Hoàn thiện các phương thức trả lương

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phương thức trả lương tại Cty cổ phần Việt Long (Trang 56 - 70)

Tuy Công ty đã có các hình thức trả lương nhưng trong các hình thức đó vẫn chưa đủ để đáp ứng cho từng loại công việc, các đối tượng lao động khác nhau.

3.2.2.1. Về phương thức trả lương theo thời gian

Trả lương theo thời gian là phương thức trả lương chủ yếu cho cả Công ty việc hoàn thiện tốt công tác trả lương theo thời gian không chỉ tiết kiệm chi phí mà còn thể hiện sự sắp xếp công việc một cách hợp lý tạo hiệu quả cao trong lao động.

* Tính lương theo ngày, giờ lao động:

đánh giá trả lương, việc thực hiện chấm công ngày ở Công ty cần thực hiện trung thực, chính xác, và không chỉ có thực hiện chấm giờ đến, giờ về của người lao động mà còn phải chấm công trong cả quá trình hoạt động của lao động trong ca lao động tính cả giờ làm việc từ đó mới xác định lương theo thời gian một cách chính xác. Công ty không nên tính lương theo tháng cho người lao động băng cách tính như hiện nay mà nên tính lương dựa theo ngày, giờ lao động dựa vào số ngày làm việc thực tế để tính số giờ làm việc thực tế từ đó tính lương theo giờ và sau đó tính lương tháng cho lao động như vậy sẽ khiến tiết kiệm chi phí đồng thời quản lý tốt lao động trong thời gian làm việc.

Tính lương theo ngày dựa vào công thức: 12

Tli =Tlti x

52 x Ni Trong đó:

Tli là tiền lương bình quân mà lao động thứ i nhận trong ngày Tlti là tiền lương bình quân mà lao động thứ i nhận trong tháng 12 là số tháng trong năm

52 là số tuần trong năm

Ni là số ngày làm việc trong tuần ( Công ty quy định Ni là 6 ngày) Sở dĩ tính lương theo ngày chính xác hơn tính lương trực tiếp theo tháng vì số tháng trong một năm và số tuần trong năm là không đổi, và số ngày làm việc trong tuần cũng cố định bằng 6 ngày do đó tính lương ngày là cố định nếu nghỉ số ngày là bao nhiêu thì ảnh hưởng đến bấy nhiêu lương. Còn trong cách tính lương tháng thì số ngày trong tháng không cố định mà có sự biến đôi nên không chính xác. Ngoài ra, tính lương theo ngày còn để tính lương theo giờ.

Lương theo giờ được áp dụng để tính lương cho lao động làm thêm giờ, đây là cách tính chính xác để xác định giờ làm thêm đối với từng lao

động, có thể lương làm thêm giờ chiếm 150%, 200%, 300% tùy thuộc vào làm thêm giờ ngày thường, làm đêm, ngày nghỉ, hay ngày lễ.

Công thức xác định lương theo giờ Tli

Tlhi = Hi

Trong đó:

Tlhi là tiền lương giờ của lao động thứ i Hi là số giờ mà lao động thứ i làm thêm

* Xác định các hệ số:

Khi tính lương theo thời gian các hệ số lương cấp bậc, hệ số phụ cấp, hệ số chức doanh, hệ số hoàn thành công việc tuy dựa vào quy định của nhà nước nhưng cũng do Công ty quyết định, nhưng hiện nay đội ngũ về quản trị nhân lực còn yếu nên việc xác định còn dựa vào kinh nghiệm của cá nhân và các công ty khác mà chưa phù hợp với thực tế vì vậy cần xây dựng các hệ số một cách khoa học và phù hợp với thực tế của công ty bằng việc mở rộng các hệ số cho phù hợp với từng đối tượng.

Ví dụ: hệ số hoàn thành công việc (k) có các mức Hoàn thành xuất sắc công việc k = 1,2

Hoàn thành tốt công việc k = 1,1 Hoàn thành công việc k = 1,0 Chưa hoàn thành công viêc k = 0,8

* Giám sát người lao động:

Do hình thức này trả lương theo thời gian mà lao động làm việc tại công ty có tính đến các hệ số hoàn thành công việc nhưng sự chênh nhau giữa các mức trong hệ số là không cao nên có lao động ỷ lại trong làm việc, có thể trốn tránh công việc khi không có giám sát. Vì vậy, việc kiểm tra giám sát họ là cần thiết, vừa đảm bảo nội dung trong công việc vừa theo dõi được quá trình hoạt động của máy móc thiết bị để kịp thời sửa chữa không

để gián đoạn trong lao động. Có thể giám sát bằng máy quay quá trình làm việc nhưng không thể thiếu được quá trình kiểm tra trực tiếp vì có như thế không những đảm bảo thời gian làm việc mà còn kiểm sóat cả quá trình của sản phẩm, phát hiện hỏng hóc trong từng khâu lao động nhất là trong công việc in và phôto nêu không kiểm sóat tốt thì rất dễ xảy ra tình trạng sử dụng giấy không có giới hạn không tiết kiệm và gây hỏng giấy, tốn mực rất nhiều.

3.2.2.2. Về phương thức trả lương theo sản phẩm

Tuy Công ty mới áp dụng phương thức trả lương theo sản phẩm nhưng đã có những ưu điểm nhất định trong phương thức này, nhưng để áp dụng rộng rãi trong Công ty thì cần phải có một số thay đổi và bổ sung để hoàn thiện hơn.

* Về đơn giá

Đơn giá lao động của Công ty là cố định (= 10% đơn giá sản phẩm) là chưa hợp lý vì mỗi sản phẩm khác nhau có giá khác nhau nhưng sẽ là kích thích người lao đông bán những sản phẩm có giá cao hơn nếu đơn giá được tăng lên theo đơn giá của sản phẩm bán được.

Ví dụ:

Máy Canon MP390 Printer giá $285 có đơn giá là $2,85 (10%)

Máy HP2820AIO Color Laser Printer $740 có đơn giá là $8.14 (11%) Máy HP2844AIO Color Laser $1420 có đơn giá là $15.62 (11%)

* Về định mức sản phẩm:

Khi tính đơn giá của sản phẩm Công ty chỉ dựa vào giá bán của sản phẩm đó tức là được áp dụng chủ yếu trong việc phân phối sản phẩm của Công ty nhưng để áp dụng cho công nhân sản xuất khi sản xuất ra lượng hàng hóa như hợp đồng về sách tham khảo thì không thể tính băng 10% giá bán được, mà phải dựa vào cách tính đơn giá cụ thể trong từng sản phẩm sản xuất khác nhau. Định mức sản phẩm gắn với hiệu quả thực tế của quá trình nên tính chính xác của nó sẽ quyết định đơn giá của sản phẩm có chính xác

không. Từ cách xác định thời gian định mức cho sản phẩm, tính ra được định mức của sản phẩm. Do đó việc xác định định mức không thể dựa vào hoàn toàn phương pháp thống kê kinh nghiệm mà phải dựa vào các phương pháp phân tích khảo sát các bước công việc trong thực tế và ý kiến đóng góp của chính nhân viên trong Công ty mà tính ra được thời gian làm việc hao phí. Qua đó mới tính được đơn giá của sản phẩm theo các công thức:

Thời gian lao động hao phí Định mức sản phẩm 1 ca =

Số sản phẩm sản xuất được 1 ca Đơn giá = lương cơ bản x định mức sản phẩm trong 1 ca

Thời gian lao động hao phí là thời gian được tính từ khi bắt đầu tiến hành chuẩn bị công việc đến khi kết thúc, thu dọn sản phẩm và cho các sản phẩm hoàn chỉnh trong 1 ca. Khi tính thời gian lao động hao phí trong 1 ca thì cần xác định thời gian lao động thực chất trong ca, theo quy định 1 ca là 8 giờ nhưng thời gian làm việc thực tế là 7giờ 30 phút vì 30 phút sẽ giành cho các hoạt động cá nhân và thời gian chống trong ca lao động.

Dựa vào công thức tính lương theo sản phẩm thì ta cũng tính được tiền lương của lao động theo ca hoặc theo tháng cho lao động.

* Kiểm tra, giám sát người lao động

Khi thực hiên công việc ai cũng muốn tạo ra năng suất làm việc cao từ đó dễ làm ảnh hưởng đến chất lượng công việc, việc chạy đua theo các đơn hàng mà bỏ bê công việc khác hoặc làm hao mòn máy móc thiết bị vì vậy việc kiểm tra giám sát là rất cần thiết, không chỉ giám sát kết quả của công việc mà còn giám sát cả quá trình thực hiện để sẵn sàng giúp đỡ khi cần thiết, không bỏ lỡ cơ hội kinh doanh mà đạt hiệu quả công việc cao. Bằng cách tạo môi trường bình đẳng hòa đồng, luôn sẵn sàng giúp đỡ nhau khi cần thiết tạo cho nhau quan hệ tin tưởng lẫn nhau, đồng thời tạo sự cạnh tranh lành mạnh và công bằng trong công việc, từ đó việc giám sát sẽ được thực hiện dễ dàng hơn khi tiếp xúc với nhau. Tạo sự giám sát lẫn nhau giữa

người lao động với người lao động, và với lãnh đạo công ty để có đánh giá khách quan hơn. Kiểm tra đánh giá ngay từ đầu vào của quá trình và cả sau bán, tức là các hoạt động bảo trì bảo dưỡng, dịch vụ chăm sóc khách hàng. Các phương pháp thực hiện có thể trực tiếp theo dõi cả quá trình hoặc gián tiếp thông qua các hệ thống theo dõi của Công ty.

3.2.2.3. Xây dựng bản mô tả công việc

Với mỗi đối tựng khác nhau cần xây dựng bản mô tả công việc chi tiết cho từng đối tượng vì từ đó có cách đánh giá có hệ thống các thông tin quan trọng có liên quan đến công việc cụ thể của Công ty nhằm làm rõ bản chất từng công việc và nhờ đó nhà quản lý xác định các kỳ vọng của mình với đối tượng đó, làm cho họ hiểu nó. Và người được kỳ vọng cũng hiểu được các kỳ vọng đó. Đồng thời, bản mô tả công việc là điều kiện để thực hiện hoạt động quản lý có hiệu quả. Khi có bản mô tả công việc càng chi tiết cụ thể thì người lao động càng hiểu rõ nhiệm vụ, trách nhiệm, điều kiện làm việc để thực hiện nhiệm vụ đó một cách tốt nhất, cũng như không vượt qúa phận sự của mình.

Ví dụ: Xây dựng bản mô tả công việc của cán bộ Phòng Thiết kế - kinh doanh

BẢN MÔ TẢ CÔNG VIỆC

1. Chức danh công việc: trưởng ban Kinh doanh thuộc Phòng Thiết kế - kinh doanh

2. Báo cáo với: trưởng Phòng Thiết kế - kinh doanh

3. Địa điểm làm việc: Phòng Thiết kế - kinh doanh tại trụ sở chính của Công ty

4. Mục đích của công việc: thực hiện việc kinh doanh và nghiên cứu thị trường.

CÁC NHIỆM VỤ

Nội dung công việc

Thực hiện và ra các quyết định các chính sách liên quan đến hoạt động kinh doanh của Công ty.

Tham mưu cho Trưởng phòng Thiết kế - kinh doanh về các phương hướng, biện pháp kinh doanh và tham mưu khi có các sáng kiến về thiết kế.

Tiếp nhận và phân công công việc khi có quyết định của Trưởng phòng.

Phân công, xử lý công việc trong phạm vi của ban kinh doanh như phân công lao động, phạm vi nghiên cứu thị trường tìm kiếm thị trường mới, quan hệ với khách hàng, ký hợp đồng, phân phối sản phẩm.

Thực hiện công việc, theo dõi, quản lý, kiểm tra, giám sát các hoạt động kinh doanh.

Thương thảo, ký hợp đồng với khách hàng trong lĩnh vực kinh doanh, giải đáp thắc mắc của khách hàng.

Ra các quyết định về kinh doanh như mở rộng phạm vi nghiên cứu thị trường và tiếp xúc giới thiệu sản phẩm đến khách hàng ở Hà Tây, ký hay không ký các hợp đồng kinh doanh.

Lập kế hoạch cho theo tháng và theo năm về lượng phân phối máy, nghiên cứu thị trường mục tiêu, tiếp cận khách hàng mới.

Tiếp nhận lao động mới, thiết kế và thực hiện các chương trình định hướng cho lao động mới đó, xây dựng cho họ thái độ tích cực với công việc và phân công lao động trong phòng theo vị trí công việc thích hợp, tạo ra không khí làm việc tôt cho tất cả lao động.

Kiến nghị với cấp trên khi thấy hợp lý trong cơ cấu lao động và trong phân công công việc.

Tổ chức các cuộc họp tại ban để tuyên dương, rút kinh nghiệm công việc đã làm được và chưa làm được.

Thực hiện các công việc phục vụ cho nhiệm vụ chung các quy chế chung của Công ty.

Phối hợp với các phòng ban khác để thực hiện công việc kinh doanh và tham mưu, phân công giúp đỡ các phòng khác khi cần.

Các điều kiện làm việc

Điều kiện vật chất: làm tại phòng làm việc chung của Phòng Thiết kế - kinh doanh, với ngăn làm việc riêng, bàn, ghế, tủ đựng hồ sơ tài liệu, máy điện thoại cố định, máy fax, máy tính được nối mạng nội bộ và internet, nối các camera để theo dõi làm việc tại phòng sản xuất và nối các phòng khác.

Thời gian làm việc: 8 giờ (từ 7h30 đến 11h30 và từ 13h00 đến 17h00). Tuần làm việc 6 ngày từ thứ hai đến thứ 7, một năm được nghỉ phép tối đa là 12 ngày.

Điều kiện đi lại: dùng xe của Công ty khi thực hiện công việc chung.

CÁC YÊU CẦU CỦA CÔNG VIỆC

Kiến thức

Có kiến thức cơ bản về kinh doanh, nắm bắt tốt biến động của thị trường, và về quản lý lao động.

Hiểu biết và nắm bắt các chính sách, quy định của Nhà nước về các hoạt động sản xuất kinh doanh mới nhất.

Hiểu hiết và nắm bắt được quy định, nội quy chung, chức năng, cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ trứớc mắt và lâu dài của Công ty.

Kỹ năng

Sử dụng thành thạo các phương pháp nghiên cứu thị trường, trình độ nắm bắt và thuyết phục khách hàng.

Kỹ năng giao tiếp, quan hệ công chúng, thuyết phục người khác đàm phán năng động, nhạy bén trước những biến động của thị trường.

Sử dụng thành thạo máy vi tính, tin học văn phòng.

Có thể giao tiếp được bằng tiếng Anh để giao tiếp với khách hàng.

Giáo dục

Tốt nghiệp trung cấp trở lên về lĩnh vực kinh doanh. Có kinh nghiệm trong ngành 2 năm trở lên.

KẾT LUẬN

Qua thời gian thực tập tại Công ty cổ phần Việt Long, em đã có cái nhìn tổng quát về hoạt động quản trị, các đặc điểm sản xuất kinh doanh, đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý Công ty, thực trạng về tình hình trả lương tại Công ty, từ đó rút ra được những ưu điểm và hạn chế trong phương thức trả lương tại Công ty và tìm ra một số giải pháp mà Công ty có thể áp dụng để hoàn thiện hơn nữa phương trả lương.

Từ đó em có thể thấy được sự vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, tìm ra sự khác biệt giữa lý thuyết và các hoạt động quản trị tiền lương trong thực tế. Qua đó, đưa ra những đánh giá khái quát, một số kiến nghị về tổ chức bộ máy quản trị về tiền lương cho phù hợp hơn trong thực tế bằng việc vận dụng tối ưu giữa lý thuyết và thực tế, về một số hoạt động quản trị khác của Công ty.

Trong quá trình thực tập tốt nghiệp còn rất nhiều điều mới mẻ, em đã nhận được sự hướng dẫn tận tình của cô giáo hướng dẫn và Công ty cổ phần Việt Long. Một lần nữa em xin chân thành cám ơn Ths Nguyễn Ngọc Điệp và các anh chị trong Phòng Thiết kế - kinh doanh, Phòng Hành chính - nhân sự, Phòng Kế toán, và một số phòng ban khác của Công ty đã tạo điều kiện cho em thực hiện tốt chuyên đề thực tập tốt nghiệp này.

Cuối cùng em rất mong tiếp tục nhận được sự quan tâm giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn và Quý Công ty trong thời gian sắp tới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2004), Nghị định số 203/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu chung.

2. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2005), Nghị định số 118/2005/NĐ-CP ngày 15/09/2005 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu chung.

3. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2006), Nghị định số 94/2006/NĐ- CP ngày 07/09/2006 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu chung.

4. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2007), Nghị định số 166/2007/ NĐ-CP ngày 16/11/2007 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu chung.

5. Giáo trình Quản trị kinh doanh (2004), Trường Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội.

6. Giáo trình Quản trị nhân lực (2004), Trường Đại học kinh tế quốc dân

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phương thức trả lương tại Cty cổ phần Việt Long (Trang 56 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w