TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CÁC CHÍNH SÁC HỞ QUẬN 8

Một phần của tài liệu nghiên cứu nghèo đô thị các chính sách công về giảm nghèo từ nghiên cứu trƯờng hợp ở quận 8, tphcm (Trang 55 - 60)

2. CHÍNH SÁCH CÔNG VỀ GIẢM NGHÈO: CHIẾN LƢỢC QUỐC GIA

2.4.2.TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CÁC CHÍNH SÁC HỞ QUẬN 8

Có hai mảng mang tính bổ sung cho nhau trong việc triển khai thực hiện các chính sách ở cấp quận. Một là, tạo điều kiện sống thuận lợi (cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội, phát triển kinh tế). Hai là, hỗ trợ cho các hộ nghèo về mặt giáo dục, đào tạo nghề và tiếp cận tín dụng để tăng sự tự chủ cho ngƣời nghèo.

Các cuộc phỏng vấn các cán bộ phƣờng và quận đã giúp làm rõ các giải pháp giảm nghèo đã thực hiện.

Nghị định 13 của Chính phủ có dự kiến các khoản hỗ trợ xã hội cho những ngƣời dễ bị tổn thƣơng (ngƣời già, phụ nữ đơn thân, ngƣời khuyết tật…) Với mức hỗ trợ là 240.000 đồng/tháng và cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí26. Vì mức hỗ trợ này không đủ để đáp ứng nhu cầu hàng ngày của ngƣời nghèo, nên UBND phƣờng 14 huy động thêm nguồn hỗ trợ của các nhà hảo tâm để có thể trợ cấp thêm 1 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, cách làm này chỉ đến đƣợc khoảng 2-3% hộ nghèo.

HÀNH ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC Y TẾ

Bảo hiểm y tế: Mức phí bảo hiểm y tế là 450.000 vnd/năm. Hộ có thu nhập dƣới 8 triệu vnd/ngƣời/năm đƣợc cấp thẻ bảo hiểm y tế (100% số hộ thuộc nhóm này có thẻ bảo hiểm y tế). Hộ có thu nhập từ 8 đến 12 triệu vnd/ngƣời/năm đƣợc nhà nƣớc hỗ trợ 50% (225.000 vnd). Để giúp các hộ này có thể chi trả 50% phí bảo hiểm y tế còn lại, Quận 8 vận động các doanh nghiệp, nhà hảo tâm đóng góp. Nhờ đó, khoảng hơn 40% số hộ thuộc nhóm này cũng đã đƣợc bảo hiểm y tế27

. Trẻ em dƣới 6 tuổi đƣợc cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí. Điều này cho phép ngƣời nghèo tiếp cận các trạm y tế hoặc bệnh viện công để đƣợc điều trị : bảo hiểm y tế thanh toán 80%, bệnh nhân thanh toán 20%.

Hỗ trợ của Hội chữ thập đỏ28

. Hội chữ thập đỏ kết hợp với mạng lƣới các phòng khám có bác sĩ chăm sóc, điều trị miễn phí cho ngƣời nghèo. Hội cũng tham gia xác định ngƣời thụ hƣởng. Mỗi năm, Hội tổ chức các chuyến khảo sát ở các phƣờng để đánh giá nhu cầu. Đối tƣợng đƣợc thống kê là ngƣời khuyết tật, trẻ mồ côi, hộ gia đình đông con, học sinh có nhu cầu học bổng, hộ có nhà ở xuống cấp. Việc này phụ thuộc vào thời gian của tình nguyện viên và đại diện hội Chữ thập đỏ ở địa phƣơng.

Hội tặng xe lăn cho ngƣời khuyết tật, trao thẻ bảo hiểm y tế miễn phí cho hộ nghèo hoặc thiết lập mối liên hệ giữa hộ nghèo không có thẻ bảo hiểm y tế với các cơ sở từ thiện, ví dụ nhà chùa, để nhà chùa hỗ trợ 450.000 vnd phí bảo hiểm y tế. Theo các cán bộ hội chữ thập đỏ, vấn đề thƣờng gặp ở những hộ vừa trên ngƣỡng 8 triệu đồng/ngƣời/năm (những hộ sẽ phải đóng 50% phí bảo hiểm y tế), là họ không đóng 50% còn lại để đƣợc cấp thẻ bảo hiểm y tế.

26

Theo Chủ tịch UBND Phƣờng 14, Quận 8, hiện nay Phƣờng 14 còn 66 hộ có thu nhập dƣới 8 triệu. Phƣờng có chính sách hỗ trợ riêng cho các hộ này.

27

Sở LĐ-TB-XH yêu cầu các quận, huyện phấn đấu đạt từ 30% hộ nghèo trong nhóm từ 8 đến 12 triệu có thẻ bảo hiểm y tế.

28

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 56

Trung tâm y tế dự phòng Quận 829

, chủ yếu đƣợc nhà nƣớc và Quỹ FHI tài trợ. Trung tâm cũng nhận đƣợc tài trợ của tổ chức phi chính phủ World Vision cho chƣơng trình HIV (đào tạo về truyền thông cho nhân viên y tế).

Hoạt động của Trung tâm y tế dự phòng chủ yếu tập trung vào chƣơng trình phòng chống HIV, chƣơng trình phòng chống ma túy, chƣơng trình chống lao phổi. Chƣơng trình Methadone đang đƣợc thực hiện thí điểm ở Quận 8 và một số Quận khác tại các thành phố trên cả nƣớc. Tùy theo kết quả đạt đƣợc, chƣơng trình có thể đƣợc mở rộng. Mục tiêu là giúp cho ngƣời nghiện ma túy không phải dùng kim tiêm, vốn là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh nhƣ : HIV, viêm gan,…

HÀNH ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC

Quận 8 thực hiện chế độ miễn, giảm học phí và tiền cơ sở vật chất theo quy định nhƣ sau : miễn học phí tiểu học và THCS đối với con của các hộ có thu nhập dƣới 10 triệu/ngƣời/năm ; giảm 50% đối với những hộ có thu nhập từ 10 đến 12 triệu/ngƣời/năm. Tổ chức cấp, phát sách, vở và dụng cụ học tập.

Quỹ hội PHHS ở các trƣờng (mỗi phụ huynh đóng từ 100.000 đến 120.000 mỗi năm) cũng giúp hỗ trợ cho các hộ nghèo và khen thƣởng học sinh khá, giỏi.

Đối với các hộ nghèo mà không có sổ nghèo, tổ chức World Vision hỗ trợ học phí, đồng phục, sách vở….

HÀNH ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC ĐÀO TẠO NGHỀ

Các Trung tâm đào tạo nghề, lớp học ban đêm, lớp học tình thƣơng:

- Trƣờng Trung cấp Kỹ thuật và nghiệp vụ Nam Sài Gòn là trung tâm đào tạo chính, do Thành phố quản lý ;

- Trung tâm giáo dục thƣờng xuyên ;

- Các lớp phổ cập đƣợc tổ chức trong các trƣờng tiểu học, THCS và THPT ; - Lớp học tình thƣơng tổ chức ở nhà ngƣời dân hoặc ở các chùa ;

- Lớp học phổ cập tin học : 50 học viên hàng tháng trong đó có 50% là con, em hộ nghèo.

Trƣờng Trung cấp Kỹ thuật và nghiệp vụ Nam Sài Gòn30

Đƣợc thành lập năm 1999, Trƣờng đào tạo 3.000 học sinh/năm. Trƣờng có 60 ngành nghề với 3 cấp độ đào tạo : sơ cấp, trung cấp và chuyên sâu với mục tiêu đào tạo kỹ thuật viên chuyên nghiệp.

Tiêu chí tuyển sinh: học sinh học hết lớp 9 và tối thiểu 15 tuổi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thời gian đào tạo: 2, 4 hoặc 6 tháng đối với các khóa ngắn hạn và từ 1 đến 3 năm đối với các khóa dài hạn.

29

Phỏng vấn Giám đốc trung tâm y tế dự phòng Quận 8, tháng 7 năm 2011

30

Phỏng vấn Hiệu phó trƣờng trung cấp kỹ thuật và nghiệp vụ Nam Sài Gòn, tháng 10 năm 2011 ; và Phòng LĐTBXH Quận 8, tháng 7 năm 2011.

Học phí cho một khóa ngắn hạn (2 đến 3 tháng) là từ 400.000 đến 800.000 vnd. Ví dụ, chƣơng trình đào tạo sửa xe gắn máy gồm từ 4 đến 5 khóa với học phí tổng cộng khoảng 3 triệu vnd.

Hiệu phó của nhà trƣờng cho biết các ngành có đầu ra tốt là : may công nghiệp, sửa xe gắn máy. Hiện nay, một nghiên cứu đang đƣợc thực hiện để xem các ngành nghề đào tạo của trƣờng có phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp hay không. Kết quả nghiên cứu sẽ đƣợc công bố vào năm 2012.

Việc truyền thông, giới thiệu về Trƣờng Nam Sài Gòn đƣợc thực hiện trên phƣơng tiện thông tin đại chúng, quảng cáo ở cổng trƣờng, và thông qua các hội thảo, ngày hội việc làm…

Mỗi năm, Trƣờng đều tổ chức hội chợ việc làm. Có rất nhiều ngƣời đến tìm việc, nhƣng chỉ có một số ít đƣợc tuyển dụng vì trình độ của các ứng viên khá thấp. Vấn đề thƣờng gặp là học viên sau tốt nghiệp khó thích nghi với môi trƣờng làm việc mới. Hơn nữa, học viên chủ yếu đƣợc đào tạo để làm việc tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hơn là làm tại các doanh nghiệp lớn.

Quận 8 cũng đã giao cho Trƣờng nhiệm vụ thiết lập mối quan hệ giữa nhà trƣờng với doanh nghiệp và ngƣời lao động. Doanh nghiệp trả phí tuyển dụng khoảng 80.000- 100.000 vnd để đƣợc liên hệ với ứng viên phù hợp. Mỗi năm Trƣờng giới thiệu việc làm cho khoảng 600 ứng viên trong đó có từ 200 đến 300 ngƣời có đƣợc việc làm.

Quận 8 triển khai chƣơng trình đào tạo nghề miễn phí hoặc giảm học phí cho các hộ nghèo, từ trình độ sơ cấp (thời gian đào tạo từ 6 đến 12 tháng) đến trung cấp (18 tháng đến 2 năm). Tuy nhiên, cần có sự phối hợp của nhiều đơn vị mới thực hiện đƣợc chƣơng trình này. Năm 2010, 30 học bổng đào tạo nghề cho thanh niên có hoàn cảnh khó khăn đã đƣợc cấp.

Ví dụ: Trƣờng nghiệp vụ nhà hàng Sésame, dành cho thanh thiếu niên có hoàn cảnh khó khăn, đƣợc chính quyền Quận 8 xem là sáng kiến hay cho thanh, thiếu niên của Quận. Nhƣng Trƣờng ở quá xa đối với các học viên (ở quận Bình Thạnh). Năm 2011, Quận 8 đã thí điểm gửi 25 thanh, thiếu niên của Quận đến dự tuyển ở Trƣờng Sésame, và những học sinh đƣợc tuyển sẽ đƣợc hỗ trợ về chi phí đi lại nhằm giúp các em có thể theo học. Kết quả đạt đƣợc rất tích cực và cách làm này sẽ đƣợc tiếp tục.

Các cán bộ của Quận 8 khẳng định có nhiều chƣơng trình đào tạo nghề, nhƣng khó khăn nằm ở chỗ tìm đƣợc ngƣời học (trình độ học vấn thấp, không có động cơ học và nhanh chóng bỏ học để đi làm).

HÀNH ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC TIẾP CẬN VIỆC LÀM

Thiết lập mối quan hệ giữa doanh nghiệp và ngƣời tìm việc thông qua các thông báo của UBND. Một số doanh nghiệp khi có nhu cầu tuyển dụng lao động sẽ thông báo cho UBND Quận 8, sau đó Quận sẽ thông báo cho các phƣờng và phƣờng sẽ thông báo cho ngƣời dân thông qua hệ thống phát thanh của phƣờng. Hỗ trợ về việc làm cũng đƣợc thực hiện thông qua các hội chợ việc làm. Theo các cán bộ địa phƣơng, vấn đề nằm ở chỗ suy nghĩ sống qua ngày của ngƣời nghèo.

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 58

Chƣơng trình xuất khẩu lao động, đặc biệt sang các nƣớc Châu Á (Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia) mở rộng cho ngƣời nghèo và ngƣời có thu nhập sát ngƣỡng nghèo. Chƣơng trình này tỏ ra rất có hiệu quả vì sau 3 năm ở nƣớc ngoài, ngƣời lao động trở về với khoản tiền tiết kiệm rất lớn : 300 – 500 triệu đồng31. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất là phải tìm đƣợc ngƣời biết ngoại ngữ vì đó là một trong các tiêu chí chọn ứng viên. Theo quy định, hộ nghèo đƣợc giảm học phí còn 3 triệu trên tổng học phí là 10 triệu cho thời gian đào tạo. Ngoài ra, cũng có thể tìm đƣợc các nguồn hỗ trợ thêm. Tuy nhiên, có rất ít học viên tốt nghiệp trong năm 2011 và chỉ có một ngƣời đƣợc đi xuất khẩu lao động trong số rất nhiều ứng viên.

HÀNH ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC TÍN DỤNG

Tín dụng ưu đãi. Các khoản tín dụng này lấy từ Quỹ giảm nghèo, Ngân hàng chính sách xã hội, Quỹ CEP, Ngân hàng nông nghiệp và Quỹ tạo việc làm. Các tổ chức đoàn thể nhƣ Hội phụ nữ hoặc Công đoàn Quận 8 hỗ trợ triển khai thực hiện các chƣơng trình này.

Đối với các hộ nghèo, các tổ chức này cấp tín dụng ƣu đãi với lãi suất (0,5%). Mỗi tổ chức có mức cho vay khác nhau : ví dụ, Hội phụ nữ cho vay từ 2 đến 5 triệu vnd ; Ngân hàng chính sách xã hội cho vay đến 30 triệu vnd. Phƣơng thức hoàn vốn cũng rất đa dạng và đƣợc điều chỉnh cho từng trƣờng hợp cụ thể : có thể góp theo ngày, theo tuần hoặc theo tháng. Theo Phòng LĐTBXH Quận 8, mục tiêu của các khoản tín dụng là nhằm phát triển hoạt động kinh tế, thƣơng mại ; sửa chữa nhà, mua trang thiết bị nhƣ xe gắn máy, máy may…Mức cho vay trung bình là 10 triệu đồng và tối đa là 50 triệu đồng. Nhìn chung, các hộ có thông tin về các nguồn tín dụng hiện hữu. Tuy nhiên, có thể có 3 trƣờng hợp sau :

- các hộ gia đình không quan tâm đến tín dụng vì họ không có dự án ;

- một số hộ lạm dụng vốn vay để sử dụng vào các mục đích khác : mua TV, đánh đề… - một số hộ không đƣợc cấp tín dụng vì họ đã mắc nợ khá nhiều.

Tín dụng nhỏ. Chƣơng trình tín dụng nhỏ đƣợc khởi xƣớng vào năm 2005 với sự hỗ trợ của tổ chức Các thành phố đang phát triển (VeT) và đƣợc duy trì đến hôm nay. Hiện nay, Chƣơng trình này UBMTTQ Phƣờng 14 quản lý. Chƣơng trình có khoảng 25 nhóm, mỗi nhóm 5 thành viên và đã đƣợc mở rộng cho tất cả các khu phố của phƣờng. Vốn cho vay của chƣơng trình dùng để phát triển các hoạt động thƣơng mại hoặc thủ công, sửa chữa nhà và đào tạo nghề (hiện chƣa có nhu cầu). Điểm tích cực của chƣơng trình là các hộ tham gia đã học đƣợc cách tự quản chƣơng trình của mình.

HÀNH ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC NHÀ Ở

Chƣơng trình « Nhà tình thƣơng » hỗ trợ thi công phần móng và phần thô (chỉ đối với nhà trệt). Mỗi nhà đƣợc hỗ trợ khoảng 25 triệu vnd. Trong vòng 3 năm, MTTQ đã xây dựng 400 căn cho các hộ nghèo và DELISA cũng đã xây hơn 100 căn nữa cho các hộ chính sách (cựu chiến binh…). Chƣơng trình có hiệu quả tích cực vì sau khi có nhà mới, cuộc sống của các hộ nghèo đƣợc ổn định, và từ đó có thể thoát nghèo.

31

Một dạng hỗ trợ khác của Quận 8 là hỗ trợ sửa chữa, cải tạo nhà ở, chủ yếu là chống ngập và chống dột.

Nhìn chung, Quận 8 chịu tác động trực tiếp của các chƣơng trình tái định cƣ, tuy không dễ có đƣợc các dữ liệu chính xác về nơi tái định cƣ và thời gian thực hiện tái định cƣ. Ví dụ : việc tái định cƣ cho 800 hộ sống dọc theo kênh, rạch ở Phƣờng 10.

Ngân sách tăng từng năm. 33% ngân sách đƣợc huy động ở phƣờng, 40% từ do Quận cấp ;

Tình hình nghèo giảm dần ở Quận 8, với mức độ giảm khác nhau tùy theo phƣờng ; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chính sách và hành động đƣợc triển khai ở nhiều ngành, nhƣng đôi khi chƣa có sự phối hợp chặt chẽ và có sự chồng chéo giữa các chủ thể. Nên phân chia rõ ràng hơn nữa trách nhiệm của từng chủ thể;

Vấn đề tác động của các chính sách ở địa phƣơng: có nguồn lực và có nhu cầu, nhƣng đôi khi nguồn lực và nhu cầu chƣa thật sự gặp nhau.

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 60

Một phần của tài liệu nghiên cứu nghèo đô thị các chính sách công về giảm nghèo từ nghiên cứu trƯờng hợp ở quận 8, tphcm (Trang 55 - 60)