8. Cấu trúc luận văn
3.2.2. Quản lý việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch của
Kế hoạch là một trong bốn khâu của một quá trình quản lý. Khâu này diễn ra đầu tiên và có vai trò hết sức quan trọng, quyết định tới 50% sự thành công của công việc. Tuy nhiên, trong thực tế công tác lập kế hoạch chưa được GVCNL tại trường cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà nội chú trọng đúng mức. Một số bản kế hoạch được làm hết sức chiếu lệ, thiếu những chỉ tiêu, biện pháp cụ thể, thời gian thực hiện đôi khi cũng bị bỏ qua. Phần lớn các giải pháp là những khẩu hiệu chung chung kiểu “tăng cường”, “đẩy mạnh”, “nâng cao”, do đó, kế hoạch chưa là kim chỉ nam, chưa là định hướng để mỗi giảng viên căn cứ vào đó mà thực hiện và kiểm tra tiến độ thực hiện. Kế hoạch chưa là gợi ý, là định hướng cho học sinh, sinh viên lớp chủ nhiệm xác định nhiệm vụ của mình. Bên cạnh đó, có những bản kế hoạch được xây dựng nhưng lại không được thực hiện theo đúng lộ trình. Để công tác chủ nhiệm lớp phát huy tác dụng cần những bản kế hoạch chi tiết theo từng tuần, từng tháng, từng năm, thể hiện rõ việc làm của giảng viên và sinh viên, cần sự đôn đốc sát sao của CBQL để kế hoạch được thực hiện có hiệu quả.
3.2.2.1. Mục đích của biện pháp
Đảm bảo việc xây dựng kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp của GVCNL được tiến hành theo hướng dẫn. Kế hoạch đảm bảo chất lượng, có tính khả thi cao. Đảm bảo kế hoạch của giảng viên được thực hiện đúng tiến độ với sự nỗ lực cao nhất của giảng viên và học sinh, sinh viên lớp chủ nhiệm.
3.2.2.2. Nội dung của biện pháp
- Hiệu trưởng nhà trường tổ chức hướng dẫn GVCNL xây dựng kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp.
- Tạo điều kiện về tinh thần, vật chất để GVCNL thực hiện kế hoạch có hiệu quả.
- Hiệu trưởng chỉ đạo Khoa kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch của GVCNL.
- Tổ chức rút kinh nghiệm với GVCNL.
3.2.2.3. Cách thực hiện biện pháp
- Hiệu trưởng nhà trường tổ chức hướng dẫn GVCNL xây dựng kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp trên cơ sở:
+ Bám sát kế hoạch công tác của nhà trường, của Khoa, của tổ chuyên môn.
+ Nắm bắt đặc điểm tình hình của lớp chủ nhiệm: số lượng học sinh, sinh viên, tỉ lệ nam, nữ, năng lực, sở trường, tâm tư nguyện vọng, sở thích, hoàn cảnh gia đình của học sinh, sinh viên …
+ Căn cứ vào những kết quả, bài học kinh nghiệm của những năm học trước và xu thế phát triển của giáo dục nghề nghiệp trong những năm tiếp theo.
- Hiệu trưởng chỉ đạo các Khoa, các phòng chức năng tạo điều kiện thuận lợi để GVCNL thực hiện kế hoạch. Hỗ trợ kinh phí thực hiện trên cơ sở xác định rõ nhu cầu về nguồn lực để thực hiện kế hoạch.
- Hiệu trưởng chỉ đạo Trưởng khoa tổ chức kiểm tra việc xây dựng kế hoạch của GVCNL. Tổ chức góp ý, rút kinh nghiệm với GVCNL về những ưu, khuyết điểm của kế hoạch, bổ sung những nội dung còn thiếu. Yêu cầu GVCNL hoàn thiện kế hoạch nộp về Khoa, phòng làm căn cứ để quản lý sát thực.
- Tổ chức kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của GVCNL để nắm bắt tình hình, đảm bảo kế hoạch được thực hiện đúng tiến độ. Có biện pháp giúp GVCNL tháo gỡ khó khăn trong thực hiện kế hoạch. Trong kiểm tra, cần chú ý đến cả 2 hình thức báo trước và đột xuất để đánh giá khách quan, toàn diện hơn.
- Tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm với GVCNL. Tổ chức động viên, khen thưởng, phổ biến, nhân rộng điển hình tiên tiến để GVCNL có thể trao đổi, học hỏi kinh nghiệm.
3.2.2.4. Điều kiện để thực hiện biện pháp
- GVCNL được hướng dẫn quy trình xây dựng kế hoạch, cụ thể hóa kế hoạch thành các nhiệm vụ, chỉ tiêu giải pháp.
- Có sự chỉ đạo sâu sát của Hiệu trưởng, quản lý Khoa.
- Có nguồn lực cần thiết để đảm bảo kế hoạch của GVCNL được thực hiện.
- Có sự hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra thường xuyên.
- GVCNL được quan tâm, tạo động lực để thực hiện kế hoạch.