3. KẾT QUẢ KHẢO SÁT
3.9. SỰ THAM GIA VÀ QUAN NIỆM VỀ NGHÈO
NHÌN NHẬN VỀ HÀNH ĐỘNG CỦA NHÀ NƢỚC. Trong phần trên, ta đã thấy đƣợc tầm quan trọng của gia đình và láng giềng đối với vấn đề việc làm, sức khỏe và môi trƣờng sống. Biểu đồ bên dƣới thể hiện sự nhìn nhận của ngƣời dân về các hành động của các tổ chức đoàn thể (tổ chức tích cực, không tích cực hoặc không đƣợc ngƣời dân biết đến) và mức độ tham gia của ngƣời dân (tham gia hay không).
86% 7%
7% Sạch sẽ
Dơ
Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 104 Biểu đồ 36: nhận biết các tổ chức đoàn thể và sự tham gia của người dân (theo các chủ hộ)
55 61 63 72 72 53 13 24 12 2 6 33 1 2 5 8 6 1 31 13 20 18 16 13 0 10 20 30 40 50 60 70 80
Đoàn thanh niên
Hội người cao tuổi
Hội cựu chiến binh MTTQ
Hội chữ thập đỏ
Hội phụ nữ
Không biết Biết, nhưng cho rằng hoạt động không tích cực Biết – có tham gia Biết – không tham gia
Khoảng 15% ngƣời dân chƣa biết đến các tổ chức đoàn thể hoạt động trong phƣờng của mình. Tuy nhiên, phần lớn các chủ hộ đều biết các tổ chức này, nhƣng không tham gia vào các hoạt động của các tổ chức đó. MTTQ và Hội chữ thập đỏ là hai tổ chức đƣợc ngƣời dân cho là hoạt động tích cực nhất, mặc dù ngƣời dân không tham gia vào hoạt động của các tổ chức này. Có 33 hộ có ít nhất một thành viên tham gia vào hoạt động của Hội phụ nữ, vốn đƣợc ngƣời dân đánh giá là hội hoạt động tích cực ở phƣờng 14.
LÝ DO KHÔNG THAM GIA VÀO CÁC HOẠT ĐỘNG. Nói chung, tỷ lệ tham gia vào các hoạt động xã hội của ngƣời dân trong phƣờng vẫn còn thấp. Những lý do chính đƣợc các hộ gia đình đƣa ra để giải thích về việc mình không tham gia các hoạt động nhƣ sau : không đƣợc mời tham gia vào các hoạt động của các tổ chức đoàn thể (51% số hộ đƣợc khảo sát) hoặc không có thời gian để tham gia (30%). Tiếp theo là các lý do khác nhƣ : không có lợi (12%), không có kinh phí (7%).
ĐÓNG GÓP CHO CÁC HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI CỦA PHƢỜNG. Đóng góp chính của các hộ gia đình trong các hoạt động xã hội của phƣờng là tài chính (52% trƣờng hợp), và đôi khi tài chính + lao động (13%). Tuy nhiên, cần lƣu ý là có đến 28% hộ gia đình nói rằng họ không đóng góp gì cho các hoạt động xã hội của phƣờng. Dƣờng nhƣ, các hộ nghèo không có thông tin đầy đủ về các chƣơng trình của các tổ chức đoàn thể. Việc ngƣời nghèo chƣa tham gia nhiều vào các hoạt động xã hội của phƣờng là do họ còn gặp khó khăn trong cuộc sống hàng ngày.
NHẬN THỨC VỀ NGHÈO. Khi hỏi chủ hộ về những gì đặc trƣng cho việc họ là ngƣời nghèo, thì 79 ngƣời chọn « thu nhập thấp », 42 ngƣời chọn « công việc không ổn định », 25 ngƣời chọn « các vấn đề về chi phí chăm sóc sức khỏe và chi phí đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của gia đình » . Những ngƣời khác tự coi mình là ngƣời nghèo, chủ yếu bằng cách so sánh với các hộ gia đình giàu có xung quanh họ (17 ngƣời). Các khía cạnh vật chất (thiếu trang thiết bị, tiết kiệm) đứng trên yếu tố giáo dục (15 ngƣời chọn), vốn cũng đƣợc nhìn dƣới góc độ tài chính (thiếu tiền cho giáo dục). Nhƣ vậy, có thể thấy rằng ngƣời dân nhận thức vấn đề nghèo của họ chỉ đơn giản là nghèo về vật chất hay nói cụ thể hơn là liên quan đến việc thiếu tiền. Nhiều hộ gia đình nghèo có thể xác định một số vấn đề liên quan đến điều kiện sống của họ nhƣng không tìm đƣợc giải pháp và không có cách hành động để thay đổi tình hình của họ.
Câu chuyện cuộc sống số 13 – Phỏng vấn ngày 12/07/2011, P.14, Q.8
Gia đình Ông Trần Văn Hơn có 5 nhân khẩu, ông và 4 người con trai. Vợ ông mất sớm, gia đình gặp nhiều khó khăn và các con của ông cũng phải bỏ học từ sớm. Lớn lên, các người con vướng vào ma túy và trộm cắp, do đó lần lượt bị đưa vào tù. Điều này là một trở ngại lớn cho việc thoát nghèo (hiện nay, một người con của ông vẫn còn ở tù). Trong nhà, không có vật dụng gì đáng giá. Chiếc xe đạp là phương tiện đi lại duy nhất của cả gia đình. Họ không có việc làm ổn định, một năm chỉ làm 3 – 4 tháng, thời gian còn lại ở nhà. Một người mắc bệnh nặng và không thể đi làm (bệnh lao). Người cha rất mặc cảm với hàng xóm về hoàn cảnh của gia đình. Không ai trong gia đình tham gia vào các tổ chức, đoàn thể trong phường. Người cha cho rằng vì mình có trình độ thấp nên không tham gia. Nghèo và vướng vào lao l{, nên gia đình không thể vay mượn tiền khi có nhu cầu. « Họ không dám cho vay vì sợ gia đình tôi không trả. »
Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 106 Biểu đồ 37: một số điểm còn thiếu ở phường, theo đánh giá của các hộ
Các điểm thiếu do các hộ nghèo xác định có thể đƣợc xếp thành 4 nhóm chính:
- Nhóm « giải trí và liên hệ xã hội »: tạo thêm không gian công cộng, sân chơi và nhà văn hóa phƣờng;
- Cải thiện đƣờng giao thông : mở rộng đƣờng, tráng hẻm, xây cầu;
- Cải thiện nhà ở;
- Cải thiện môi trƣờng : dịch vụ đô thị cơ bản (nƣớc sạch, thoát nƣớc, rác thải). 16% số ngƣời đƣợc phỏng vấn chƣa xác định đƣợc phƣờng mình thiếu cái gì. Điều này cho thấy họ gặp khó khăn trong việc nhìn nhận về địa bàn mình đang sống và về tƣơng lai. Lý do là vì họ dành nhiều thời gian và năng lƣợng để giải quyết các nhu cầu trong cuộc sống của bản thân và gia đình.
Biểu đồ 38: lý do cản trở thoát nghèo (theo các hộ gia đình)
0 5 10 15 20 25 30 35 40 45
Cải thiện nhà ở Mở rộng và tráng hẻm Xây sân chơi cho trẻ em/thanh thiếu niên Xây công viên, Cải thiện việc thoát nước Không quan tâm, không biết Cải thiện việc cấp nước sạch, giảm giá nước Cải thiện việc thu gom rác, vệ sinh môi trường Chống tệ nạn xã hội Nhà văn hóa phường (tổ chức tiệc cưới…) Cầu Nhà cho thuê với giá rẻ
0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50
Trong gia đình có người mắc bệnh Thiếu vốn để kinh doanh Thiếu việc làm Thiếu người đi làm Nợ nhiều và dai dẵng Tuổi cao Công việc không ổn định và có thu nhập thấp Gia đình đông con Thiếu phương tiện sản xuất
Không biết Tệ nạn xã hội trong gia đình Trình độ học vấn thấp Không có nhà ở ổn định Không công nhận mình nghèo Nghèo quá lâu
43 hộ cho rằng lý do mình chƣa thoát nghèo là vì các vấn đề liên quan đến sức khỏe. 35 hộ cho rằng đó là do thiếu vốn làm ăn và do nợ nần. Kế đến là do vấn đề việc làm. Nhiều hộ cho rằng còn do các vấn đề liên quan nhƣ già trƣớc tuổi (không đƣợc tuyển dụng làm việc và tăng nguy cơ bệnh tật), gia đình đông con (có con nhỏ hoặc có con đang đi học), bị vƣớng vào « tệ nạn xã hội ».
Biểu đồ 39: ước tính khả năng thoát nghèo vào năm 2015
Biểu đồ trên mang tính đại diện tƣơng đối cho các nhóm hộ gia đình đƣợc khảo sát : nhóm 1 bao gồm một tỷ lệ nhỏ các hộ gia đình năng động và có thể thoát nghèo trong thời gian tới (11%). Nhóm 2 bao gồm các hộ gia đình nằm trong nhóm thu nhập tƣơng đối và dựa vào trợ cấp xã hội để giúp họ vƣợt qua chuẩn nghèo (38%). Nhóm 3 bao gồm các hộ gia đình không có triển vọng tích cực cho tƣơng lai và sống qua ngày nào hay ngày đó (51%).
51 38 11
0% 20% 40% 60% 80% 100%
Không thể
Có thể, nếu được hỗ trợ nhiều hơn nữa
Rất có thể, với nổ lực của gia đình là chính
Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 108