KHUÔN KHỔ HÀNH ĐỘNG Ở CẤP THÀNH PHỐ

Một phần của tài liệu nghiên cứu nghèo đô thị các chính sách công về giảm nghèo từ nghiên cứu trƯờng hợp ở quận 8, tphcm (Trang 40 - 183)

2. CHÍNH SÁCH CÔNG VỀ GIẢM NGHÈO: CHIẾN LƢỢC QUỐC GIA

2.3. KHUÔN KHỔ HÀNH ĐỘNG Ở CẤP THÀNH PHỐ

2.3.1. NGHÈO VÀ NGƯỠNG NGHÈO Ở TPHCM

Đến cuối năm 2010, theo kết quả khảo sát do Sở Lao động – Thƣơng binh – Xã hội (DELISA) thực hiện, TPHCM có chính thức 105.328 hộ nghèo với thu nhập dƣới 12 triệu vnd/ngƣời/năm, chiếm 8,4% dân số toàn thành. Trong số này, có khoảng 30.000 hộ thu nhập dƣới 8 triệu vnd/ngƣời/năm. Song song với việc nâng cao thu nhập, điều kiện sống của ngƣời nghèo cũng đã đƣợc cải thiện nhờ vào các chính sách xã hội và các dự án đầu tƣ cơ sở hạ tầng.

Từ năm 1992, chƣơng trình giảm nghèo đã 6 lần điều chỉnh ngƣỡng nghèo cho phù hợp với thực tế kinh tế-xã hội của TPHCM. Ở cấp thành phố, DELISA là cơ quan tham mƣu xác định ngƣỡng nghèo. Năm 2004, ngƣỡng nghèo đã đƣợc điều chỉnh lên 6 triệu vnd/ngƣời/năm (500.000 vnd hàng tháng) không phân biệt nội thành hay ngoại thành, sau đó tiếp tục điều chỉnh lên 12 triệu vnd/ngƣời/năm (1 triệu vnd hàng tháng) vào năm 2010. Theo Ông Nguyễn Văn Xê, DELISA TPHCM21, ngƣỡng nghèo ở TPHCM cao hơn ở các địa phƣơng khác là vì mức sống cao hơn.

« Sau khi ban hành chuẩn nghèo, lạm phát tăng lên và do đó phải tính toán lại.

TPHCM đã quyết định điều chỉnh ngưỡng nghèo là 16 triệu đồng/người/năm, nhưng chưa được phê duyệt chính thức. TPHCM có 92.000 hộ dưới ngưỡng 12 triệu đồng/người/năm và 57.000 hộ dưới 16 triệu đồng/người/năm. Như vậy, so với chuẩn nghèo mới, TPHCM có 9% dân số thuộc diện nghèo. »

Mặc dù đã có bƣớc tiến đáng kể, nhƣng ngƣỡng nghèo hiện nay chỉ vừa đủ đáp ứng nhu cầu lƣơng thực, thực phẩm của các hộ, và không đủ để đáp ứng nhu cầu về y tế, giáo dục. Triển vọng điều chỉnh ngƣỡng nghèo 2009-2015 phụ thuộc vào tình hình kinh tế. Thật vậy, tình hình kinh tế quyết định mức độ tổn thƣơng của ngƣời nghèo và các nguồn lực của Thành phố. Ƣu tiên của DELISA là : chƣơng trình hiện nay cần tập trung vào nhóm gần ngƣỡng nghèo, tức có thu nhập từ 10 đến 12 triệu đồng để giúp họ thoát nghèo. Có hai phƣơng án tùy theo tình hình phát triển kinh tế của Thành phố. Mỗi phƣơng án đƣợc chia thành 3 giai đoạn chủ yếu :

21

Bảng trên phản ánh các suy nghĩ của DELISA, cơ quan nắm giữ dữ liệu nghèo trên địa bàn Thành phố và các điều chỉnh tùy theo tình hình kinh tế. Một dấu hiệu khác thể hiện quyết tâm đáp ứng nhu cầu của các hộ gia đình, đó là các hộ dƣới ngƣỡng nghèo đƣợc xếp theo nhóm thu nhập (0-6 triệu vnd/ngƣời/năm, 6-8, 8-10, 10-12, và hơn 12), điều này giúp phân tích kỹ hơn.

2.3.2 TIÊU CHÍ ĐƯỢC CẤP MÃ SỐ HỘ NGHÈO

Trên lý thuyết, các hộ có thu nhập dƣới ngƣỡng nghèo đƣợc nhận hỗ trợ xã hội trực tiếp và đƣợc vay vốn ƣu đãi. Do đó, việc có sổ hộ nghèo là một vấn đề quan trọng đối với những hộ có thu nhập không đủ đáp ứng toàn bộ nhu cầu của mình. Điều kiện để đƣợc cấp mã số hộ nghèo nhƣ sau :

- có hộ khẩu hoặc KT322,

- có mức thu nhập nằm trong ngƣỡng nghèo đã quy định.

22

Công tác giảm nghèo không xem KT3 là ngƣời nhập cƣ. Do đó, Hộ KT3 cũng nhận đƣợc hỗ trợ của Chƣơng trình giảm nghèo. Các điều kiện để có KT3 :

Đối với ngƣời ở nhà thuê :

- phải thuê nhà có giấy tờ hợp pháp (giấy hồng) - phải có bảo lãnh của chủ nhà

- phải khai báo tạm trú tại Công an phƣờng hoặc tại các điểm khai báo tạm trú theo quy định - phải ở ít nhất 12 tháng tại một địa chỉ cố định.

Đối với ngƣời có nhà : - phải có giấy tờ nhà đầy đủ

- phải khai báo tạm trú tại Công an phƣờng hoặc tại các điểm khai báo tạm trú theo quy định - phải ở ít nhất 12 tháng tại một địa chỉ cố định.

Phương án 1. Kinh tế thành phố tiếp tục tăng trưởng trong điều kiện bình thường

•2009-2010

•Tập trung hỗ trợ cho hộ nghèo có mức thu nhập từ 8 triệu đồng/người/năm trở xuống (113.000 hộ)

•Mục tiêu: 10 quận nội thành cơ bản không còn hộ có mức thu nhập dưới 8 triệu. Tỉ lệ hộ nghèo của Thành phố còn 7,2%.

•2011-2012

•Tập trung cho các hộ có thu nhập dưới 10 triệu

•Mục tiêu : 10 quận nội thành không còn hộ nghèo và tỷ lệ hộ nghèo của Thành phố là 4,2%.

•2013-2015

•Tập trung cho những hộ có mức thu nhập từ 10 đến 12 triệu đồng

•Mục tiêu : Không còn hộ nghèo

Phương án 2. Kinh tế Thành phố diễn biến không thuận lợi

•2009-2010

•Tập trung cho các hộ có thu nhập từ 8 triệu vnd/người/năm (113. 000 hộ). Tiếp tục hỗ trợ cho các hộ rất nghèo (< 6 triệu)

•Mục tiêu : 10 quận nội thành không còn hộ có thu nhập dưới 8 triệu đồng. Tỷ lệ hộ nghèo của Thành phố là 7,2%.

•2011-2012

•Tập trung vào các hộ có thu nhập dưới 8 triệu đồng

•Mục tiêu : Không còn hộ nghèo (dưới 8 triệu) •2013-2015

•Tập trung vào các hộ có thu nhập từ 10 đến12 triệu

•Mục tiêu : 3% hộ nghèo (không còn hộ có thu nhập dưới 10 triệu đồng)

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 42

Chính quyền có nhiệm vụ thống kê số hộ nghèo, lập danh sách hộ nghèo và ƣớc tính mức thu nhập của mỗi hộ. Tiêu chí cơ bản là thu nhập hàng tháng của từng ngƣời. Do số ngƣời làm việc trong khu vực phi chính thức rất lớn, nên điều này tạo thêm khó khăn cho việc ƣớc tính thu nhập của hộ. Ta phân biệt hộ với gia đình : một hộ có thể có nhiều gia đình. Trong một hộ, nếu có nhiều gia đình và mỗi gia đình có thu nhập và kinh tế riêng, thì chỉ những gia đình có thu nhập dƣới ngƣỡng nghèo mới đƣợc ghi nhận là gia đình nghèo. Phƣơng pháp đƣợc chính quyền địa phƣơng sử dụng để xác định hộ nghèo đƣợc mô tả chi tiết bên dƣới.

QUY TRÌNH THỐNG KÊ VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH CỦA CÁC HỘ NGHÈO

Ngƣời phụ trách lập danh sách hộ nghèo công nhận rằng luôn luôn có một số hộ che dấu thu nhập thực tế của mình. Tuy nhiên, các khía cạnh khác của tình trạng nghèo (nhà ở, trình độ học vấn), thì khó che dấu hơn. Do đó, Mặt trận tổ quốc cho rằng phƣơng pháp xác định hộ nghèo, đƣợc sử dụng từ năm 1992- 1993, có độ tin cậy khoảng 80-90%.

TRƢỜNG HỢP NGƢỜI NHẬP CƢ, (hộ KT4 và hộ không đăng ký cƣ trú) chủ yếu là những ngƣời từ nông thôn lên thành phố (chiếm khoảng 75%, 25% còn lại là những ngƣời từ các thành phố khác hoặc từ các quận khác) để tìm việc làm. Họ đi một mình hoặc với cả gia đình. Những ngƣời này liên quan trực tiếp đến vấn đề nghèo ở đô thị. Nguyên tắc quản lý hộ khẩu yêu cầu khi tách hộ, ngƣời dân phải đến đăng ký ở thành phố hoặc phƣờng nơi cƣ trú. Tuy đã có nhiều đổi mới, cải cách trong thủ tục nhập hộ khẩu, đăng ký KT3, nhƣng điều này vẫn chƣa thật sự thông thoáng đối với tất cả ngƣời nhập cƣ. Vì vậy, vẫn còn nhiều ngƣời nhập cƣ

Tổ tự quản giảm nghèo (cấp khu

phố)

•Tổ gồm người dân trong khu phố, có nhiệm vụ xác định các hộ nghèo trong khu phố. Mỗi tổ phụ trách tối đa 30 hộ. Do đó, tổ biết rõ hoàn cảnh của từng hộ.

Ban giảm nghèo, tăng hộ khá (cấp

phường)

•Ban giảm nghèo tổng hợp thông tin về các hộ gia đình từ các báo cáo. Ban có thể đi xuống thực địa để kiểm tra danh sách do các tổ tự quản trình lên và thu thập { kiến của các hộ hàng xóm để có thông tin đầy đủ về hộ nghèo hoặc về một trong các thành viên của hộ nghèo. •Ban giảm nghèo gồm : chủ tịch hoặc phó chủ tịch UBND Phường, một cán bộ chuyên trách về

chính sách xã hội, một đại diện của UBMTTQ, Hội Phụ nữ và đại diện của khu phố phụ trách các hộ nghèo.

Ban giảm nghèo, tăng hộ khá (cấp

quận)

•Lập danh sách chính thức các hộ nghèo sau khi kiểm tra danh sách do các cấp dưới đề xuất. Ở Quận 8, Ban này gồm : Phó chủ tịch UBND Quận, 2 đại diện của Phòng LĐTBXH , 4 đại diện của các đơn vị liên quan về tài chính, kinh tế, giáo dục và y tế, 1 đại diện của Ngân hàng chính sách xã hội, đại diện của đoàn thể (MTTQ, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh) và một đại diện của Trường trung cấp kỹ thuật Nam Sài Gòn.

chƣa làm đƣợc thủ tục đăng ký thƣờng trú, tạm trú, KT3. Tuy nhiên, họ vẫn đƣợc các đoàn thể, MTTQ Quận, phƣờng, các tổ chức tôn giáo (chùa, nhà thờ…), một số hội, tổ chức phi chính phủ hỗ trợ. UBMTTQ Quận 8 cũng cho biết, trong những năm qua, UBMTTQ Quận cũng đã hỗ trợ cho những hộ không có mã số nghèo theo chủ trƣơng của nhà nƣớc « không để một trƣờng hợp nào vì khó khăn mà không đƣợc đến trƣờng ». Cụ thể, UBMTTQ Quận 8 đã hỗ trợ hàng năm từ 1.500 đến 1.700 suất học bổng trong đó có gần 500 suất dành cho các hộ nghèo chƣa có mã số. Thêm vào đó, hàng năm UBMTTQ Quận 8 cũng chăm lo Tết cho khoảng 500 - 600 hộ nghèo trong đó có từ 100 đến 200 hộ nghèo chƣa có mã số. Nguồn tài chính để thực hiện các hoạt động này đƣợc UBMTTQ Quận 8 vận động từ các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp, đình, chùa… có quan tâm đến ngƣời nghèo. Trong dịp tết nguyên đán, UBND các phƣờng đều vận động để chăm lo tết cho những hộ nghèo không có mã số. Mỗi phƣờng dành ít nhất 20 suất quà tết cho đối tƣợng này.

2.3.3. KHUNG PHÁP LÝ: QUYẾT ĐỊNH 22/2010/QĐ-UBND

CÁCH TIẾP CẬN MỚI

CÁCH TIẾP CẬN TOÀN DIỆN HƠN. Quyết định 22/2010/QĐ-UBND đánh dấu một bƣớc tiến quan trọng trong việc xây dựng và triển khai thực hiện chƣơng trình giảm nghèo. Thật vậy, Quyết định này cho thấy chính quyền đã tiếp cận vấn đề một cách toàn diện hơn, không chỉ dựa trên các chỉ số định lƣợng đơn thuần. Cách tiếp cận này lồng ghép nhiều khía cạnh của tình trạng nghèo (kinh tế, dân số, xã hội, tâm lý).

Với dự báo tăng trƣởng trung bình là 11%/năm trong giai đoạn 2011-2015, triển vọng trong tƣơng lai khá lạc quan. Mục tiêu tăng thu nhập bình quân đầu ngƣời hàng năm lên 6.000 USD/ngƣời/năm vào năm 2020 và giảm tỷ lệ thất nghiệp còn 4% vào năm 2020. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo cũng ý thức đƣợc rằng trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế và tài chính, các tác động sẽ mạnh hơn đối với những ngƣời dễ bị tổn thƣơng (mất việc làm…), đặc biệt là những ngƣời có thu nhập quanh ngƣỡng nghèo. Phân tích của DELISA cũng ghi nhận : mức độ phát triển cơ sở hạ tầng vẫn còn thấp so với nhu cầu. Các khoản đầu tƣ này phải đáp ứng đƣợc sự gia tăng dân số, các vấn đề xã hội, công bằng xã hội và hỗ trợ phát triển kinh tế. DELISA cũng nhìn nhận : chỉ với tiêu chí thu nhập thôi thì chƣa đủ để đánh giá tình trạng nghèo và việc cải thiện cơ sở hạ tầng (y tế, giáo dục, môi trƣờng, dịch vụ đô thị, nhà ở) là yếu tố cơ bản để cải thiện điều kiện sống của ngƣời dân.

Quyết định cũng đề cập đến sự cần thiết phải đảm bảo tính bền vững của chƣơng trình thông qua nhiều hành động, chú ý đến những hộ nghèo mới và những hộ vừa thoát nghèo : mọi nổ lực và đầu tƣ nhằm giúp đỡ ngƣời nghèo phải có hiệu quả về lâu dài. Khái niệm về tính bền vững là khá mới so với các cách tiếp cận trƣớc kia. Ông Nguyễn Văn Xê, DELISA TPHCM, nhấn mạnh : các hoạt động trong thời gian qua đã mang lại kết quả, nhƣng đôi khi chƣa bền vững.

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 44

Ngoài ra, theo các cơ quan nhà nƣớc, cam kết về giảm nghèo không thể chỉ dựa trên các chính sách trực tiếp, các nghiên cứu và phân tích về hộ nghèo, mà còn phải xuất phát từ bản thân ngƣời nghèo.

CÁC THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN. Chính quyền Thành phố đã xác định các thuận lợi, khó khăn và thách thức nhƣ sau :

THUẬN LỢI KHÓ KHĂN VÀ THÁCH THỨC

Kinh tế thành phố tiếp tục giữ mức tăng trƣởng hợp lý, đời sống của nhân dân từng bƣớc đƣợc cải thiện. Thành phố luôn ƣu tiên tập trung huy động các nguồn lực đầu tƣ cho mục tiêu giảm hộ nghèo và tạo mọi điều kiện để giảm nghèo toàn diện và bền vững.

Qua thực tiễn của 16 năm thực hiện chƣơng trình xóa đói giảm nghèo, Thành phố đã thu đƣợc nhiều kết quả và bài học kinh nghiệm về cơ chế, chính sách, quản lý, điều hành, huy động nguồn lực và chỉ đạo, thực hiện. Đặc biệt trong giai đoạn 2, chƣơng trình đã đẩy mạnh đƣợc các biện pháp hỗ trợ nâng thu nhập và mở rộng các hoạt động chăm lo cho hộ nghèo thiết thực và toàn diện hơn; thể hiện đƣợc sự chủ động, linh hoạt trong tiếp cận với nhu cầu đa dạng của ngƣời nghèo, hộ nghèo. Cơ chế, chính sách không chỉ dừng lại ở nâng thu nhập, giảm hộ nghèo trong chuẩn nghèo mà còn mở rộng ra diện cận nghèo để ngăn chặn tái nghèo; Đây là những tiền đề quan trọng để xây dựng Chƣơng trình Giảm nghèo, tăng hộ khá của thành phố giai đoạn 2009 - 2015.

Ngƣời nghèo, hộ nghèo thành phố ngày càng có nhận thức đúng đắn, có ý thức tự phấn đấu vƣơn lên giảm nghèo; biết thực hành tiết kiệm, học hỏi cách làm ăn, tận dụng các cơ hội và sử dụng có hiệu quả sự hỗ trợ trên các mặt của Nhà nƣớc và cộng đồng.

Mạng lƣới cán bộ làm công tác giảm nghèo ở các cấp ngày càng đƣợc củng cố và phát triển đi sâu về chất, có trình độ nghiệp vụ, hiểu rõ tình hình các hộ nghèo ở địa phƣơng.

Khoảng cách giữa ngƣời nghèo và ngƣời giàu ngày càng lớn.

Tiến trình đô thị hóa, công nghiệp hóa của Thành phố phát sinh những tác động tiêu cực ảnh hƣởng đến một bộ phận ngƣời nghèo và rất nghèo. Tốc độ gia tăng dân số tiếp tục gây sức ép lớn lên hệ thống hạ tầng kỹ thuật và xã hội (giáo dục và đào tạo, y tế, văn hóa,…) của Thành phố, một bộ phận ngƣời nghèo, lao động nhập cƣ đang sinh sống tại Thành phố chƣa có điều kiện tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.

Những kết quả đạt đƣợc trong công tác xóa đói, giảm nghèo thời gian qua vẫn mới chỉ là những thành công bƣớc đầu. Chuẩn nghèo theo tiêu chí của Thành phố với mức bình quân thu nhập đầu ngƣời dƣới 6 triệu đồng/ngƣời/năm (500.000 đồng/ngƣời/tháng) ở thời điểm hiện nay chỉ đáp ứng nhu cầu tối thiểu cuộc sống; không đủ tích lũy để đề phòng tai nạn, ốm đau, mất việc làm…; nguy cơ tái nghèo còn khá cao.

Các cơ chế, chính sách để hỗ trợ cho ngƣời nghèo chƣa thống nhất, đồng bộ ở một số ngành; chƣa thích ứng với điều kiện cụ thể của một số địa phƣơng và chƣa đƣợc kịp thời sửa đổi, bổ sung hoàn thiện.

Ngƣời nghèo, hộ nghèo, nhất là ở khu vực nông thôn có trình độ học vấn thấp, thiếu tay nghề kỹ thuật và việc dạy nghề gặp khó khăn. Thị trƣờng lao động của Thành phố khó kiểm soát, khó quản lý, làm ảnh hƣởng lớn đến cơ hội làm ăn và chất lƣợng cuộc sống của hộ nghèo.

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 46 1. Tạo sự chuyển biến tích cực hơn về mức sống, điều kiện sống và chất lượng cuộc sống của người nghèo

2. Điều chỉnh ngưỡng nghèo theo các tiêu chuẩn quốc

tế

3. Thu hẹp hơn nữa khoảng cách giữa hộ giàu và hộ nghèo, giảm dần cách biệt giữa thành thị và nông thôn

4. Bảo đảm cho mọi người dân Thành phố đều được đáp ứng các nhu cầu tối thiểu về ăn, mặc, ở; được chăm sóc sức

khỏe, giáo dục.

BỐN MỤC TIÊU CHÍNH rút ra từ phân tích và cách tiếp cận ở trên :

CÁC NGUỒN LỰC VÀ CHÍNH SÁCH

Để đạt đƣợc các mục tiêu, căn cứ vào bối cảnh và triển vọng nêu trên, các nguồn lực và chính

Một phần của tài liệu nghiên cứu nghèo đô thị các chính sách công về giảm nghèo từ nghiên cứu trƯờng hợp ở quận 8, tphcm (Trang 40 - 183)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)