II. ÐẶC TRƯNG PHƯƠNG TIỆN CỦA NGHỆ THUẬT
2. NHỮNG ÐẶC ÐIỂM CƠ BẢN CỦA HÌNH TƯỢNG NGHỆ THUẬT TOP
động trực tiếp vào giác quan của chúng ta. Tiếp xúc với hình tượng nghệ thuật là tiếp xúc với những bức tranh những sự vật, những hiện tượng, những cảnh đời, những con người, những số phận riêng lẻ, cụ thể đang sống, vận động trong một tương quan cụ thể. Nội dung cụ thể của các tác phẩm là khơng bao giờ lặp lại nhau. Ðiều đĩ cĩ nghĩa là các hình tượng nghệ thuật mang tính cá biệt- kể cả hình tượng phong cảnh tự nhiên và hình tượng nhân vật. Cĩ biết bao nhân vật xuất hiện trong các tác phẩm nghệ thuật nhưng cĩ nhân vật nào giống nhân vật nào. Sự riêng biệt của các nhân vật khơng phải là chủ yếu của tên gọi, hình hài diện mạo mà chủ yếu ở tính cách, ở cá tính. Cĩ người đã nhận định: nền nghệ thuật nhân loại là một phịng triển lãm các tính cách, là nơi phơi bày sự đa dạng phong phú của cốt cách, phẩm chất của con người.
Tính cá biệt cụ thể của hình tượng khơng chỉ biểu hiện ở chỗ miêu tả trực quan cĩ tính chất tạo hình các sự vật và con người riêng biệt mà cịn ở chỗ: những tâm trạng của các nhân vật. Mỗi bài thơ trữ tình là mỗi một trạng thái tình cảm, suy nghĩ riêng của nhà thơ, của nhân vật trữ tình. Nếu như hiện tượng phong phú hơn quy luật, thì tính cụ thể, tính cá biệt của hình tượng đem đến con người nhận thức về tính đa dạng và phong phú của cuộc sống, hay nĩi khác đi, đem đến cho con người nhận thức về quy luật trong sự đa dạng, phong phú của hiện tượng. Hình tượng của nghệ thuật bao giờ cũng nĩi với chúng ta về một vấn đề gì đĩ của cuộc sống. Bạn đọc thơng qua những chi tiết, hình ảnh... của hình tượng để hiểu về cuộc sống. Tính cụ thể, cá biệt của hình tượng, vì vậy hàm chứa ý nghĩa khái quát. Trong hình tượng nghệ thuật khơng cĩ chỗ cho những chi tiết, hình tượng ngẫu nhiên. Trong nghệ thuật cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ dẫn tới cái chung, bất cứ cái riêng nào cũng là thế nào đĩ của cái chung.
Trong hình tượng nghệ thuật cái cụ thể và cái khái quát xuyên thấu vào nhau, xoắn xuýt lẫn nhau; cái khái quát chuyển ra dưới dạng cái cụ thể, cái cụ thể chuyển vào cái khái quát, cái này chuyển thành cái kia; cả hai hịa vào nhau làm một. Balzac đã nĩi: Tư tưởng phải trở thành nhân vật.