giảng viên tạo nên nội dung xây dựng và phát triển đội ngũ giảng

viên, đồng thời cũng là một trong những nội dung cơ bản của công tác quản lý giáo dục, quản lý nguồn nhân lực cho đào tạo.

Cơ cấu đội ngũ giảng viên của trường cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà nội trong thời gian qua đã dần từng bước được bổ sung và hoàn thiện để có sự cân đối về độ tuổi, giới tính, cơ cấu chuyên môn - nghiệp vụ giữa các khoa, tổ bộ môn nhằm tạo ra một tập thể đội ngũ giảng viên đồng lòng, nhất trí, tương thân, tương ái, hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau về mọi mặt để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Bảng 2.1: Số lượng giáo viên trường cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội

Các khoa Biên chế Số lượng GV hiện có

Số lượng GV còn thiếu

Khoa Kế toán- Tài chính 39 27 12

Khoa Ngoại ngữ 23 16 7

Khoa Tin học 17 8 9

Khoa Khách sạn - Du lịch 15 9 6

Khoa Công nghệ chế biến 15 7 8

Khoa Kinh doanh Thương mại 17 14 3

Khoa Khoa học cơ bản 19 15 4

Tổng 145 96 49

(Nguồn: Phòng Tổ chức trường cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà nội)

Qua bảng trên ta thấy số lượng giáo viên còn thiếu so với yêu cầu nhiệm vụ, đặc biệt là giáo viên chuyên môn nên cường độ giảng dạy bình quân trong năm ở nhiều khoa quá cao so với giờ giảng định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.

Hiện nay do sự phát triển không ngừng của nhà trường, điều đó đặt ra cho công tác đào tạo nhà trường phải nhanh chóng đổi mới, thích ứng với nhu

cầu ngày càng cao của các doanh nghiệp. Trước tình hình đó, trong những năm qua số lượng giáo viên được cử đi đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ tăng mạnh. Vì vậy gây ra sự thiếu hụt tạm thời về giáo viên giảng dạy.

Để đánh giá đúng chất lượng đội ngũ giáo viên, giảng viên của nhà trường hiện nay chúng tôi xem xét đánh giá dựa trên ba mặt: phẩm chất chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực nghiên cứu khoa học.

a. Phẩm chất chính trị:

Đội ngũ giáo viên của trường được tuyển chọn tốt nên luôn có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, giữ vững uy tín của người thày trước học trò, luôn là tấm gương sáng cho học viên noi theo… Mặc dù trong điều kiện còn có nhiều khó khăn nhưng đội ngũ giảng viên luôn yên tâm công tác, gắn bó với sự nghiệp đào tạo của nhà trường.

Tuy nhiên, qua nghiên cứu khảo sát thăm dò ý kiến của 96 giảng viên cho thấy 98% số người được hỏi cho rằng làm giảng viên ở trường là đúng nguyện vọng, yêu nghề dạy học. 2% số người được hỏi chưa thực sự yêu nghề. Như vậy, số giảng viên yêu nghề dạy học đã tạo nên thuận lợi cho công tác đào tạo, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ giảng viên trong nhà trường.

Kết quả phiếu trưng cầu ý kiến cán bộ quản lý và giảng viên nhà trường về phẩm chất đạo đức của đội ngũ giảng viên cho thấy:

+ 82% ý kiến cho là tốt + 18% ý kiến cho là rất tốt

b. Trình độ chuyên môn- nghiệp vụ

Trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm của đội ngũ giảng viên có tính chất quyết định tới chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo của nhà trường được thể hiện thông qua bảng 2.2.

Bảng 2.2 : Thống kê về trình độ chuyên môn đội ngũ giảng viên

Giảng viên Trình độ chuyên

môn

Trình độ ngoại ngữ Trình độ tin học

ĐH Th.S TS A B C A B C

Số lượng 66 28 2 0 60 36 16 51 29

Tỷ lệ (%) 69 28,9 2,1 0 62,5 37,5 16,7 53,1 30,2

(Nguồn: Phòng Tổ chức trường cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà nội)

Trình độ chuyên môn của đội ngũ giảng viên nhà trường hiện nay như sau:

+ Tiến sỹ: 02 trên tổng số giảng viên hiện có, chiếm 2,1% + Thạc sỹ: 28 trên tổng số giảng viên hiện có, chiếm 28,9% + Đại học: 66 trên tổng số giảng viên hiện có, chiếm 69%

- Trình độ ngoại ngữ:

+ Trình độ ngoại ngữ A: không có giảng viên nào có trình độ ngoại ngữ A, chiếm tỷ lệ 0 %

+ Trình độ ngoại ngữ B: 60 trên tổng số giảng viên hiện có, chiếm 62,5% + Trình độ ngoại ngữ C: 36 trên tổng số giảng viên hiện có, chiếm 37,5%

- Trình độ tin học:

+ Trình độ tin học A: 16 trên tổng số giảng viên hiện có, chiếm 16,7% + Trình độ tin học B: 51 trên tổng số giảng viên hiện có, chiếm 53,1% + Trình độ tin học C: 29 trên tổng số giảng viên hiện có, chiếm 30,2%

c. Năng lực nghiên cứu khoa học

Năng lực nghiên cứu khoa học là một nhiệm vụ, chức năng của giảng viên. Trong những năm vừa qua, đội ngũ giảng viên của nhà trường đã thực hiện tốt việc nghiên cứu, cải tiến trang thiết bị phục vụ quá trình dạy học.

Điều này thể hiện thông qua việc cải tiến mô hình học cụ, biên soạn giáo trình tài liệu. Số lượng sáng kiến cải tiến mô hình học cụ và biện soạn tài liệu giáo trình đáp ứng đủ yêu cầu huấn luyện của nhà trường.

Thực trạng đội ngũ giáo viên nhà trường còn có những bất cập nhất định: đội ngũ giáo viên còn thiếu so với yêu cầu nhiệm vụ, trình độ chuyên môn chưa đồng đều, kỹ năng sư phạm còn hạn chế, tổ chức biên chế chưa phù hợp với một trường cao đẳng. Vì vậy, công tác xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên cả về số lượng và chất lượng là một nhiệm vụ cấp bách trước mắt và lâu dài của nhà trường, nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đào tạo.

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)