1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tài liệu mĩ học đại cương

60 1,6K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 60
Dung lượng 1,8 MB

Nội dung

Nhà nghiên cứu Biêlinski đã nhấn mạnh tầm quan trọng của cảm xúc thẩm mĩ: Cảm xúc về cái kiều diễm là một điều kiện làm nên phẩm giá con người: phải có nó mới có thể có được trí tuệ, phả

Trang 1

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT

MĨ HỌC ĐẠI CƯƠNG

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 2

III ĐỐI TƯỢNG CỦA THẨM MĨ

1 Thế nào là đối tượng của mĩ học

2 Các quan niệm khác nhau về đối tượng mĩ học

IV ĐỊNH NGHĨA VÀ NỘI DUNG CỦA MĨ HỌC

Trong vô vàn quan hệ giữa con người với thế giới tự nhiên và xã hội: quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học, đạo đức có quan hệ thẩm mĩ Một vừng trăng, một dòng sông, một cơn gió , một lâu đài, một hành vi cao thượng, một bức tranh là những hiện tượng tựû nhiên xã hội trong quan hệ với con người nó bộc lộ nhiều phẩm giá khác nhau: giá trị kinh tế, giá trị chính trị, giá trị văn hóa, giá trị khoa học và giá trị thẩm mĩ

Ðiều đó có nghĩa là, trong quá trình đồng hóa thế giới, con người không chỉ biết đồng hóa thế giới về cái có ích, mà còn biết đồng hóa thế giới về cái thẩm mĩ Vừng trăng, dòng sông, cơn gió, con người không chỉ thấy ở nó những giá trị thực dụng cho sinh hoạt và đời sống như: ánh sáng soi đường, nước tưới cho đồng ruộng, gió làm căng buồm, đẩy thuyền ra khơi , mà còn thấy nó đẹp, còn thích thú về nó- mộüt sự thích thú vô tư, không vụ lợi Nghĩa là, ánh trăng ấy, dòng sông ấy, ngọn gió ấy không chỉ làm thỏa mãn nhu cầu thực dụng mà còn khơi dậy ở con người những rung cảm, những xúc động, những xao xuyến của tâm hồn- tạo ra ở con người những cảm xúc thẩm mĩ

Ðồng hóa thế giới về mặt thẩm mĩ cũng chính là quan hệ thẩm mĩ đối với thế giới, cũng chính là đời sống thẩm mĩ của con người Các phương diện con người đồìng hóa thế giới về mặt thẩm mĩ, bao gồm:

- Tiếp nhận, hưởng thụ, chiếm lĩnh các phương diện thẩm mĩ của hiện thực

- Sáng tạo ra những giá trị thẩm mĩ qua :

- Hoạt động lao động sản xuất

I QUAN HỆ THẨM MĨ, ÐỜI SỐNG THẨM MĨ VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ

Trang 3

Ðời sống con người có hai bộ phận: đời sống vật chất và đời sống tinh thần Cả hai bộ phận đó đều có tầm quan trọng của mình

Nếu thiếu đời sống vật chất thì con người chết ngay Nhưng thiếu đời sống tinh thần thì con người chưa chết ngay

Con người ăn ở trước múa hát sau (C.Mác) Ðối với một con người đang đói lả, không có hình thức tính người của thức ăn Con người quẫn bách, nặng trĩu lo âu, không cảm nhận được gì dù trước một cảnh đẹp (C.Mác)

Tuy vậy, nếu nhu cầu vật chất được thỏa mãn, nhưng không có nhu cầu tinh thần thì con người chỉ tồn tại như là một con người sinh vật chứ không như là con người xã hội Ðời sống tinh thần, đặc biệt là đời sống thẩm mĩ của con người là thước đo giống loài, là tiêu chuẩn để phân biệt con người với con vật, là sự khẳng định mình như là một sức mạnh bản chất của con người (C.Mác)

Nhà nghiên cứu Biêlinski đã nhấn mạnh tầm quan trọng của cảm xúc thẩm mĩ: Cảm xúc về cái kiều diễm là một điều kiện làm nên phẩm giá con người: phải có nó mới có thể có được trí tuệ, phải có nó nhà bác học mới cất mình lên tới những tư tuởng tầm cỡ thế giới, mới hiểu được bản chất và các hiện tượng trong tính thống nhất của chúng; phải có

nó người cộng sản mới có thể hiến dâng cho tổ quốc những hoài vọng cá nhân, lẫn những lợi ích riêng tư của mình; phải có nó con người mới không qụy ngã dưới sức đè nặng trĩu của cuộc đời và làm nên những chiến công Thiếu nó, thiếu đi cái cảm xúc ấy, sẽ không có thiên tài, không có tài năng, không có trí thông minh, mà chỉ còn lại một thứ đầu

óc tỉnh táo một cách ti tiện cần thiết cho thói sinh hoạt thường ngày trong nhà, cho những tính toán nhỏ nhen của bệnh ích kỉ Kẻ nào khi nghe một bản nhạc nhảy, chỉ nhún nhảy đôi chân, mà lòng không rung động, lồng ngực không mệt mỏi, tâm hồn không xao xuyến; kẻ nào khi nhìn một bức tranh chỉ thấy đấy là những đồ vật của bảo tàng được dùng để trang hoàng căn phòng và chỉ thích thú với mỗi sự gia công tinh xảo của nó; kẻ nào không yêu thơ hồi còn trẻ; kẻ nào chỉ biết thấy vở kịch là một tiết mục sân khấu, còn tiểu thuyết là một chuyện kể cho khuây khỏa lúc buồn, kẻ đó không phải là người [1]

a Mĩ học thời Hy Lạp - La Mã cổ đại: Tư tưởng mĩ học Hy-La cổ đại đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển cả về sau này Nhiều vấn đề quan trọng nhất về bản chất, vai trò xã hội của đã được đặt ra Học thuyết về sự bắt chước của nghệ thuật đã nhấn mạnh sự tuỳ thuộc của nghệ thuật đối với thế giới thực tại Tư tưởng

về ý nghĩa giáo dục của nghệ thuật được phát triển rộng rãi Những vấn đề về loại hình và loại thể, về nội dung và hình thức của tác phẩm nghệ thuật cũng được giải quyết

Aristote (384-322 trước CN), ngả theo con đường triết học duy vật, tư tưởng mỹ học của Aristote là tư tưởng

mỹ học duy vật Cuốn Thi học của ông có thể coi là công trình tổng hợp tư tưởng mỹ học phương Tây cổ đại Ông

quan niệm cái đẹp gắn liền với hiện thực khách quan: Những hình thái chủ yếu của cái đẹp là trật tư trong không gian và thời gian, là tính tương ứng và tính chính xác [1]

Học thuyết về sự bắt chước của ông đã xem nghệ thuật như là một hành động sáng tạo, không quy nghệ thuật vào sự sao chép máy móc tự nhiên, giản đơn Aristote nhấn mạnh vai trò nhận thức to lớn của sáng tạo nghệ thuật, do chỗ, nghệ thuật không phải bắt chước cái đơn giản nhất mà là cái có thể xảy ra, nghệ thuật chú ý tập trung vào cái chung, cái hợp quy luật chứ không phải cái đơn nhất, cái ngẫu nhiên Aristote còn lý giải một cách sâu sắc việc phân chia nghệ thuật ra thành ba loại: tự sự, trữ tình và kịch Cách phân chia này đến ngày nay vẫn còn ý nghĩa

b Mĩ học thời Trung cổ: Thời Trung cổ, triết học duy tâm chủ nghĩa chiếm địa vị thống trị, mĩ học và lý

luận nghệû thuật tiến bộ bị thần học duy tâm bóp nghẹt

Augustin (354-430) là cha đẻ của giáo hội, cho rằng Chúa là nguồn gốc mọi cái đẹp và Chúa là cái đẹûp cao quý

nhất Ông cho rằng nghệ thuật không nên gợi lên một hứng thú gì khác mà phải tìm hứng thú trong ý niệm gắn với chúa

c Mĩ học thời Phục hưng: Thời Phục hưng là thời kỳ nảy sinh quan hệ tư bản chủ nghĩa ở châu Âu Ðây là

thời kỳ tư tưởng mĩ học duy vật được phát triển mạnh trên cơ sở tiếp thu tư tưởng duy vật thời Cổ đại Thời kỳ này sinh ra những con người khổng lồ đấu tranh chống văn hóa Phong kiến- giáo hội Trung cổ Tư tưởng mỹ học của những nhà nhân văn thời kỳ này thấm nhuần những nguyên lý khẳng định cuộc sống, lạc quan, tích cực Ðiểm nổi bật

về lý luận thời kỳ này là xem sáng tạo nghệ thuật như là một hoạt động bắt chước với ý nghĩa tái hiện chính xác thực tại cụ thể lịch sử với tất cả dáng vẻ huy hoàng và hình thức cảm tính của nó

Anberti (1404-1472) đòi hỏi tái hiện hiện thực một cách chính xác, nhưng ông xa lạ với lối sao y nguyên đối tượng theo lối tự nhiên chủ nghĩa: Chúng ta lựa chọn một loạt vật thể đẹp nhất theo ý kiến những kẻ thông thạo về

II LƯỢC SỬ MĨ HỌC

Trang 4

mặt này, và ở những vật thể đó, chúng ta mượn lấy những kích thước cần cho chúng ta, rồi sau đó, so sánh chúng với nhau và gạt bỏ những gì thái quá về mặt này, mặt nọ, chúng ta rút ra được những độ lớn, bé, trung bình, cao thấp, sao cho, những độ này ăn khớp với toàn bộ việc đo lường dựa vào biện pháp tuyển chọn ấy [1]

d Mỹ học chủ nghĩa Cổ điển: Nước Pháp thế kỷ XVII là tổ quốc của những tư tưởng mỹ học chủ nghĩa Cổ

điển Công lao cơ bản của mỹ học Cổ điển là ở chỗ họ tôn sùng lý trí, đặt lý trí lên cương vị thẩm phán tối cao đối với sáng tạo nghệ thuật Họ giáng một đòn chí mạng vào nghệ thuật phong kiến vô chính phủ và tôn giáo

Boileau (1636-1711) là nhà lập pháp, nhà lý luận nổi tiếng của chủ nghĩa Cổ điển Tiếp thu truyền thống duy vật

thời Cổ đại và thời Phục hưng, chịu ảnh hưởng trực tiếp triết học duy lý của Descartes, Boileau cho nghệ thuật là sự bắt chước tự nhiên, gạt bỏ đề tài tôn giáo thần bí Nhưng tự nhiên theo ông quan niệm, là tự nhiên đã được thanh khiết hóa bởi lý trí Ông đề cao hơn hết lý trí trong nghệ thuật Vì vậy, tính chính xác của điển hình, tính trong sáng của hình tượng, tính nghiêm chỉnh của ngôn ngữ, tính đáng tin cậy của những gì được miêu tả.v.v là tiêu chuẩn của nghệ thuật Ðề cao thái quá lý trí trong nghệ thuật, ông đã gạt bỏ cảm xúc ra ngoài cái đẹp Ông còn chủ trương một thứ đẳng cấp trong nghệ thuật Chân lý nghệ thuật, theo ông, là phù hợp với thị hiếu của giới quí tộc; ông đã gạt bỏ nhân dân ra ngoài nghệ thuật cả về mặt đối tượng phản ánh và cả về mặt chủ thể nhận thức

đ Mĩ học thời Khai sáng: Chủ nghĩa Khai sáng ra đời ở thế kỷ XVIII trong cuộc đấu tranh chống lại các

khuynh hướng lý tưởng hóa của Chủ nghĩa Cổ điển Ðại biểu của nó là những người mang tư tưởng khai sáng - ủng

hộ việc khai hóa cho nhân dân Ðây là thời kỳ đã hình thành những cơ sở lý luận mĩ học, mĩ học được tách ra khỏi triết học để tồn tại với tư cách là một khoa học độc lập Người có công đầu trong việc này là giáo sư mĩ học người Ðức, tên là Baumgarten

Diderot (1713-1784) mở rộng đối tượng cho nghệ thuật, ông kêu gọi người làm nghệ thuật phải đi tìm những gì xẩy

ra ở đường phố, quan sát công việc ở chợ búa Ông đã có kiến giải về điển hình nghệ thuật - nghệ thuật phải qua cái riêng, cái cụ thể để phản ánh cái chung, cái khái quát

Lessing (1729-1787) cũng đòi mở rộng diện phản ánh cho nghệ thuật Trước đây, nghệ thuật chỉ mô tả cái

đẹp trong cuộc sống Nhưng ngày nay, nghệ thuật có quyền mô tả cái xấu Tiến gần đến cách giải quyết duy vật và biện chứng những vấn đề cơ bản của mỹ học, ông đã khắc phục được phần lớn các quan điểm siêu hình về sáng tạo nghệ thuật, chống lại những người theo chủ nghĩa Cổ điển - xem nghệ thuật Cổ điển là mẫu mực và yêu cầu bắt chước nghệ thuật đó

Goethe (1740-1832) gắn chặt nghệ thuật với thời đại Nghệ sĩ là con đẻ của thời đại Tác phẩm là tấm gương

thời đại Ðây là tư tưởng cơ bản xuyên suốt các công trình nghiên cứu và sáng tác của ông Ðồng thời, ông chống lại

việc lặp lại thời đại, sao chép một cách nô lệ tất cả các mẫu tự thuộc hệ thống mẫu tự vĩ đại nhất của thiên nhiên [1] Bởi vì, ông giải thích: Tất cả những gì mà ta trông thấy quanh mình mới chỉ là nguyên liệu mà thôi [1] Cống hiến

lớn lao nhất của Goethe là ông đã tiến gần đến nhận thức đúng đắn về tính biện chứng giữa cái chung và cái riêng:

Cái riêng vĩnh viễn thuộc vào cái chung; cái chung vĩnh viễn được lĩnh hội qua cái riêng [1]

e Mỹ học Duy tâm Cổ điển Ðức: Với tư tưởng mỹ học và lý luận nghệ thuật Ðức cuối XVIII đầu XIX, tư

tưởng mỹ học nhân loại đạt tới mức phát triển cao Sự cống hiến cơ bản của các nhà triết học duy tâm Ðức là ở chỗ

họ đã tìm cách lý giải bằng phép biện chứng những vấn đề chủ yếu nhất của mỹ học, mặc dù sự lý giải đó dựa trên một cơ sở duy tâm Ðến đây, lý luận nghệ thuật nhân loại đã tồn tại với tư cách là một khoa học độc lập

Hégel (1770-1831), mĩ học của ông là đỉnh cao của mỹ học duy tâm cổ điển Ðức và là đỉnh cao của mỹ học duy

tâm trước C.Mác Tư tưởng mỹ học của ông vừa mang yếu tố duy tâm vừa mang yếu tố biện chứng, ông xem cái đẹp

là hiện thân của ý niệm tuyệt đối và khi nào ý niệm của nó trực tiếp với hiện tượng bên ngoài của nó trong một thể thống nhất thì ý niệm không những thật mà còn đẹp nữa Nếu gạt bỏ đi cái vỏ duy tâm, trong quan niệm về cái đẹp của mình, Hégel thấy được sự thống nhất giữa lý tính và cảm tính, giữa nội dung và hình thức Ông đã dự cảm được

sự phát triển của nghệ thuật mà ưu điểm là thấy được sự thù địch của chủ nghĩa tư bản với nghệ thuật

g Mĩ học Dân chủ Cách mạng Nga: Ðây là giai đoạn cao nhất của quá trình phát triển lý luận nghệ thuật

duy vật trước Mác Nhiều kiến giải của các nhà dân chủ cách mạng Nga về đối tượng, về chức năng về tính đặc trưng của nghệ thuật.v.v tiếp cận với mỹ học Mácxít

Biélinski (1811-1848), người sáng lập nên nền mỹ học dân chủ cách mạng Nga Ông coi nghệ thuật là cái tái hiện hiện thực; cuộc sống là đối tượng của nghệ thuật Ông xem nghệ thuật là một sự phân tích xã hội, một tiếng kêu đau khổ, một lời ca sung sướng, một câu hỏi đặt ra hay một câu trả lời [1] Ðặc biệt ông thấy được đặc thù của nghệ

thuật là tái hiện cuộc sống bằng hình tượng Ông cũng có kiến giải sâu sắc về điển hình, về tính nhân dân và tính dân tộc của nghệ thuật

Tchernuchevski (1828-1889) Cống hiến quan trọng của ông là đặt nền tảng cho quan điểm duy vật về nghệ

Trang 5

thuật Ông tìm cái đẹp trong thực tại, cái đạp là cuộc sống, nghệ thuật là phương tiện nhận thức cuộc sống Từ

đó ông rất căm thù loại nghệ thuật thuần tuý, duy tâm

a Các trào lưu, trường phái phi hiện thực và phản hiện thực: Nửa sau thế kỷ XIX chủ nghĩa tư bản Tây Âu đạt tới thời kỳ phồn thịnh Phong trào vô sản cũng phát triển mạnh Ðể củng cố địa vị thống trị của mình trước sức mạnh của phong trào công nhân, giai cấp tư sản đã trở thành một lực lượng bảo thủ, chủ nghĩa tư bản đi vào con đường phản động Trên lĩnh vực văn hóa, tư tưởng, diễn ra sự khủng hoảng của triết học và lý luận nghệ thuật Nhiều trường phái nghiên cứu nghệ thuật với quan điểm suy đồi, phản động ra đời

- Trường phái Văn hóa - lịch sử: Người khởi xướng là H.Taine (1828-1893) nhà sử học và nghệ thuật học

người Pháp Ông muốn đưa phương pháp của khoa học tự nhiên vào nghiên cứu nghệ thuật Nhà mỹ học có thiện

cảm với tất cả các hình thái nghệ thuật và tất cả mọi trường phái, ngay cả khi chúng đối lập nhau Nó hành động giống như khoa thực vật học, nghiên cứu cây cam và cây nguyệt quế, cây thông và cây bạch dương với một hứng thú ngang nhau [1] Quan niệm này dẫn đến chủ nghĩa chủ quan trong nghiên cứu nghệ thuật và san bằng mọi trào lưu

nghệ thuật Taine cho rằng có ba nguyên nhân quyết định sự phát triển của nghệ thuật Ðó là, chủng tộc, môi trường

và thời điểm Nhưng ông đã lý giải những nguyên nhân này theo quan điểm duy vật dung tục hoặc theo quan điểm sinh vật học chứ không phải theo quan điểm xã hội - giai cấp

- Chủ nghĩa so sánh: Người sáng lập là T.Benfei (1809-1881) nhà nghiên cứu ngữ văn người Ðức Ông đề xướng lý luận về sự vay mượn, sự di chuyển các cốt truyện từ Ðông sang Tây Quan niệm đó cho rằng nghệ thuật

dân tộc này do bắt chước, mô phỏng dân tộc khác mà có Từ đó, nghiên cứu nghệ thuật là đi so sánh để tìm sự ảnh hưởng, sự vay mượn Quan niệm đó phạm phải sai lầm tai hại là tách nghệ thuật ra khỏi đời sống xã hội, biến nó

thành một vòng tuần hoàn khép kín Một vòng tuần hoàn các ý niệm và các môtíp

- Trường phái tâm lý học: Người tiêu biểu là A.Potebnia (1856-1918) người Nga là nhà nghiên cứu ngữ văn nổi tiếng Ông cho rằng: Sáng tác nghệ thuật là sự tự biểu hiện thế giới nội tâm của tác giả; mọi tác phẩm đều mang tính

tự thuật; tự quan sát là nguồn mạch xác thực và có ý nghĩa nhất của sự sáng tạo tâm hồn duy nhất quan sát được

và có thể biết được là tâm hồn riêng của chúng ta Nếu như chúng ta hiểu biết lẫn nhau, thì đó chỉ là chúng ta hiểu biết được tâm hồn mình theo nghĩa này, những tác phẩm thơ ca mang tính tự thuật ở mức độ cao nhất Tuyệt đối hóa sự quy định của trạng thái tâm lý đối với sáng tác của nghệ sĩ, trường phái này đã thu hẹp đối tượng mô tả của

nghệ thuật vào trong khuôn khổ biểu hiện thế giới nội tâm của chính nghệ sĩ, do đó, tước bỏ bản chất, chức năng xã hội của nghệ thuật

- Chủ nghĩa trực giác là trào lưu mỹ học có ảnh hưởng nhất trong xã hội tư sản thế kỷ XX Ông tổ của nó là

H.Bergson (1859-1941) nhà triết học duy tâm thần bí của Pháp Ông cho rằng lý tính là người dẫn đường đáng tin cậy cho con người trong đời sống thực tiễn bởi nó phân loại đối tượng dưới góc độ vụ lợi, có ích Nó bỏ qua thuộc tính không vụ lợi của đối tượng- thuộc tính thẩm mĩ Thuộc tính này chỉ có trực giác mới khám phá ra được Vì ông cho trực giác không theo đuổi mục đích vụ lợi, bản chất của nó là vô tư, do đó, nó nắm bắt và bao quát được sắc thái cá thể của đối tượng Tuyệt đối hóa vai trò nhận thức cảm tính trong nghệ thuật, chủ nghĩa trực giác đã phủ nhận lý trí trong sáng tạo nghệ thuật, đối lập nghệ thuật và đạo đức, phủ nhận khuynh hướng tư tưởng trong nghệ thuật

- Chủ nghĩa Freud (Phân tâm học) rất được phổ biến ở các nước tư bản thế kỷ XX Người đề xướng là

D.Freud (1856-1939) bác sĩ tâm thần người Áo Ông cho rằng động lực chi phối con người từ lúc sinh ra cho đến lúc chết là bản năng Bản năng điều khiển toàn bộ hoạt động con người trong đó có cả hoạt động nghệ thuật Trong bản năng, yếu tố chủ yếu là bản năng tính dục Tất cả đều bắt nguồn từ sự xung đột giữa cái tôi và cái tính dục Áp dụng vào nghệ thuật, Freud cho rằng sáng tác chính là sự thăng hoa của ẩn ức tính dục Do đó, nghiên cứu nghệ thuật là phơi bày cho được các hình tượng biểu tượng ôm chứa trọng điểm tính dục Chủ nghĩa Freud đã tách nghệ thuật khỏi đời sống, khỏi ý thức

- Chủ nghĩa cấu trúc là một khuynh hướng thịnh hành trong văn học tư sản hiện đại Ðại biểu là Bendơ,

Caidơ, Xtaigơ, Bactơ Họ quan niệm tác phẩm nghệ thuật là một cấu trúc ngôn ngữ khép kín Nó là một hộp đen không liên quan đến chủ thể và khách thể Họ đối lập nội dung và hình thức Cái được biểu đạt tương đương với nội dung, cái biểu đạt là lĩnh vực tùy hứng, tùy thích không có cơ sở nào Không quan tâm đến người sáng tác, đối lập nghệ thuật với cuộc sống, tất cả hướng vào hình thức, chủ nghĩa cấu trúc thực chất là một loại chủ nghĩa hình thức

Mĩ học phương Tây tư sản hiện đại có rất nhiều trường phái, nhiều loại, ta có thể thu gom được đôi điều hợp lý ở trường phái này, chủ nghĩa nó, nhưng, cơ bản là duy tâm, siêu hình, phiến diện, cực đoan

Trang 6

b Sự ra đời và phát triển của mĩ học C.Mác- Ph.Ăngghen- V.I.Lênin

Cơ sở triết học của mĩ học Mácxít: Sự ra đời của chủ nghĩa Mác là cuộc cách mạng vĩ đại nhất trong khoa học

xã hội của nhân loại Cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác- Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử- xuất hiện là mở đầu cho một thời đại mới trong quá trình phát triển nhận thức nhân loại Và, đó là đóng góp lớn lao nhất, quan trọng nhất, trước nhất của Mác-Ăngghen cho nền mỹ học nhân loại

Quan điểm mĩ học của C.Mác- Ph Ăngghen- V.I.Lênin: Dưới ánh sáng của chủ nghĩa duy vật biện chứng

và chủ nghĩa duy vật lịch sử, Mác- Ăngghen, và sau này Lênin, đã giải quyết một loạt những vấn đề chủ yếu của mỹ

học Cống hiến của Mác- Ăngghen là:

- Nguồn gốc của nghệû thuật: Cản xúc thẩm mĩ, cái đẹp, nghệû thuật, nảy sinh do thực tiễn của con

người-thực tiễn lao động sản xuất

- Bản chất xã hội của nghệ thuật: Nghệ thuật là một hình thái ý thức xã hội do cơ sở kinh tế sinh ra và bị cơ

sở kinh tế quyết định Ðến lượt mình, nghệ thuật tác động trở lại cơ sở kinh tế

- Bản chất nhận thức nghệ thuật: Bất kỳ một nhận thức nào về hiện thực cũng là một sự phản ánh hiện thực

vào đầu óc con người Nghệ thuật là một trong những biện pháp phản ánh hiện thực Nghệ thuật là một hình thức nhận thức có ý nghĩa to lớn

Kế thừa di sản mỹ học và lý luận nghệ thuật của C.Mác và Ph.Ăngghen, tư tưởng của giai cấp vô sản đã được định hình một cách hoàn chỉnh, ở Lênin Những đóng góp trực tiếp của Lênin là:

- Nguyên lý tính đảng trong nghệ thuật Ðây cống hiến vĩ đại nhất của Lênin vào kho tàng lý luận Mácxít

Nguyên tắc cơ bản là: nghệ thuật là một bộ phận trong sự nghiệp của giai cấp vô sản, do giai cấp vô sản lãnh đạo, và giai cấp vô sản phải lãnh đạo nghệ thuật theo đặc trưng của nó để hướng nghệ thuật phục vụ mình

- Phản ánh luận là cống hiến quan trọng thứ hai của Lênin vào kho tàng lý luận nghệ thuật Mácxít Xem vật

chất là cái có trước, tinh thần là cái có sau, vật chất quyết định tinh thần, ý thức là sự phản ánh thế giới khách quan, con người có khả năng nhận thức được bản chất thế giới , Lênin đã đặt ra một cơ sở khoa học để giải quyết hàng loạt vấn đề lý luận nghệû thuật như: khả năng nhận thức, phản ánh hiện thực của nghệû thuật; tác dụng cải tạo của nghệû thuật; mối quan hệ giữa nghệû thuật và thực tại đời sống.v.v

- Vấn đề kế thừa và sáng tạo của nghệû thuật: Nghệû thuật kế thừa những gì tốt đẹp của quá khứ Nhưng kế

thừa không phải là sự bắt chước mà là kế thừa có phê phán, đồng thời kế thừa không phải là cứu cánh của nghệû thuật mới, mà là bàn đạp sáng tạo ra nghệû thuật mới

Tóm lại: Sự cống hiến vĩ đại của Lênin không chỉ là ở chỗ trong điều kiện mới, Người đã làm phong phú, đào sâu và phát triển thêm những vấn đề cơ bản của mỹ học Mácxít và đặt cơ sở triết học, khoa học và mỹ học cho đường lối của đảng Mácxít, mà còn là ở chỗ, bằng hoạt động thực tiễn của mình, Người đã làm nên những mẫu mực về việc phân tích một cách cụ thể lịch sử, duy vật biện chứng một số hiện tượng nghệ thuật cụ thể

c Tư tưởng văn nghệ của Ðảng ta: Vận dụng tài tình tư tưởng văn nghệ Mác- Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của

nước ta, phát huy truyền thống văn nghệ quý báu của dân tộüc ta, đảng ta đã đề cập một cách toàn diện và sâu sắc các vấn đề lý luận nghệû thuật cơ bản Các quan điểm của đảng ta được thể hiện tập trung trong các văn kiện đại hội Ðảng, Ðại hội văn nghệ, Hội nghị văn hóa, các bài phát biểu của các vị lãnh đạo Ðảng và Nhà nước ta Những nội dung căn bản của tư tưởng văn nghệ của đảng ta là:

- Về nhiệm vụ, chức năng của nghệ thuật, đảng ta yêu cầu phải phục vụ Cách mạng và giáo dục nhân dân, xây dựng con người mới theo tinh thần yêu nước XHCN đảng ta coi nghệû thuật là yếu tố quan trọng của cách mạng

tư tưởng văn hóa, là vũ khí sắc bén của giai cấp công nhân, của Ðảng trong cuộc đấu tranh để hoàn thành nhiệm vụ cách mạng do Ðảng đề ra Ðối với anh chị em văn nghệ sĩ của ta, chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản phải là mục đích và lý tưởng đẹp đẽ nhất, Tổ quốc, nhân dân và cách mạng là đối tượng phục vụ cao qúy nhất, văn hóa tư tưởng là chiến trường, tác phẩm nghệ thuật là vũ khí sắc bén [1]

- Về tính khuynh hướng của nghệû thuật, Ðảng ta yêu cầu nghệû thuật phải có tính dân tộc đậm đà, tính đảng

và tính nhân dân sâu sắc Nghị quyết Ðại hội Ðảng toàn quốc lần thứ III: Phát triển một nền văn nghệ với nội dung

XHCN và tính chất dân tộc, có tính đảng và tính nhân dân sâu sắc [1]

Trang 7

- Vế tính đặc trưng của nghệû thuật, Ðảng ta yêu cầu nghệû thuật phải có tính hiện thực thực trong sáng,

phản ánh đời sống xã hội một cách chân thực và sinh động, xây dựng được những điển hình cao đẹp và con người mới Xuất phát từ phản ánh luận của Lênin, coi nghệû thuật là một hình thái ý thức xã hội, Ðảng ta yêu cầu: nghệû

thuật là công cụû để hiểu biết, khám phá, sáng tạo (Phạm Văn Ðồng)[1] và phải: miêu tả cho hay, cho chân thật và cho hùng hồn (Hồ Chủ tịch) [1] với: nội dung chân thật và phong phú, hình thức trong sáng và vui tươi (Hồ Chủ tịch)[1], phải Ðiển hình hóa cao độ (Trường Chinh)[1]

- Về phương pháp sáng tác, Ðảng ta xem chủ nghĩa hiện thực XHCN là phương pháp sáng tác tốt nhất Phương pháp hiện thực XHCN là phương pháp sáng tác tốt nhất, nhưng không phải là duy nhất ( ) Phương pháp hiện thực XHCN thu hút và bao dung tất cả những yếu tố tích cực của những phương pháp sáng tác khác ( ) Trong

sự thật khách quan nó phải làm nổi bật lên những tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình Hơn nữa, nó làm cho người ta thấy được lẽ chuyển biến tất nhiên của xã hội, cái khuynh hướng khách quan của sự vật (Trường Chinh) [1]

- Về kế thừa và tiếp thu nghệû thuật dân tộc và nhân loại, Ðảng ta yêu cầu nghệû thuật phải tiếp thu một cách

có phê phán và phát huy một cách sáng tạo những tinh hoa dân tộc và những thành tựu tốt đẹp của nghệû thuật thế

giới xưa và nay, Ðảng nêu lên phương châm: Học xưa vì nay, học cũ để biết mới[1] (Thư BCH Trung ương Ðảng gửi Ðại hội văn nghệ toàn quốc lần thứ III) Ðối với nước ngoài, một mặt tránh thái độ bài ngoại, dân tộc hẹp hòi, mặt

khác tránh thái độ tự ti theo đuôi bắt chước nước ngoài một cách nô lệ (Phạm Văn Ðồng)[1]

- Về người sáng tác, Ðảng ta luôn quan tâm xây dựng một đội ngũ những người làm công tác vừa hồng vừa chuyên,

tập hợp những người làm công tác văn nghệ vào những tổ chức thích hợp (hội nghệ sĩ, hội nghệû thuật ) tạo điều kiện cho nghệ sĩ đi vào cuộc sống, trau dồi thế giới quan lập trường chính trị, đạo đức, nhiệt tình cách mạng, lý tưởng thẩm mĩ, tình cảm thẩm mĩ

Một khoa học muốn tồn tại, phải có 3 điều kiện cơ bản:

- Có một phạm vi (đối tượng) nghiên cứu

- Có nhu cầu nghiên cứu về đối tượng

- Có phương pháp nghiên cứu về đối tượng

Như vậy, đối tượng là một trong 3 điều kiện xác định sự tồn tại của một khoa học Xác định đối tượng của mĩ học là xác định phạm vi nghiên cứu của mĩ học Cũng tức là trả lời câu hỏi: mĩ học nghiên cứu những gì? Những phương diện nào của hiện thực thuộc phạm vi nghiên cứu của mĩ học?

a Những quan niệm của mĩ học trước C.Mác

- Aristote (384- 322 tr CN), trong Thi học, cho rằng, mĩ học là triết học về nghệ thuật, là triết học nghiên cứu các

luật lệ sáng tạo nghệû thuật Mĩ học, với Aristote chưa phải là một khoa học, mà chỉ là một bộ phận của triết học

- Baumgarten (1714- 1762) cho rằng, mĩ học có nhiệm vụ nghiên cứu những đặc điểm của con đường nhận thức thế

giới bằng cảm xúc, để phân biệt với con đường nhận thức lí tính của triết học và khoa học

- Kant (1724- 1804) cho rằng đối tượng của mĩ học là thị hiếu thẩm mĩ, là những phán đoán thẩm mĩ Tức, mĩ học

nghiên cứu cái chủ quan chứ không nghiên cứu cái khách quan

- Hégel (1770- 1831) cho rằng đối tượng của mĩ học là vương quốc bao la của cái đẹp, đúng hơn là lĩnh vực nghệû

thuật, đúng hơn nữa là lĩnh vực sáng tạo nghệû thuật

- Tchernychevski (1828- 1889) cho rằng đối tượng của mĩ học là quan hệ thẩm mĩ của nghệ thuật đối với hiện thực

b Quan niệm của mĩ học Mácxít

III ÐỐI TƯỢNG CỦA MĨ HỌC

Trang 8

Mĩ học, ở phương Tây, theo nguyên nghĩa tiếng Hylạp là extêdix (aisthèsis), tiếng Pháp: esthétique, tiếng Anh: aesthetic, có nghĩa là trực giác học, tức khoa học về nhận thức của cảm giác (chỉ sự hoạt động tâm lí khi nhận thức sự vật bằng cảm tính, trực giác) Ở phương Ðông (Trung Quốc, Việt Nam ), mĩ học, theo nghĩa chiết tự của từ này là khoa học về thẩm mĩ Khái niệm mĩ học, ở phương Ðông, vì vậy, lại thiên về chỉ đặc tính của sự vật, hiện tượng khách quan

Vậy, mĩ học nghiên cứu cái gì? Phương diện nào, chủ thể hay khách thể? Con người, bản chất của nó là sự tổng hòa của rất nhiều mối quan hệ Trước một hiện tượng đời sống, con người bộc lộ rất nhiều mối quan hệ: quan hệ kinh tế, quan hệ chính trị, quan hệ đạo đức, quan hệ pháp lí, quan hệ tôn giáo và quan hệ thẩm mĩ Trong từng quan

hệ ấy, con người có những khoa học riêng để nghiên cứu về nó Ở quan hệ kinh tế, có khoa kinh tế học, ở quan hệ chính trị có khoa chính trị học, ở quan hệ đạo đức có khoa đạo đức học.v.v và ở quan hệ thẩm mĩ có khoa mĩ học Như vậy, mĩ học có nhiệm vụ nghiên cứu quan hệ thẩm mĩ, hay nghiên cứu phương diện đời sống thẩm mĩ của con người

Nói tới quan hệ là nói tới chủ thể và khách thể, nói tới chủ quan và khách quan Nói quan hệ thẩm mĩ, đời sống thẩm

mĩ, là nói tới chủ thể thẩm mĩ và khách thể thẩm mĩ Vậy, chủ thể thẩm mĩ, khách thể thẩm mĩ là gì?

Chủ thể thẩm mĩ là con người xã hội với tư cách là kẻ đồng hóa thế giới về mặt thẩm mĩ Những phương diện của

chủ thể thẩm mĩ, mà mĩ học cần nghiên cứu, bao gồm:

- Ý thức thẩm mĩ: Ý thức thẩm mĩ là một bộ phận của ý thức xã hội Nó là một hình thức phản ánh cấp cao riêng có ở

con người Ý thức thẩm mĩ là toàn bộ quá trình tâm lí tích cực tham gia vào sự hiểu biết của con người đối với thế giới khách quan và sự tồn tại thực sự của nó về phương diện thẩm mĩ Ý thức thẩm mĩ bao gồm:

- Cảm xúc thẩm mĩ

- Thị hiếu thẩm mĩ

- Quan điểm thẩm mĩ

- Lí tưởng thẩm mĩ

- Hoạt động thẩm mĩ: Hoạt động thẩm mĩ là tất cả các lĩnh vực hoạt động sáng tạo và tiếp nhận của con người nói

chung, mà cái đẹp luôn là thước đo đi liền bên cạnh những thước đo thực dụng khác, bao gồm:

- Hoạt động thực tiễn vật chất

- Hoạt động khoa học

- Hoạt động sinh hoạt và đời sống

- Hoạt động sáng tạo nghệ thuật

Chủ thể thẩm mĩ được phân chia ra làm 2 loại: chủ thể sáng tạo và chủ thể thưởng thức Chủ thể sáng tạo trước

hết là các nghệ sĩ (người sáng tác và người biểu diễn) Ngoài ra, chủ thể sáng tạo còn là con người lao động nói chung Vì họ là những người sáng tạo thế giới theo quy luật của cái đẹp Chủ thể thưởng thức là tất cả những con người với tư cách những kẻ tiếp nhận, hưởng thụ những giá trị thẩm mĩ

Khách thể thẩm mĩ là toàn bộ hiện thực khách quan trong quan hệ với con người bộc lộ những giá trị thẩm mĩ

Cơ sở để các nhà mĩ học Mácxít xem xét đối tượng mĩ học là phản ánh luận của Lênin: tồn tại thẩm mĩ là tính thứ nhất, ý thức thẩm mĩ là tính thứ hai Không thể có ý thức thẩm mĩ, nếu không có khách thể thẩm mĩ, những thuộc tính thẩm mĩ trong hiện thực Những thuộc tính thẩm mĩ tồn tại một cách khách quan, độc lập với ý thức con người cảm thụ chúng Tuy vậy, quan niệm này của mĩ học hiện đại khác hẳn quan niệm của phái duy tự nhiên Phái duy tự nhiên cho rằng những thuộc tính thẩm mĩ của hiện thực là những thuộc tính tự nhiên, có sẵn trong tự nhiên, có trước con người Những thuộc tính đó bao gồm: sự hài hòa, cân đối, sự thống nhất trong cái đa dạng , tức, những thuộc tính toán học, vật lí học của tự nhiên

Trang 9

Mĩ học hiện đại quan niệm tính thẩm mĩ là một thuộc tính xã hội của hiện thực Ðiều đó có nghĩa là, thuộc tính thẩm mĩ của hiện thực không phải là những thuộc tính tự nhiên, vốn có của sự vât, tồn tại bên ngoài xã hội, có trước xã hội Không phải mọüi thuộc tính của hiện thực đều có sẵn, có trước xã hội loài người Những thuộc tính xã hội của hiện thực chỉ xuất hiện cùng với sự xuất hiện của xã hội loài người Ngọn núi kia có từ trước khi có con người, nhưng chỉ từ khi có con người, trong quan hệ với con người nó mới bộc lộ thuộc tính xã hội của mình:

Núi cao chi lắm núi ơi

Che lấp mặt trời chẳng thấy người thương

Cái độc ác: cao, che lấp mặt trời, che mất người thương của núi là một thuộc tính khách quan của nó, và chỉ bộc lộ trong quan hệ với con người mà thôi

Mặt trăng kia có trước con người, nhưng chỉ khi có con người, trăng mới có tính người:

Ðêm qua trăng sáng Cổ Ngư Trăng vờn mặt nước, trăng như mặt người

Ở đây, ta không được hiểu khách thể thẩm mĩ như là tồn tại khách quan, đánh đồng khách thể thẩm mĩ với tồn tại khách quan Song cũng không phải vì thế mà hiểu tính thẩm mĩ không có tính khách quan Cần phân biệt tính khách quan và tính tự nhiên của đối tượng Tính tự nhiên của đối tượng thì có trước con người, đó là những thuộc tính vật lí, hóa học, toán học Còn tính khách quan của đối tượng là xét nó trong quan hệ với con người (quan hệ khách thể- chủ thể) Những thuộc tính tự nhiên ấy trong quan hệ với con người có tác dụng khác nhau đối với sự tiến

bộ của xã hội, và do đó bộc lộ những thuộc tính thẩm mĩ khác nhau Như vậy, những thuộc tính tự nhiên của đối tượng có ý nghĩa như là cơ sở vật chất, tự nhiên, khách quan của thuộc tính thẩm mĩ

Thuộc tính thẩm mĩ là một giá trị xã hội Luận điểm này dựa trên học thuyết Mác- Lênin về vai trò của thực tiễn xã hội trong quá trình con người đồng hóa thế giới Những thuộc tính thẩm mĩ của các sự vật, hiện tượng của thế giới nảy sinh trong quá trình thực tiễn, mà nguyên nhân là lao động xã hội Quá trình lao động cải tạo tự nhiên, bắt tự nhiên phục vụ mình chính là quá trình nhân hóa tự nhiên của con người Tức, quá trình tự nhiên bộc lộ những thuộc

tính xã hội của mình, trong đó có thuộc tính thẩm mĩ Do đó, tuy nói giá trị xã hội của tự nhiên nhưng giá trị ấy vẫn tồn tại khách quan

Khách thể thẩm mĩ có một phạm vi vô cùng rộng lớn và phức tạp Tuy nhiên cũng có thể chia khách thể thẩm

mĩ ra làm 2 phương diện Phương diện tự nhiên thứ nhất và phương diện tự nhiên thứ hai Khách thể thẩm mĩ, về phương diện tự nhiên thứ nhất, bao gồm các hiện tượng tựû nhiên trong quan hệ với con người bộc lộ những thuộc tính thẩm mĩ Khách thể thẩm mĩ, về phương diện tự nhiên thứ hai, là các sản phẩm do con người làm ra theo quy luật của cái đẹp, trong đó có nghệû thuật là nơi biểu hiện tập trung nhất, cao nhất quy luật của cái đẹp

Tóm lại, đối tượng của mĩ học là đời sống thẩm mĩ của con người

1.4.1 ÐỊNH NGHĨA MĨ HỌC

Mĩ học là khoa học về bản chất của ý thức thẩm mĩ và hoạt động thẩm mĩ của con người, nhằm khám phá, phát minh ra những giá trị trên cơ sở quy luật của cái đẹp, trong đó có nghệû thuật là giá trị cao nhất

1.4.2 NỘI DUNG MĨ HỌC

a Mĩ học nghiên cứu ý thức thẩm mĩ của con người Mĩ học nghiên cứu những cấp độ hoạt động của ý thức

thẩm mĩ của con người với tư cách là chủ thể thẩm mĩ, bao gồm: những đặc điểm của ý thức thẩm mĩ, cảm xúc thẩm

mĩ, thị hiếu thẩm mĩ, quan điểm thẩm mĩ, lí tưởng thẩm mĩ

b Mĩ học nghiên cứu các phạûm trù mĩ học Mĩ học nghiên cứu các phạûm trù mĩ học như là những công cụ của tư duy nhằm nhận thức, đánh giá các hiện tượng thẩm mĩ trong đời sống và trong nghệû thuật

c Mĩ học nghiên cứu nghệ thuật như là một lĩnh vực thẩm mĩ Mĩ học nghiên cứu bản chất, đặc trưng của

Trang 10

nghệû thuật- lĩnh vực hoạt động trung tâm của sự sáng tạo ra những giá trị theo quy luật của cái đẹp.

Trang 11

2 Đặc điểm của quan điểm thẩm mĩ

Cái gì trong tự nhiên, xã hội được phản ánh vào trong ý thức thẩm mĩ của con người và tạo ra thái độ thẩm mĩ ở con người?

Thế giới hiện thực vô cùng phức tạp, bao gồm: không chỉ các sự vật và hiện tượng (từ các hạt cơ bản đến những thiên thể; từ thế giới vô cơ đến thế giới hữu cơ), mà còn cả các quy luật đang điều hành những quá trình diễn ra trong

tự nhiên và xã hội, cả sự phát triển và biến đổi thường xuyên của toàn bộ hiện thực Trong bất kỳ một biểu hiện cụ thể nào của cuộc sống, chúng ta phân biệt bản chất và hiện tượng; hình thức và nội dung; yếu tố bên ngoài và nhân tố bên trong Các mặt này gắn bó với nhau, tác động qua lại lẫn nhau và nương tựa vào nhau Các sự vật và hiện tượng

đó tồn tại trong một hình thức nhất định Hình thức tồn tại này là hình thức biểu hiện của sự vật Hình thức này bộc

lộ và thể hiện các mặt chất lượng của sự vật và hiện tượng:

- Những thuộc tính tự nhiên (tính tổ chức của các bộ phận, tính đầy đủ của sự thể hiện đặc điểm giống loài;

là cơ sở tồn tại của sự vật Khi độ bị phá vỡ thì sự vật sẽ không tồn tại nữa Cơ sở của cái đẹp và cái xấu của sự vật là

ở sự biểu hiện như thế nào về cái độ Ðộ chính là tính hoàn thiện của sự vật và hiện tượng Chính tính hoàn thiện của

sự vật và hiện tượng là cơ sở để dấy lên ở con người xúc cảm thẩm mĩ Các sản phẩm do con người làm ra có chất lượng cao và hoàn hảo đó là nguồn gốc niềm vui thẩm mĩ Thiên nhiên tồn tại trong tính hoàn thiện, hoàn hảo của nó,

nó có hình thức tồn tại hợp lý, thể hiện đầy đủ bản chất của mình tạo cho con người niềm vui thẩm mĩ Nó đã trở thành khuôn mẫu để con người bắt chước Các ngọn tháp đều xây dựng theo quy luật vươn lên của ngọn lúa Các tàu thủy, máy bay bắt chước hình con cá Như vậy, trong bản thân hiện thực vốn chứa đựng cơ sở khách quan cho việc

I Ý THỨC THẨM MĨ LÀ GÌ?

Trang 12

tiếp cận thẩm mĩ, cho quan hệ thẩm mĩ, cho việc phát sinh ý thức thẩm mĩ ở con người

Mỹ học không dừng lại ở sự ghi nhận tính chất khách quan của mặt thẩm mĩ của hiện thực với tư cách là đối tượng của nhận thức và thái độ thẩm mĩ Mỹ học còn phải nghiên cứu về quá trình nhận thức và thái độ thẩm mĩ nơi con người như là phương diện ý thức thẩm mĩ, vơí tư cách là chủ thể thẩm mĩ Chủ nghĩa Mác chia cơ cấu đời sống ra thành hai bộ phận: tồn tại xã hội và ý thức xã hội Ý thức xã hội hình thành và phát triển trên cơ sở tồn tại xã hội Ý thức xã hội gồm: Tâm lý xã hội và hệ tư tưởng Ý thức xã hội xuất hiện dưới dạng: ý thức thông thường và ý thức lý luận (gồm một hệ thống các hình thái ý thức nhất định) Ý thức xã hội gồm: quan điểm lý luận chính trị, pháp quyền, đạo đức, tôn giáo, khoa học, triết học và ý thức thẩm mĩ

Ý thức thẩm mĩ là một hình thái ý thức xã hội Ý thức đó phản ánh quan hệ thẩm mĩ giữa con người và hiện thực

Là một hình thái ý thức xã hội, ý thức thẩm mĩ cũng giống như bất kỳ một hình thái ý thức thức nào khác Mọi nguyên lý của chủ nghĩa duy vật lịch sử được vận dụng cho các hình thức ý thức nói chung đều được vận dụng cho ý thức thẩm mĩ Như mọi hiện tượng ý thức khác, ý thức thẩm mĩ nảy sinh, hình thành và phát triển trên cơ sở thực tiễn

Như vậy, sự phát triển sản xuất, đời sống xã hội, thực tiễn khoa học kỹ thuật và nghệ thuật tạo ra khả năng ngày càng lớn cho hoạt động thẩm mĩ Tuy nhiên, sự phát triển thẩm mĩ và tính tích cực thẩm mĩ đạt đến đâu là do điều kiện xã hội quy định Nếu con người bị bao vây bởi lợi ích tiêu dùng thuần túy, bởi tính thực dụng thô thiển, bởi lao

động cưỡng bách thì không thể nói phát triển khả năng thẩm mĩ được C.Mác đã từng nói: Ðối với con người sắp chết đói thì không có hình thức người của thực phẩm mà chỉ có sự tồn tại trừu tượng của nó với tính cách là thực phẩm: thực phẩm có thể có một hình thức thô lỗ nhất và không thể nói việc ăn uống như thế khác với việc động vật ăn uống

ở chỗ nào Con người cùng khổ bị những nỗi lo lắng dày vò không có cảm giác ngay cả đối với vở kịch tuyệt tác [1]

b Ý thức xã hội là phản ánh tồ tại xã hội, ý thức thẩm mĩ cũng nằm trong quy luật chung đó Nghệ thuật nhân loại từ xưa đến nay luôn bám sát đời sống Từ thời nguyên thủy người ta đã vẽ lại các hoạt động lao động sản

xuất của mình: hình vẽ những con thú trên đá (đối tượng lao động) bị trúng tên máu chảy đầm đìa; những lời ca, điệu múa, điệu nhảy ăn mừng chiến thắng; những lời hò đưa đò, chèo thuyền

c Ý thức xã hội không chỉ phản ánh thế giới mà còn cải tạo thế giới, ý thức thẩm mĩ cũng nằm trong quy luật đó Những hoạt động thẩm mĩ từ thời nguyên thủy đều mang ý nghĩa thực tiễn: trao truyền kinh nghiệm (như

các bức tranh, các điệu nhảy, các bài ca dao, tục ngữ ) Ngày nay ý thức thẩm mĩ vẫn gắn bó với sản xuất với lao động như trước, nó vẫn và càng phát huy vai trò cải tạo thế giới của mình Ý thức thẩm mĩ xuất hiện như là một nhu cầu, một đòi hỏi về chất lượng sản phẩm và là người kiểm tra khắt khe về chất lượng sản phẩm Ý thức thẩm mĩ khi xuất hiện dưới dạng lí tưởng thẩm mĩ thì nó là mục đích phấn đấu của con người nhằm cải biến bản thân và đời sống

để chúng ngày càng tốt đẹp và hoàn hảo hơn Ý thức thẩm mĩ giữ vai trò trợ tác cho việc cải tạo và biến đổi xã hội

Nó vẽ trước mắt con người mục tiêu cần đi đến, cần đạt được Nó khích lệ, động viên con người; nó tăng cường nghị

lực, ý chí và tình cảm cho người trong quá trình lao động biến cải hiện thực

d Ý thức thẩm mĩ có hình thức tư duy đặc thù, đó là tư duy hình tượng Ý thức thẩm mĩ nảy sinh, hình thành

và phát triển trên cơ sở thực tiễn đời sống xã hội Trong quá trình hoạt động thực tiễn, con người cần thiết phải nắm vững các quy luật và bản chất của sự vật và hiện tượng Con người có hai cách để nắm được điều đó: trừu tượng hóa

Trang 13

đối tượng để giữ lại cái quy luật, bản chất của sự vật; và hình tượng hóa một cách toàn vẹn, cụ thể, sinh động về

đối tượng C Mác viết: Con nhện làm những động tác tương tự như động tác của người thợ dệt, và con ong làm cho lắm nhà kiến trúc khéo léo phải ngạc nhiên về cách kiến trúc các ổ bằng sáp của nó Nhưng sự khác nhau trước hết giữa nhà kiến trúc tồi nhất với con ong khéo léo nhất là ở chỗ con người thì phải xây dựng cái tổ đó trong óc mình trước khi xây dựng tổ ong Cái kết quả mà con người lao động đạt được, đã có trước bằng ý niệm trong trí tưởng tượng của người lao động Con người không phải chỉ làm cái việc thay đổi hình thức các vật chất tự nhiên, đồng thời bằng việc đó, con người còn thực hiện mục đích của chính mình mà mình đã có sẵn trong ý thức [1]

Chỉ có con người có ý thức mới hình dung trước trong óc mình về mục đích cũng như kết quả của mỗi quá trình lao động Việc hình dung, tưởng tượng trước mục đích và kết quả (tức vật phẩm) lao động của mình là phẩm chất

quan trọng của tư duy- ý thức xã hội Lênin đã từng khẳng định: Thật là ngu xuẩn khi nghĩ rằng tưởng tượng chỉ cần cho các nhà thơ, ngay cả trong toán học, phép tính vi phân và tích phân cũng cần đến trí tưởng tượng Việc hình

dung trước sản phẩm lao động là sự phác họa trước, thiết kế trước, là mô hình hóa trước sẽ thúc đẩy, cổ vũ và điều chỉnh hoạt động của con người và làm cho lao động có hiệu quả và năng suất Ðấy cũng là một dạng tư duy của con người- tư duy hình tượng- tư duy phát hiện bản chất và quy luật của đối tượng nhưng vẫn giữ được tính sinh động,

cụ thể của đối tượng

Cảm xúc thẩm mĩ là khả năng rung cảm của con người trước những ấn tượng thẩm mĩ được nhận thức, là sự rung động của tâm hồn con người trải qua qúa trình thụ cảm cái đẹp, cái cao cả, cái bi, cái hài, trong cuộc sống

Trong cuộc sống của con con người ta thường có những thích thú, khoái cảm:

- Khoái cảm uống rượu ngon, nhìn gái đẹp

- Khoái cảm đọc thơ, xem tranh, nghe hát

Cả 2 thích thú trên đều là khoái cảm Nhưng bản chất của 2 loại khoái cảm đó là khác nhau Loại khoái cảm do

ăn uống ngon, thoả mãn nhục dục là NHỤC CẢM Loại khoái cảm do đọc thơ, xem tranh nghe nhạc đưa lại là MĨ CẢM

Nghiên cứu về mĩ học, tìm hiểu về nghệû thuật, rất cần phân biệt đâu là nhục cảm và đâu là mĩ cảm Học giả người Anh ở thế kỷ XIX là Ruskin đã đánh đồng nhục cảm với mĩ cảm, ông nói: Từ trước tới giờ tôi chưa thấy một

bức tượng nữ thần nào của Hy Lạp lại đẹp hơn cô gái bằng xương bằng thịt của Anh quốc

Thực ra thì một bà lão nhăn nheo vẫn có thể là hình tượng nghệ thuật đẹp, gây thích thú Ngược lại, một cô gái bằng xương bằng thịt ngoài đời, những cô gái thực mà ảnh được in trên bao bì quảng cáo vẫn có thể khiến ta không thấy thích thú, không thấy đẹp

Mĩ cảm và nhục cảm, vì vậy là 2 trạng thái tâm lý khác nhau Tuy là khác nhau nhưng trong khi phân tích mĩ cảm không nên hoàn toàn tách biệt mĩ cảm với nhục cảm, cho rằng mĩ cảm hoàn toàn giới hạn trong những giác quan cao cấp: thị giác, thính giác; nhục cảm do những giác quan cấp thấp đưa lại: khứu giác, vị giác, xúc giác; các cơ quan cảm giác như vị giác, khứu giác, xúc giác không sinh ra mĩ cảm Thực ra, giữa mĩ cảm và các giác quan có liên hệ mật

thiết Nhà phê bình nổi tiếng Berensen viết: muốn thưởng ngoạn đường nét của họa sĩ chúng ta phải vận dụng đến đường gân thớ thịt Beaudelaire chủ trương phải dùng các giác quan để khởi động tình cảm và sự thích thú Do đo, họ

coi trọng cả khứu giác lẫn vị giác Chính vì vậy, có người bị đui, điếc từ nhỏ vẫn mẫn nhuệ về mĩ cảm Trong kinh nghiệm mĩ cảm, ta thường có sự mô phỏng lại những động tác và điệu bộ ta thấy được trong trí tưởng tượng, đồng thời phát sinh ra những cử chỉ hay những vận động thích ứng khiến cho tri giác sáng tỏ hơn, do đó mà có những biến đổi sinh lý Trong khi hội tụ tinh thần, ta không ý thức được sự vận động của giác quan cũng như biến đổi sinh lý

a Cảm xúc thẩm mĩ nẩy sinh do ta tiếp xúc trực tiếp với các sự vật và hiện tượng ở hình thức biểu hiện Hình thức biểu hiện, hình tướng (form) là đối tượng của cảm xúc thẩm mĩ

Con người có 3 phương thức nhận biết sự hiện hữu của tạo vật trong vũ trụ:

II CẢM XÚC THẨM MĨ

Trang 14

- Trực giác (intruction)

- Tri giác (perception)

- Khái niệm (conception)

Trực giác là sự nhận thức chỉ biết đến hình tướng, không biết đến ý nghĩa Tri giác là sự nhận thức từ hình tướng đến ý nghĩa Khái niệm là sự nhận thúc chú trọng ý nghĩa, vượt ra ngoài hình tướng, là kết quả tổng kết kinh nghiệm Trong thực tế, mỹ học cận đại chia nhận thức ra thành 2 giai đoạn: trực giác (intrution) & danh lí (logical) (gộp giai đoạn 2&3 làm một) Giai đọan 1, nhận thức trực giác là biết một cách riêng biệt, theo công thức: A là A Giai đọan 2, nhận thức lí tính (logical) biết những tương quan sự vật, theo công thức A là B (Ví dụ: Dạ lan hương là một loài hoa;

Ðây là một cái bàn) Tri thức trực giác thì A chỉ là A, không có liên hệ gì khác Bấy giờ, A là một ý tượng hay hình ảnh (image) độc lập chiếm trọn tâm hồn ta Còn A là B thì tri giác A (A là một sự vật), đem sự vật A qui nạp sang B

(B là khái niệm) Tên gọi cái khoa học mà chúng ta đang nghiên cứu vốn có nguồn gốc từ tiếng Hy lạp là extedix (aisthésis), tiếng Anh là Aesthetics, tiếng Pháp là Esthétique có nghĩa là trực giác học Chữ Aesthetics chỉ hoạt động

tâm lý khi nhận thức sự vật ở giai đoạn đầu, gần giống với nghĩa intuitive tức là trực giác Còn mỹ học, thì mĩ chỉ đặc tính của sự vật khách quan Kinh nghiệm mĩ cảm mà ta có được là do trực giác được form, cho nên form là đối tượng

trực giác (form thuộc về vật), còn trực giác là dùng tâm thức mà biết được vật (nó thuộc về ta) Cái mà tâm thức tiếp xúc với vật chỉ là trực giác, còn sự vậy biểu hiện trong ta chỉ là form (chứ không phải bản chất, nguyên nhân, ý nghĩa, công dụng, giá trị của sự vật - kết qủa của tri giác, khái niệm) Chẳng hạn, có 3 thái độ của con con người khi đứng trước cây mai:

- Thái độ khoa học thì mai thuộc họ gì, đặc điểm, điều kiện sinh sản

- Thái độ thực dụng thì mai công dụng gì, bao nhiêu tiền

- Thái độ thẩm mĩ thì mai chỉ là hình tướng form với chân diện mục

Như vậy, càng có nhiều kinh nghiệm, càng khó chú ý đến form, càng khó trực giác; và do đó, càng khó đi đến mĩ cảm Ðối với 2 thái độ (khoa học & thực dụng) cây mai có giá trị ngoại tại (extrinsic) (vì nó dựa vào sự liên hệ) Thái

độ thứ 3 cây mai có giá trị nội tại (intrinsic) (vì không dựa vào cái gì khác)

Hình tướng (form) của sự vật không phải do tạo hóa sinh thành bất biến mà do trực giác của ta lĩnh hội được nó Hình tướng (form) là sự phản chiếu nhân tính và sự rung động của người thưởng ngoạn Mà nhân tính và sự rung động của người thưởng ngoạn là tùy thời, tùy nơi, tùy người Do đó, form trực giác là thiên hình vạn trạng, vì hình tướng một phần do chính sự vật biểu hiện, một phần do phát xạ (projection) của nhân tính cùng rung động của nguời thưởng ngoạn Vì vậy, form và trực giác như nhân với qủa Triết lí của Nguyễn Du sau đây quả là chân lí:

Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu Người buồn cảnh có vui bao giờ

Không phải ngẫu nhiên mà trước cùng một cảnh mà người vui, người buồn

b Cảm xúc thẩm mĩ là thái độ tâm lý cực đoan, là trạng thái tập trung, hội tụ tinh thần cao độ Khi cảm xúc thẩm mĩ đến, tất cả tinh thần tập trung vào đối tượng cho nên, về hình ảnh sự vật trở thành thế giới biệt

lập Còn tâm hồn ta hoàn toàn yên nghỉ trong sự vật Như thế, đối với vật, ta đạt được diệu cảnh tâm mãn, ý túc Ta

và vật quyện vào nhau làm một, ta đắm chìm vào lòng sự vật Khi đắm chìm vào lòng sự vật, ta là kẻ vô ý chí, vô thống khổ, vô thời gian Ðó là giây phút ta giải thoát, siêu thoát Cảm xúc thẩm mĩ là một sự sự siêu thoát Nhà khoa học khi say mê nghiên cứu cũng có những giây phút siêu thoát Nhưng khoa học thì siêu thoát đến vô ngã (rất khách quan), nhà nghệ thuật siêu thoát đến hữu ngã (rất chủ quan) Khi hưởng thụ khoái cảm bình thường thì ta ý thức rõ là

ta đang hưởng thụ Còn trong mĩ cảm thì ý thức chúng ta chỉ có hình ảnh hay ý tượng sự vật biệt lập, ta không biết chúng ta đang thưởng ngoạn Do đó, càng không ý thức được cảm giác đang khoan khoái do đối tuợng gây nên Nghĩa là, khoái cảm đi đôi với mĩ cảm trong khi thưởng ngoạn, nhưng ta không thể biết được lúc thưởng ngoạn, chỉ sau này mới biết

Sai lầm của phái Freud là nhầm lẫn mĩ cảm và nhục cảm Họ cho rằng nghệû thuật là sự hóa trang để thỏa mãn nhục dục (Oedipus) Sai lầm của mỹ học thực nghiệm Ðức và Mỹ gần đây là đem nghệ thuật tạo hình vào bàn

Trang 15

mổ xẻ, rồi trắc nghiệm xem loại nào, độ tuổi nào thích màu gì, âm điệu nào Tác phẩm nghệ thuật đẹp là trong tính chỉnh thể hài hịa, tồn bích chứ khơng phải đẹp từng phương diện, bộ phận Cũng chính với ý nghĩa ấy mà Xuân Diệu viết:

Ai đem phân tích một mùi hương

Một bản cầm ca, tơi chỉ thương Chỉ lặng truồi theo dịng cảm xúc Như thuyền ngư phủ lạc trong sương

c Cảm xúc thẩm mĩ bắt đầu ở chỗ trực giác được hình tướng sự vật khơng nhằm mục đích thực dụng Khi cảm xúc thẩm mĩ đến là lúc ta đã vượt ra khỏi vịng vây hãm của thế giới thực dụng

Mĩ cảm khơng bị tiêm nhiễm bởi thực dụng, nĩ vơ sở vi nhi vi (khơng phải làm mà vẫn làm) Khối cảm lại nhắm vào mục đích thực dụng Ví dụ như uống rượu thấy khối Tuy vậy, cĩ khi uống rượu cũng cĩ thể liên quan trực tiếp đến cảm xúc thẩm mĩ Ðĩ là lúc rượu kích thích thi hứng Bác Hồ từng viết:

Trong tù khơng rượu cũng khơng hoa Cảnh đẹp đêm nay khĩ hững hờ Người ngắn trăng soi ngồi cửa sổ Trăng nhịm khe cửa ngắm nhà thơ

Cầm, kì, thi, tửu khơng đơn giản chỉ là sự khái quát về trị tiêu khiển của các nhà thơ Phương Ðơng xưa Sở

dĩ, thi đi liền với tửu, là bởi vì, các nhà thơ xưa thường uống rượu để quên đi thực tại (hương vị rượu lúc đĩ khơng nhằm đáp ứng khối cảm vị giác), để tìm đến với thế giới khác, để siêu thốt Họ dùng rượu để quên thực tại đời sống (tạo khoảng cách tâm lí) Rượu lúc đĩ làm phát sinh kinh nghiệm mĩ cảm Khối cảm được nhìn người đẹp cũng cĩ thể là mĩ cảm, cũng cĩ thể là khơng phải Nếu khối cảm muốn chiếm người đẹp làm người phối ngẫu thì khi nĩi: nàng đẹp thì đẹp đĩ chỉ với nghĩa là điều kiện thỏa mãn nhục dục Nếu ngắm người đẹp mà vượt ra ngồi bản năng xung động, nhìn họ với hình tướng, đường nét, khơng cĩ dục niệm, nghĩa là như ngắm một pho tượng, một bức tranh thì đĩ là thái độ mĩ cảm Thái độ mĩ cảm là thái độ khơng đi đơi với ý chí nên khơng mang tính chất chiếm hữu

Cảm xúc thẩm mĩ cĩ khả năng phản ánh được những giá trị khơng mang tính thực dụng Ðĩ là giá trị tinh thần, tình cảm Nĩ vượt ra khỏi khuơn khổ của sự vui sướng chỉ do thỏa mãn những nhu cầu thuần túy bản năng sinh

lý hay thực dụng Cảm xúc thẩm mĩ là cảm xúc vơ tư, khơng vụ lợi Do đĩ, cảm xúc thẩm mĩ đã trở thành biểu tượng rất quan trọng của sự phát triển tính người trong con người với tư cách là thuộc tính giống lồi ở nhân cách con

người C.Mác viết: Các giác quan của con người xã hội, khác giác quan của con người phi xã hội Chỉ nhờ cĩ một sự phong phú được triển khai về mặt vật thể của thực thể con người, con người mới được phát triển và phần nào mới bắt đầu nảy sinh được sự phong phú của cảm năng chủ quan của con người: cái tai biết nghe nhạc, con mắt cảm nhận được vẻ đẹp của hình thức, nĩi tĩm lại là những giác quan cĩ khả năng dẫn tới những khối cảm của con người và khẳng định mình như một sức mạnh bản chất con người [1] Biêlinski cũng khẳng định:Cảm xúc về cái kiều diễm là mợt điều kiện làm nên phẩm giá con người

d Ðặc điểm tâm lý của cảm xúc thẩm mĩ là khoảng cách tâm lí, hay cự li tâm lí Mĩ cảm bắt đầu ở chỗ trực giác được hình tướng khơng nhắm vào mục đích thực dụng Muốn cĩ được mĩ cảm, ta phải vượt ra khỏi vịng

vây hãm của thế giới thực dụng, hay đẩy lùi thế giới ấy ra xa một khoảng cách Bullough, nhà tâm lý học Anh quốc

đã nêu thành nguyên tắc, nguyên tắc khoảng cách tâm lý (psychical distance)

Khoảng cách cĩ 2 phương diện:

- Khoảng cách tiêu cực: khoảng cách sẽ tạo ra sự thốt ly khỏi mục đích và nhu cầu thực tế

- Khoảng cách tích cực: khoảng cách sẽ tạo ra sự chú trọng đến việc thưởng ngoạn hình tướng

Trang 16

Mối tương quan do tác dụng giữa vật và ta vì khoảng cách đã biến thành ra sự thưởng ngoạn Do đó, nói về ta thì khoảng cách là siêu thoát Nói về vật thì khoảng cách là cô lập Xưa, các bậc thi nhân là kẻ xuất trần, thoát tục (Thoát tận nhân gian yên hỏa khí- vượt khỏi chất khói lửa của nhân gian) Họ đã đẩy lùi sự vật ra thành một khoảng cách để nhìn Trong con mắt của nhà nghệ thuật sự vật chỉ là màu sắc, đường nét, âm thanh- những cái tổ hợp thành hình tướng (Con đường là con đường, không phải con đường là nơi dẫn đến ngân hàng hay thương xá) Họ gạt cái thực dụng ra ngoài Họ đem màu sắc, âm thanh, đường nét tổ hợp, điều chỉnh sao cho thế giới đẹp hơn, thỏa mãn với ý nguyện của họ Họ biến đổi giá trị của sự vật Một cái ghế, đĩa trái cây tầm thường qua tay Van Gogh đã trở thành những bức tranh quý giá Nhà khoa học và nhà nghệ thuật đều có sự siêu thoát ra khỏi cái thực dụng Nhưng nhà khoa học siêu thoát đến vô ngã -impersonal (rất khách quan) Nhà nghệ thuật phải đạt đến hữu ngã - Personal (rất chủ quan) Khái niệm khoảng cách tâm lí ở đây được hiểu:

- Khoảng cách là sự cách biệt giữa ta và vật (trên quan điểm thực dụng)

- Khoảng cách là sự hòa nhập giữa ta và vật (trên quan điểm mĩ cảm)

Nghệ thuật không sao thoát ly được tình cảm Mà tình cảm là nhân cách, là hữu ngã Trong kinh nghiệm mĩ cảm, tình cảm đổ dồn hết vào hình tướng sự vật Nghệ thuật phải biểu hiện tình cảm (nghệ sĩ) và kích động tình cảm (người thưởng thức) Nghệ thuật vượt ra ngoài mục đích thực dụng, nhưng không vượt ra khỏi kinh nghiệm mĩ cảm Sáng tác hay thưởng ngoạn đều phải thấu triệt lấy những kinh nghiệm đã có để hiểu sự vật trước mắt Sự vật nào

không có kinh nghiệm thì không sao hiểu được Trang Tử nói: Người mù biết dựa vào đâu mà hiểu cái tươi sáng, kẻ điếc biết dựa vào đâu để nghe âm thanh của tiếng chiêng, tiếng trống Há có phải chỉ hình hài mới có đui điếc đâu,

mà trong trí thức cũng vậy Cũng như người không chút kinh nghiệm luyến ái mà đọc tiểu thuyết ái tình Cho nên, nó

là tài liệu cũ được tổng hợp mới Vì tài liệu cũ nên người thưởng ngoạn mới có thể lĩnh hội được, tổng hợp mới là sự sáng tạo của nghệ sĩ (Nghệ thuật điêu khắc Hy lạp dùng thường nhân làm con người mẫu tạo các tượng thần Ðăng tơ (Dante) tả địa ngục dùng thế giới con người làm lam bản.)

Trong khoảng cách tâm lí có vấn đề mâu thuẫn khoảng cách (the Antinomy of distance) Nếu khoảng cách xa thì không lĩnh hội được đối tượng thẩm mĩ Nếu khoảng cách gần thì bị động cơ thực dụng áp đảo Do đó, khoảng cách

Người sáng tác là người không thể chỉ say sưa với tình cảm của mình mà phải khách quan hóa tình cảm ấy, biến thành người khác để thưởng ngoạn tình cảm chính mình Nhà nghệ thuật sở dĩ là nhà nghệ thuật, không phải là vì anh

ta chỉ là kẻ nhạy cảm mà còn là người biết đem tình cảm của mình biểu hiện thành tác phẩm Người thường có thừa tình cảm mà không làm ra tác phẩm được vì họ không thể tạo ra một khoảng cách- một địa vị khách quan để quan chiếu lại nếp sống của mình

Thuyết Freud để xướng thuyết văn nghệ là sự thăng hoa của dục vọng Sai lầm của Freud là đã rút ngắn khoảng cách giữa nghệ thuật và bản năng Nếu nghệ thuật miêu tả tính dục, người xem nhắm vào thỏa mãn tính dục của mình, chẳng khác nào đói được ăn, khát được uống Ðó là hoạt động thực dụng chứ không phải mĩ cảm Dù nghệ thuật có nói đến tính dục, thực dụng nhưng người thưởng ngoạn không thể bị tính dục điều khiển Có những sự việc liên quan đến vấn đề thực dụng, nhưng qua tay nghệ sĩ thì tài liệu thực trở thành sự kiện nghệ thuật Do nghệ sĩ đã tạo

Trang 17

được khoảng cách Thi nhân Anh quốc là Keats đã mô tả một đôi tình nhân gian dâm trong đêm -một cuộc tình lôi thôi nóng bỏng Trong đó có những đoạn miêu tả cái đẹp của cơ thể, nhục thể nhưng Keats đã khéo lồng vào bối cảnh

âm u, đem một việc thế nhân đặt vào vòng siêu nhân, hay là nghệ thuật hóa một sự kiện phàm tục, tạo ra một bức

tranh thanh nhã, nghiêm trang Vương Thực Phủ trong Tây Sương ký miêu tả đêm sơ ngộ giữa Trương Quân Thụy và Thôi Oanh Oanh:

Yêu nhau phượng bế loan bồng đã sao!

Then mây mở cửa động đào

Ðào tiên hớn hở đón chào tin xuân

Những là tê tái tần vần

Lả dần vóc liễu, mờ dần lòng hoa

Những câu thơ này nói đến sự giao hợp của trai gái nhưng tác giả đã khéo vận dụng hình ảnh, ngôn từ u mỹ

và êm dịu đẹp đẽ Cái đẹp đã chiếm trọn tình cảm người đọc (Có thể có người phát sinh dục niệm, nhưng đó là do tinh thần thưởng thức bạc nhược, do người đọc)

Nguyễn Du tả cái đẹp của thân thể Kiều lúc tắm:

Rõ ràng trong ngọc trắng ngà

Dày dày sẵn đúc một tòa thiên nhiên

Còn đây là cảm xúc thẩm mĩ của Bích Khê trước một bức Tranh lõa thể:

Dáng tầm xuân uốn trong tranh tố nữ

Ôi tiên nương nàng lại ngự nơi đây

Nàng ở đâu? Xiêm áo bỏ đâu đây

Ðến triển lãm cả thân hình kiều diễm

Nàng là tuyết hay da nàng tuyết điểm

Nàng là hương hay nhan sắc nên hương

Mắt ngời châu rung ánh sáng nghê thường

Lệ tích lại sắp tuôn hàng đũa ngọc

Ðêm u huyền ngủ mơ trên mái tóc

Vài chút trăng say đọng ở làn môi

Trong sáng tác, phải tạo khoảng cách về không gian và về cả thời gian Sự kiện càng xa xưa càng đưa đến mĩ cảm, giống kẻ lữ hành khi đến địa phương xa lạ Những tác phẩm nghệ thuật tả sự kiện hiện thời, do khoảng cách thời gian quá gần nên bị coi là tả thực, đến lúc nào đó khi cuộc sống thực qua đi, lúc đó, tác phẩm ấy trở thành lãng mạn Không phải ngẫu nhiên mà ngạn ngữ có câu: Có tích mới dịch nên tuồng Nghệ thuật sân khấu tuồng, chèo, cải lương

Trang 18

thường muốn hay phải dựng trên cơ sở chuyện xưa, tích cũ

Ở nghệû thuật sân khấu, do khoảng cách gần nên dễ làm người xem rời bỏ mĩ cảm quay về với hiện thực Do

đó, sân khấu thường ngoài việc tích cũ, còn vẽ mày, vẽ mặt; đi hia, đội mão; lời ca, sân khấu cao trên tầm mắt người xem Ở nghệû thuật điêu khắc, cũng do khoảng cách gần nên con người ta cũng tìm phương pháp tạo khoảng cách: tượng to hoặc nhỏ hơn so với sự thực, đặt trên đài cao Ở nghệû thuật hội họa, hội họa chỉ biểu hiện trên mặt phẳng nên khoảng cách quá lớn Phương Tây và Trung Quốc cổ đại trong tranh không áp dụng luật viễn cận, sắc độ, đối với hình thể chỉ nhằm đạt được thần cốt tinh diệu, chứ không phải đạt hình thể giống như thực Sự tiến bộ của khoa học

kỹ thuật đưa nghệ thuật ngày càng tiến gần đến thực tại Nhưng trong lĩnh nghệ thuật điều đó chưa hẳn đã tốt Chủ nghĩa tự nhiên bị phản đối vì gần với tự nhiên Lý tưởng của phái Hậu ấn tượng là đưa nghệ thuật tạo hình tiến gần đến âm nhạc Trong nghệ thuật hội họa và điêu khắc áp dụng luật viễn cận, sắc độ vốn là một sự tiến bộ của trong kỹ xảo, sự tiến bộ này cũng giúp nhiều cho nghệ thuật Nhưng thà nghệ thuật thiếu kỹ xảo còn hơn kỹ xảo thiếu nghệ thuật Họa sĩ Trung Quốc xưa từng đưa ra luật lệ:

Nước xa không sóng

Núi xa không nhăn

Cây xa không cành

Người xa không mắt

Nhưng họa sĩ tinh thông thì không chấp nệ vào luật ấy

Thị hiếu là sở thích trong mọi lĩnh vực đời sống của các nhân và tập thể Sở thích của con người rất phong

phú, nhiều lĩnh vực: đời sống, đạo đức, tâm hồn Sở thích gần như là thói quen của từng người trong sinh hoạt Con người có sở thích tốt, sở thích xấu; sở thích lành mạnh, sở thích không lành mạnh

Thị hiếu thẩm mĩ là sở thích của con người về phương diện thẩm mĩ Ðó là thái độ tình cảm trước cái đẹp,

cái xấu, cái cao cả, cái thấp hèn, cái bi, cái hài

a Sự phản ứng mau lẹ gần như bản năng của chủ thể trước các hiện tượng thẩm mĩ Do kinh nghiệm,

do tôi luyện, do hun đúc kinh nghiệm mĩ cảm đã trở thành ổn định, và trở thành giá trị thẩm mĩ thường trực chi

phối sự đánh giá tức thời của chủ thể thẩm mĩ Vì vậy mà, trước một hiện tượng thẩm mĩ, chủ thể phản ứng thích hay không thích ngay lập tức, cơ hồ như không hề có sự suy xét nào

Nhà mĩ học Xôviết Stôlôvích phát biểu: Thị hiếu thẩm mĩ là giá trị của cá nhân, là năng lực tập trung của sự đánh giá, là năng lực phân biệt giá trị thẩm mĩ chân chính và phản chân chính, là năng lực phát hiện nhanh, nhạy các giá trị thẩm mĩ trong các sắc thái của nó

Như vậy, phản ứng gần như bản năng ấy của thị hiếu thẩm mĩ lại là giá trị, là năng lực của con người, là thước đo

phẩm giá con người

III THỊ HIẾU THẨM MĨ

Trang 19

b Thị hiếu thẩm mĩ vừa mang tín chất cá nhân sâu sắc, vừa mang tính chất xã hội rộng rãi Thị hiếu thẩm mĩ là một vấn đề phức tạp của tình cảm thẩm mĩ Nó mang tính chất cá nhân hết sức sâu sắc Ngạn ngữ ta có

câu: Mỗi mgười một sở thích Ngạn ngữ Nga có câu: Trong màu sắc và trong hương vị không có tình đồng chí Quả

là trong chiến đấu, trong lao động sản xuất, trong đấu tranh để xây dựng xã hội chúng ta rất cần có tình đồng chí,

đồng đội Tình đồng chí là sức mạnh tập thể Sức mạh tập thể sẽ dời non lấp biển

Nhưng trong thị hiếu thẩm mĩ thì mỗi người một vẻ, không thể dùng sức mạnh đồng đội, đồng chí, cũng không thể dùng ý chí cá nhân để bắt mọi người cùng một sở thích Nếu thị hiếu thẩm mĩ mà có tình đồng chí thì đời sống thẩm mĩ của xã hội, của nhân loại sẽ vô đơn điệu, vô cùng cùng nghèo nàn Phạm Văn Ðồng cho rằng người

thưởng thức, nhà phê bình có quyền theo sở thích mình ưa hay không ưa mà khen chê; đó là sở thích riêng của mình thì không sao, nhưng nếu đem sở thích riêng của mình mà ép người khác phải theo thì không được Lênin đã dạy chúng ta không nên đem cái ưa hay không ưa của mình về nghệû thuật mà ép thiên hạ Làm sao mà ép thiên hạ được Tôi thích cái này, anh thích cái kia, mỗi con người có một sở thích của mình [1]

Thị hiếu thẩm mĩ mang tính cá nhân sâu sắc Nhưng điều đó không có nghĩa là không có tiêu chuẩn chung nào cho mọi người Sở thích riêng của mỗi người liên hệ sâu sắc với cái chung của đời sống xã hội Công cuộc đấu tranh cải tạo tự nhiên, xây dựng xã hội là điều kiện chung quy định tính chất chung, tính chất xã hội của thị hiếu thẩm mĩ

Phạm Văn Ðồng nói: tôi thích cái này, anh thích cái kia, mỗi người có một sở thích ( ) nhưng không có nghĩa là cái hay không có tiêu chuẩn của nó Rõ ràng là giữa thị hiếu thẩm mĩ tốt và thị hiếu thẩm mĩ xấu có ranh giới minh

bạch

c Thị hiếu thẩm mĩ mang tính dân tộc và tính thời đại Thị hiếu thẩm mĩ ra đời trong từng thời đại nhất

định và biến đổi theo từng thời đại Những sở thích thẩm mĩ của thời đại trước sẽ không hợp khẩu vị của thời đại sau

Cái răng, cái tóc là góc con người Chỉ khoảng nửa thế kỉ trước đây tóc dài, răng đen (tóc dài, người đẹp, Răng răng

đều như hạt na) là đẹp, nhưng ngày nay tóc dài, răng đen đã không hợp thời nữa Dân tộc là một cộng đồng người ổn định hình thành trong lịch sử, dựa trên cơ sở cộng đồng về tiếng nói, về lãnh thổ, về đời sống kinh tế, về trạng thái tâm lí, biểu hiện trong một cộng đồng về văn hóa Chính tính cộng đồng này đã làm cho thị hiếu thẩm mĩ mang tính dân tộc Thị hiếu thẩm mĩ của từng cá nhân bị chế ước bởi tính cộng đồng dân tộc, nên bên cạnh tính riêng thị hiếu thẩm mĩ có tính chung Nói cách khác, trên cơ sở cộng đồng dân tộc thị hiếu thẩm mĩ muôn màu muôn sắc cá nhân nẩy nở

Biểu hiện cao nhất của ý thức thẩm mĩ là lí tưởng thẩm mĩ Lí tưởng thẩm mĩ nói lên đặc trưng về sự hoàn thiện của sự vật và các hiện tượng của hiện thực, về lối sống đẹp của con người, và về con người hài hòa

Trong lí tưởng thẩm mĩ có chứa đựng:

- Sự khái quát về thuộc tính thẩm mĩ của thực tế đang tồn tại tại của hiện thực tự nhiên và xã hội

- Ðề ra mục tiêu mà hoạt động thẩm mĩ của xã hội phải vươn tới Tchernychevski phát biểu: cuộc sống đẹp là

cuộc sống phải diễn ra theo các khái niệm của chúng ta

IV LÍ TƯỞNG THẨM MĨ

Trang 20

Lí tưởng thẩm mĩ là một bộ phận của lí tưởng xã hội nói chung Lí tưởng xã hội nói chung bao gồm:

b Lí tưởng thẩm mĩ là sự thể hiện khát vọng về sự hoàn thiện, hoàn mĩ của con người về đời sống Khát vọng về một cuộc sống đáng sống, về những con người đáng có và cần có luôn luôn là một khát vọng cháy bỏng của

nhân loại Khát vọng ấy được hiện hình lên ở các mẫu người lí tưởng- con người hoàn thiện, hoàn mĩ, phát triển đến tận độ của nó Tượng thần vệ nữ Milô, tượng người ném đĩa là khát vọng về cái đẹp của cơ thể, cái khỏe mạnh cường tráng của cơ thể Hình tượng Thạch Sanh là khát vọng về một con người có độ hoàn hảo tuyệt đối: thân hình khỏe, đẹp, nở nang, cân đối; có lòng nhân ái, đức hi sinh, tinh thần dũng cảm; lao động giỏi và chiến đấu ngoan cường; có năng lực thẩm mĩ và nghệ thuật tuyệt vời Tượng phật nghìn tay nghìn mắt là khát vọng về tài năng và trí tuệ và sức mạnh vô song của con người Con người chỉ có 2 tay, hai mắt nhưng đã dời non lấp biển, nếu con người có nghìn tay, nghìn mắt thì sẽ có một sức mạnh ghê gớm biết chừng nào

c Hứng thú của lí tưởng thẩm mĩ là hứng thú vô tư, không vụ lợi, hiệu quả của lí tưởng thẩm mĩ là sự thanh khiết hóa tâm hồn con người Hứng thú thẩm mĩ mà lí tưởng thẩm mĩ gây ra ở con người hoàn toàn thoát

khỏi sự ràng buộc của vụ lợi vật chất Lí tưởng thẩm mĩ trong nghệ thuật chưa bao giờ là những con người của tham vọng vật chất và quyền lực vị kỉ, mà là những con người đẹp tuyệt đối, rất vị tha Cho nên, hứng thú mà nó đem đến chỉ là sự kích thích con người vươn lên cái tận thiện tận mĩ Cũng chính vì vậy mà, hiệu quả của hứng thú thẩm mĩ do

lí tưởng thẩm mĩ đem đến có tác dụng thanh khiết hóa tâm hồn con người Lí tưởng thẩm mĩ là mục tiêu cao xa, nhưng hiệu quả của nó lại rất thiêt thực, gần gũi Lí tưởng thẩm mĩ là tấm gương sáng để con người soi mình vào và

tự sửa lại mình một cách tự nguyện

Ý thức xã hội có 2 mức độ, cấp độ: Tâm lí xã hội và hệ tư tưởng lí luận xã hội gồm có các cảm xúc, tâm trạng,

rung động Hệ tư tuởng gồm có quan điểm, quan niệm, tư tưởng được hệ thống hóa dưới dạng lí luận Ýï thức thẩm mĩ là một hình thái ý thức xã hội, nó cũng có 2 mức độ, cấp độ: tâm lí thẩm mĩ và tư tưởng thẩm mĩ Tâm lí thẩm mĩ đó là các cảm xúc, tâm trạng, tình cảm thẩm mĩ Ở cấp độ hệ tư tưởng, ý thức thẩm mĩ bộc lộ trong dạng quan điểm, quan niệm, lí luận mĩ học Các tư tưởng, quan điểm, quan niệm, lí luận mĩ học là một bộ phận hợp thành của thế giới quan (của một nhóm xã hội nào đó, của một giai tầng nào đó) Các tư tuởng mĩ học được thể hiện trong

hệ thống lí luận mĩ học trong khoa mĩ học Các quan điểm mĩ học phản ánh trong dạng logích-lí luận bao gồm: nhu cầu thẩm mĩ của xã hội, khái quát hoạt động thẩm mĩ, xây dựng khái niệm về bản chất cái đẹp, về thái độ thẩm mĩ của con người, về bản chất của cảm xúc thẩm mĩ, về các hình thức nhận thức và cải tạo thẩm mĩ đối với thế giới Ý thức thẩm mĩ cũng giống như tất cả các hình thái ý thức xã hội khác mang tính thế giới quan, lịch sử phát triển của tư tuởng mĩ học bộc lộ trong cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật, xét cho cùng nó phản ánh cuộc đấu tranh của các lực lượng xã hội thù địch

Hệ thống tư tưởng mĩ học phát triển không chỉ trong các công trình của các nhà triết học, mà còn trong các luận văn của các nhà chính trị, trong lí luận tôn giáo, và nhất là trong các tác phẩm lí luận nghệû thuật do các nghệ sĩ, văn

sĩ, nhạc sĩ và các nhà sân khấu, điện ảnh trước tác

V QUAN ÐIỂM THẨM MĨ

Trang 21

Ý thức thẩm mĩ luôn luôn được các nhà tư tưởng gắn với mục đích và nhiệm vụ của sự nghiệp xây dựng và phát triển xã hội Họü hướng cảm xúc thẩm mĩ, thị hiếu thẩm mĩ, nhu cầu thẩm mĩ vào việc phục vụ cho hệ thống

xã hội nhất định, phục vụ cho hạ tầng cơ sở và thượng tầng kiến trúc

a Ðặc điểm và cũng là đặc trưng của quan điểm thẩm mĩ là quan điểm thẩm mĩ tồn tại trong dạng trừu tượng Nếu như cảm xúc thẩm mĩ, thị hiếu thẩm mĩ, lí tưởng thẩm mĩ tồn tại trong dạng cụ thể sinh động, thì quan

điểm thẩm mĩ tồn tại trong dạng trừu tượng Nó bộc lộ trực tiếp qua các khái niệm, phạm trù mĩ học trong hệ thống lí luận về mĩ học của khoa mĩ học, và bộc gián tiếp qua hình tượng nghệû thuật và các hiện tượng thẩm mĩ do con

người xây dựng nên

b Quan điểm thẩm mĩ mang tính chất giai cấp một cách rõ ràng Ðặc điểm nổi bật khác của quan điểm

thẩm mĩ là tính chất giai cấp của nó Tư tưởng mĩ học của nhân loại từ trước đến nay là sự đối lập quyết liệt, gay gắt giữa 2 loại quan điểm duy tâm, phản động và duy vật, cách mạng Các nhà mĩ học, lí luận nghệ thuật luôn đứng trên quan điểm giai cấp để bày tỏ ý kiến của mình về những vấn đề mĩ học, lí giải những vấn đề mĩ học

Trang 22

1 Cái đẹp là phạm trù Mĩ học cơ bản, trung tâm

2 Các quan điểm khác nhau về cái đẹp

3 Quan điểm hiện đại về cái đẹp

4 Khái niệm

5 Biểu hiện của cái đẹp

III PHẠM TRÙ MĨ HỌC CÁI CAO CẢ

Một số phạm trù chỉ hoạt động trong một lĩnh vực nhất định Một số khác có tính chất tổng quát hơn trong một số lĩnh vực, trong toàn bộ tự nhiên, trong toàn bộ xã hội loài người Lại còn có những phạm trù mang tính chất phổ biến rộng khắp, như những phạm trù triết học, chẳng hạn

Các phạm trù mỹ học chính là những khái niệm mĩ học chung nhất phản ánh những tri thức khái quát của con người về những hiện tượng thẩm mĩ được bộc lộ trong quan hệ thẩm mĩ giữa con người đối với tự nhiên và xã hội

I PHẠM TRÙ VÀ PHẠM TRÙ MỸ HỌC

Trang 23

Cũng như mọi khoa học, mỹ học chỉ có thể tồn tại trên cơ sở một hệ thống những phạm trù thẩm mĩ Lịch sử

mỹ học cũng chính là lịch sử loài người đi xây dựng cho khoa mỹ học của mình một hệ thống các khái niệm, phạm trù càng ngày càng phong phú, chặt chẽ, sâu sắc và khái quát Ðó cũng là sự biểu hiện của việc mỹ học càng ngày càng tiếp cận được với đối tượng của mình

Ðối với những người nghiên cứu và học tập mỹ học, hệ thống các khái niệm, phạm trù của khoa học này vừa

là công cụ để đào xới mảnh đất mỹ học, vừa là phương tiện để tư duy, mà cũng lại vừa là mục đích ta cần vươn tới

Vì rằng, nắm được các khái niệm thì cũng thực chất là nắm được mỹ học Trong số các phạm trù mỹ học, phạm trù rộng nhất là thẩm mĩ, trong nó bao gồm các phạm trù phổ biến: cái đẹp, cái cao cả, cái bi, cái hài

Trong hệ thống các phạm trù mĩ học, cái đẹp vừa là phạm mĩ học cơ bản, vừa là phạm trù mĩ học trung tâm Bởi vì, đối tượng của mỹ học là đời sống thẩm mĩ của con người Ðời sống thẩm mĩ tuy rất phong phú đa dạng nhưng chủ yếu quay quanh cái đẹp Cái đẹp là cái phổ biến Nó có mặt ở khắp nơi: trong tự nhiên, trong xã hội và trong nghệ thuật Ở đâu có hoạt động của con người ở đấy có cái đẹp: bầu trời đẹp, cành hoa đẹp, cuộc sống đẹp, cái nhà đẹp, chiếc áo đẹp, công việc đẹp, hành động đẹp, tư tưởng đẹp, khuôn mặt đẹp Mặt khác, cái đẹp là cái thường trực Từng giờ, từng phút nó luôn có mặt trong ý thức con người Con người không một phút nào sao nhãng, rời bỏ được cái đẹp Dù là lúc lao động, lúc vui chơi giải trí, lúc nghiên cứu khoa học; trong sinh hoạt gia đình, ngoài đời sống cộng đồng Cái đẹp như là thước đo, là chuẩn mực đi kèm liền bên cạnh cái chuẩn mực thước đo khác trong đời sống con người Không phải ngẫu nhiên mà CHÂN-THIỆN- MĨ ĐI LIỀN VỚI NHAU

Các phạm trù thẩm mĩ khác: cái xấu, cái cao cả, cái thấp hèn, cái bi, cái hài tuy bản chất thẩm mĩ có khác cái đẹp, nhưng để hiểu được bản chất chúng thì không thể không lấy cái đẹp làm điểm tựa không thể không xem xét nó trong mối liên hệ với cái đẹp Chẳng hạn, để đánh giá một hiện tượng xấu thì ta phải dựa vào cái đẹp Cái đối lập với

cái đẹp sẽ là cái xấu Hoặc để xác định cái bi ta cũng dựa vào cái đẹp Cái bi là sự thất bại, hay cái chết của cái đẹp

Ta cũng dựa vào cái đẹp để xác định cái cao cả Cái đẹp là lý tưởng gần, còn cái cao cả là lý tưởng cao siêu

Vậy cái đẹp là gì? thế nào là cái đẹp ? Ðây quả là câu hỏi không dễ trả lời chút nào Có người hỏi Saint Augustin:Thời gian là gì? Augustin trả lời: giá như ngươi đừng hỏi thì ta cơ hồ như hiểu rõ thời gian là gì! Thế nhưng khi người hỏi ta thời gian là gì thì ta lại đâm ra hoang mang Hỏi cái đẹp là gì thì cũng như hỏi thời gian là gì vậy Ðã

2500 năm nay, các triết gia, các mỹ học gia, không ngớt thay nhau tìm kiếm một sự lý giải thích hợp cho cái đẹp,

nhưng cái đẹp là gì thì câu hỏi đến nay vẫn như còn để ngỏ, vẫn như còn vừa mới đặt ra Ðiều oái oăm là: cái đẹp là

cái phổ biến, là cái thường trực trong cuộc sống con người Nhưng gương mặt của nó ta lại rất khó nắm bắt, khó xác định

a Phái cho rằng cái đẹp là thuộc tính khách quan của sự vật Phái này quan niệm: bản thân sư vật, tự

nhiên đã chứa đựng cái đẹp Cái đẹp không lệ thuộc vào ý muốn của con người Màu sắc của sự vật tồn tại ngoài ý thức con người Nó là thuộc tính tự nhiên của tạo vật Ðẹp cũng thế Ðẹp là phẩm chất của tự nhiên Thuộc về phẩm chất đẹp của tự nhiên là thuộc tính cân xứng, hài hòa, nhịp điệu, cấu trúc không gian, thời gian Platon cho rằng đường nét thẳng và đường tròn là đường đẹp Họa sư Hogarth lại cho rằng đường cong và lượn sóng là đẹp Vì nó đa dạng và có tính chuyển động Chẳng hạn, lượn sóng trong nhảy múa, lượn sóng của bộ tóc, đám mây, đường eo của thân thể con người Fechner (Ðức) lại cho cái đẹp là ở sự tỉ lệ hình chữ nhật đẹp là loại hình có tỉ lệ 1/1,6 (tỉ lệ của 2 cạnh lá vàng) Leonardo De Vinci cho rằng người đẹp là người có tỉ lệ: chiều dài thân mình cao gấp 7 lần đầu Pythagoras cho rằng: đường nét và hình thể phải đối xứng mới đẹp Vì sự phát sinh đối xứng có liên hệ đến số học Cái đẹp có đặc tính của số học Bớcnơ và nhiều người khác coi cái đẹp là tổng số của những dấu hiệu sau đây: vật không lớn quá cũng không nhỏ quá ; sự hài hòa, sự thống nhất trong cái đa dạng.v.v

Vậy có đúng là cái đẹp nằm ở vật, là thuộc tính khách quan của sự vật không? Thực sự thì, những điều quan sát của các nhà mỹ học trên đây có ý nghĩa thực tiễn nhất định Tuy nhiên, những ý kiến vừa nêu trên không thể dùng

để giải thích đầy đủ và đúng đắn bản chất của cái đẹp Những dấu hiệu trên là những điều kiện có thể dẫn tới cái đẹp

Nó luôn luôn được bổ sung, và bổ sung một cách bất tận Bởi, cái đẹp là vô cùng đa dạng và vô cùng tận Sai lầm của các nhà mỹ học trên là, tách rời nội dung cụ thể của các hiện tượng khỏi ý nghĩa xã hội của nó Không đặt chúng trong mối quan hệ với con người thì sẽ không phát hiện ra ý nghĩa thẩm mĩ của đối tượng Ðường thẳng, tròn, cong, uốn lượn; sự tỉ lệ, cân đối, hài hòa, bố cục hình kim tự tháp có cả trong đối tượng đẹp và cả đối tượng xấu Rõ ràng

là màu hồng đẹp khi ở trên má, nhưng là xấu ở trên mũi của cô gái Sự cân đối của cặp mắt, đôi vai thì đẹp, nhưng sự

II PHẠM TRÙ MĨ HỌC CÁI ÐẸP

Trang 24

cân đối của răng khểnh, của nốt ruồi thì không đẹp Con bướm, con cóc thân hình đều hài hòa nhưng chưa ai coi con cóc là đẹp Sai lầm cơ bản của các quan niệm trên còn là: tìm bản chất cái đẹp ở mối quan hệ nội tại giữa các yếu tố, các bộ phận cấu thành của sự vật, hiện tượng trên cơ sở những thuộc tính vật lý, toán học của đối tượng; trong khi lẽ ra tìm bản chất cái đẹp, cũng như các hiện tượng thẩm mĩ khác ở mối quan hệ giữa các sự vật và hiện tượng trong mối quan hệ với xã hội, với ý thức con người

b Phái cho rằng cái đẹp là sản phẩm của ý muốn chủ quan của con người Kant, một triết gia duy tâm

chủ quan, người Ðức, cho rằng: vẻ đẹp không nằm ở đôi má hồng của người thiếu nữ mà nằm trong mắt của kẻ si tình Như vậy, theo Kant, cái đẹp là sản phẩm của ý thức cá nhân Luận chứng về cái đẹp, Kant phân biệt hai phương diện của phán đoán: phán đoán mĩ cảm và phán đoán danh lí Phán đoán danh lí dùng khái niệm làm cơ sở Phán đoán

mĩ cảm thì lấy cảm giác cá nhân làm cơ sở Mà cảm giác là chủ quan, có tính cách cá biệt, tùy người, tùy nơi, tùy lúc Trong quá trình thụ cảm thế giới, các sự vật, hiện tượng cảm tính, con người truyền cảm giác, đem đến cho sự vật hồn con người Như vậy cái đẹp chỉ nảy sinh trong quan hệ chiêm ngưỡng của chủ thể đối với khách thể Ở ngoài quan hệ này thế giới không đẹp cũng không xấu Nó phi thẩm mĩ Cũng theo Kant, phần đông cảm giác chủ quan có tính cách cá biệt, tùy nơi, tùy lúc Nhưng nó vẫn có tính chất phổ biến Bởi vì, tuy dựa vào cảm giác chủ quan chứ không nhờ vào sự trợ giúp của khái niệm, nhưng khi một vật khiến ta thấy đẹp thì cơ năng tâm lý (như tri giác, tưởng tượng) hoạt động có tính chất hài hòa nên phát sinh một thứ khoái cảm không thực dụng Một người thấy đẹp thì mọi người thấy đẹp vì cơ năng tâm lí con người giống nhau

Ðiều hơn hẳn của Kant, so với nhiều nhà mĩ học khác là ở chỗ: biết rằng mĩ cảm thuộc chủ quan, bằng vào cảm giác, chứ không bằng vào khái niệm Nhưng đồng thời không hoàn toàn chủ quan mà có tính chất tất nhiên, phổ biến Ðiều mơ hồ của Kant là cho rằng sự vật cần có những điều kiện hợp với cơ năng tâm lí thì ta mới thấy đẹp,

giống như thị giác đối với màu sắc, vật là kích thích, tâm là sự cảm thụ

c Phái cho rằng cái đẹp là cái có ích, cái có lợi ích thực dụng Socrate, một triết gia Hylạp cổ đại, lí giải

cái đẹp luôn luôn gắn với cái có ích Thậm chí, đánh đồng cái đẹp với cái có ích: cái đẹp là cái có ích và cái gì có ích

là cái đẹp Ông giải thích: Cái mộc đẹp là vì nó để tự vệ, còn cái giáo đẹp là vì người ta có thể dùng sức mạnh mà lao

về phía quân thù Một người (Apirtipơ) chất vấn Socrate: Vậy cái sọt đựng phân là một vật đẹp hay xấu? Socrate đã không ngần ngại trả lời: Ðúng thế, thề có thần Zeus chứng giám, ngay cái mộc bằng vàng cũng bị coi là một vật xấu, nếu như nó được làm ra một cách kém cỏi, còn cái sọt đựng phân là đẹp khi nó nhằm được mục đích của nó

Mĩ học Socrate được gọi là mĩ học vụ lợi Sai lầm cơ bản của Socrate là đánh đồng cái đẹp với cái có ích Tuy nhiên, quan niệm của ông có ý nghĩa quan trọng ở chỗ đưa thực tiễn xã hội vào định nghĩa cái đẹp

a Cái đẹp là cái có hình thức cảm tính cụ thể, sinh động Cái đẹp là cái có hình thức cảm tính cụ thể, sinh

động Con người chỉ có thể cảm thụ nó trực tiếp bằng giác quan Cái đẹp là cái có năng lực biểu hiện, cái có khả năng gợi cho con người thấy được bản chất của chính mình nơi thiên nhiên và tạo vật Nó là cái mà con người có thể tìm thấy sức mạnh sáng tạo và làm chủ của mình Nó là cái có thể báo hiệu về con người, gợi nên ở con người những

rung động, những say mê, những khát vọng

b Cái đẹp gắn với say mê và khát vọng của con người Stendhal (1783- 1842) nói: Cái đẹp là sự mời gọi

hạnh phúc Cái đẹp gắn với say mê và khát vọng của con người Nó là cái mà con người luôn ước ao vươn tới Do đó,

nó là cái mang trong mình sự phát triển cao nhất, tức là cái mang tính chất lí tưởng Và cũng do đó, cái đẹp gắn chặt với ý niệm về sự hoàn thiện Hoàn thiện là tiêu chuẩn cao nhất về cái đẹp Những gì đạt tới trình độ phát triển cao nhất so với sự vật và hiện tuợng cùng loại thường gợi ra ý niệm đẹp Hoàn thiện gắn liền với sự hài hòa Cấu trúc hài hòa là cấu trúc lí tưởng Hài hòa là nguyên lí phổ biến

c Cái đẹp là một phạm trù giá trị Cái đẹp là một phạm trù giá trị, đó là luận điểm quan trọng của mĩ học

Mácxít Mĩ học Mácxít xuất phát từ quan điểm biện chứng, lịch sử xã hội để nghiên cứu cái đẹp Mĩ học Mácxít thừa nhận cơ sở khách quan của cái đẹp, xuất phát từ phản ánh luận duy vật biện chứng Theo đó, ý thức thẩm mĩ nói riêng

và ý thức con người, nói chung, là tính thứ hai Hiện thực, bao gồm cả tự nhiên và xã hội là tính thứ nhất

Tuy nhiên, khi nói cái đẹp là một phạm trù giá trị thì các nhà mĩ học Mácxít không chỉ lưu ý điều kiện vật chất khách quan của cái đẹp, mà còn nhấn mạnh phương diện ý thức chủ quan, nhấn mạnh tính quan niệm của nó Khi nói cái này đẹp, cái kia đẹp là bao hàm sự đánh giá, định giá của con người Và như vậy, đẹp phụ thuộc vào quan niệm Tchernychepski, nhà mĩ học duy vật Dân chủ Cách mạng Nga, người có những tư tưởng mĩ học tiếp cân với mĩ

học Mácxít, ở thế kỉ trước, từng phát biểu: Một tồn tại được gọi là đẹp là một tồn tại trong đó chúng ta nhìn thấy cuộc

Trang 25

sống đúng như quan niệm[1] Quả đây là một tư tưởng hết sức sâu sắc Cái đẹp không phải chỉ có cơ sở tự

nhiên, khách quan, mà còn có cơ sở xã hội Cơ sở xã hội đó được thể hiện ở chỗ quan niệm Quan niệm của con người về cái đẹp phụ thuộc vào nhiều yếu tố:

- Quan điểm chính trị, lập truờng giai cấp

- Bản sắc dân tộc

- Có tính chất lich sử

Những con người thuộc các giai cấp khác nhau bao giờ cũng xuất phát từ lọơi ích chính trị của giai cấp mình

mà có quan niệm khác nhau về cái đẹp Ðiều khác nhau này càng bộc lộ rõ ràng khi mâu thuẫn giữa các giai cấp trong lòng xã hội trở nên sâu sắc Từ Hải là hình tượng đẹp đối với người bị áp bức, bóc lột, nô lệ Nhưng với rất xấu với quan niệm của vua Tự Ðức

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng: nói cái đẹp phụ thuộc vào lập trường chính trị, quan điểm giai cấp, không có nghĩa

là bao giờ cũng có sự minh định rạch ròi về ranh giới trong mọi trường hợp Từ đó phủ nhận những chuẩn mực thẩm

mĩ chung đối với mọi người Con người, ngoài bản năng xã hội, còn có bản năng tự nhiên Bản năng tự nhiên này, ở mọi người đều giống nhau Về phương diện tự nhiên, gã tư sản và người nông dân đều đánh giá vẻ đẹp của vàng bạc

là như nhau, đều thích vàng bạc làm nhẫn cưới, hội hè, đình đám, trang sức Nhưng về phương diện giai cấp thì người

buôn bán khoáng vật chỉ nhìn thấy giá trị thương phẩm của khoáng vật chứ không nhìn thấy vẻ đẹp và bản tính độc đáo của khoáng vật (C Mác) [1]

Những điều kiện tự nhiên, xã hội, tâm lí, phong tục tập quán dân tộc để lại dấu ấn sâu sắc về quan niệm cái đẹp, chi phối quan niệm về cái đẹp Có những hiện tượng, sự vật, dân tộc này cho là đẹp, nhưng dân tộc khác cho là xấu Với người phương đông như Trung Quốc, Việt Nam, con rồng là một vật đẹp Rồng là biểu tượng của sự cao đẹp Những gì cao đẹp đều được gắn với rồng Kiến trúc những nơi tôn nghiêm như chùa chiền, đình miếu, rồng luôn luôn được chạm khắc Tổ quốc ta thủ đô là Thăng Long, biển đẹp của ta là Hạ Long, sông là Cửu Long, chúng ta là con rồng, cháu tiên Những gì liên quan đến vua- thiên tử- con người đẹp nhất đều gắn với long: long nhan, long thể, long sàng, long bào, Nhưng phương Tây, như Pháp chẳng hạn rồng lại được hiểu như là con vật dữ tợn (xấu)

Quan niệm về cái đẹp còn gắn liền với sự biến đổi lịch sử Cái đẹp không phải là một cái gì đó nhất thành bất biến, thiên sinh tự tại Tùy theo từng thời đại mà quan niệm về cái đẹp có sự thay đổi Cái răng, cái tóc là vóc con người Nhưng ngày xưa, tóc dài răng đen là đẹp; ngày nay thì ngược lại Chỉ mới khoảng 50 năm về trước, Hoàng Cầm còn tấm tắc trước vẻ đẹp của hàm răng nhuộm đen của mấy cô hàng xén:

Mấy cô hàng xén răng đen cười như tỏa nắng

Nhưng ngày nay, răng đen chỉ có thể là xấu

Có thể định nghĩa cái đẹp như sau: Cái đẹp là một phạm trù mĩ học trung tâm, cơ bản dùng để khái quát

những giá trị xã hội tích cực của những sự vật, hiện tượng trong hiện thực (tự nhiên và xã hội) có hình thức cụ thể cảm tính, được con người xã hội cảm thụ bằng giác quan, đánh giá tư tưởng tình cảm qua sự biểu hiện niềm vui sướng, thú vị

a Cái đẹp trong thiên nhiên

Như ta đã nói, đẹp không phải là một thuộc tính khách quan của sự vật Do đó khi nói cái đẹp trong thiên nhiên chúng ta dễ ngộ nhận là trong tự nhiên có những sự vật đẹp hay thuộc tính đẹp Cái đẹp tồn tại song song với

tự nhiên Còn con người có sau tự nhiên rất lâu Và con người hưởng thụ một cách bị động cái đẹp có sẵn của tự nhiên, giống như tự nhiên là con ong làm ra đẹp là mật Còn có con người hay không thì mật vẫn là mật

Thực sự thì, thiên nhiên với những phẩm chất và thuộc tính của nó tồn tại một cách khách quan Thiên nhiên tồn tại trong sự đa dạng nhưng thống nhất Mọi sự vật hiện tượng trong thiên nhiên tồn tại trong sự nương tựa với nhau, liên kết lẫn nhau, quy định lẫn nhau Thiên nhiên có một cấu trúc hợp lý đến kỳ diệu như là có phép màu của tạo hóa Nhưng khi có một cảnh thiên nhiên được gọi là đẹp thì không phải đơn thuần do thiên nhiên đẹp, mà còn do

Trang 26

con người cảm thấy đẹp Nguyễn Du từng nói:

Cảnh nào cảnh chẳng cũng đeo sầu Người buồn cảnh cũng có vui đâu bao giờ

Do đó, khi xét cái đẹp trong thiên nhiên là xét nó trong quan hệ với con người Cảnh đẹp trong thiên nhiên là

cảnh- tình Nói như C Mác, đó là một tự nhiên được nhân hóa Vì vậy, xét cái đẹp trong tự nhiên theo thể thức cấu trúc, hình ảnh, màu sắc, phẩm chất khoa học là cần thiết nhưng dễ trở thành giản đơn Vì, như đã nói, những thể thức

đó là những điều kiện dẫn tới cái đẹp, chứ không phải bản thân cái đẹp Cũng như mưa là do mây mang hơi nước, nhưng mây mang hơi nước đâu phải là mưa Cũng như, cỏ xanh trên cánh rừng sẽ chẳng đẹp mà chẳng xấu Với Nguyễn Du thì cỏ có thể thật đẹp, có thể xấu Nhưng ngay cả với Nguyễn Du thì cỏ đẹp với nhiều vẻ đẹp khác nhau, tùy nơi, tùy lúc, tùy người

Có lúc cỏ đẹp- vui: - Cỏ non xanh trên chân trời

Có lúc cỏ đẹp- buồn: - Một vùng cỏ mọc xanh rì

- Một vùng cỏ dưới bóng tà

Như vậy, cái đẹp của thiên nhiên là cái có năng lực biểu hiện; cái có khả năng gợi cho con người thấy được bản chất của chính mình nơi thiên nhiên, tạo vật; cái mà con người có thể tìm thấy sức mạnh sáng tạo và làm chủ của mình Nó là cái có thể báo hiệu về con người, gợi cho con người những rung động, những say mê và những khát vọng Do đó, cái đẹp trong tự nhiên tuy tồn tại khách quan nhưng chỉ tồn tại như một tiềm năng, một dự phóng Nó

có tác dụng gợi mở sự liên tưởng, sức sáng tạo của con người

b Cái đẹp của những sản phẩm do con người làm ra

Cái đẹp của những sản phẩm do con người làm ra là những sản phẩm do con người làm ra theo trước đó của

sự hoàn thiện, theo những khuôn mẫu lý tưởng:

- Tính hợp lý là một trong những yêu cầu quan trọng nhất được đặt ra cho các sản phẩm lao động Nó phải có

sự tương quan đúng đắn giữa hình thức và giải pháp kết cấu

- Các sản phẩm lao động phải tạo thuận tiện tối đa cho người sử dụng, giảm bớt lao động vất vả cho con

người, làm vui mắt bằng vẻ đẹp của hình dáng bên ngoài và sự tính toán nghiêm nhặt của các yếu tố

c Cái đẹp của điều kiện lao động

Ðiều kiện lao động đẹp góp phần nâng cao hiệu quả lao động và bảo vệ sức khỏe người lao động Ðiều kiện lao

động đẹp, bao gồm: Phương tiện lao động: máy móc, thiết bị, dụng cụ lao động thuận tiện, đẹp đẽ; tổ chức lao động hợp lý Nhân tố quyết định của mỹ học về điều kiện hoạt động là nội thất công nghiệp: ánh sáng hợp lý, màu tường thích hợp, thông gió tốt, độ ẩm vừa phải Màu sắc nội thất công nghiệp ảnh hưởng đến hiệu quả lao động Với những

kiện hàng trọng lượng và khối lượng như nhau chỉ khác nhau màu đen, hoặc màu trắng, thì người công nhân khuân vác những kiện hàng màu trắng cảm thấy nhẹ nhàng hơn và do đó bốc vác có hiệu suất cao hơn là làm việc với những kiện hàng màu đen Tuy nhiên, tùy tính chất sản xuất mà sử dụng gam màu này hay gam màu khác Ví dụ ở xưởng sản xuất lớn thì dùng gam màu lạnh xanh, xanh lá cây Nơi sản xuất những chi tiết nhỏ như lắp ráp đồng hố thì cần dùng màu bình lặng, sáng sủa Các bộ phận chuyển động của thiết bị sơn màu sáng để dễ nhận, do đó giảm tai nạn lao động.v.v

d Cái đẹp của hành vi

Hành vi con người có thể được đánh giá từ những phương diện khác nhau: chính trị, đạo đức, pháp luật Nhưng cũng có thể được đánh giá ở góc độ thẩm mĩ Ví dụ: Một hành vi cao quý, can đảm cũng được gọi là hành vi đẹp Hoặc ngược lại Biêlinski cho rằng tình cảm thẩm mĩ là cơ sở của việc thiện, của đạo đức Gorki cho rằng: mỹ học là luân lý của tương lai (càng ngày cái đẹp càng thâm nhập sâu và trở thành tiêu chuẩn cơ bản của tác phong ứng

xử của con người)

đ Cái đẹp của con người

Trang 27

Con người là sản phẩm của tự nhiên, nó cũng có những vẻ đẹp có tính chất vật chất tự nhiên Ðó là vẻ đẹp bên ngoài như khuôn mặt, hình thể và trang phục Ngoài ra con người còn có vẻ đẹp tinh thần xã hội: hành vi, hoạt động của toàn bộ thế giới tinh thần của con người lời nói, cách cư xử, hành động là biểu hiện của trình độ văn hóa của con người

e Cái đẹp trong sinh hoạt

Cái đẹp trong sinh hoạt và đời sống rất đa dạng Càng ngày chúng ta càng chú ý nhiều hơn về mĩ học sinh hoạt, tức là chú ý nhiều hơn đến những điều kiện về vật chất văn hóa, trong đó diễn ra cuộc sống của con người, ngoài khuôn khổ của hoạt động sản xuất trực tiếp và hoạt động xã hội Sinh hoạt là khái niệm bao gồm: sắp xếp nhà

ở, cái đẹp của quần áo, cách thức tổ chức nghỉ ngơi lành mạnh, văn hóa Tất cả những gì bao quanh con người trong đời sống từ việc trang hoàng căn phòng, quần áo, vật dụng trang điểm, đều phải đem đến cho con người cảm xúc thẩm mĩ Cái thẩm mĩ không chỉ tồn tại ở bức tranh, pho tượng ở viện bảo tàng mà trải ra ở hàng ngàn hàng vạn đồ vật quanh con người Ở đâu có sinh hoạt của con người thì ở đó cần có thị hiếu thẩm mĩ: từ cái thìa, cái li, đến căn nhà, sân bóng.v.v Tất nhiên, không có những giải pháp thẩm mĩ cụ thể cho một lần và cho mãi mãi Song những nguyên tắc chung là tính hợp lí, hài hòa, đồng bộ, tính thống nhất, đa dạng luôn luôn được vận dụng

g Cái đẹp trong nghệ thuật

Nghệ thuật là nơi biểu hiện tập trung của cái đẹp; đẹp là điều kiện đặc biệt của nghệ thuật C.Mác nói, trong toàn

bộ hoạt động sáng tạo của con người, hoạt động nào con người cũng đều sáng tạo theo quy luật của cái đẹp Nhưng không ở đâu quy luật ấy lại bộc lộ rõ nét tập trung như ở nghệ thuật Miêu tả, biểu hiện, sáng tao cái đẹp là mục tiêu chủ yếu, là chức năng đặc trưng của nghệ thuật Cái đẹp trong nghệû thuật có các đặûc điểm căn bản sau:

- Tính hoàn chỉnh, hoàn thiện, gọt dũa, trau chuốt, điển hình của các yếu tố Xét về sự phong phú, tươi mới, nguồn gốc và tính có trước thì cái đẹp của tự nhiên cao hơn cái đẹp của nghệ thuật Nhưng nghệ thuật có nguyên tắc sáng tạo là điển hình hóa Các hiện tượng đẹp của đời sống khi được đưa vào tác phẩm thì đã trải qua sự lựa chọn, qua bàn tay sáng tạo, gọt đẽo , do đó mà đã đẹp, nó lại càng đẹp hơn Với ý nghĩa ấy mà Hégel khẳng định: nghệ

thuật đẹp hơn cuộc sống; Hoàng Ðức Lương viết: Ðến như thơ văn thì là sắc đẹp ngoài cả sắc đẹp, vị ngon ngoài cả

vị ngon, không thể dùng mắt thường mà xem, vị giác thường mà nếm

- Cái đẹp trong nghệ thuật mang sắc thái biểu cảm Một cảnh tượng đẹp trong thiên nhiên không chứa đựng trong mình nó tính tình cảm, cảm xúc Nó chỉ có những thuộc tính vật lý, hoặc do liên tưởng chủ quan của con người gán cho nó Còn vẻ đẹp trong nghệ thuật, nó là sự kết tinh, chứa đựng tình cảm của người sáng tạo Tình cảm là quy luật của nghệû thuật Bạch Cư Dị, nhà thơ và nhà lí luận về thơ Trung Quốc đời Ðường từng khẳng định gốc của thơ

là tình cảm Lê Quý Ðôn, nhà bác học Việt Nam, thế kỉ XVIII, xem tình là một trong 3 điều chính của thơ

Cái đẹp trong nghệ thuật mang tính tư tuởng Nghệû thuật phản ánh hiện thực, nhưng cái đẹp của hiện thực

không chứa đựng khuynh hướng tư tưởng Trong khi đó, cái đẹp trong nghệû thuật luôn luôn có khuynh hướng tư tưởng Cũng có thể nói, cái đẹp trong nghệû thuật chính là cái đẹp của tư tuởng Khi phản ánh cái đẹp của cuộc sống vào tác phẩm thì không đơn giản là người nghệ sĩ sao chép lại, chụp ảnh lại Mà trước hết, nghệ sĩ xuất phát từ một lập trường tư tưởng nhất định để lựûa chọn, miêu tả, đánh giá Thứ đến, người nghệ sĩ sáng tạo ra cái đẹp sao cho phù hợp với quan niệm thị hiếu, lí tưởng thẩm mĩ của mình Những tư tưởng lập trường là xuất phát điểm để phản ánh; những thị hiếu, lí tưởng như là đích hướng tới để sáng tạo, nếu tiên tiến, thể hiện lợi ích của nhân dân lao động sẽ làm cho tư tưởng của nghệû thuật đẹp

Cái cao cả là những hiện tượng, những tính cách, những hành vi, những tinh thần, những ý chí vượt ra khỏi cái giới hạn bình thường hàng ngày, cái có tầm cỡ lớn lao, phi thường của nội dung và hình thức biểu hiện; cái cao cả tạo

ra ở con người cái cảm giác choáng ngợp, chiêm ngưỡng kính phục, đôi khi pha chút sợ hãi

a Cái cao cả là những sự vật, hiện tượng, tính cách, tư tưởng vĩ đại; cái tầm cỡ cao lớn phi thường, to lớn về thể tích và khối lượng Chẳng hạn: núi đá cheo leo sừng sững, biển rộng bao la; không gian mênh mông, ngọn tháp

cao chót vót, tiếng gầm của loài hổ, cánh chim bằng che rợp khoảng trời, con cá tràng kình ở biển khơi, cây tùng dầm mưa dãi nắng, cây đa sừng sững giữa đất trời Ðây là cái cao cả- sự hùng vĩ của của thác nước:

III PHẠM TRÙ MĨ HỌC CÁI CAO CẢ

Trang 28

Phi lưu trực há tam thiên xích

Nghi thị ngân hà lạc cửu thiên

Ðây là cái hùng vĩ của vực sâu và núi cao:

Một lá về đâu xa thăm thẳm

Nghìn làng trơng xuống bé con con

b Cái cao cả là cái gây ra ở con người cái cảm giác chống ngợp, chiêm ngưỡng, kính phục và đơi khi pha chút sợ hãi Ðây là đặc điểm tâm lý của cái cao cả Nếu như trạng thái tâm lý của chúng ta trước cái đẹp thanh tú

như cây liễu, con chim hồng anh đơn thuần chỉ là sự khoan khối, hoan hỉ, khẳng định, tích cực, khơng cĩ chút băn khoăn, thắc mắc Thì, trạng thái tâm lí trước cái hùng vĩ cĩ khác Cái hùng vĩ là cái khuynh sơn đảo hải khiến ta

cĩ cảm giác mình quá nhỏ bé, cảm thấy bất lực, khơng thể đề kháng, chẳng dám tiếp nhận nĩ, rồi muốn lùi bước trước nĩ

c Cái cao cả tạo ra ở con người cảm giác thích thú, tự đề cao Cĩ thể chia quá trình tâm lí của sự tiếp nhận

cái cao cả ra thành hai gia đoạn Giai đỏn 1 là giai đoạn sợ hãi Giai đoạn 2 là giai đoạn vui vui thích Trong bước đầu vì tính chất to lớn của sự vật, ta thấy ta như bé lại Sang bước 2 cũng do vơ ý hay hữu ý ta thấy mình trở nên vĩ đại Trạng thái tâm lý bước đầu được Kant gọi là sự đề kháng nhất thời Trong trạng thái ấy cĩ chút ít bứt rứt khĩ chịu Bước 2 thì tâm tư hân hoan, thoải mái, lại thêm cái ray rứt ban đầu nên gây những phản ánh vang dội, cho nên

sự thoải mái hân hoan càng đậm đà Tâm tình ở bước 2 là tâm tình của kinh nghiệm mĩ cảm Cịn tâm tình của bước 1

là những cảm giác đặc hữu khi đứng trước một vật hùng vĩ Nếu khơng mang một ít cảm giác kinh khiếp, một ý thức mình quá nhỏ bé thì khơng thể nào cảm giác được sự hùng vĩ Học giả Anh quốc Bruke từng khẳng định trong cái hùng vĩ bao hàm một ít của sự sợ hãi (Terrible) (Lưu ý: nĩi sự sợ hãi thì hơi quá vì sợ hãi tạo ra phản ứng trốn chạy, cịn đối tượng hùng vĩ lại cĩ sức hấp kì lạ) Sợ hãi là một thứ tình cảm thực dụng, cịn cảm giác hùng vĩ cũng giống như mọi mĩ cảm khác: tách rời khỏi sự ràng buộc của thực dụng; tất cả tinh thần tập trung, hội tụ say mê đối tượng trước mắt Trong cảm giác hùng vĩ cĩ ít nhiều tính chất sợ hãi nhưng chưa đạt đến trạng thái sợ hãi đích thực Cảm giác hùng vĩ thường xuất hiện bất thình lình Do bất thình lình mà ta hốt hoảng khơng biết đối phĩ ra sao Nhưng trạng thái tâm lý ấy thống hiện, khơng biểu hiện rõ nơi ý thức Cái tính chất bất thình lình ấy chính là vai trị chủ yếu của sự đề kháng nhất thời Nhưng nếu mất tính chất bất thình lình thì cũng mất luơn vẻ hùng vĩ của sự vật

Như vậy, cảm giác sợ hãi- cảm giác tiêu cực chỉ phát sinh trong chốt lát rồi tiêu biến, nhường chỗ cho cảm giác mới phát sinh: ngưỡng mộ, khâm phục, ngơ ngác, rồi ta tự quên mình đắm chìm vào cảnh vật Ta đột nhiên hứng

khởi, phấn chấn lạ lùng và ta như đứng dậy, vươn lên, cao đầu mà bước, ngẩng đầu mà đi, rồi bị ảnh hưởng của di tình tác dụng, một cách vơ ý thức ta xĩa bỏ sự cách biệt giữa ta và vật Cái hùng vĩ như in sâu vào trong tiềm thức của

ta, biến thành cái hùng vĩ của ta Trong giây phút ấy ta khơng cịn biết ta đang thưởng ngoạn cái hùng vĩ của vật hay

ta đang tự cao với cái hùng vĩ của ta Chỉ biết rằng lúc ấy ta vơ cùng khoan khối

Tĩm lại, trước sự vật hùng vĩ, bước đầu cĩ cảm giác như kinh khiếp, nhưng bức tiếp theo là cảm giác tự tin, phấn chấn và tự đề cao

d Cái cao cả là phạm trù gần gũi với cái đẹp Nghiên cứu cái cao cả, cĩ xu hướng đối lập cái cao cả với

cái đẹp Do chỗ họ căn cứ vào tính chất đặc thù của cái cao cả là quy mơ to lớn, kì vĩ, đồ sộ Tính chất này tạo nên tạo

nên cảm giác khĩ chịu, cảm giác sợ hãi Tính chất bất thình lình của cái cao cả vượt ra ngồi ý liệu của chúng ta, tri giác bình thường khơng sao nắm bắt được, do đĩ cái hùng vĩ cịn nhiều khuyết điểm, khiến người ta cĩ cảm giác là

nĩ cịn cảm giác thơ sượng Cho nên, những nhà mỹ học thuộc phái Kant thường đối lập cái cao cả với cái đẹp

Lại cĩ xu hướng hịa tan cái cao cả vào cái đẹp Họ cho rằng cái cao cả bản chất của nĩ là cái đẹp, vì cái cao

cả chẳng qua là cái đẹp vơ tận, vĩnh hằng, cái cĩ mức độ to lớn khiến người ta khơng quan niệm nổi

Thực ra, cái cao cả là một phạm trù gần gũi với cái đẹp Nét tương đồng chủ yếu: đều gợi nên ở ta cảm giác tích cực Các phạm trù thẩm mĩ, một mặt cĩ tính chất bản thể, mặt khác là một phạm trù giá trị Cái cao cả phản ánh tính chất thanh cao, mạnh mẽ sâu lắng và vơ cùng thanh khiết, trong sáng, đồ sộ, hùng vĩ, vũ bão của sự vật khách quan Mặt khác, phản ánh xu hướng khát vọng vươn cái vĩ đại của đời sống con người Vì vậy, nếu cái đẹp thúc đẩy con người vươn lên cái hồn thiện, hồn mỹ, thì cái cao cả phản ảnh xu hướng hùng vĩ hĩa bản thân mình một cách bất tận để đáp ứng những nhiệm vụ vơ cùng to lớn và bất tận của con người Cái đẹp là ước mơ, lý tưởng gần gũi

Trang 29

Cái cao cả là lý tưởng cao siêu, con người chỉ chiêm ngưỡng hướng tới, nhưng dường như không dám mơ vươn tới

Cái bi là phạm trù mỹ học cơ bản chỉ sự thất bại hay cái chết của cái đẹp trong cuộc đấu tranh không khoan nhượng với lực lượng đối lập; là thắng lợi của lực lượng phản động, lạc hậu trước các lực lượng cách mạng, tiến bộ;

là những hy sinh, tổn thất mà phía cách mạng phải gánh chịu trong cuộc đấu tranh với giai cấp lạc hậu

a Cái bi là sự xung đột giữa yêu cầu tất yếu về mặt lịch sử với việc không đủ khả năng thực hiện được yêu cầu đó trong thực tiễn Bản chất thẩm mĩ của cái bi là sự xung đột dẫn đến mất mát đau thương Song, không

phải mọi sự xung đột dẫn đến mất mát đau thương đều là cái bi Cơ sở để xem xét việc nảy sinh cái bi là sự xung đột

giữa yêu cầu tất yếu về mặt lịch sử với việc không đủ khả năng thực hiện được yêu cầu đó trong thực tiễn (C Mác) Như vậy, những xung đột thông thường của đời sống không phải cơ sở nảy sinh cái bi Chẳng hạn, những xung đột

giữa những anh chàng nghiện rượu, tranh giành đất đai để rồi chém giết nhau Do đó, những chết chóc đau khổ thường tình không nằm trong phạm trù cái bi của mỹ học Nghệ sĩ Anh thế kỷ XIX, John Ruskin phân biệt:Thơ chỉ có

thể lên tiếng với nỗi buồn của cô gái khóc cho tình yêu trong trắng bị tan vỡ, chứ không thể viết về giọt nước mắt của kẻ hà tiện đánh mất tiền Ở đây có hai loại nước mắt, nước mắt cúa cái bi (nước mắt của cô gái) và nước mắt của

cái hài (nước mắt của anh chàng hà tiện) Chỉ thuộc về cái bi những hy sinh tổn thất có ý nghĩa xã hội mang tính quy luật trong sự phát triển lịch sử

Bi kịch cá nhân xảy ra trong tình yêu, trong gia đình, ngoài xã hội cũng có thể là cái bi, nếu đằng sau nó cũng chứa những xung đột xã hội, mang tầm vóc lịch sử Chẳng hạn bi kịch số phận Chí Phèo (trong Chí Phèo), Hămlét (trong Hămlét), Mácbet (trong Mácbét), Lỗ Thị Phượng (trong Lôi vũ) Các bi kịch xã hội như thoái trào cách mạng, tổn thất lớn lao của cuộc chiến đấu của quần chúng cách mạng cũng thuộc về cái bi Chẳng hạn, phong trào Công xã Pari, 1871 ở Pháp

b Bi kịch làm trong sạch hóa những cảm xúc Bi kịch có tác dụng to lớn trong việc thanh khiết hóa tâm

hồn con người Aristốt, nhà triết học, mĩ học thời Hylạp cổ đại cho rằng: Bi kịch là sự bắt chước các hành động

nghiêm túc và cao thượng, hành động này có một quy mô nhất định, Bi kịch nhằm miêu tả những con người tốt nhất Nhân vật và lực lượng bi kịch có sức mạnh lớn lao, có ý chí mạnh mẽ, có lý tưởng đẹp đẽ, có khát vọng chân chính

Nhân vật bi kịch thất bại thậm chí bị tiêu diệt Nhưng đặc trưng thẩm mĩ của cái bi lại không bi Aristốt cũng đã từng

khẳng định: bi kịch làm trong sạch hóa những cảm xúc thông qua sự khêu gợi sự xót thương và khủng khiếp Cảm xúc thẩm mĩ đối với cái bi vẫn là tình cảm tích cực, vẫn là vui, phấn chấn Chứ không phải là cảm xúc bi quan, tiêu

cực

Mỹ học tôn giáo nhấn mạnh tính chất công bằng của việc trừng phạt con người và những tội lỗi muốn mưu toan chống lại thế giới Cách giải thích này tạo ra ở con người trạng thái nhẫn nhục, chịu đựng, phục tùng số mệnh, định mệnh Mỹ học tư sản quan niệm cái bi như là sự bi đát của con người trước cuộc đời; như là sự xung đột vĩnh hằng giữa thân phận nhỏ nhoi của con người và sự vĩnh hằng bất tận của tạo hóa Mĩ học Phong kiến phương Ðông, cũng bị chi phối khá nặng nề của tư tưởng định mệnh Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều từng giải thích về tiếng khóc chào đời của con người lúc sơ sinh:

Thảo nào khi mới chôn rau

Ðã mang tiếng khóc ban đầu mà ra

Thực ra, xung đột bi kịch dấy lên ở con người những rung động thẩm mĩ sâu sắc Nó khơi dậy ở con người tình cảm cao cả, lành mạnh, kích thích những hành động mãnh liệt, thúc đẩy con người đấu tranh vì hạnh phúc, tôi

luyện con người

c Cảm xúc thẩm mĩ của cái bi là cảm xúc vui: Tại sao cảm xúc thẩm mĩ trong bi kịch lại là cảm xúc vui?

Khi nhìn những diễn viên trình diễn những bi kịch, ta nhỏ lệ biểu lộ sự đồng tình hay lòng trắc ẩn, mà mặt mày như tươi tỉnh sáng lạn, tâm tư dàn trải thoải mái Máu và nước mắt thường đem lại cho ta những ý nghĩ ngọt ngào tươi mát hơn là những nụ cười hoan hỉ Vậy cảm xúc vui tươi trong bi kịch do đâu mà có? Phương Tây có nhiều cách giải

IV PHẠM TRÙ MĨ HỌC CÁI CÁI BI

Trang 30

E Burker (Anh quốc thế kỉ XVIII) đưa ra thuyết ngược lại với thuyết tính ác, là thuyết tính thiện Cảm giác

vui trong bi kịch là do lòng trắc ẩn, hay đồng tình tâm Chính những sự rủi ro bất hạnh ấy cũng khiến ta cảm thấy khoan khoái Con người ta thích pháp trường hơn kịch trường Nghĩa là, chúng ta thương xót cho Hămlét, nên rất vui

khi thấy nhân vật này chết một cách bi thảm

Dubos (Pháp quốc, thế kỉ XVII), Thomas (đại học Colombia) lại giải thích bằng nguyên nhân tâm lí Theo họ, bản tính con người vốn hiếu động, thích những cảm giác mạnh Sự kích thích càng mạnh thì cảm xúc vui càng đậm

Bi kịch là liều thuốc công hiệu giúp con người vui Bi kịch lấy chết chóc làm đề tài Mà, chết là tai họa khủng khiếp

Do đó, bi kịch là đá nam châm mạnh nhất gây kích động cho óc tưởng tượng Nhưng thế thì, tại sao tai họa thực ngoài đời không làm cho con người thích Nhưng tai họa tưởng tượng trong nghệû thuật lại làm người ta thích Fontenelle cho rằng khoái lạc và đau khổ tuy khác nhau nhưng nguyên nhân chỉ là một Giống như sự gãi cào ngoài

da, gãi cào mạnh thì đau, nhẹ thì thích thú Bi kịch là đem những sự đau khổ thực lên sân khấu Tuy đó là thực tại, nhưng lại không phải là thực tại Những cảm giác đau khổ khi đứng trước những nạn nhân vô cớ bị tai họa giảm bớt

đi, thành ra những nỗi vui thích

Schiller & Hegel (Ðức quốc thế kỉ XVIII) dùng quan điểm triết học để giải thích Sự xung đột vũ trụ là điều tất yếu Có xung đột thì có đấu tranh, đấu tranh mới có ý thức đạo đức, có ý thức đạo đức mới tìm thấy khoái lạc Nguồn vui lớn nhất sẽ đạt được từ sự phấn đấu cam go với nghịch cảnh, trong đó chứa đựng đau khổ Vũ trụ là một khối lý tính vừa xung đột, vừa hài hòa Ví dụ sự xung đột của con người vừa muốn làm trung thần, vừa muốn làm người con hiếu thảo Mâu thuẫn này không thể dung hoà, trở thành bi kịch Ðứng trên quan điểm vũ trụ thì bi kịch là luật của tạo

hóa, là công lý vĩnh cửu Khi xem kịch ta thấy được tính chất công lý vĩnh cửu, do đó ta khoái Những người này

viện dẫn vở bi kịch Ăngtigôn của Sôphốcl: Polinice con của quốc vương xứ Thèbes sau khi cha chết, mượn lính nước địch để giành ngôi vua Tân vương Créon giết kẻ phản bội, cho cho phơi thây, cấm mai táng Antigon, em ruột của Polinice, cháu ruột Créon không nỡ nhìn thi hài anh ruột phơi, nên tìm cách che đậy Nàng đính hôn với con trai Creon là Hemon Antigon bi xử chém Hemon tự treo cổ cho vẹn tình Theo Hegel, Créon đại diện cho lý tưởng pháp luật, Antigon đại diện cho lí tưởng anh em Hai lý tưởng đều chính đáng nhưng trên quan điểm vũ trụ thì mâu thuẫn Schopenhauer lại cho rằng đời là bể khổ, con người ngụp lặn trong tai họa nghiệp chướng nhưng không chịu khước

từ bởi doý dục sinh tồn kiềm chế Bi kịch dạy cho con người biết ý thức tất cả đều hư không để thoạt nhiên đại ngộ Nhân vật bi kịch khác người ta ở chỗ biết rõ tình thế mà buông tay đầu hàng, biết khước từ (Còn ta bị dục vọng kìm hãm) Nhưng chính khước từ là thắng lợi Quả là nhiều nhân vật bi kịch trước khi hấp hối đã khước từ Nhưng không phải mọi nhân vật bi kịch đều khước từ Macbeth chết than trời, Othello trong khi tự sát cũng hận người (không khước từ) Triết gia Ðức thế kỉ XIX, Nietzsche cho rằng thế giới đầy tai họa nghiệp chướng nhưng nếu ta vứt bỏ được những ràng buộc, bủa vây của thế giới thực tại đầy hẹp hòi để đứng trên cao nhìn lại, thì lại thấy nó là một bức tranh

kỳ vĩ, đẹp lạ lùng Cũng như Thượng đế sau khi sáng tạo ra vũ trụ, tự mình nhìn lại, nó như một tác phẩm nghệ thuật

Freud với lí luận về mặc cảm Oedipus, cho rằng văn minh là cái vỏ che đậy tâm địa dã man của con người Tâm địa chứa chất dục vọng, mà mãnh liệt nhất là tính dục Nhưng dục vọng và đạo đức, pháp luật mâu thuẫn dẫn đến dục vọng bị dồn ép thành mặc cảm Mặc cảm không phát tiết được có thể phát sinh bệnh thần kinh hay thác loạn Có lúc dục vọng có thể hóa trang để có thể vượt khỏi sự kiểm soát của ý thức Bi kịch là một hiện tượng, một biểu hiện Mặc cảm này được gọi mặc cảm Oedipus Mỗi người đều có mặc cảm Oedipus Khi xem vở kịch này dục vọng ta được thỏa mãn một cách gián tiếp, cho nên ta phát sinh niềm vui trong khi xem kịch

Tất cả những kiến giải vừa nêu đều không giả thích được một cách đúng đắn nguyên nhân cái vui trong bi kịch Vậy nguyên nhân đúng đắn là ở đâu? Bi kịch là một thứ tác phẩm nghệ thuật, xem bi kịch là một thứ kinh nghiệm mĩ cảm Kinh nghiệm mĩ cảm xuất hiện khi ta trực giác hình tướng sự vật Trong lúc thưởng ngoạn ta quên hẳn lợi hại của thực tế mà đứng ở địa vị khách quan để quan sát, coi vũ trụ và đời sống là một bức tranh Tai họa thực

Ngày đăng: 21/01/2015, 21:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w