Một số nguyên tắc để đề xuất biện pháp quản lý công tác GVCNL

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội (Trang 73)

8. Cấu trúc luận văn

3.1. Một số nguyên tắc để đề xuất biện pháp quản lý công tác GVCNL

3.1.1. Đảm bảo tính thực tiễn

Thực tiễn là thước đo chân lý; lí luận chỉ có giá trị khi nó được kiểm định bằng thực tiễn. Do đó, mỗi biện pháp khi đưa ra phải dựa trên những phân tích chính xác, khoa học về tình hình thực tiễn. Muốn đề xuất các biện pháp có hiệu quả phải tìm hiểu cụ thể đặc điểm của địa phương, nhà trường từ tất cả các phương diện có liên quan như: điều kiện về cơ sở vật chất, về con người, cách thức quản lý, hình thức tổ chức thực hiện các hoạt động, điều kiện môi trường…

Các biện pháp phải cụ thể hóa chủ trương, đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước, phù hợp với các nguyên tắc giáo dục của Ngành trong quá trình quản lý. Muốn vậy phải xác định được xu thế phát triển giáo dục hiện nay bằng các biện pháp cụ thể để xây dựng chiến lược giáo dục trong đó việc giáo dục nhân cách, hình thành lý tưởng sống cho học sinh, sinh viên là việc làm cấp bách, cần được tập trung giải quyết. Các biện pháp quản lý của lãnh đạo nhà trường được dựa trên tình hình thực tế của các trường Cao đẳng nói chung và trường Cao đẳng Thương mại- Du lịch nói riêng.

3.1.2. Đảm bảo tính khả thi

Khi đề xuất biện pháp quản lý công tác GVCNL cần căn cứ vào thực trạng của nhà trường, những bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn. Khi biện pháp được đề xuất trên cơ sở nghiên cứu sâu sắc về thực trạng, về các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả thực hiện công tác GVCNL của đơn vị, trên cơ sở “biết mình, biết người, biết thế, biết thời” thì các biện pháp chắc chắn sẽ có

tính khả thi rất cao. Và đây là một yêu cầu, một nguyên tắc quan trọng trong đề xuất giải pháp.

Yêu cầu này đòi hỏi các biện pháp đề xuất có khả năng áp dụng vào thực tiễn hoạt động quản lý của Ban Giám hiệu nhà trường một cách thuận lợi, mang lại hiệu quả cao trong việc thực hiện các chức năng của người cán bộ quản lý (kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra). Để đạt được điều này khi xây dựng biện pháp phải đảm bảo tính khoa học trong qui trình với những bước tiến hành cụ thể, chính xác.

3.1.3. Đảm bảo tính đồng bộ trong việc thực hiện các biện pháp đề xuất

Công tác GVCNL tác động lên hầu hết các thành tố của quá trình dạy học: từ nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học đến thầy và trò. Do đó, các biện pháp không thể thực hiện đơn lẻ mà phải được thực hiện một cách đồng bộ, nhất quán. Thực hiện tốt biện pháp này sẽ làm tiền đề để thực hiệt tốt biện pháp kia và ngược lại. Thực ra nó không khác gì việc thực hiện đổi mới đồng bộ các thành tố của quá trình dạy học. Kinh nghiệm cho thấy: nhiều năm qua, ta cứ hô hào đổi mới phương pháp dạy học nhưng những thành tố khác không có sự thay đổi nhiều nên hiệu quả đổi mới phương pháp chưa cao.

3.1.4. Đảm bảo tính pháp chế

Như đã trình bày trong luận văn, nguyên tắc đề xuất các biện pháp quản lý công tác GVCNL của tác giả là phải đảm bảo tính khả thi, tính thực tiễn, hướng tới thực hiện mục tiêu chung của nhà trường. Song một nguyên tắc không thể không quan tâm trong khi đề xuất biện pháp là các biện pháp đưa ra phải đảm bảo tính pháp chế. Có nghĩa là việc tiến hành các nhiệm vụ, công việc theo nội dung của biện pháp phải được pháp luật của Nhà nước cho phép, không trái với các quy định của ngành và của nhà trường. Để làm được điều này, Hiệu trưởng nhà trường cần quan tâm đến những nội dung sau:

- Nghiên cứu kĩ các văn bản của nhà nước, của ngành về chế độ chính sách đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp tại các trường cao đẳng.

- Rà soát lại các văn bản nhà trường đã ban hành quy định về quyền hạn, nghĩa vụ của GVCNL. Những văn bản nào trái với quy định của pháp luật cần được bãi bỏ. Những văn bản nào có giá trị pháp lý cần được nghiên cứu để việc đề xuất biện pháp được sát thực, đảm bảo hiệu lực pháp lý, hiệu lực quản lý.

Trong thực tiễn đã không ít CBQL mạnh dạn đề ra và thực hiện các biện pháp quản lý giáo dục sáng tạo đem lại hiệu quả quản lý, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục cho nhà trường. Nhưng do việc đề xuất biện pháp không tuân thủ nguyên tắc đảm bảo tính pháp chế nên khi nhà nước thanh tra, kiểm tra, CBQL lại trở thành người vi phạm pháp luật, từ người có công trở thành người có tội, gây ảnh hưởng đến uy tín của ngành. Do đó, một biện pháp được coi là khả thi khi nó phù hợp với qui định và quyền hạn của các cấp quản lí. Muốn biện pháp có hiệu quả, cần quan tâm tới các qui định, nội qui đã ban hành, chẳng hạn như: chức năng, nhiệm vụ của GVCNL, quyền hạn của Hiệu trưởng trong trường cao đẳng hay các văn bản qui định về chế độ của GVCNL,…

Tóm lại, mỗi biện pháp quản lý khi đưa vào thực hiện sẽ tác động và ảnh hưởng đến cá nhân hay tập thể. Nhiều khi nó ảnh hưởng lâu dài đến cả một thế hệ và tạo nên diện mạo nhân cách của thế hệ đó. Chính vì thế mà mỗi khi đưa ra các biện pháp quản lý, cần phải cân nhắc, tính toán khoa học, tiến hành thực nghiệm để kiểm định, xác định tính thiết thực và tính khả thi của biện pháp trong điều kiện cho phép.

3.2. Một số biện pháp quản lý có hiệu quả đối với công tác GVCNL ở trƣờng cao đẳng trƣờng cao đẳng

3.2.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giảng viên về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc quản lý công tác GVCNL quan trọng của việc quản lý công tác GVCNL

Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giảng viên về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc quản lý công tác giáo viên chủ nhiệm lớp trong nhà trường có ý nghĩa hết sức quan trọng, tạo tiền đề để thực hiện có hiệu quả các biện pháp khác. Bởi nhận thức là cơ sở của hành động. Nhận thức đúng đắn, sâu sắc thì sẽ có hành động đúng và hiệu quả. Để việc quản lý công tác GVCNL được thực hiện tốt cần sự hiểu biết, sự tự giác, tự nguyện của tất cả cán bộ quản lý và giảng viên trong trường.

3.2.1.1. Mục đích của biện pháp

Tạo sự thống nhất cao trong nhận thức của cán bộ quản lý, giảng viên trong trường về ý nghĩa, tầm quan trọng, sự cần thiết phải quản lý công tác chủ nhiệm lớp một cách hiệu quả. Khi đã có sự thống nhất cao trong nhận thức, GVCNL sẽ tích cực phối hợp với lãnh đạo nhà trường đề xuất và triển khai các biện pháp một cách hiệu quả. Kinh nghiệm cho hay, nếu không làm tốt công tác tư tưởng thì việc có dễ đến mấy cũng không thực hiện được.

3.2.1.2. Nội dung của biện pháp

Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giảng viên về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc quản lý công tác GVCNL trong nhà trường.

Giúp cán bộ quản lý, giảng viên, GVCNL biết được thực trạng công tác chủ nhiệm lớp, quản lý công tác chủ nhiệm lớp trong nhà trường; những mô hình lớp chủ nhiệm điển hình, hiệu quả.

Giúp cán bộ quản lý, GVCNL biết được những việc gì cần làm để thực hiện có hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo của nhà trường.

Hiệu trưởng nhà trường chỉ đạo các Khoa chuẩn bị nội dung liên quan đến việc quản lý công tác GVCNL (thực trạng quản lý, một số nghiên cứu đánh giá về vai trò của công tác chủ nhiệm lớp trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, hạn chế các tệ nạn trong nhà trường, tăng cơ hội tìm kiếm việc làm cho học sinh, sinh viên ...) để Hiệu trưởng tổ chức Hội thảo.

Hiệu trưởng thông báo về nội dung hội thảo trước 1 tháng, yêu cầu cán bộ quản lý giáo viên nghiên cứu tài liệu, chuẩn bị ý kiến tham luận tại Hội thảo (không nên chỉ định trước vì như vậy những người không được chỉ định phát biểu tham luận sẽ không chuẩn bị chu đáo). Tổ chức Hội thảo “Nâng cao hiệu quả quản lý công tác giáo viên chủ nhiệm lớp trong trưởng cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà nội" với sự tham gia của toàn thể cán bộ quản lý,

giảng viên trong trường, các nhà giáo dục, chuyên gia quản lý giáo dục tại các trường sư phạm.

Với sự chuẩn bị từ trước của hầu hết các đại biểu, tại hội thảo, sẽ có nhiều ý kiến phát biểu, tranh luận về thực trạng, vai trò công tác chủ nhiệm lớp, quản lý công tác chủ nhiệm lớp, các biện pháp quản lý để nâng cao hiệu quả công tác này. Như vậy thông qua Hội thảo, cán bộ quản lý, giảng viên sẽ có sự hiểu biết sâu sắc hơn về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc quản lý công tác GVCNL trong nhà trường. Sự hiểu biết này không một chiều như những cách tuyên truyền thông thường mà trên cơ sở nghiên cứu lý luận, thực tiễn của đối tượng được tuyên truyền và như vậy hiệu quả tuyên truyền sẽ tăng gấp nhiều lần so với những cách làm truyền thống.

Từ những ý kiến tham luận tại Hội thảo, Hiệu trưởng nhà trường chỉ đạo các Khoa cùng phối hợp, tổ chức biên soạn tài liệu "Cẩm nang dành cho giáo viên chủ nhiệm lớp", phổ biến tới toàn thể giảng viên trong trường để họ có

điều kiện tham khảo, áp dụng các biện pháp thích hợp trong quá trình thực hiện công tác chủ nhiệm lớp.

Bên cạnh đó, để công tác tuyên truyền có hiệu quả, biện pháp tuyên truyền phải đa dạng. Hiệu trưởng nhà trường có thể nâng cao nhận thức của CBQL, giảng viên về công tác này thông qua các cuộc họp giao ban hàng tháng, tổ chức thi viết sáng kiến kinh nghiệm, thi giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi, tuyên dương, khen thưởng giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi, lớp xuất sắc dẫn đầu trường. Những hoạt động này không chỉ giúp GVCNL có thêm kinh nghiệm mà còn góp phần tôn vinh họ, tạo động lực để học tự giác, tự nguyện thực hiện nhiệm vụ một cách có hiệu quả.

3.2.1.4. Điều kiện để thực hiện biện pháp

Để thực hiện biện pháp này có hiệu quả, trước hết cần một người Hiệu trưởng tâm huyết với sự nghiệp "trồng người', có hiểu biết sâu sắc về công tác quản lý giáo dục nói chung, công tác quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp nói riêng bởi người thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho giảng viên trong trường chính là Hiệu trưởng. Để tuyên truyền, giúp người khác hiểu được vấn đề thì chủ thể phải có hiểu biết sâu sắc về vấn đề đó. Bên cạnh đó, không phải tuyên truyền một lần mà GVCNL đã nắm bắt được toàn bộ nội dung, cách thức thực hiện. Trong quá trình thực hiện, họ cần được sự tư vấn, giúp đỡ từ Hiệu trưởng nhà trường. Chính vì vậy Hiệu trưởng không thể là người không nắm chắc công tác chủ nhiệm lớp, quản lý công tác chủ nhiệm lớp.

Điều kiện thứ hai là sự vào cuộc, phối hợp của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường như: Đảng bộ, Công đoàn, Đoàn thanh niên... Những tổ chức này sẽ giúp Hiệu trưởng cụ thể hóa các nội dung tuyên truyền đến từng thành viên trong tổ chức, giúp Hiệu trưởng tổ chức các hoạt động tuyên truyền đa dạng, phong phú.

Kế hoạch là một trong bốn khâu của một quá trình quản lý. Khâu này diễn ra đầu tiên và có vai trò hết sức quan trọng, quyết định tới 50% sự thành công của công việc. Tuy nhiên, trong thực tế công tác lập kế hoạch chưa được GVCNL tại trường cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà nội chú trọng đúng mức. Một số bản kế hoạch được làm hết sức chiếu lệ, thiếu những chỉ tiêu, biện pháp cụ thể, thời gian thực hiện đôi khi cũng bị bỏ qua. Phần lớn các giải pháp là những khẩu hiệu chung chung kiểu “tăng cường”, “đẩy mạnh”, “nâng cao”, do đó, kế hoạch chưa là kim chỉ nam, chưa là định hướng để mỗi giảng viên căn cứ vào đó mà thực hiện và kiểm tra tiến độ thực hiện. Kế hoạch chưa là gợi ý, là định hướng cho học sinh, sinh viên lớp chủ nhiệm xác định nhiệm vụ của mình. Bên cạnh đó, có những bản kế hoạch được xây dựng nhưng lại không được thực hiện theo đúng lộ trình. Để công tác chủ nhiệm lớp phát huy tác dụng cần những bản kế hoạch chi tiết theo từng tuần, từng tháng, từng năm, thể hiện rõ việc làm của giảng viên và sinh viên, cần sự đôn đốc sát sao của CBQL để kế hoạch được thực hiện có hiệu quả.

3.2.2.1. Mục đích của biện pháp

Đảm bảo việc xây dựng kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp của GVCNL được tiến hành theo hướng dẫn. Kế hoạch đảm bảo chất lượng, có tính khả thi cao. Đảm bảo kế hoạch của giảng viên được thực hiện đúng tiến độ với sự nỗ lực cao nhất của giảng viên và học sinh, sinh viên lớp chủ nhiệm.

3.2.2.2. Nội dung của biện pháp

- Hiệu trưởng nhà trường tổ chức hướng dẫn GVCNL xây dựng kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp.

- Tạo điều kiện về tinh thần, vật chất để GVCNL thực hiện kế hoạch có hiệu quả.

- Hiệu trưởng chỉ đạo Khoa kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch của GVCNL.

- Tổ chức rút kinh nghiệm với GVCNL.

3.2.2.3. Cách thực hiện biện pháp

- Hiệu trưởng nhà trường tổ chức hướng dẫn GVCNL xây dựng kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp trên cơ sở:

+ Bám sát kế hoạch công tác của nhà trường, của Khoa, của tổ chuyên môn.

+ Nắm bắt đặc điểm tình hình của lớp chủ nhiệm: số lượng học sinh, sinh viên, tỉ lệ nam, nữ, năng lực, sở trường, tâm tư nguyện vọng, sở thích, hoàn cảnh gia đình của học sinh, sinh viên …

+ Căn cứ vào những kết quả, bài học kinh nghiệm của những năm học trước và xu thế phát triển của giáo dục nghề nghiệp trong những năm tiếp theo.

- Hiệu trưởng chỉ đạo các Khoa, các phòng chức năng tạo điều kiện thuận lợi để GVCNL thực hiện kế hoạch. Hỗ trợ kinh phí thực hiện trên cơ sở xác định rõ nhu cầu về nguồn lực để thực hiện kế hoạch.

- Hiệu trưởng chỉ đạo Trưởng khoa tổ chức kiểm tra việc xây dựng kế hoạch của GVCNL. Tổ chức góp ý, rút kinh nghiệm với GVCNL về những ưu, khuyết điểm của kế hoạch, bổ sung những nội dung còn thiếu. Yêu cầu GVCNL hoàn thiện kế hoạch nộp về Khoa, phòng làm căn cứ để quản lý sát thực.

- Tổ chức kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của GVCNL để nắm bắt tình hình, đảm bảo kế hoạch được thực hiện đúng tiến độ. Có biện pháp giúp GVCNL tháo gỡ khó khăn trong thực hiện kế hoạch. Trong kiểm tra, cần chú ý đến cả 2 hình thức báo trước và đột xuất để đánh giá khách quan, toàn diện hơn.

- Tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm với GVCNL. Tổ chức động viên, khen thưởng, phổ biến, nhân rộng điển hình tiên tiến để GVCNL có thể trao đổi, học hỏi kinh nghiệm.

3.2.2.4. Điều kiện để thực hiện biện pháp

- GVCNL được hướng dẫn quy trình xây dựng kế hoạch, cụ thể hóa kế hoạch thành các nhiệm vụ, chỉ tiêu giải pháp.

- Có sự chỉ đạo sâu sát của Hiệu trưởng, quản lý Khoa.

- Có nguồn lực cần thiết để đảm bảo kế hoạch của GVCNL được thực hiện.

- Có sự hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra thường xuyên.

- GVCNL được quan tâm, tạo động lực để thực hiện kế hoạch.

3.2.3. Quản lý công tác tổ chức lớp học của GVCNL

GVCNL là người thay mặt Hiệu trưởng, tức thay mặt chính quyền nhà trường quản lý một lớp học- đơn vị cơ bản của nhà trường. GVCNL là người

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)