HỖ TRỢ CỦA GIA ĐÌNH VÀ HÀNG XÓM

Một phần của tài liệu nghiên cứu nghèo đô thị các chính sách công về giảm nghèo từ nghiên cứu trƯờng hợp ở quận 8, tphcm (Trang 131 - 132)

4. PHÂN TÍCH VÀ KIẾN NGHỊ

4.2.1.HỖ TRỢ CỦA GIA ĐÌNH VÀ HÀNG XÓM

Trƣớc khi phân tích chi tiết các khía cạnh của chƣơng trình giảm nghèo, tăng hộ khá, cần nhắc lại các nguồn hỗ trợ không phải của nhà nƣớc, tức những nguồn hỗ trợ từ gia đình, hàng xóm và các tổ chức hội, đoàn thể, tổ chức tôn giáo (nhà thờ, chùa). Những nguồn hỗ trợ này khá quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của các hộ nghèo và là « bức tƣờng thành » đầu tiên bảo vệ họ. Nhìn chung, 11% số hộ nghèo dựa vào hỗ trợ của gia đình để thoát nghèo.

Hỗ trợ của gia đình và bạn bè chiếm gần 35% tổng hỗ trợ mà các hộ thuộc nhóm thu nhập 0 – 8 triệu nhận đƣợc, 17% đối với các hộ thuộc nhóm 8 – 12 triệu, 37% đối với hộ thuộc nhóm 12 – 16 triệu và 8% đối với hộ thuộc nhóm hơn 16 triệu. Về mặt việc làm, hơn 2/3 số việc làm liên quan đến gia đình (25% số ngƣời đƣợc phỏng vấn) hoặc hàng xóm (44%). Ngoài ra, khi gặp vấn đề về việc làm, 92% số hộ nghèo nhờ đến sự giúp đỡ của gia đình. Khi gặp vấn đề về sức khỏe, 43% số hộ đƣợc phỏng vấn nhờ đến các quan hệ gần gũi (37% nhờ gia đình giúp đỡ, 13% nhờ hàng xóm, 3% nhờ bạn bè và đồng nghiệp). Về tín dụng, hơn 1/5 số hộ đƣợc khảo sát vay mƣợn tiền trong gia đình hoặc từ ngƣời quen (11% vay từ hàng xóm, 7% từ gia đình và 3% từ bạn bè).

Nhƣ vậy, song song với các hỗ trợ của chính phủ, các hộ nghèo cũng dựa trên các hỗ trợ từ bên ngoài vì đây là nguồn hỗ trợ có thể tiếp cận đƣợc một cách nhanh chóng, dễ dàng.

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 132

Một phần của tài liệu nghiên cứu nghèo đô thị các chính sách công về giảm nghèo từ nghiên cứu trƯờng hợp ở quận 8, tphcm (Trang 131 - 132)