Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giảng viên về ý nghĩa,

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội (Trang 76)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.1.Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giảng viên về ý nghĩa,

quan trọng của việc quản lý công tác GVCNL

Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giảng viên về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc quản lý công tác giáo viên chủ nhiệm lớp trong nhà trường có ý nghĩa hết sức quan trọng, tạo tiền đề để thực hiện có hiệu quả các biện pháp khác. Bởi nhận thức là cơ sở của hành động. Nhận thức đúng đắn, sâu sắc thì sẽ có hành động đúng và hiệu quả. Để việc quản lý công tác GVCNL được thực hiện tốt cần sự hiểu biết, sự tự giác, tự nguyện của tất cả cán bộ quản lý và giảng viên trong trường.

3.2.1.1. Mục đích của biện pháp

Tạo sự thống nhất cao trong nhận thức của cán bộ quản lý, giảng viên trong trường về ý nghĩa, tầm quan trọng, sự cần thiết phải quản lý công tác chủ nhiệm lớp một cách hiệu quả. Khi đã có sự thống nhất cao trong nhận thức, GVCNL sẽ tích cực phối hợp với lãnh đạo nhà trường đề xuất và triển khai các biện pháp một cách hiệu quả. Kinh nghiệm cho hay, nếu không làm tốt công tác tư tưởng thì việc có dễ đến mấy cũng không thực hiện được.

3.2.1.2. Nội dung của biện pháp

Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giảng viên về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc quản lý công tác GVCNL trong nhà trường.

Giúp cán bộ quản lý, giảng viên, GVCNL biết được thực trạng công tác chủ nhiệm lớp, quản lý công tác chủ nhiệm lớp trong nhà trường; những mô hình lớp chủ nhiệm điển hình, hiệu quả.

Giúp cán bộ quản lý, GVCNL biết được những việc gì cần làm để thực hiện có hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo của nhà trường.

Hiệu trưởng nhà trường chỉ đạo các Khoa chuẩn bị nội dung liên quan đến việc quản lý công tác GVCNL (thực trạng quản lý, một số nghiên cứu đánh giá về vai trò của công tác chủ nhiệm lớp trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, hạn chế các tệ nạn trong nhà trường, tăng cơ hội tìm kiếm việc làm cho học sinh, sinh viên ...) để Hiệu trưởng tổ chức Hội thảo.

Hiệu trưởng thông báo về nội dung hội thảo trước 1 tháng, yêu cầu cán bộ quản lý giáo viên nghiên cứu tài liệu, chuẩn bị ý kiến tham luận tại Hội thảo (không nên chỉ định trước vì như vậy những người không được chỉ định phát biểu tham luận sẽ không chuẩn bị chu đáo). Tổ chức Hội thảo “Nâng cao hiệu quả quản lý công tác giáo viên chủ nhiệm lớp trong trưởng cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà nội" với sự tham gia của toàn thể cán bộ quản lý,

giảng viên trong trường, các nhà giáo dục, chuyên gia quản lý giáo dục tại các trường sư phạm.

Với sự chuẩn bị từ trước của hầu hết các đại biểu, tại hội thảo, sẽ có nhiều ý kiến phát biểu, tranh luận về thực trạng, vai trò công tác chủ nhiệm lớp, quản lý công tác chủ nhiệm lớp, các biện pháp quản lý để nâng cao hiệu quả công tác này. Như vậy thông qua Hội thảo, cán bộ quản lý, giảng viên sẽ có sự hiểu biết sâu sắc hơn về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc quản lý công tác GVCNL trong nhà trường. Sự hiểu biết này không một chiều như những cách tuyên truyền thông thường mà trên cơ sở nghiên cứu lý luận, thực tiễn của đối tượng được tuyên truyền và như vậy hiệu quả tuyên truyền sẽ tăng gấp nhiều lần so với những cách làm truyền thống.

Từ những ý kiến tham luận tại Hội thảo, Hiệu trưởng nhà trường chỉ đạo các Khoa cùng phối hợp, tổ chức biên soạn tài liệu "Cẩm nang dành cho giáo viên chủ nhiệm lớp", phổ biến tới toàn thể giảng viên trong trường để họ có

điều kiện tham khảo, áp dụng các biện pháp thích hợp trong quá trình thực hiện công tác chủ nhiệm lớp.

Bên cạnh đó, để công tác tuyên truyền có hiệu quả, biện pháp tuyên truyền phải đa dạng. Hiệu trưởng nhà trường có thể nâng cao nhận thức của CBQL, giảng viên về công tác này thông qua các cuộc họp giao ban hàng tháng, tổ chức thi viết sáng kiến kinh nghiệm, thi giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi, tuyên dương, khen thưởng giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi, lớp xuất sắc dẫn đầu trường. Những hoạt động này không chỉ giúp GVCNL có thêm kinh nghiệm mà còn góp phần tôn vinh họ, tạo động lực để học tự giác, tự nguyện thực hiện nhiệm vụ một cách có hiệu quả.

3.2.1.4. Điều kiện để thực hiện biện pháp

Để thực hiện biện pháp này có hiệu quả, trước hết cần một người Hiệu trưởng tâm huyết với sự nghiệp "trồng người', có hiểu biết sâu sắc về công tác quản lý giáo dục nói chung, công tác quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp nói riêng bởi người thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho giảng viên trong trường chính là Hiệu trưởng. Để tuyên truyền, giúp người khác hiểu được vấn đề thì chủ thể phải có hiểu biết sâu sắc về vấn đề đó. Bên cạnh đó, không phải tuyên truyền một lần mà GVCNL đã nắm bắt được toàn bộ nội dung, cách thức thực hiện. Trong quá trình thực hiện, họ cần được sự tư vấn, giúp đỡ từ Hiệu trưởng nhà trường. Chính vì vậy Hiệu trưởng không thể là người không nắm chắc công tác chủ nhiệm lớp, quản lý công tác chủ nhiệm lớp.

Điều kiện thứ hai là sự vào cuộc, phối hợp của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường như: Đảng bộ, Công đoàn, Đoàn thanh niên... Những tổ chức này sẽ giúp Hiệu trưởng cụ thể hóa các nội dung tuyên truyền đến từng thành viên trong tổ chức, giúp Hiệu trưởng tổ chức các hoạt động tuyên truyền đa dạng, phong phú.

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội (Trang 76)