GIÁO DỤC

Một phần của tài liệu nghiên cứu nghèo đô thị các chính sách công về giảm nghèo từ nghiên cứu trƯờng hợp ở quận 8, tphcm (Trang 133 - 135)

4. PHÂN TÍCH VÀ KIẾN NGHỊ

4.2.3.GIÁO DỤC

44

Năm 2011, nhà nƣớc hỗ trợ 100% cho 9.942 thẻ bảo hiểm y tế (4.473.900.000 VND) và hỗ trợ 50% cho 963 thẻ (216.675.000 VND). Tổng cộng ngân sách đã chi 4.690.575.000/năm cho bảo hiểm y tế. Số tiền này sẽ lên đến 5.376.600.000 VND nếu tất cả những ngƣời đƣợc nhà nƣớc hỗ trợ 50% phí bảo hiểm y tế mua thẻ (trên thực tế chỉ có 24% số này mua thẻ). Do khoản đầu tƣ của nhà nƣớc cho bảo hiểm y tế là khá lớn, nên cần tiến hành đánh giá hoạt động này.

Ranh giới giữa các quận và phƣờng

Bệnh viện cấp quận Trạm y tế phƣờng Cơ sở y tế

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 134

Hành động của nhà nƣớc trong lĩnh vực này là không thể không ghi nhận, minh chứng bằng tỷ lệ biết chữ cao ở qui mô quốc gia (93%45

) : việc triển khai miễn, giảm học phí theo cấp độ nghèo và cấp học của học sinh. Nhà nƣớc có chính sách khuyến khích giáo viên đi nhận công tác ở những vùng khó khăn. Nhìn chung, xã hội Việt Nam rất coi trọng giáo dục, các gia đình rất chú trọng tới việc học của con trẻ. Bên cạnh đó lĩnh vực tƣ cũng tham gia bằng cách giúp đỡ các gia đình nghèo nhằm tạo điều kiện cho con, em họ tới trƣờng. Tuy nhiên, chúng ta có thể nêu ra hai hạn chế chủ yếu sau đây :

- Rào cản : chi phí cho việc học

Chƣơng trình giảm nghèo hiện nay chỉ hỗ trợ học phí chính thức, chứ chƣa hỗ trợ các phí đáng kể khác. Có sự khác biệt về chất lƣợng giáo dục ở trƣờng công và trƣờng tƣ. Ngoài ra, việc học thêm cũng rất phổ biến. Việc tổ chức các lớp học miễn phí dành cho trẻ em nghèo hay cho học sinh bỏ học chỉ có thể là một giải pháp ngắn hạn vì việc nhân rộng mô hình này không phải là giải pháp lâu dài. Chính sách xã hội hóa giáo dục của Chính phủ đã tạo điều kiện cho các trƣờng tƣ thục phát triển, nhƣng chi phí học tập tại các trƣờng này thƣờng rất cao đối với các hộ nghèo.

Ngoài ra, việc hỗ trợ đƣợc gắn với chính sách kế hoạch hóa gia đình và khoản hỗ trợ sẽ giảm, nếu gia đình đông con. Điều này đặt ra trách nhiệm của chính quyền địa phƣơng đối với nguy cơ bỏ học và lao động trẻ em.

- Chất lượng trường học

Cần phải nhìn nhận một thực tế là các lớp học quá đông và trang thiết bị còn thiếu thốn. Hơn nữa, Quận 8 là địa bàn kém hấp dẫn đối với các giáo viên, nơi các điều kiện giảng dạy còn khó khăn và thu nhập cũng ít hơn46

.

Ở một số hộ, do tâm lý sống ngày nào hay ngày nấy, nên họ không xem việc đầu tƣ cho giáo dục là đầu tƣ cho tƣơng lai. Ngoài phụ huynh thì chính các học sinh nghèo cũng có tâm lý phức tạp. Một số em vƣợt lên đƣợc hoàn cảnh và cố gắng trong học tập. Một số em khác có tâm lý bị gạt bên lề xã hội : Việc này đòi hỏi phải có biện pháp kèm cặp để giúp các em tự tin hơn.

Ngoài việc bỏ học, còn có nguy cơ lớn là tình trạng lao động trẻ em và tình trạng nghèo ngày càng nhiều hơn.

Ở cấp đại học, công tác quản lý tín dụng cho sinh viên đã đƣợc tăng cƣờng nhằm tránh một số bất cập trong thời gian qua : đơn giản hóa thủ tục cho vay, kiểm soát tín dụng và việc hoàn vốn. Đây là khoản tín dụng không chỉ cấp cho sinh viên là con của các hộ có mã số hộ nghèo, mà còn dành cho tất cả sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.

45

http://data.worldbank.org/country/vietnam

46

Để minh họa cho ý này và theo Bà Phó phòng giáo dục quận 8, chỉ có 8/17 trƣờng mầm non – nhà trẻ đƣợc trang bị đúng chuẩn. 9 trƣờng còn lại là các căn nhà đƣợc cải tạo lại. Để so sánh, tiền học thêm : ở quận 8, từ 200-300.000 vnd/em/tháng ; ở quận 5 : từ 500.000 - 1 triệu vnd/em/tháng.

Bản đồ 15: bảng phân bố các cơ sở giáo dục của quận 8 năm 2010

Tác giả : C. Gallavardin theo Quy hoạch tổng thể xây dựng quận 8 (Viện Quy hoạch Thành phố Hồ Chí Minh)

Một phần của tài liệu nghiên cứu nghèo đô thị các chính sách công về giảm nghèo từ nghiên cứu trƯờng hợp ở quận 8, tphcm (Trang 133 - 135)