TIẾP CẬN NGUỒN TÍN DỤNG

Một phần của tài liệu nghiên cứu nghèo đô thị các chính sách công về giảm nghèo từ nghiên cứu trƯờng hợp ở quận 8, tphcm (Trang 88 - 183)

3. KẾT QUẢ KHẢO SÁT

3.6. TIẾP CẬN NGUỒN TÍN DỤNG

TIẾT KIỆM

TỶ LỆ CHỦ HỘ THỰC HÀNH TIẾT KIỆM. Trong số 100 hộ đƣợc khảo sát, chỉ có 5 hộ dƣờng nhƣ đã thành công trong thực hành tiết kiệm trong vòng 12 tháng trở lại đây. Đối với họ, nơi để tiền tiết kiệm ƣu tiên là ở nhà (60% trƣờng hợp), thuận tiện hơn để ở ngân hàng. Tiền tiết kiệm của họ vẫn còn khá khiêm tốn, trung bình là 1.600.000 đồng/năm/hộ.

Trong số 5 hộ thực hành tiết kiệm, 3 hộ thuộc nhóm các hộ nghèo nhất (0-8 triệu đồng/ngƣời/năm), 1 hộ thuộc nhóm 8-12 triệu đồng/ngƣời/năm và 1 hộ thuộc nhóm hơn 16 triệu đồng/ngƣời/năm. 2 hộ cho biết lý do tiết kiệm là để có tiền lo hậu sự, còn các hộ khác cho biết tiền tiết kiệm dùng để trả nợ và dự phòng.

Cuộc khảo sát cũng cho thấy 3% số hộ tham gia chơi hụi, vì theo họ, mô hình này phù hợp với nhu cầu của mình vì họ không tiếp cận đƣợc với ngân hàng.

TÍN DỤNG

TỶ LỆ HỘ GIA ĐÌNH MẮC NỢ. 68% hộ gia đình hiện đang mắc nợ, với món nợ trung bình khoảng 4 triệu đồng. Tiền nợ lên đến hơn 30 triệu đồng đối với các hộ mắc nợ nhiều nhất. Điều này có tác động trực tiếp đối với tình trạng nghèo vì gia đình phải trả tiền nợ nên không

Câu chuyện cuộc sống số 9 – Phỏng vấn 09/07/2011, P.14, Q.8

Gia đình Bà Nguyễn Thị Lệ có 3 thành viên, hai vợ chồng và một người cháu. Hai vợ chồng đã lớn tuổi nên nhận làm khuy quần jean ở nhà với mức thu nhập từ 25.000 đến 30.000 đồng/ngày. Người cháu làm cho một cơ sở làm sắt với mức lương 1.800.000 đồng/tháng. Bà Lệ chơi hụi vì đó là cách duy nhất để bà có thêm chút ít tiền trang trải cho các khoản chi tiêu: Đóng hụi từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng/tuần, đến kz hốt hụi thì thu được một khoản lãi nhỏ. Bà mong muốn vay tiền để mở sạp bán rau quả ở chợ, nhưng không biết phải vay bao nhiêu và không có kế hoạch sử dụng số tiền vay được.

còn tiền để tiết kiệm và nợ đè nặng lên các khoản chi tiêu của gia đình. Hoàn vốn tín dụng hoặc trả nợ là khoản chi tiêu lớn thứ 3, ngoài các chi tiêu thƣờng xuyên hàng tháng.

TÍNH CHẤT VÀ VIỆC SỬ DỤNG VỐN TÍN DỤNG

Biểu đồ 23: phân bổ nguồn tín dụng

Trong số các hộ vay tín dụng, một tỷ lệ đáng kể vay thông qua các chƣơng trình của nhà nƣớc hoặc của các hội (Hội phụ nữ,…). Điểm chung của các khoản vay này là lãi suất thấp. Trong số này, quan trọng nhất là "Chƣơng trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo" (thực hiện ở cấp địa phƣơng và cung cấp 37% vốn tín dụng cho vay). Ngoài ra, chính quyền địa phƣơng (thông qua Ngân hàng Nông nghiệp) cũng cấp vốn cho hộ nghèo. Thêm vào đó còn có các nhóm tiết kiệm – tín dụng và các nhóm cho vay tín dụng của các tổ chức xã hội.

Theo chính quyền, mặc dù có tiến bộ, nhƣng tỷ lệ hoàn vốn của các khoản tín dụng này chƣa đạt. Điều này cho thấy cả hai vấn đề: công tác quản lý vốn tín dụng của chính quyền, các tổ chức đoàn thể và một số hộ có xu hƣớng xem các khoản tín dụng này nhƣ khoản viện trợ tài chính. Tín dụng của nhà nƣớc chiếm 53% tổng các tín dụng cho các hộ nghèo. Ngân hàng tƣ nhân ít cấp tín dụng cho hộ nghèo. Điều này mang lại lợi ích trực tiếp cho những ngƣời cho vay tƣ nhân (16% hộ nghèo vay từ những ngƣời này), với lãi suất thƣờng rất cao và nguy cơ mắc nợ lâu dài.

Trong số những lý do đƣợc các hộ nghèo đƣa ra để giải thích cho việc không tham gia chƣơng trình tín dụng nhỏ, 72% cho rằng không có chƣơng trình nhƣ vậy trên địa bàn phƣờng mình. Trong khi đó, trên thực tế ở phƣờng 14 có chƣơng trình tín dụng nhỏ do tổ chức phi chính phủ « Các thành phố đang chuyển tiếp - VeT » khởi xƣớng vào năm 2005 và hiện đang đƣợc UBND Phƣờng 14 quản lý. 15% cho biết không có nhu cầu. Điều này cho thấy có vấn đề về thông tin và truyền thông hoặc có sự hiểu lầm về nguyên tắc của tín dụng nhỏ.

37% 8% 4% 4% 16% 6% 11% 7% 3% 3% 1%

Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo (lãi suất thấp) Chính quyền địa phương (thông qua ngân hàng nông nghiệp) Nhóm tiết kiệm – tín dụng (tổ chức đoàn thể)

Tổ chức xã hội (Hội chữ thập đỏ…)

Người cho vay tư nhân (không chính thức - lãi suất cao) Ngân hàng tư nhân

Hàng xóm Gia đình Bạn bè Hợp tác xã

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 90 Biểu đồ 24: lãi suất của các nguồn tín dụng

Lãi suất bình quân là 1,67%/tháng, nhƣng biên độ của các mức lãi suất rất lớn, từ 0% (vay của gia đình) đến hơn 18%/tháng (15% số hộ vay). Mức lãi suất trung bình của các chƣơng trình tín dụng của nhà nƣớc là 0,7%/tháng.

Tiền lãi trung bình phải trả mỗi năm là 1.066.000 VND/ngƣời.

Bảng 13: phân bổ các hộ theo nhóm thu nhập và mức lãi suất

Nhóm thu nhập Số chủ hộ trả lãi dƣới 10%/tháng % chủ hộ trả lãi hơn 10%/tháng

0-8 Triệu vnd 11 85

8-12 Triệu vnd 2 15

12-16 Triệu vnd 0 0

> 16 Triệu vnd 0 0

Tổng cộng 13 100

Nguồn : Bảng được thực hiện từ kết quả khảo sát hộ gia đình

Trong số các hộ phải chịu lãi suất trên 10%/tháng, 85% thuộc nhóm thu nhập thấp nhất (0-8 triệu) trong đó có 6 hộ phải chịu lãi vay trên 20%/tháng. Có hai lý do giải thích điều này : - Các hộ nghèo nhất không phải lúc nào cũng nhận thức đƣợc đầy đủ "cái bẫy" khi họ vay với lãi suất cao;

- Họ không còn chỗ nào khác để vay (không vay đƣợc ở ngân hàng và không phải lúc nào các thành viên của gia đình hoặc hàng xóm cũng có thể giúp họ).

Tuy nhiên, số hộ vay tín dụng bên ngoài với lãi suất cao đã giảm ở phƣờng 14 nhờ vào các chƣơng trình tín dụng của VeT và Quỹ CEP.

25% 44% 7% 9% 15% 0-0,3%/tháng 0,5-1,3%/tháng 3-5%/tháng 10-15%/tháng 18-20%/tháng

Biểu đồ 25: sử dụng vốn tín dụng

Biểu đồ trên cho thấy các hộ nghèo (73%) sử dụng vốn tín dụng chủ yếu để trang trải cho nhu cầu hàng ngày (thực phẩm, sửa nhà, chăm sóc sức khỏe, ...), và chỉ có 27% xem vốn tín dụng là khoản đầu tƣ trong tƣơng lai (thƣơng mại, giáo dục). Điều này cho thấy việc sử dụng vốn tín dụng chƣa đúng mục đích, vốn tín dụng không đƣợc sử dụng nhƣ một công cụ để hƣớng tới một tƣơng lai tốt đẹp hơn, mà đƣợc sử dụng nhƣ một dạng "trợ cấp". Nên tiến hành giúp đỡ các hộ nghèo trong việc xác định nhu cầu và sử dụng vốn tín dụng.

35% 25% 20% 7% 4% 3% 3% 1% 1% 1%

Nhu cầu hàng ngày (ăn uống,…) Sửa nhà

Đầu tư vào việc làm/kinh doanh Giáo dục

Trả nợ Điều trị bệnh

Làm thủ tục hành chính Mua trang thiết bị Ma chay

Sinh nở

Mua đất – mua nhà

Câu chuyện cuộc sống số 10 – Phỏng vấn ngày 6/7/2011, P.14, Q.8

Người được phỏng vấn là em của chủ hộ, chưa lập gia đình. Hộ có 8 người trong đó có 5 người chung kinh tế, sống trong căn nhà kiên cố, diện tích 35m2. Được công nhận là hộ nghèo vào năm 2003, hiện tại, một người con trong gia đình này được học bổng (khoảng 800 000 vnd/tháng). Thu nhập chính của gia đình là từ việc làm của 3 thành viên : một làm keo, một làm sắt và một bán chè ở nhà. Tổng thu nhập hơn 5 triệu đồng/tháng. Nhưng, hai thành viên trong gia đình mắc bệnh mãn tính (suyễn và bệnh tim). Anh rể và cháu gái. Mỗi tháng gia đình phải chi từ 200 000 -500 000 đồng để mua thuốc trị bệnh suyễn và thêm vào đó là tiền đi khám bệnh tim. Ngoài ra, hai người chị cũng mắc nợ rất nhiều: 15 triệu đồng (trả chậm) với lãi suất 20% và 5 triệu đồng vay của Chương trình giảm nghèo. 15 triệu là tiền vay để sửa nhà và chi tiêu hàng ngày. Vì không có đủ tiền để trả nợ gốc đúng hạn, nên tiền lãi chồng chất. Chị khẳng định rằng tổng số tiền lãi đã trả trong năm qua lên đến 20 triệu đồng, trong khi nợ gốc là 15 triệu vẫn chưa trả được. Chủ nợ đến nhà đòi nợ và mắng nhiếc làm gia đình rất khổ tâm. Gia đình đã từng có { định cho các con nghỉ học, nhưng vì các con học giỏi nên gia đình đã từ bỏ { định. Năm nay, thêm một bé vào lớp 1 mà gia đình chưa biết xoay sở ra sao. Chị mong ước được vay của nhà nước 15 triệu đồng với lãi suất thấp để trả nợ gốc và sau đó sẽ trả dần cho nhà nước. Đó là giải pháp duy nhất giúp gia đình có thể thoát khỏi tình trạng tiền làm ra được chỉ đủ để trả lãi như hiện nay.

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 92 7 13 8 36 36 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% Chưa chuyển nhà bao giờ Chuyển nhà ở cùng phường Chuyển nhà sang phường khác của quận 8 Chuyển nhà sang quận khác Chuyển nhà sang tỉnh/thành phố khác

Mức thu nhập thấp, vừa đủ để trang trải các chi tiêu cơ bản và tâm lý « sống qua ngày »; tỷ lệ thực hành tiết kiệm rất thấp (5%), hoàn cảnh bấp bênh nên không thể đƣơng đầu với các biến cố ngoài dự kiến;

Nhiều chƣơng trình tín dụng dành cho hộ nghèo đã gặt hái thành công ; tuy nhiên việc sử dụng vốn tín dụng (ít sử dụng để đầu tƣ) chứa đựng nhiều rủi ro mang nợ lâu dài (68% số hộ mắc nợ);

Cần tăng cƣờng hơn nữa công tác thông tin, truyền thông, đào tạo và song hành với ngƣời nghèo để vốn tín dụng đƣợc sử dụng vào các dự án làm ăn, chứ không phải là một nguồn để trang trải tạm thời.

3.7. NHÀ Ở VÀ TÁI ĐỊNH CƯ

NHÀ Ở KHANG TRANG TRÊN LÔ ĐẤT ĐƢỢC ĐẢM BẢO

Nói chung, lý do các hộ gắn bó với nơi ở của mình là : 31% liên quan đến nhà ở, 30% liên quan đến quê hƣơng, gốc gác và 27% liên quan đến láng giềng tốt. Một trong những truyền thống tốt đẹp của ngƣời Việt là tình làng nghĩa xóm, tình cảm với quê hƣơng. Trong một vùng đô thị mà yếu tố này vẫn còn lƣu giữ là điều đáng trân trọng. Ba yếu tố: nhà ở, quê hƣơng và hàng xóm cho thấy vai trò quan trọng của yếu tố nhân văn và tâm lý. Đây là điều mà các dự án tái định cƣ hoặc quy hoạch trong tƣơng lai cần chú ý.

THỜI GIAN CƢ TRÖ VÀ THAY ĐỔI VỀ NHÀ Ở

Biểu đồ 26: nơi ở cũ

Phần lớn ngƣời dân quận 8 đã sống nhiều năm ở quận, thậm chí nhiều năm trong cùng một ngôi nhà. Điều này phản ánh mức độ di chuyển dân cƣ thấp (72% chủ hộ đƣợc phỏng vấn sống từ lâu ở phƣờng 14) và xác nhận quan điểm theo đó tình trạng nghèo ở quận 8 có từ rất lâu và đƣợc truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

VỊ TRÍ NƠI Ở. 86% số hộ đƣợc phỏng vấn cảm thấy hài lòng với vị trí nơi ở của mình.

Mặc dù nơi ở của họ có thể bị ảnh hƣởng do ô nhiễm, ngập nƣớc… nhƣng việc vị trí nơi ở gần khu trung tâm là điều quan trọng đối với họ. Đây là điều cần chú ý vì nó sẽ dẫn đến khó khăn khi muốn di dời các hộ này đi nơi khác. 14% không hài lòng. Lý do: khó tiếp cận, không đủ ánh sáng, ẩm thấp, khó kinh doanh, mua bán.

Biểu đồ 27: vị trí nơi ở

Phần lớn hộ nghèo sống trong hẻm nhỏ, không thuận lợi cho hoạt động kinh tế (87%).

Mặc dù có mối liên hệ giữa vị trí nơi ở với mức độ nghèo, nhƣng không hoàn toàn nhất thiết là những ngƣời nghèo nhất thì sống trong hẻm nhỏ không thuận lợi cho hoạt động kinh tế, và những ngƣời giàu nhất trong số ngƣời nghèo (những hộ thuộc nhóm thu nhập 12 – 16 triệu) thì sống ở đƣờng chính. Ngay cả những hộ có thu nhập hơn 16 triệu cũng không có hộ nào sống ở mặt tiền đƣờng, nơi thuận tiện cho hoạt động thƣơng mại.

13%

46% 41%

Đường chính (nhiều cửa hàng, dịch vụ)

Đường phụ hoặc hẻm chính

Hẻm nhỏ không thuận lợi cho hoạt động kinh tế

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 94 Hình 9: hẻm, yếu tố đặc trưng của đô thị Việt Nam

Hẻm có nguy cơ bị biến mất trong những năm tới trong mô hình đô thị mà ở đó các tuyến đƣờng chỉ đƣợc xem « là một công cụ thuần túy để hiện đại hóa đô thị, bỏ lại sau lƣng truyền thống đa chức năng » (Gibert, 2010).

PHÁP LÝ VỀ ĐẤT ĐAI, NHÀ Ở

Biểu đồ 28: giấy chứng nhận sở hữu nhà và tình trạng sở hữu

50% 36%

5% 4% 3%

2% Chủ sở hữu / thừa kế hoặc cho tặng Chủ sở hữu / mua nhà hoặc xây nhà trên đất đã mua

Thuê nhà

Ở nhờ Nhà tình nghĩa

Chiếm đất bất hợp pháp

Hẻm ở phường 14 tiêu biểu cho môi trường sống của nhiều hộ nghèo. Với bề rộng nhỏ, hẻm tạo sự gần gũi giữa những người sống hai bên, không tạo thuận lợi cho các hoạt động thương mại chính quy ; mặt khác, hẻm mang một đặc trưng của đô thị Việt Nam trong đó quan hệ láng giềng có tầm quan trọng đặc biệt. Hẻm là không gian chung cho mọi người. Điều thú vị ở quận 8 là ngoài chức năng là nơi công cộng, là không gian cho cộng đồng sinh hoạt, hẻm ở quận 8 (phường 14) còn là nơi sinh hoạt của hộ gia đình. Vì diện tích nhà quá nhỏ, nên nhiều hộ gia đình đã đưa bếp dầu và bếp than tổ ong ra hẻm để nấu cơm. Ngoài ra, hẻm còn là nơi rửa chén, giặt quần áo và thậm chí là nơi cho con trẻ ăn cơm.

89% số hộ đƣợc khảo sát là chủ sở hữu nhà mình ở. Có 3 hộ đƣợc cấp nhà tình nghĩa. Chỉ có 5% số hộ đƣợc khảo sát hiện đang ở thuê. 2% số hộ ở trên đất chiếm dụng bất hợp pháp.

Đây là yếu tố làm cho tình trạng nghèo của một số hộ thêm trầm trọng hơn, xét về mặt tài chính (tiền thuê nhà) hoặc về mặt tâm lý (tái định cƣ và đền bù).

Biểu đồ 29: các giấy tờ liên quan đến nhà, đất

Biểu đồ trên cho thấy tính phức tạp của vấn đề liên quan đến sở hữu nhà ở. Chỉ có khoảng 55% số hộ đƣợc khảo sát là chủ sở hữu nhà ở hoàn toàn hợp pháp. Lý do chính mà các hộ đƣa ra để giải thích về tình trạng nhà ở của mình là chi phí để có đƣợc đầy đủ các giấy tờ theo yêu cầu của chính quyền là khá cao. Ngoài ra, theo thực tế khảo sát, một số ít các hộ cho biết rằng họ không có sổ hồng là do diện tích nhà quá nhỏ34

.

34

Sổ hồng = Giấy chứng nhận sở hữu nhà. Sổ đỏ = Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 55%

23% 15%

3% 2% 2%

Có giấy hồng

Có giấy mua nhà nhưng không có giấy hồng

Mua nhà giấy tay

Có giấy hồng (nhà tình nghĩa)

Chủ sở hữu nhưng chưa sang tên

Không có giấy tờ (chiếm dụng bất hợp pháp)

Câu chuyện cuộc sống số 11 - Phỏng vấn ngày 11/07/2011, P.14, Q.8

Gia đình Ông Nguyễn Văn Chính có 10 nhân khẩu, sống trong căn nhà bán kiên cố, diện tích 57m2.Vợ ông mất cách đây 2 năm. Hiện ông đang sống với gia đình của người con trai và con gái. 5 thành viên đều là những người đóng góp chính vào thu nhập của gia đình. Nhưng do trình độ học vấn thấp, nên các con trai của Ông chỉ làm phụ hồ. Hai cô con gái tiếp tục bán quán ăn nhỏ do người mẹ để lại. Thu nhập vừa đủ để trang trải các chi tiêu hàng ngày. Gia đình từ Tiền Giang lên TPHCM sinh sống từ năm 1989, nhưng đến nay vẫn chưa có hộ khẩu Thành phố. Ngoài ra, căn nhà của họ lại nằm trong khu vực sẽ bị giải tỏa, nên không thể lắp đặt đồng hồ nước. Họ phải mua nước của hàng xóm với giá rất cao: 10.000 vnd/m3, chưa tính tiền phụ trội khi tiêu thụ quá định mức (quán ăn

Một phần của tài liệu nghiên cứu nghèo đô thị các chính sách công về giảm nghèo từ nghiên cứu trƯờng hợp ở quận 8, tphcm (Trang 88 - 183)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)