Thẩm mĩ và nghệ thuật: Hình tượng khác một cách căn bản với khái niệm khoa họ cở tính thẩm mĩ và nghệ thuật của nĩ Tính thẩm mĩ và tính nghệ thuật của hình tượng sản sinh ra một năng lực diệu kỳ: sức lay động

Một phần của tài liệu tài liệu mĩ học đại cương (Trang 56 - 59)

II. ÐẶC TRƯNG PHƯƠNG TIỆN CỦA NGHỆ THUẬT

g. Thẩm mĩ và nghệ thuật: Hình tượng khác một cách căn bản với khái niệm khoa họ cở tính thẩm mĩ và nghệ thuật của nĩ Tính thẩm mĩ và tính nghệ thuật của hình tượng sản sinh ra một năng lực diệu kỳ: sức lay động

nghệ thuật của nĩ. Tính thẩm mĩ và tính nghệ thuật của hình tượng sản sinh ra một năng lực diệu kỳ: sức lay động tình cảm dữ dội, sự thức tỉnh tư tưởng lớn lao, sức lơi cuốn hành động mạnh mẽ của con người. Ðĩ là sức mạnh khơng gì cưỡng lại được của nghệ thuật. Diderot đặt ra yêu cầu đối với nghệ sĩ sáng tạo hình tượng: trước hết anh phải làm cho tối cảm động, kinh hồng, đê mê, anh phải làm cho tơi sợ hãi, run rẩy, rơi lệ, hay căm hờn.

Ðể đạt được năng lực thẩm mĩ như vậy, bằng trí tưởng tượng, tài năng sáng tạo của mình, nghệ sĩ phải hợp lý hĩa nhiều phương diện, thuộc tính khác nhau thậm chí trái ngược nhau vào trong mối chỉnh thể thống nhất để tạo ra hình tượng nghệ thuật: cụ thể và khái quát, hình thức và nội dung, lý trí và tình cảm, chủ quan và khách quan, tạo hình vào biểu hiện, ước lệ và hư cấu.v.v... Quá trình xây dựng hình tượng là một quá trình khắc phục khĩ khăn của nghệ sĩ. Quá trình đĩ để lại dấu ấn tài năng trong hình tượng nghệ thuật, tạo ra tính nghệ thuật của hình tượng. Tính nghệ thuật vừa là thuộc tính vừa là giá trị của hình tượng.

Ðặc trưng nghệ thuật của hình tượng là ở chỗ tính sinh động của chi tiết của hiện thực được phản ánh, chiều sâu nhận thức và tầm cao ý nghĩa của tư tưởng, tính thống nhất giữa các mối liện hệ và phù hợp giữa các yếu tố, sự hồn thiện của hệ thống ngơn từ (nếu là văn chương). Hình tượng nghệ thuật là kết quả nhào nặn một chất liệu vật chất nào đĩ của đời sống của nghệ sĩ, nhưng khơng phải để tạo ra một một vật phẩm vơ tri, vơ giác như mọi sản phẩm vật chất của sản xuất, mà là để tao ra một sinh thể mới. Sinh thể này cĩ sức sống dộng kỳ diệu, nĩ lung linh, xào xạc; nĩ tươi mát ngọt lành, nĩ vận động và biến đổi... Khi Nguyễn Du viết:

- Cỏ lan mặt đất, rêu phong dấu giày - Ðầu tường lửa lựu lập lịe đâm bơng

thì những cảnh vật này sống động hơn rất nhiều so với cảnh vật thực ngồi đời. Sự vận động và sinh sơi của chúng khĩ cĩ thể nhận thấy bằng mắt ở ngồi thực tế thì trong thơ Nguyễn Du chúng ta dường như trực tiếp chứng kiến: Cỏ thì đang lan ra, rêu thì đang phong lại, cịn hoa lựu thì đang nở lập lịe. Khơng chỉ cảnh vật mà con người trong nghệ

thuật cũng sống động. Nĩ khơng phải là những khái niệm người mà là những con người cụ thể, cĩ cá tính, cĩ tính

cách, cĩ số phận riêng, biết suy nghĩ, biết hành động.v.v... Tính sinh động này của hình tượng nghệ thuật đã khiến cho nhiều nhà nghiên cứu đã xem nghệ thuật là một hình thức của đời sống hay xem hình tượng là những bức tranh của cuộc sống, hay xem hình tượng là hiện thực thứ 2, tự nhiên thứ 2.

Nhưng tính sinh động của hình tượng khơng chỉ ở những cảnh, những người được miêu tả mà cịn ở cả những tâm trạng được biểu hiện. Một tác phẩm nghệ thuật cĩ muơn vàn tâm trạng, một tâm trạng cĩ muơn các biểu hiện. Nỗi cơ đơn rợn ngợp:

Nắng xuống trời lên sâu chĩt vĩt Sơng dài, trời rộng bến cơ liêu

(Huy Cận) Sự tang thương:

Lởm chởm vài hàng tỏi Lơ thơ mấy khĩm gừng Vẻ chi là cảnh mọn

Mà cũng đến tang thương

Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang thương Tĩc buồn buơng xuống, lệ ngàn hàng.

(Xuân Diệu) Niềm suy nghĩ:

Mái gianh ơi hỡi mái gianh

Ngấm bao sương nắng mà thành quê hương.

(Trần Ðăng Khoa)

Sáng tạo hình tượng nghệ thuật là để khám phá ra những vấn đề đời sống. Tác phẩm nghệ thuật là câu hỏi đặt ra hay câu trả lời. Mỗi hình tượng nghệ thuật là một tư tưởng- thẩm mĩ. Tính nghệ thuật của hình tượng bộc lộ quan trọng nhất ở chiều sâu tư tưởng vào tầm cao ý nghĩa. Khi Trần Ðăng Khoa viết:

Mái gianh ơi hỡi mái gianh

Ngấm bao sương nắng mà thành quê hương

Thì em đã gợi cho ta biết bao suy nghĩ về tổ quốc quê hương. Cĩ biết bao nhiều nhà thơ định nghĩa về quê hương: - Quê hương là cầu tre nhỏ

Mẹ về nĩn lá nghiêng che - Quê hương là đường đi học. . . - Ðất là nơi anh đến trường Nước là nơi em tắm

- Ðất nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm - Ngàn năm tổ quốc quê hương

Là hịn đất trộn với xương máu mình v. v. . .

Nhưng cĩ lẽ thấm thía nhất vẫn là câu thơ của Trần Ðăng Khoa. Quê ta nghèo, đơn sơ nhưng quê hương ta đã trải qua bao buồn vui, chìm nổi, người dân ta trải biết bao khổ nắng mưa để gầy dựng nên quê hương. Quê hương ta bình dị nhưng là tất cả. Chúng ta phải trận trọng, yêu thương, giữ gìn nơi đã sinh ra chúng ta...

Hình tượng nghệ thuật bao giờ cũng chứa đựng nhiệt tình và niềm tin của tác giả trước hiện thực và bộc lộ ra ở những cảm hứng chủ đạo trong sáng tác, do đĩ bao giờ hình tượng cũng cĩ tính khuynh hướng. Khơng cĩ nghệ thuật vơ can, nghệ thuật nào cũng cĩ tính khuynh hướng. Khơng cĩ khuynh hướng thì nghệ thuật sẽ khơng cĩ sức lay động tư tưởng. Khuynh hướng tư tưởng- cảm xúc cũng là một tiêu chuẩn của tính nghệ thuật. Một con người như Chí Phèo nếu ta gặp ở đâu đĩ nơi đầu đường, xĩ chợ ngồi cuộc đời thì cảm giác của chúng ta về Chí cĩ lẽ cũng như cảm giác của dân làng Vũ Ðại về Chí: kinh sợ con thú dữ của làng. Nhưng với ngịi bút cĩ vẻ khách quan, lạnh lùng đối với Chí của Nam Cao thì chúng ta suy nghĩ về Chí rất khác: thương đau một số phận nhân từ bị đẩy vào con đường cùng, căm ghét những thế lực tàn bạo vơ tâm, đã vùi dập Chí, đồng tình với hành động hung bạo của Chí đối với Bá Kiến. Cảm giác chung khi ta gập cuốn truyện Chí Phèo lại là một sự nhức nhối khơng cùng và một niềm tin tưởng vơ

cùng ở con người. Khi nĩi hình tượng nghệ thuật là một cơ thể sống thì khơng thể hiểu nĩ ở gĩc độ tính sinh động mà

quan trọng hơn là khẳng định tính trọn vẹn, tính cơ thể sống, tính hệ thống của nĩ. Một cơ thể sống là phải cĩ sự tương hợp, hài hịa của tất cả các yếu tố đã cấu tạo nên nĩ. Hình tượng nghệ thuật là một hệ thống của nhiều yếu tố được bàn tay kỳ diệu của nghệ sĩ tổ chức nên. Hình tượng nghệ thuật khơng cĩ yếu tố thừa và thiếu, mọi yếu tố đều

cĩ chức năng riêng nhưng lại phù hợp với nhau, cĩ mối liên hệ đa dạng mà thống nhất, phức tạp và hồn chỉnh. Tài năng tổ chức hình tượng, tác phẩm của nghệ sĩ làm cho hình tượng cĩ tính nghệ thuật về kết cấu. Xây dựng hình tượng, kết cấu tác phẩm là một việc cực kỳ khĩ khăn, xây lên rồi phá xuống, sửa đi sửa lại. Ðể cĩ một hình tượng thơ Tràng giang hồn chỉnh, Huy Cận đã trải qua 17 bản thảo. Tư tưởng bao quát của bài thơ đã được biểu hiện trong cấu tứ ban đầu, nhưng rồi cảm hứng thi ca vẫn lên xuống, đi về, khơng ổn định, lặp ý, cịn thiếu cụ thể, hình ảnh chọn lọc chưa thật phù hợp, ngơn ngữ chưa sinh động. Nội dung chưa hình thành trọn vẹn vì thiếu hình thức cân xứng để biệu hiện. Nhưng khi Tràng Giang đã hồn chỉnh thì mọi yếu tố trong bài thơ thật đích đáng và khơng thể khác được. Biểu hiện quan trọng nhất của tính nghệ thuật xét về hình thức ở văn chương là sự hồn thiện của hệ thống ngơn từ của hình tượng. Thật khĩ cĩ thể nĩi thế nào là sự hồn thiện của hệ thống ngơn từ bởi vì khơng cĩ một chuẩn mực ngơn từ nhất định nào cho hình tượng cả. Cũng khơng thể quy về sự giản dị hay phức tạp của cú pháp, sự chừng mực hay phong phú của từ loại, việc cĩ hay khơng cĩ những biện pháp tu từ, phướng thức chuyển nghĩa... Hệ thống ngơn từ đạt được ý nghĩa nghệ thuật chừng nào nĩ phục vụ đắc lực, tốt đẹp cho nhiệm vụ tư tưởng- thẩm mĩ của tác giả.

Do đĩ, ngơn từ chỉ cĩ giá trị nghệ thuật khi nĩ là chất liệu xây dựng hình tượng, phát huy năng lực tối đa khả năng nghệ thuật vốn cĩ của mình trong hình tượng. Người ta vẫn thường nĩi tới khả năng nghệ thuật của ngơn từ, đến đặc trưng của ngơn ngữ nghệ thuật như tính hình tượng, tính biểu cảm, tính hàm xúc... song khơng phải sử dụng nhiều lớp từ cĩ những đặc trưng trên thì tự nhiên tác phẩm đạt được tính nghệ thuật. Tất cả ở chỗ sử dụng đúng và đắt, khai thác đúng ma lực của nĩ.

Một phần của tài liệu tài liệu mĩ học đại cương (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)