KHUÔN KHỔ HÀNH ĐỘNG Ở CẤP QUỐC GIA

Một phần của tài liệu nghiên cứu nghèo đô thị các chính sách công về giảm nghèo từ nghiên cứu trƯờng hợp ở quận 8, tphcm (Trang 37 - 183)

2. CHÍNH SÁCH CÔNG VỀ GIẢM NGHÈO: CHIẾN LƢỢC QUỐC GIA

2.2. KHUÔN KHỔ HÀNH ĐỘNG Ở CẤP QUỐC GIA

2.2.1. NGƯỠNG NGHÈO

Việc cải thiện điều kiện sống của ngƣời nghèo đƣợc thể hiện trong các số liệu thống kê. Theo đó, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ 22% năm 2005 còn 9,45% năm 2010. Nhƣ vậy, Việt Nam còn khoảng 8,2 triệu ngƣời nghèo.

Hiện nay, có hai cách tiếp cận cho phép phân tích tình trạng nghèo ở Việt Nam : cách của Tổng cục thống kê (GSO) và cách của Bộ Lao động – Thƣơng binh – Xã hội (MOLISA). Cách tiếp cận của GSO giống cách tiếp cận của Ngân hàng Thế giới, với ngƣỡng nghèo lƣơng thực (chi tiêu để có đƣợc tối thiểu 2100 calo/ngƣời/ngày) và ngƣỡng nghèo tổng quát (chi tiêu cho nhu cầu lƣơng thực, thực phẩm - khoảng 70% và chi tiêu cho phi thực phẩm – khoảng 30%). GSO thực hiện khảo sát về tình trạng nghèo, chứ không xác lập chuẩn nghèo của Việt Nam. MOLISA chọn cơ sở để xác định ngƣỡng nghèo là mức chi tiêu cần thiết để một ngƣời có thể sống đƣợc và điều chỉnh ngƣỡng nghèo tùy vào lạm phát hàng năm. Chính phủ đã phê duyệt và công bố ngƣỡng nghèo quốc gia cho các giai đoạn :1996-2000, 2001- 2005, 2005-2010 và 2011-2015, trên cơ sở đề xuất của MOLISA.

Bảng 3: các ngưỡng nghèo đã được chính phủ phê duyệt

Giai đoạn Quyết định của Thủ tƣớng Ngƣỡng nghèo ở nông thôn (vnd/ngƣời/tháng) Ngƣỡng nghèo ở đô thị (vnd/ngƣời/tháng) 2001- 2005 143/2001/QĐ-TTg ngày 27/09/2001 100.000 150.000 2006- 2010 170/2005/QĐ-TTg ngày 08/07/2005 200.000 260.000 2011- 2015 09/2011/QĐTTg ngày 30/01/2011 400.000 500.000

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 38

Theo các tiêu chí mới để xác định hộ nghèo, một hộ đƣợc xem là nghèo khi thu nhập hàng tháng của từng ngƣời không vƣợt quá 400.000 vnd ở nông thôn, và 500.000 vnd ở đô thị. Tuy nhiên, đối với hai thành phố lớn là Hà Nội và TPHCM, năm 2011, ngƣỡng nghèo là 1.000.000 vnd/ngƣời/tháng, tức 12 triệu vnd/ngƣời/năm. Điểm này sẽ đƣợc phân tích sâu hơn ở phần cuối.

2.2.2 KHUNG PHÁP LÝ: NGHỊ QUYẾT 80 VỀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG, 2011-2020 Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2015 tập trung vào ba thách thức : kiểm soát lạm Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2015 tập trung vào ba thách thức : kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô, tái cấu trúc nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trƣởng và cải thiện cơ sở hạ tầng.

NGHỊ QUYẾT 80/NQ-CP NGÀY 19 THÁNG 5 NĂM 2011, về giảm nghèo bền vững cho giai đoạn 2011-202020 đƣa ra các định hƣớng và mục tiêu cho giai đoạn 3 của chƣơng trình. Nghị quyết nhìn nhận : mặc dù điều kiện sống của ngƣời nghèo đã đƣợc cải thiện và tỷ lệ hộ nghèo trên bình diện quốc gia đã giảm, nhƣng vẫn còn một số điểm hạn chế. Nghị Quyết này cũng đề ra một số hƣớng cải thiện tình hình nhƣ sau :

- kết quả giảm nghèo chƣa thực sự bền vững ;

- số hộ đã thoát nghèo nhƣng mức thu nhập nằm sát chuẩn nghèo còn lớn, tỷ lệ hộ tái nghèo hàng năm còn cao ;

- chênh lệch giàu - nghèo giữa các vùng, nhóm dân cƣ vẫn còn khá lớn ;

- đời sống ngƣời nghèo nhìn chung vẫn còn nhiều khó khăn, nhất là ở khu vực miền núi, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số ;

- mặc dù Nhà nƣớc luôn dành nguồn lực lớn cho giảm nghèo, nhƣng vẫn chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu ;

- một số chƣơng trình, chính sách giảm nghèo chƣa đồng bộ, còn mang tính ngắn hạn, thiếu sự gắn kết chặt chẽ ;

- cơ chế quản lý, chỉ đạo điều hành, phân công phân cấp còn chƣa hợp lý ; - việc tổ chức thực hiện mục tiêu giảm nghèo ở một số nơi chƣa sâu sát ; - một bộ phận ngƣời nghèo còn tâm lý ỷ lại.

CÁC MỤC TIÊU CỤ THỂ CỦA NGHỊ QUYẾT 80

20

Xem phụ lục.

1. Thu nhập bình quân đầu người

của các hộ nghèo tăng lên 3,5 lần; tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm 2%/năm, riêng các huyện, xã nghèo giảm 4%/năm theo chuẩn nghèo từng giai đoạn 2. Điều kiện sống của người nghèo được cải

thiện rõ rệt, trước hết là về y tế, giáo dục, văn hóa, nước sinh

hoạt, nhà ở; người nghèo tiếp

cận ngày càng thuận lợi hơn các dịch vụ xã hội cơ bản 3. Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội ở các huyện nghèo; xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn được tập

trung đầu tư đồng bộ theo tiêu chí nông thôn mới, trước

hết là hạ tầng thiết yếu như: giao thông, điện,

nước sinh hoạt.

4. Khoảng cách chênh lệch giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng, các dân tộc và các nhóm dân cư được thu

MOLISA - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

• Là cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo chương trình giảm nghèo, giúp Thủ tướng Chính phủ thống nhất chỉ đạo công tác giảm nghèo trong cả nước;

• Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011 - 2015 và giai đoạn tiếp theo, bao gồm các Đề án/Dự án giảm nghèo; hệ thống tiêu chí đánh giá công tác giảm nghèo quốc gia ;

• Chủ trì chỉ đạo tổ chức thực hiện Đề án/Dự án Hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với các huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo ;

• Hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện chính sách dạy nghề, tạo việc làm, xuất khẩu lao động cho người nghèo.

MPI - Bộ Kế hoạch và Đầu tư

• Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng trình ban hành tiêu chí phân bổ nguồn lực giảm nghèo; xây dựng, hướng dẫn cơ chế quản lý chương trình giảm nghèo,kiểm tra, đánh giá hiệu quả việc thực hiện cơ chế quản lý các chương trình mục tiêu quốc gia của các Bộ, ngành, địa phương gắn với việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo. • Hàng năm, căn cứ vào định mức, tiêu chí được duyệt, chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh

và Xã hội, Ủy ban Dân tộc lập kế hoạch, trình Chính phủ phân bổ nguồn lực giảm nghèo cho các địa phương, ưu tiên cho các địa phương có địa bàn đặc biệt khó khăn.

MoF - Bộ Tài chính

• Hướng dẫn và bố trí vốn thực hiện chương trình, dự án và chính sách giảm nghèo theo quy định về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước hiện hành và yêu cầu của Nghị quyết này; hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững

Các Bộ và cơ quan ngang bộ khác cùng tham gia

• Bộ Y tế • Ủy ban Dân tộc

• Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn • Bộ Quốc phòng

• Bộ Giáo dục và Đào tạo • Bộ Xây dựng

• Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch • Bộ Nội vụ

• Bộ Tư pháp

• Bộ Tài nguyên Môi trường

Ngân hàng nhà nước Việt Nam

•Xây dựng,kiểm tra, trình ban hành chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo,và các chính sách của Ngân hàng chính sách xã hội.

Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

• Kiện toàn hệ thống Ban chỉ đạo giảm nghèo các cấp trên địa bàn;

• Phân bổ nguồn lực ưu tiên cho các huyện, xã nghèo, nghiên cứu, bổ sung chính sách phù hợp để hỗ trợ hộ nghèo, người nghèo trên địa bàn nhằm mục tiêu giảm nghèo bền vững.

Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

• Chỉ đạo các cấp hội cơ sở tổ chức tốt công tác tuyên truyền, vận động hội viên và toàn dân hưởng ứng, tham gia các cuộc vận động hỗ trợ giảm nghèo như phong trào “Ngày vì người nghèo”; phong trào “Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư”; xây dựng “Quỹ khuyến học”; vận động thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới . 2.2.3. PHÂN CHIA VAI TRÒ VÀ TRÁCH NHIỆM Ở CẤP QUỐC GIA

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 40

2.3. KHUÔN KHỔ HÀNH ĐỘNG Ở CẤP THÀNH PHỐ

2.3.1. NGHÈO VÀ NGƯỠNG NGHÈO Ở TPHCM

Đến cuối năm 2010, theo kết quả khảo sát do Sở Lao động – Thƣơng binh – Xã hội (DELISA) thực hiện, TPHCM có chính thức 105.328 hộ nghèo với thu nhập dƣới 12 triệu vnd/ngƣời/năm, chiếm 8,4% dân số toàn thành. Trong số này, có khoảng 30.000 hộ thu nhập dƣới 8 triệu vnd/ngƣời/năm. Song song với việc nâng cao thu nhập, điều kiện sống của ngƣời nghèo cũng đã đƣợc cải thiện nhờ vào các chính sách xã hội và các dự án đầu tƣ cơ sở hạ tầng.

Từ năm 1992, chƣơng trình giảm nghèo đã 6 lần điều chỉnh ngƣỡng nghèo cho phù hợp với thực tế kinh tế-xã hội của TPHCM. Ở cấp thành phố, DELISA là cơ quan tham mƣu xác định ngƣỡng nghèo. Năm 2004, ngƣỡng nghèo đã đƣợc điều chỉnh lên 6 triệu vnd/ngƣời/năm (500.000 vnd hàng tháng) không phân biệt nội thành hay ngoại thành, sau đó tiếp tục điều chỉnh lên 12 triệu vnd/ngƣời/năm (1 triệu vnd hàng tháng) vào năm 2010. Theo Ông Nguyễn Văn Xê, DELISA TPHCM21, ngƣỡng nghèo ở TPHCM cao hơn ở các địa phƣơng khác là vì mức sống cao hơn.

« Sau khi ban hành chuẩn nghèo, lạm phát tăng lên và do đó phải tính toán lại.

TPHCM đã quyết định điều chỉnh ngưỡng nghèo là 16 triệu đồng/người/năm, nhưng chưa được phê duyệt chính thức. TPHCM có 92.000 hộ dưới ngưỡng 12 triệu đồng/người/năm và 57.000 hộ dưới 16 triệu đồng/người/năm. Như vậy, so với chuẩn nghèo mới, TPHCM có 9% dân số thuộc diện nghèo. »

Mặc dù đã có bƣớc tiến đáng kể, nhƣng ngƣỡng nghèo hiện nay chỉ vừa đủ đáp ứng nhu cầu lƣơng thực, thực phẩm của các hộ, và không đủ để đáp ứng nhu cầu về y tế, giáo dục. Triển vọng điều chỉnh ngƣỡng nghèo 2009-2015 phụ thuộc vào tình hình kinh tế. Thật vậy, tình hình kinh tế quyết định mức độ tổn thƣơng của ngƣời nghèo và các nguồn lực của Thành phố. Ƣu tiên của DELISA là : chƣơng trình hiện nay cần tập trung vào nhóm gần ngƣỡng nghèo, tức có thu nhập từ 10 đến 12 triệu đồng để giúp họ thoát nghèo. Có hai phƣơng án tùy theo tình hình phát triển kinh tế của Thành phố. Mỗi phƣơng án đƣợc chia thành 3 giai đoạn chủ yếu :

21

Bảng trên phản ánh các suy nghĩ của DELISA, cơ quan nắm giữ dữ liệu nghèo trên địa bàn Thành phố và các điều chỉnh tùy theo tình hình kinh tế. Một dấu hiệu khác thể hiện quyết tâm đáp ứng nhu cầu của các hộ gia đình, đó là các hộ dƣới ngƣỡng nghèo đƣợc xếp theo nhóm thu nhập (0-6 triệu vnd/ngƣời/năm, 6-8, 8-10, 10-12, và hơn 12), điều này giúp phân tích kỹ hơn.

2.3.2 TIÊU CHÍ ĐƯỢC CẤP MÃ SỐ HỘ NGHÈO

Trên lý thuyết, các hộ có thu nhập dƣới ngƣỡng nghèo đƣợc nhận hỗ trợ xã hội trực tiếp và đƣợc vay vốn ƣu đãi. Do đó, việc có sổ hộ nghèo là một vấn đề quan trọng đối với những hộ có thu nhập không đủ đáp ứng toàn bộ nhu cầu của mình. Điều kiện để đƣợc cấp mã số hộ nghèo nhƣ sau :

- có hộ khẩu hoặc KT322,

- có mức thu nhập nằm trong ngƣỡng nghèo đã quy định.

22

Công tác giảm nghèo không xem KT3 là ngƣời nhập cƣ. Do đó, Hộ KT3 cũng nhận đƣợc hỗ trợ của Chƣơng trình giảm nghèo. Các điều kiện để có KT3 :

Đối với ngƣời ở nhà thuê :

- phải thuê nhà có giấy tờ hợp pháp (giấy hồng) - phải có bảo lãnh của chủ nhà

- phải khai báo tạm trú tại Công an phƣờng hoặc tại các điểm khai báo tạm trú theo quy định - phải ở ít nhất 12 tháng tại một địa chỉ cố định.

Đối với ngƣời có nhà : - phải có giấy tờ nhà đầy đủ

- phải khai báo tạm trú tại Công an phƣờng hoặc tại các điểm khai báo tạm trú theo quy định - phải ở ít nhất 12 tháng tại một địa chỉ cố định.

Phương án 1. Kinh tế thành phố tiếp tục tăng trưởng trong điều kiện bình thường

•2009-2010

•Tập trung hỗ trợ cho hộ nghèo có mức thu nhập từ 8 triệu đồng/người/năm trở xuống (113.000 hộ)

•Mục tiêu: 10 quận nội thành cơ bản không còn hộ có mức thu nhập dưới 8 triệu. Tỉ lệ hộ nghèo của Thành phố còn 7,2%.

•2011-2012

•Tập trung cho các hộ có thu nhập dưới 10 triệu

•Mục tiêu : 10 quận nội thành không còn hộ nghèo và tỷ lệ hộ nghèo của Thành phố là 4,2%.

•2013-2015

•Tập trung cho những hộ có mức thu nhập từ 10 đến 12 triệu đồng

•Mục tiêu : Không còn hộ nghèo

Phương án 2. Kinh tế Thành phố diễn biến không thuận lợi

•2009-2010

•Tập trung cho các hộ có thu nhập từ 8 triệu vnd/người/năm (113. 000 hộ). Tiếp tục hỗ trợ cho các hộ rất nghèo (< 6 triệu)

•Mục tiêu : 10 quận nội thành không còn hộ có thu nhập dưới 8 triệu đồng. Tỷ lệ hộ nghèo của Thành phố là 7,2%.

•2011-2012

•Tập trung vào các hộ có thu nhập dưới 8 triệu đồng

•Mục tiêu : Không còn hộ nghèo (dưới 8 triệu) •2013-2015

•Tập trung vào các hộ có thu nhập từ 10 đến12 triệu

•Mục tiêu : 3% hộ nghèo (không còn hộ có thu nhập dưới 10 triệu đồng)

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 42

Chính quyền có nhiệm vụ thống kê số hộ nghèo, lập danh sách hộ nghèo và ƣớc tính mức thu nhập của mỗi hộ. Tiêu chí cơ bản là thu nhập hàng tháng của từng ngƣời. Do số ngƣời làm việc trong khu vực phi chính thức rất lớn, nên điều này tạo thêm khó khăn cho việc ƣớc tính thu nhập của hộ. Ta phân biệt hộ với gia đình : một hộ có thể có nhiều gia đình. Trong một hộ, nếu có nhiều gia đình và mỗi gia đình có thu nhập và kinh tế riêng, thì chỉ những gia đình có thu nhập dƣới ngƣỡng nghèo mới đƣợc ghi nhận là gia đình nghèo. Phƣơng pháp đƣợc chính quyền địa phƣơng sử dụng để xác định hộ nghèo đƣợc mô tả chi tiết bên dƣới.

QUY TRÌNH THỐNG KÊ VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH CỦA CÁC HỘ NGHÈO

Ngƣời phụ trách lập danh sách hộ nghèo công nhận rằng luôn luôn có một số hộ che dấu thu nhập thực tế của mình. Tuy nhiên, các khía cạnh khác của tình trạng nghèo (nhà ở, trình độ học vấn), thì khó che dấu hơn. Do đó, Mặt trận tổ quốc cho rằng phƣơng pháp xác định hộ nghèo, đƣợc sử dụng từ năm 1992- 1993, có độ tin cậy khoảng 80-90%.

TRƢỜNG HỢP NGƢỜI NHẬP CƢ, (hộ KT4 và hộ không đăng ký cƣ trú) chủ yếu là những ngƣời từ nông thôn lên thành phố (chiếm khoảng 75%, 25% còn lại là những ngƣời từ các thành phố khác hoặc từ các quận khác) để tìm việc làm. Họ đi một mình hoặc với cả gia đình. Những ngƣời này liên quan trực tiếp đến vấn đề nghèo ở đô thị. Nguyên tắc quản lý hộ khẩu yêu cầu khi tách hộ, ngƣời dân phải đến đăng ký ở thành phố hoặc phƣờng nơi cƣ trú. Tuy đã có nhiều đổi mới, cải cách trong thủ tục nhập hộ khẩu, đăng ký KT3, nhƣng điều này vẫn chƣa thật sự thông thoáng đối với tất cả ngƣời nhập cƣ. Vì vậy, vẫn còn nhiều ngƣời nhập cƣ

Tổ tự quản giảm nghèo (cấp khu

phố)

•Tổ gồm người dân trong khu phố, có nhiệm vụ xác định các hộ nghèo trong khu phố. Mỗi tổ phụ trách tối đa 30 hộ. Do đó, tổ biết rõ hoàn cảnh của từng hộ.

Ban giảm nghèo, tăng hộ khá (cấp

phường)

•Ban giảm nghèo tổng hợp thông tin về các hộ gia đình từ các báo cáo. Ban có thể đi xuống thực địa để kiểm tra danh sách do các tổ tự quản trình lên và thu thập { kiến của các hộ hàng xóm để có thông tin đầy đủ về hộ nghèo hoặc về một trong các thành viên của hộ nghèo. •Ban giảm nghèo gồm : chủ tịch hoặc phó chủ tịch UBND Phường, một cán bộ chuyên trách về

Một phần của tài liệu nghiên cứu nghèo đô thị các chính sách công về giảm nghèo từ nghiên cứu trƯờng hợp ở quận 8, tphcm (Trang 37 - 183)