nghiên cứu nghèo đô thị các chính sách công về giảm nghèo từ nghiên cứu trƯờng hợp ở quận 8, tphcm

183 411 2
nghiên cứu nghèo đô thị các chính sách công về giảm nghèo từ nghiên cứu trƯờng hợp ở quận 8, tphcm

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Ủy ban nh}n d}n Quận 8, TPHCM NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ CÁC CHÍNH SÁCH CÔNG VỀ GIẢM NGHÈO TỪ NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP Ở QUẬN 8, TPHCM Tháng 4 năm 2012 Nghiên cứu đƣợc Vùng Rhône - Alpes tài trợ trong khuôn khổ một dự án do Tổ chức đoàn kết quốc tế Triangle Génération Humanitaire phối hợp với PADDI thực hiện. Các tác giả của nghiên cứu Fabienne PERUCCA, Trƣởng đại diện Triangle Génération Humanitaire Fanny QUERTAMP, Đồng giám đốc PADDI, Trung tâm Dự báo và Nghiên cứu Đô thị Charles GALLAVARDIN, Tƣ vấn Marie BRILLET, Trƣởng đại diện Triangle Génération Humanitaire Đơn vị phối hợp thực hiện Viện nghiên cứu phát triển TPHCM LÊ VĂN THÀNH, nhà dân số học, Trƣởng phòng Văn hóa – Xã hội TRẦN THỊ LỆ, Chuyên viên xã hội học PHAN ĐÌNH PHƢỚC, Chuyên viên địa lý VŨ THỊ THU HƢƠNG, Chuyên viên dân tộc học PHẠM HOÀNG PHƢỚC, Chuyên viên xã hội học KIỀU THUY NGỌC, Chuyên viên dân tộc học Với sự phối hợp của UBND Quận 8 Bà NGUYỄN THỊ NGỌC BÍCH, Phó chủ tịch UBND Quận 8 BIÊN DỊCH : HUỲNH HỒNG ĐỨC PHIÊN DỊCH : HOÀNG THỊ LAN ANH, HOÀNG LÊ MẠNH THẮNG ẢNH TƢ LIỆU : Julien SMITH, Ảnh chụp: Charles GALLLAVARDIN Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 3 MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN 5 VIẾT TẮT 6 GIỚI THIỆU 7 1. TRÌNH BÀY VỀ BỐI CẢNH, QUẬN 8 VÀ PHƢƠNG PHÁP 11 1.1. BỐI CẢNH THỂ CHẾ VÀ KINH TẾ 11 1.1.1 TPHCM TRONG SƠ ĐỒ TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH VÀ LÃNH THỔ CỦA VIỆT NAM 11 1.1.2. PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN ĐỊA PHƢƠNG 13 1.1.3. SỰ NĂNG ĐỘNG ĐÔ THỊ Ở TPHCM 15 1.1.4. ĐÔ THỊ HÓA VÀ TÌNH HÌNH NGHÈO Ở TPHCM 19 1.2. CÁC ĐẶC ĐIỂM CHÍNH CỦA QUẬN 8 21 1.2.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ CÁC ĐẶC ĐIỂM CHÍNH VỀ DÂN SỐ 21 1.2.2. SỬ DỤNG ĐẤT VÀ CƠ CẤU KINH TẾ : BIẾN ĐỔI VỀ KHÔNG GIAN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI 24 1.2.3. CHIẾN LƢỢC VÀ ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN 26 1.2.4. NGƢỜI NGHÈO Ở QUẬN 8 29 1.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30 2. CHÍNH SÁCH CÔNG VỀ GIẢM NGHÈO: CHIẾN LƢỢC QUỐC GIA VÀ PHÁT TRIỂN ĐỊA PHƢƠNG 34 2.1. LỊCH SỬ CÁC CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO 34 2.1.1. KẾT HỢP CHIẾN LƢỢC GIẢM NGHÈO VÀ CÁC CHÍNH SÁCH QUỐC GIA 34 2.1.2. CHIẾN LƢỢC TĂNG TRƢỞNG VÀ GIẢM NGHÈO, 2002-2005 35 2.1.3. CHƢƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO, 2006-2010 35 2.2. KHUÔN KHỔ HÀNH ĐỘNG Ở CẤP QUỐC GIA 37 2.2.1. NGƢỠNG NGHÈO 37 2.2.2 KHUNG PHÁP LÝ: NGHỊ QUYẾT 80 VỀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG, 2011-2020 38 2.2.3. PHÂN CHIA VAI TRÕ VÀ TRÁCH NHIỆM Ở CẤP QUỐC GIA 39 2.3. KHUÔN KHỔ HÀNH ĐỘNG Ở CẤP THÀNH PHỐ 40 2.3.1. NGHÈO VÀ NGƢỠNG NGHÈO Ở TPHCM 40 2.3.2 TIÊU CHÍ ĐƢỢC CẤP MÃ SỐ HỘ NGHÈO 41 2.3.3. KHUNG PHÁP LÝ: QUYẾT ĐỊNH 22/2010/QĐ-UBND 43 2.3.4. PHÂN CHIA VAI TRÕ VÀ TRÁCH NHIỆM Ở CẤP THÀNH PHỐ 50 2.4. TRIỂN KHAI THỰC HIỆN Ở CẤP QUẬN: QUẬN 8 51 2.4.1. TỔ CHỨC VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC Ở QUẬN 8 51 Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 4 2.4.2. TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CÁC CHÍNH SÁCH Ở QUẬN 8 55 3. KẾT QUẢ KHẢO SÁT 60 3.1. ĐẶC ĐIỂM XÃ HỘI – NHÂN KHẨU HỌC CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH ĐƢỢC KHẢO SÁT 60 3.2. THU NHẬP VÀ CHI TIÊU, CÂN BẰNG NHƢNG BẤP BÊNH 62 3.3. CÓ VIỆC LÀM ỔN ĐỊNH LÀ ĐIỀU KIỆN ĐỂ THOÁT NGHÈO BỀN VỮNG 71 3.4. TIẾP CẬN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỀ. 78 3.5. Y TẾ VÀ TIẾP CẬN CHĂM SÓC SỨC KHỎE 84 3.6. TIẾP CẬN NGUỒN TÍN DỤNG 88 3.7. NHÀ Ở VÀ TÁI ĐỊNH CƢ 92 3.8. CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ MÔI TRƢỜNG SỐNG 100 3.9. SỰ THAM GIA VÀ QUAN NIỆM VỀ NGHÈO 103 4. PHÂN TÍCH VÀ KIẾN NGHỊ 108 4.1. ĐO LƢỜNG VÀ XÁC ĐỊNH TÌNH TRẠNG NGHÈO 109 4.1.1. ĐO LƢỜNG MỨC ĐỘ NGHÈO VÀ NGƢỠNG NGHÈO 109 4.1.2. NGHÈO MANG TÍNH ĐA CHIỀU 115 4.1.3. NHẬN DẠNG NGƢỜI NGHÈO VÀ NHẬN DẠNG ĐỐI TƢỢNG MỤC TIÊU 120 4.2. PHÂN TÍCH CÁC NGUỒN HỖ TRỢ CHO HỘ NGHÈO 131 4.2.1. HỖ TRỢ CỦA GIA ĐÌNH VÀ HÀNG XÓM 131 4.2.2. LĨNH VỰC Y TẾ 132 4.2.3. GIÁO DỤC 133 4.2.4. ĐÀO TẠO VÀ VIỆC LÀM 135 4.2.5. TÍN DỤNG 137 4.2.6. NHÀ Ở VÀ CƠ SỞ HẠ TẦNG 139 4.3. KHUYẾN NGHỊ 142 4.3.1. CÁC HƢỚNG HÀNH ĐỘNG TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC CHÍNH 142 4.3.2. CÁC HƢỚNG HÀNH ĐỘNG LIÊN NGÀNH ĐỂ QUẢN LÝ CHƢƠNG TRÌNH 157 TỔNG HỢP 162 TÀI LIỆU THAM KHẢO 172 PHỤ LỤC 174 Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 5 LỜI CẢM ƠN TGH và PADDI xin chân thành cảm ơn Quận 8 và đặc biệt là Bà Nguyễn Thị Ngọc Bích đã cho phép tiếp cận địa bàn nghiên cứu, hỗ trợ, đọc rất kỹ bản thảo và góp ý cho nghiên cứu này. Nghiên cứu này cũng nhận đƣợc sự hợp tác chặt chẽ của Viện nghiên cứu phát triển (HIDS) trong việc thực hiện cuộc khảo sát. Ngoài ra, HIDS còn đóng góp ý kiến, phân tích thêm cho bản thảo. Đây là dịp để hai bên học hỏi lẫn nhau. Những đóng góp của các nhà nghiên cứu thuộc HIDS dƣới sự chủ trì của Ông Lê Văn Thành giúp làm phong phú hơn và làm rõ thêm nội dung nghiên cứu. Chúng tôi cũng chân thành cảm ơn : - các gia đình đã dành thời gian tiếp đón đoàn khảo sát và cung cấp thông tin về hoàn cảnh của mình, - các cán bộ đã dành thời gian trả lời phỏng vấn và chia sẻ thông tin. Vùng Rhône - Alpes đã hỗ trợ tài chính và rất quan tâm đến hợp tác với TPHCM. Chúng tôi hy vọng nghiên cứu này sẽ tạo nền tảng cho các dự án trong tƣơng lai. Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 6 VIẾT TẮT APD Viện trợ phát triển chính thức ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á BAsD Ngân hàng phát triển Châu Á BM Ngân hàng thế giới CPRGS Chiến lƣợc toàn diện về tăng trƣởng và giảm nghèo (Comprehensive Poverty Reduction and Growth Strategy) DELISA Sở Lao động – Thƣơng binh – Xã hội DoF Sở Tài chính DPI Sở Kế hoạch – Đầu tƣ GSO Tổng cục thống kê HCMV TPHCM MOLISA Bộ Lao động – Thƣơng binh – Xã hội MPI Bộ Kế hoạch – Đầu tƣ OMC Tổ chức thƣơng mại thế giới OMD Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ ONG Tổ chức phi chính phủ PCV Đảng cộng sản Việt Nam PIB Tổng sản phẩm quốc nội PME Doanh nghiệp nhỏ và vừa SEDP Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội SEDS Social Economic Development Strategy (Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội) SRP Chiến lƣợc giảm nghèo UE Liên minh Châu Âu USD Đô la Mỹ VND Đồng Việt Nam Tỷ giá 17 tháng 10 năm 2011: 1 USD: 20.895 vnd / 1 €: 28.849 vnd 1 tháng 3 năm 2012: 1 USD: 20.915 vnd / 1 €: 27.899 vnd Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 7 GIỚI THIỆU Năm 2010, Việt Nam đã trở thành nƣớc có thu nhập trung bình và đang thực hiện đƣợc phần lớn các Mục tiêu Thiên niên kỷ vì sự phát triển (ODM) ở cấp quốc gia 1 . Từ khi triển khai thực hiện chính sách Đổi mới (1986), tăng trƣởng kinh tế luôn đƣợc giữ ở mức cao, 5,3% vào năm 2009 và 7% vào năm 2010. Trong vòng chƣa đầy 20 năm, Việt Nam đã giảm đáng kể số ngƣời nghèo: thành quả của tăng trƣởng kinh tế đã giúp cải thiện điều kiện sống của phần đông dân số. Theo ƣớc tính của Tổng cục thống kê (GSO), tỷ lệ nghèo đã giảm từ 58% vào năm 1993 xuống 28,2% vào năm 2002 và 14,5% vào năm 2008. Mức giảm ấn tƣợng này đồng nghĩa với việc 28 triệu ngƣời Việt Nam đã thoát nghèo trong vòng khoảng 15 năm. Đây là bƣớc tiến rất đáng trân trọng. Tƣơng tự, tỷ lệ những ngƣời nghèo nhất trong số những ngƣời nghèo cũng đã giảm từ 7,9 % dân số vào năm 1993 xuống còn 1,2% vào năm 2008. Các chỉ số khác, ví dụ chỉ số về tiếp cận dịch vụ cơ bản (y tế, điện, nƣớc, đƣờng giao thông) cũng xác nhận xu hƣớng tích cực này (Viện Khoa học xã hội Việt Nam - VASS, 2011). Tuy nhiên, nhƣ một số nƣớc có thu nhập trung bình và thành công trong việc vừa đảm bảo tăng trƣởng nhanh vừa giảm đƣợc nghèo, Việt Nam cũng gặp phải nhiều khó khăn. Đó là vừa đảm bảo tăng trƣởng đều đặn, công bằng cho mọi tầng lớp vừa tạo việc làm, với mức lƣơng thỏa đáng cho ngƣời lao động, kể cả đối với hàng trăm ngàn ngƣời lao động mới tham gia vào thị trƣờng lao động mỗi năm. Việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế quốc gia đã cho thấy rõ nhu cầu tăng trƣởng đều đặn và có chất lƣợng tốt hơn, nhằm đảm bảo cân bằng giữa tăng trƣởng kinh tế và các mục tiêu phát triển xã hội và nhân văn, đặc biệt là đối với những ngƣời dễ bị tổn thƣơng và ngƣời nghèo. ĐẶC ĐIỂM CỦA NGƢỜI NGHÈO THAY ĐỔI Sự phát triển kinh tế đã kéo theo nhiều thay đổi về mặt xã hội. Đặc điểm của ngƣời nghèo cũng thay đổi và trở nên phức tạp hơn. Nếu nhƣ trƣớc kia, ta có thể xem phần lớn ngƣời nghèo là ngƣời sống ở nông thôn, làm việc trong ngành nông nghiệp, có trình độ học vấn thấp và chỉ dựa vào hoạt động nông nghiệp để sinh sống, thì trong vòng 15 năm trở lại đây, các đặc điểm này đã có nhiều thay đổi. Xã hội Việt Nam không còn thuần nhất nữa ; cấu trúc xã hội và hệ thống tƣơng trợ thay đổi nhanh chóng. Vì thế, các chính sách công ban hành trƣớc đó không hẳn còn phù hợp với thực tế mới. Tỷ lệ hộ nghèo xuất thân từ ngƣời dân tộc thiểu số gia tăng đáng kể, từ 17,7% vào năm 1993 tăng lên đến 40,7% vào năm 2008 (VASS 2011). Đây là điểm nổi bật trong bức tranh chung về tình hình nghèo khó ở Việt Nam vào năm 2011. Ngoài ra, còn có sự mất cân đối về địa lý : Bắc Trung bộ, Tây nguyên và Trung bộ là những nơi tập trung phần lớn ngƣời nghèo 1 Xem phụ lục 1. Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 8 (đây cũng chính là những nơi có nhiều ngƣời dân tộc thiểu số). Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng là hai khu vực có tỷ lệ ngƣời nghèo thấp nhất (tƣơng ứng là 0,8% và 3,8%). Ngoài con số tuyệt đối về số lƣợng ngƣời nghèo, còn có sự gia tăng bất bình đẳng giữa nhóm những ngƣời giàu nhất với nhóm những ngƣời nghèo nhất. Hiện tƣợng này diễn ra gần đây và mang lại một số yếu tố mới. Tỷ lệ hộ nghèo giảm ở cả khu vực đô thị lẫn khu vực nông thôn, nhƣng tốc độ giảm ở nông thôn (66,4% vào năm 1993 giảm còn 18,7% vào năm 2008) mạnh hơn nhiều so với ở đô thị (25,% vào năm 1993 giảm còn 3,3% vào năm 2008). Nhƣ vậy, nghèo ở đô thị là một dạng thức mới trong bức tranh nghèo ở Việt Nam, và đây chính là điểm mà nghiên cứu này quan tâm đến. Thật vậy, vì nghèo ở Việt Nam có rất nhiều dạng, nên cần xác định rõ từng dạng để đề ra các cách tiếp cận mới với các giải pháp giảm nghèo mới. NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP: QUẬN 8, TPHCM TPHCM là một địa bàn rất tốt để nghiên cứu các biến đổi và tính phức tạp của các yếu tố liên quan đến tình trạng nghèo. Là Trung tâm kinh tế, TPHCM cũng là nơi tập trung nhiều nguồn lực và có tốc độ tăng trƣởng đô thị cao (từ năm 1999 đến năm 2009, tốc độ tăng dân số đô thị trung bình là 3,6 % mỗi năm, UNDP 2010). Việc tập trung các hoạt động sản xuất ở TPHCM cùng với tốc độ tăng trƣởng kinh tế cao đặt ra vấn đề mối liên hệ giữa tăng trƣởng kinh tế và giảm nghèo: tỷ lệ nghèo ở TPHCM giảm một phần là nhờ sự đi lên nói chung trong xã hội hơn là nhờ các chính sách của nhà nƣớc, điều này cho thấy tác động của các chƣơng trình giảm nghèo cũng còn mang tính tƣơng đối. Sự năng động và cơ hội phát triển kinh tế làm tăng thêm sức hấp dẫn của TPHCM, đặc biệt là đối với ngƣời dân ở các tỉnh lân cận : TPHCM là nơi ngƣời nhập cƣ tìm đến (theo ƣớc tính, số ngƣời nhập cƣ vào TPHCM là hơn 200.000 ngƣời/năm) với hy vọng có đƣợc cuộc sống tốt đẹp hơn. Mối liên hệ giữa tình trạng nghèo và ngƣời nhập cƣ là một khía cạnh khác trong vấn đề nghèo và cần đƣợc nghiên cứu sâu thêm. Để giải quyết các thách thức về kinh tế và dân số, nhiều khoản đầu tƣ lớn đã đƣợc thực hiện trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ và cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, một bộ phận ngƣời lao động không tiếp cận đƣợc với các khoản đầu tƣ này. Đó là những ngƣời làm việc trong khu vực phi chính thức, chiếm gần 50% việc làm, và nằm ngoài tầm bao phủ của hệ thống an sinh xã hội chính thức. Một trong những đặc điểm chính của TPHCM là hiện nay Thành phố là nơi chứng kiến và tạo ra các thay đổi về văn hóa và xã hội. TPHCM là nơi tập trung những ngƣời thuộc tầng lớp giàu nhất và cũng là nơi sinh sống của những ngƣời rất nghèo. Ngoài những biểu hiện nghèo thông thƣờng (nhà cửa lụp xụp, sống ở vùng ven), ta còn thấy có những biểu hiện nghèo mới (việc làm bấp bênh, bệnh tật, mối đe dọa của biến đổi khí hậu). Ngoài thu nhập thấp, nhiều biểu hiện khác của tình trạng nghèo nhƣ chất lƣợng môi trƣờng sống, điều kiện làm việc, nhà ở tạm bợ, cảm thấy không đƣợc an toàn, cũng đƣợc ghi nhận ở TPHCM và các quận nghèo của Thành phố. Do đó, chúng tôi thấy sẽ rất thú vị khi tiếp tục các suy nghĩ đã có từ khoảng 10 năm nay về những biểu hiện mới này. Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 9 Địa bàn đƣợc chọn nghiên cứu là Quận 8, một quận còn tƣơng đối bị cô lập và đứng thứ 4 trong số những quận nghèo nhất của Thành phố (ngƣời nghèo chiếm 7,9% dân số toàn quận 2 ) và là quận nghèo nhất trong số các quận trung tâm. Quận 8 dƣờng nhƣ đã bị « thiệt thòi » trong quá trình đô thị hóa và biến đổi kinh tế - xã hội: nền kinh tế của quận đã chuyển từ thƣơng mại và giao thông thủy sang công nghiệp. Nhƣng công nghiệp chƣa thật phát triển và ngành dịch vụ chƣa thật sự năng động. Mạng lƣới kênh, rạch trên địa bàn đã trở thành rào cản và làm cho quận bị cô lập so với khu trung tâm Thành phố. Ngoài ra, Quận 8 cũng là nơi nhiều ngƣời nhập cƣ tìm đến. Ủy ban nhân dân (UBND) Quận 8 nhận thức đƣợc những khó khăn về kinh tế và xã hội của một bộ phận đáng kể ngƣời dân trong quận. Mặc dù Quận 8 đang triển khai thực hiện chƣơng trình quốc gia về giảm nghèo, nhƣng tác động trong dài hạn của các hành động đã thực hiện vẫn chƣa nhƣ mong muốn. Vì thế, Quận 8 đề nghị đƣợc hỗ trợ để thực hiện có hiệu quả các chính sách giảm nghèo. THÁCH THỨC Tổ chức tƣơng trợ quốc tế (Tổ chức phi chính phủ) Triangle Génération Humanitaire (TGH) và PADDI, Trung tâm dự báo và nghiên cứu đô thị phối hợp với Quận 8 để hỗ trợ quận trong suy nghĩ thực hiện. Bằng việc tập trung vào một địa bàn cụ thể, nghiên cứu mong muốn hiểu rõ hơn các vấn đề của tình trạng nghèo ở đô thị và các thành tố của nó nhằm hành động vì 3 mục tiêu: (1) hỗ trợ tốt hơn cho ngƣời nghèo nhất, (2) mang đến các hình thức hỗ trợ phù hợp cho các hộ gia đình để giúp họ thoát nghèo và (3) chấm dứt tình trạng tái nghèo. Không có tham vọng tìm đƣợc ngay giải pháp cho vấn đề phức tạp này, TGH, PADDI và Quận 8 đã chọn nhân tố chính của nghiên cứu là ngƣỡng nghèo. Thật vậy, chúng tôi xuất phát từ yếu tố trung tâm này vốn là yếu tố quyết định hiện nay xem một ngƣời có thuộc diện ngƣời nghèo hay không. Ở TPHCM, ngƣỡng nghèo hiện nay là mức thu nhập 1.000.000 VND/ngƣời/tháng. (Báo cáo của UNBD TPHCM). Ngƣỡng nghèo do chính phủ xác định và các chính sách hỗ trợ tùy thuộc vào ngƣỡng này. Do đó, cần nghiên cứu về cơ chế hỗ trợ để phân tích những trƣờng hợp đƣợc hỗ trợ phù hợp nhất và xác định các nhu cầu cần đƣợc hỗ trợ trong tƣơng lai. Nhƣ vậy, ý tƣởng ở đây là cần phân tích kỹ hiện trạng để xây dựng các chính sách một cách cụ thể hơn và xác định tốt hơn các hoạt động hỗ trợ, nhằm giúp cho việc sử dụng ngân sách hỗ trợ cho ngƣời nghèo ở Quận 8 tốt hơn và cải thiện rõ nét điều kiện sống của ngƣời dân. Ngoài ra, việc chọn ngƣỡng nghèo là đầu vào nghiên cứu cũng cho phép đề cập một cách tổng quát đến tình trạng nghèo ở đô thị, thậm chí có thể xem xét lại tiêu chí ngƣỡng nghèo, vốn chỉ dựa trên duy nhất yếu tố thu nhập. Nếu các yếu tố phi tiền tệ (ô nhiễm, an toàn, việc làm, điều kiện nhà ở, nguy cơ bị lạm dụng…) đƣợc xem xét một cách xác đáng trong đánh giá về tình trạng nghèo, thì bức tranh nghèo ở đô thị có thể thay đổi một cách đáng kể (VASS, 2011). 2 Số liệu cuối năm 2010 Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 10 MỤC TIÊU Nhờ vào hỗ trợ tài chính của Vùng Rhône-Alpes, TGH và PADDI tiến hành nghiên cứu theo hƣớng này trong năm 2011 và 2012. Viện Nghiên cứu Phát triển TPHCM (HIDS) cũng tham gia thực hiện nghiên cứu trong khuôn khổ các hoạt động của Viện về chủ đề nghèo ở đô thị và đã hỗ trợ thực hiện khảo sát thực địa cũng nhƣ phƣơng pháp nghiên cứu. Chính quyền Quận 8 cũng tham gia vào nghiên cứu này (xây dựng đề cƣơng nghiên cứu, theo dõi khảo sát thực địa, đọc và góp ý cho bản thảo, tham gia hội thảo báo cáo kết quả nghiên cứu). Nội hàm trong thực tế của khái niệm « nghèo ở đô thị » sẽ đƣợc xác định thông qua nghiên cứu kinh tế - xã hội này nhằm đề ra nhiều cấp độ can thiệp có thể đƣợc các chủ thể thụ hƣởng nghiên cứu này thực hiện. Trƣớc hết là UBND Quận 8, nghiên cứu này giúp cho UBND Quận 8 nắm bắt thêm về tình hình trên địa bàn. Kế đến là Vùng Rhône - Alpes, nghiên cứu này giúp cho Vùng Rhône - Alpes xác định hƣớng hành động để tiếp tục hợp tác với TPHCM trong lĩnh vực hỗ trợ phát triển. TGH, PADDI, HIDS và các chủ thể khác có liên quan đến mảng nghiên cứu – hành động và triển khai thực hiện dự án cũng có thể sử dụng kết quả nghiên cứu này. Mỗi chủ thể hành động ở mỗi cấp độ và khía cạnh khác nhau với các mục tiêu khác nhau (hành động trên thực địa, nghiên cứu, xác định dự án) và thời hạn hành động cũng khác nhau (đề xuất các dự án ngắn hạn, trung hạn và dài hạn). Nghiên cứu này mong muốn đáp ứng đƣợc yêu cầu của các chủ thể nêu trên. Mục tiêu là xác định các yếu tố chính của tình trạng nghèo, phân biệt rõ đặc điểm của các nhóm hộ nghèo và đề xuất một số khuyến nghị nhằm cải thiện chính sách giảm nghèo. Đặc biệt, nghiên cứu cũng sẽ xác định các chính sách công nên tập trung vào những mảng nào để tạo đòn bẩy giúp các hộ gia đình thoát nghèo bền vững. Trong phần một, chúng tôi sẽ trình bày bối cảnh thể chế và kinh tế ở TPHCM để hiểu rõ hơn các xu hƣớng phát triển đô thị. Các đặc điểm của Quận 8 về mặt địa lý, dân số, kinh tế và đặc biệt là ngƣời nghèo trên địa bàn quận cũng sẽ đƣợc trình bày. Ngoài ra, phƣơng pháp nghiên cứu cũng sẽ đƣợc mô tả chi tiết. Phần hai sẽ trình bày tổng quan về khuôn khổ hành động của nhà nƣớc, về các chính sách giảm nghèo. Sau khi nhắc lại lịch sử chính sách giảm nghèo, các cơ chế hỗ trợ triển khai thực hiện ở cấp quốc gia, cấp thành phố và cấp quận cũng nhƣ các chủ thể tham gia cải thiện điều kiện sống của ngƣời dân cũng sẽ đƣợc mô tả cụ thể. Để làm rõ thực tế cuộc sống của ngƣời nghèo ở Quận 8, các kết quả quan trọng nhất của cuộc khảo sát thực địa sẽ đƣợc trình bày trong phần ba. Ngoài đặc điểm kinh tế - xã hội của các hộ đƣợc khảo sát, phần này cũng trình bày các khía cạnh của tình trạng nghèo : thu nhập, việc làm, giáo dục, y tế, đào tạo nghề, tín dụng, nhà ở, cơ sở hạ tầng, sự tham gia. Trong phần bốn, chúng tôi sẽ trình bày một số kết luận chính rút ra từ nghiên cứu : các phân tích tập trung vào các giải pháp và ngƣỡng nghèo, khoảng cách giữa các chính sách và việc triển khai thực hiện. Điều này sẽ giúp đề ra một số khuyến nghị cho các chủ thể đang hoặc sẽ hoạt động trên địa bàn Quận 8. [...]... tình trạng nghèo ở đô thị về mặt mật độ so với dân số và tỷ lệ hộ nghèo theo phƣờng Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 29 Bản đồ 9: phân bổ người nghèo ở Quận 8, năm 2010  Về mặt dân số, không gian và xã hội, Quận 8 là một trong những quận có nhiều điểm tƣơng phản nhất (năng động Đông/Tây và Bắc/Nam) và nằm ở vùng đệm giữa khu Trung tâm lịch sử và khu đô thị mới đang... triển ở phía Nam;  4% tổng số hộ trong Quận đƣợc chính thức công nhận là hộ nghèo Mức độ nghèo ở các phƣờng khác nhau 1.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu xoay quanh ngƣỡng nghèo và các chiều kích của tình trạng nghèo ở đô thị, áp dụng cho Quận 8 Điều này dẫn đến việc cần đào sâu thông tin liên quan đến các chính sách quy hoạch của Quận 8 (không gian, cơ sở hạ tầng, dân số…), và các chính sách hỗ... học ở các quận rất cao Trái lại, từ cuối thập niên 1990, ta thấy có hiện tƣợng tái phân bố dân cƣ từ khu Trung tâm ra vùng ven Cụ thể, dân số ở các quận thuộc khu Trung tâm lịch sử giảm, trong khi dân số ở các quận vùng ven tăng Khu Trung tâm vẫn là nơi có mật độ dân số cao nhất, lớn hơn 15.000 ngƣời/m2 Bản đồ 2: phân bổ dân số đô thị ở TPHCM năm 2009 Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM. .. là quận nghèo và ít phát triển so với các Quận khác Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 28 1.2.4 NGƯỜI NGHÈO Ở QUẬN 8 Năm 2010, Quận 8 có 98.948 hộ, trong đó có 5.455 hộ nghèo, chiếm 5,5% tổng số hộ Năm 2011, Quận có 3.915 hộ nghèo, chiếm 4% tổng số hộ Bảng 1 : Tỷ lệ và số hộ nghèo theo từng phường (2010 và 2011) Số hộ Số hộ nghèo nghèo năm 2009 năm 2010 Số hộ nghèo. .. mua sắm, khách sạn… 15 16 Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 26 Chính sách di dời các cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm nhằm cải thiện điều kiện vệ sinh, môi trƣờng của quận, vốn đang có nhiều biến động kinh tế và diện mạo Các cơ sở công nghiệp cũ, kho tàng và đất nông nghiệp sẽ tạo thành quỹ đất phục vụ cho các dự án phát triển đô thị (chủ yếu ở các phƣờng 16, 15 và 7)... đó có 6 triệu dân ở đô thị, chiếm 8,5 % dân số cả nƣớc Thành phố sẽ đạt 10 triệu dân vào năm 2020 TPHCM đƣợc chia thành 24 Quận/ Huyện trong đó có 19 quận và 5 huyện Quận 8, địa bàn nghiên cứu, có 16 phƣờng Phường (vd Phường 14) / xã / thị trấn Bốn cấp hành chính ở Việt Nam 3 Central population and housing census steering committee, GSO, 2010 Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4... và định cƣ ở những vùng ven Điều này làm cho cơ sở hạ tầng đô thị không đáp ứng đủ nhu cầu Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 19 Nhiều nghiên cứu về tình hình nghèo đã chứng tỏ nghèo ở đô thị phức tạp hơn và thƣờng nghiêm trọng hơn so với ở nông thôn, nơi sự giúp đỡ lẫn nhau trong gia đình đóng vai trò quan trọng Ngoài yếu tố thành phần gia đình, còn có các yếu tố... bàn TPHCM, tỷ lệ hộ nghèo ở các quận nội thành và các huyện ngoại thành là khác nhau: tỷ lệ hộ nghèo ở nội thành là khoảng 8%, trong khi đó ở ngoại thành là 30% Hơn nữa, sự phân bổ này theo dạng vết dầu loang với tâm nằm ở các quận trung tâm lịch sử (Quận 1, Quận 3, Quận 5…) nơi có tỷ lệ hộ nghèo khoảng 4% đến 6%, sau đó đến các quận gần khu Trung tâm nhƣ Quận 10, Quận 11, Quận 8, Quận Phú Nhuận, Quận. .. quốc gia này, lần đầu tiên, chính phủ đã đƣa các mục tiêu cụ thể về xóa đói giảm nghèo vào quy hoạch và xác định cơ chế giám sát, các hoạt động và nguồn lực ở tất cả các cấp Điều này thể hiện cam kết của Việt Nam trong cuộc chiến giảm nghèo Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 34 2.1.2 CHIẾN LƯỢC TĂNG TRƯỞNG VÀ GIẢM NGHÈO, 2002-2005 Năm 2000, Chính phủ Việt Nam đã quyết... trình bày lịch sử của các chính sách giảm nghèo Sau đó, chúng tôi sẽ phân tích việc triển khai thực hiện chƣơng trình giảm nghèo ở 3 cấp (cấp quốc gia, cấp thành phố và cấp quận/ huyện) ở các mặt : khuôn khổ pháp lý, ngân sách, các chủ thể và các chính sách đã đƣợc thực hiện Các tiêu chí xác định ngƣỡng nghèo và đƣợc nhận mã số cũng sẽ đƣợc trình bày 2.1 LỊCH SỬ CÁC CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO Việt Nam đã có . nh}n d}n Quận 8, TPHCM NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ CÁC CHÍNH SÁCH CÔNG VỀ GIẢM NGHÈO TỪ NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP Ở QUẬN 8, TPHCM Tháng 4 năm 2012 Nghiên cứu đƣợc. HIỆN Ở CẤP QUẬN: QUẬN 8 51 2.4.1. TỔ CHỨC VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC Ở QUẬN 8 51 Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 4 2.4.2. TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CÁC CHÍNH SÁCH Ở. NGƢỜI NGHÈO Ở QUẬN 8 29 1.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30 2. CHÍNH SÁCH CÔNG VỀ GIẢM NGHÈO: CHIẾN LƢỢC QUỐC GIA VÀ PHÁT TRIỂN ĐỊA PHƢƠNG 34 2.1. LỊCH SỬ CÁC CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO 34 2.1.1. KẾT HỢP

Ngày đăng: 21/01/2015, 21:23

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan