167 Xây dựng mô hình trung tâm đấu giá hoa và cây kiểng cho Việt Nam
1 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VBA: Aalsmeer Flower Auction DFA: Dutch Flower Auction TFA: Tele Flower Auction MVA: Marketing & Sales Aalsmeer BI: Reliability Index Service KOA: Kopen of Afstand (Buying at distance auction) IT: Information Technology KIFA: Kunming International Flora Auction Trading Co.Ltd ITC: International Trade Centre – Trung tâm thương mại quốc tế WTO: World Trade Organization - Tổ chức Thương mại thế giới ASEAN: Association of Southeast Asian Nations – Hiệp hội các quốc gia khu vực Đông Nam Á ACTFA: Asian-China Trade Free Area – Khu Mậu dịch tự to ASEAN- Trung Quốc AFTA: Asian Trade Free Area – Khu Mậu dịch tự do ASEAN CEPT: Common Effective Preferential Tariff – Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung 2 DANH MỤC PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1: Một số phương thức đấu giá - thuật ngữ đấu giá. PHỤ LỤC 2: Các chỉ số hoa, các loại cây của Trung tâm đấu giá Aalsmeer (Aalsmeer Index). PHỤ LỤC 3: Quy định chung của Trung tâm đấu giá hoa Aalsmeer về hoạt động đấu giá. PHỤ LỤC 4: Chùm hình ảnh mô tả hoạt động của một phiên đấu giá tại Aalsmeer Flower Auction. PHỤ LỤC 5: Phiếu thăm dò ý kiến PHỤ LỤC 6: Danh sách các đơn vị, cá nhân,… tham gia trả lời phỏng vấn. 3 Lời mở đầu 1. Phần giới thiệu đề tài: Trên thế giới nhằm đối phó với rủi ro về giá cả, người ta thường sử dụng các công cụ quản lý rủi ro. Các công cụ này tồn tại dưới các hình thức chủ yếu như: thị trường giao ngay, thị trường kỳ hạn, thị trường futures và options. Tại Việt Nam hiện nay, việc sử dụng các hình thức giao dịch nông sản tuy đã hình thành nhưng vẫn còn rất sơ khai. Thương mại nông sản nội địa chủ yếu dưới hình thức thị trường giao ngay hoặc sản phẩm cuối cùng (cash market). Theo đó, các cuộc giao dịch mua bán thường diễn ra trực tiếp giữa người sản xuất và người tiêu dùng; hay giao dịch tại chợ các loại (đầu mối, bán buôn, bán lẻ); hoặc giao dịch tại cửa hàng, kho hàng, quầy hàng,… Nằm trong nhóm hình thức giao dịch giao ngay nhưng cao cấp hơn là hình thức đấu giá, đấu thầu. Tại Việt Nam hiện chưa có áp dụng hình thức này cho thị trường nông sản nói chung cũng như thị trường hoa tươi, cây cảnh nói riêng. Trong khi các mặt hàng này được coi là những hàng hóa chịu nhiều rủi ro về giá cả, bị tác động bởi nhiều yếu tố (tự nhiên, đặc tính hàng hóa, thời vụ,…). Vì vậy, ứng dụng mô hình đấu giá vào thị trường nông sản là một giải pháp nhằm hạn chế những rủi ro do thị trường này mang lại. Với ý nghĩa thiết thực mà nó mang lại, thị trường giao dịch đấu giá hoa thực sự trở thành một kênh lưu thông hàng hóa đặc biệt mang lại lợi ích cho cả người bán lẫn người mua. Và Việt Nam, xét trên phương diện nào đó đã hội tụ những điều kiện cần thiết để hình thành một thị trường giao dịch đấu giá phục vụ riêng cho ngành hoa, cây kiểng. Cùng với xu hướng phát triển của thế giới về ngành hoa, Việt Nam nằm trong khu vực được xem là có triển vọng lớn để phát triển ngành này: khu vực Đông Nam Á. Chính vì thế, xây dựng một mô hình trung tâm đấu giá hoa và cây kiểng cho Việt Nam là sự lựa chọn của tôi để thực hiện Luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích - Ý nghĩa của đề tài: - Nghiên cứu các mô hình đấu giá hoa trên thế giới, cũng như bài học kinh nghiệm của các nước về hoạt động đấu giá hoa; 4 - Đánh giá thực trạng ngành trồng hoa, thị trường tiêu thụ hoa, cây kiểng của Việt Nam; - Từ đó xây dựng mô hình trung tâm đấu giá hoa áp dụng tại Việt Nam. - Ý nghĩa đề tài thể hiện ở chỗ: tổng hợp các kiến thức cơ bản về các mô hình đấu giá hoa; từ đó xây dựng mô hình đấu giá cho thị trường hoa Việt Nam nhằm hướng tới sự phát triển lâu dài của ngành trồng hoa, cây cảnh ở Việt Nam. 3. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp lịch sử: nghiên cứu mô hình đấu giá từ nhiều quốc gia, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. - Phương pháp thăm dò, khảo sát thực tế tại các cơ sở, doanh nghiệp trồng và kinh doanh XNK hoa tại Việt Nam kế hợp với phương pháp tổng hợp, so sánh, phân tích và suy luận nhằm đánh giá thực trạng hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ hoa, cây kiểng tại Việt Nam. 4. Phạm vi nghiên cứu: - Về không gian: tổng thể ngành trồng hoa Việt Nam - Về thời gian: năm 2002-2005 5. Tổng quan về đề tài nghiên cứu và tính mới của đề tài: - Đây là đề tài nghiên cứu về mô hình trung tâm đấu giá hoa. Từ kinh nghiệm phát triển ngành trồng hoa của một số nước trên thế giới; đồng thời từ thực trạng tình hình thị trường hoa, cây cảnh của Việt Nam, xây dựng một mô hình trung tâm đấu giá hoa áp dụng cho Việt Nam. - Tính mới mà đề tài muốn thể hiện: từ chỗ nghiên cứu thực tế ngành trồng và tiêu thụ hoa ở Việt Nam cũng như các chính sách phát triển ngành hoa của Chính phủ, đưa ra mô hình trung tâm đấu giá hoa phù hợp cho Việt Nam. Đây là mô hình hoàn toàn mới đối với ngành nông nghiệp nước nhà, cụ thể trong lĩnh vực hoa, cây kiểng. Trên cơ sở đó, nêu ra một số vấn đề cần lưu ý khi áp dụng mô hình đấu giá hoa cho Việt Nam: điều kiện cần và đủ cho việc trung tâm đấu giá ra đời và hoạt động có hiệu quả, xây dựng mô hình hệ thống đấu giá hoa áp dụng cho thị trường Việt Nam; đồng thời cũng nêu lên những lợi ích 5 mang lại cũng như thách thức Việt Nam phải đối mặt khi áp dụng mô hình hình này. 6. Bố cục đề tài như sau: Đề tài bao gồm 3 chương: - Chương 1: Giới thiệu một số mô hình đấu giá hoa phổ biến hiện nay trên thế giới. Trong đó, nêu ưu điểm và hạn chế của mỗi hình thức, từ đó rút kết ra được bài học kinh nghiệm về xây dựng mô hình cho Việt Nam. Trong chương này cũng nêu lên ý nghĩa và vai trò của trung tâm đấu giá đối với nông nghiệp Việt Nam giai đoạn hiện nay và một số điều kiện cơ bản để Trung tâm đấu giá có thể ra đời và hoạt động hiệu quả. - Chương 2: Phân tích thực trạng thị trường tiêu thụ hoa, cây kiểng của Việt Nam hiện nay. Trong đó ngoài phân tích tình hình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hoa, có giới thiệu về tiềm năng nguồn cung cấp hoa Việt Nam, sự định hướng và phát triển ngành hoa, cây kiểng cũng như các chính sách hỗ trợ phát triển ngành hoa, cây kiểng của Chính phủ. Ngoài ra, những vấn đề ngành hoa Việt Nam phải đối mặt hiện nay cũng được đề cập đến ở Chương này. - Chương 3: Xây dựng mô hình Trung tâm đấu giá hoa và cây kiểng tại Việt Nam. Sau khi nêu cơ sở cho việc thành lập trung tâm đấu giá hoa tại Việt Nam, trình bày mô hình trung tâm đấu giá với từng giai đoạn thực hiện, những khó khăn và hạn chế cũng như các điều kiện tiên quyết để thực hiện mô hình. Cuối cùng người viết có đưa ra một số kiến nghị cho từng đối tượng khác nhau. 6 Chương 1: Một số mô hình đấu giá trên thế giới. 1.1. Thế nào là đấu giá, phân biệt đấu giá với đấu thầu – Thị trường đấu giá: 1.1.1. Thế nào là đấu giá, phân biệt đấu giá với đấu thầu: Hành vi đấu giá (bidding) có nghĩa là người ta tham gia với nhau để đưa ra giá đấu của mình cho một món hàng nào đó mình muốn mua và người thắng cuộc là người chào giá cao nhất. Về hình thức đấu giá (Auction) nói chung, nhiều người mua có thể đấu để mua một hay nhiều món hàng được rao, giá sẽ ngày tăng lên đến khi không có ai trả giá cao hơn, khi đó người trả giá cao nhất sẽ là người thắng cuộc (Winner). Còn đấu thầu (Tender) gồm có 02 loại: loại thứ nhất: hình thức bỏ giá thấp để người mua chọn lựa gói thầu của mình tức đấu thầu bỏ giá thấp để bán hàng hóa của mình; trong khi đó ở loại thứ hai người ta bỏ giá cao để có được sản phẩm mình muốn mua. Như vậy, ta thấy ở loại đấu thầu thứ hai này tương tự như hình thức đấu giá tăng (Ascending auction). Tuy vậy, đấu thầu khác đấu giá ở chỗ: trong khi đối với đấu thầu, người mua/bán chỉ có thể bỏ giá kín duy nhất một lần, giá đó sẽ quyết định được người đó thắng hay thua. Còn đối với đấu giá tăng, người mua có thể đưa ra giá nhiều lần với mức ngày càng tăng để đấu với những người khác cùng tham gia để có được món hàng. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn đúng vì thật ra không chỉ có loại đấu giá tăng mà người ta thường áp dụng 02 xu hướng đấu giá chính. Đó là: - Đấu giá tăng (English auction/US auction hay Ascending-bid auctions) và - Đấu giá giảm (Dutch auction hay Descending-bid auctions) Trong phiên đấu giá tăng, người tham gia đấu giá sẽ tăng giá của món hàng bằng việc đưa ra giá đấu ngày càng cao đến khi chỉ còn một người đấu duy nhất còn lại và giá được trả chính là giá được đưa ra đấu cuối cùng. Loại đấu giá này là dạng “mở” và những người tham gia sẽ biết được hầu hết giá đấu hiện tại. Có nhiều biến thể so với hình thức đấu giá tăng cơ bản này chẳng hạn Reserve Price Auction, Proxy English Auction, Sealed Bid Auction ( Phụ lục 1). 7 Còn trong phiên đấu giá giảm, người điều khiển phiên đấu giá sẽ bắt đầu với một mức giá ban đầu cao và giảm nó dần xuống. Giá được nêu lên và tất cả những người tham gia đều được biết. Người đấu giá đầu tiên được cho là người sẵn lòng nhận món hàng tại mức giá hiện tại là người thắng cuộc. Trong khi loại thứ nhất chắc chắn sẽ làm cho tăng nhanh tốc độ giao dịch hàng hóa thông qua thị trường và tăng doanh số thì loại thứ hai lại có khuynh hướng làm chậm tốc độ giao dịch sản phẩm. Tuy nhiên, cả hai đều có điểm chung quan trọng là điều kiện cung -cầu duy trì sự quyết định giá hàng hóa tốt nhất. Ngoài hai loại trên cũng có một số loại hình đấu giá khác như: sealed-bid, simultaneous, handshake, và whispered forms of bidding, . và rất nhiều những hình thức không thông dụng khác đã được sử dụng hàng trăm năm trước đây. Việc đấu giá thường sử dụng để bán những hàng hóa người ta chưa thể xác định được chất lượng của nó. Đấu giá có thể được sử dụng cho từng món hàng đơn lẻ (simple-unit) chẳng hạn như tác phẩm nghệ thuật, đồ cổ quý hiếm,… và cho những sản phẩm đồng nhất có số lượng nhiều (multi-unit) như vàng, giấy Bảo đảm ngân khố (Treasury securities). Đối với những nước chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường thì đấu giá sẽ tạo ra một khả năng đánh giá được giá trị hàng hóa mà có lẽ sẽ không được như vậy nếu trong nền kinh tế tập trung. Chúng có ích trong trường hợp hàng hóa không có một giá trị thị trường xác định hay cố định, hoặc khi người bán không chắc chắn về giá mà anh ta có. Việc chọn để bán món hàng bằng đấu giá là linh hoạt hơn đặt một mức giá cố định nào đó. Hơn nữa, nó cũng mất ít thời gian và chi phí hơn thương thảo giá (chẳng hạn như trường hợp xe hơi). Trong việc thương thảo giá cả, mỗi giá chào (offer price) và giá chào đối lập (reverse price) được xem xét một cách riêng biệt, nhưng trong đấu giá những giá đấu cạnh tranh được chào một cách đồng thời. Thực tế là người ta có thể đem ra đấu giá bất cứ thứ gì chẳng hạn như đất đai, chứng khoán, rượu, hoa, cá, xe hơi, hợp đồng xây dựng, cổ phần cầm cố hay những hợp đồng xây dựng cầu. Đặc điểm chung của chúng là giá trị của mỗi món hàng khác nhau đủ để ngăn ngừa việc tạo giá xác thực và trực tiếp. Như vậy, một cách đơn giản, đấu giá là phương pháp dựa trên sự canh tranh. Nó là sự trong sáng của thị trường: một người bán mong ước có càng nhiều tiền càng 8 tốt, và người mua chỉ muốn trả số tiền cần thiết càng ít càng tốt. Phiên đấu giá tạo sự thuận lợi đơn giản trong việc xác định giá cả dựa trên thị trường. Hiệu quả của nó ở ý nghĩa là việc đấu giá thường đảm bảo về nguồn hàng mang đến cho những ai trả giá chúng cao nhất và cũng bảo đảm người bán nhận được sự đánh giá tổng hợp về giá trị món hàng. Một đặc tính duy có ở đấu giá, đó là giá cả không được tạo ra bởi người bán mà từ những người đấu giá. Mặt khác, những người bán là người tạo ra các luật lệ bằng việc chọn loại đấu giá sử dụng. Một đặc điểm khác không giống những phương pháp bán hàng khác là người điều khiển phiên đấu giá không sở hữu hàng hóa nhưng hành động như là một trung gian cho những người sở hữu và muốn bán nó. Thông thường người mua biết nhiều hơn người bán về giá trị của món hàng. Tóm lại, các chuyên gia thống nhất có 04 loại đấu giá một phía (one-sided auction ): English auction, Dutch auction, First-Price sealed-bid auction và Vickrey (uniform second-price). Một khó khăn là thiếu sự nhất quán trong tên gọi các hình thức thực hiện. Có những hình thức khác nhau nhưng lại mang tên gọi như nhau và ngược lại. Hiện trên thế giới có một số hình thức đấu giá mang nhiều tên gọi khác nhau (Phụ lục 1). Vậy hình thức đấu giá nào là tốt nhất? Câu trả lời phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Tốc độ đôi khi cũng rất quan trọng. Nếu bán hoa hay cá tươi hay bất cứ sản phẩm khác cần đưa ra thị trường nhanh chóng, thì việc đấu giá mất vài tuần hay vài giờ không phải là giải pháp tốt. Trong vài phiên đấu giá, người mua phải có mặt và thật bất tiện nếu đấu giá diễn ra tại New York và người mua lại đang ở Tokyo. Những trường hợp khác nhau sẽ cho những câu trả lời khác nhau. Đấu giá cũng có những hạn chế, đó là thành ngữ " Winners curse" được biết một cách thông dụng như là một hiện tượng khi một người thắng cuộc “may mắn” trả tiền nhiều hơn cho một món hàng mà nó lẽ ra đáng giá ít hơn. Người thắng cuộc trong đấu giá phải đối mặt với sự thừa nhận ngỡ ngàng là sự đánh giá món hàng đó của họ là cao hơn sự đánh giá của những người khác. 1.1.2. Thị trường đấu giá (auction market) : Có thể hiểu một cách đơn giản đây là nơi mà các giao dịch mua bán hàng hóa đang diễn ra thông qua hình thức đấu giá. 9 - Về đặc điểm: cũng giống như thị trường khác là nó cũng hoạt động theo quy luật cung cầu của thị trường. - Chức năng: quan trọng nhất của nó là tạo sự tiện lợi hay nói cách khác là trung gian giao dịch giữa người bán và người mua; là nơi chia sẻ thông tin, giáo dục, hay là nơi diễn ra những gắn kết mang tính xã hội, gia đình. Ngoài ra, nó còn có các chức năng khác như duy trì tiêu chuẩn về chất lượng và bao bì, sự vận chuyển và thanh toán. Có nghĩa nó hỗ trợ cho người mua các dịch vụ như chọn lọc, xếp loại, đóng gói và vận chuyển hàng hóa. - Cấu trúc thị trường: tùy theo mỗi hoàn cảnh, điều kiện và chính sách của từng thị trường sẽ có cơ cấu thị trường khác nhau. Có ba hình thức cơ cấu chính là: (i)- hợp tác xã hay do những người trồng làm chủ, (ii)-Công ty cổ phần hay tư nhân, (iii)-Công ty nhà nước. Tuy nhiên, dù dưới hình thức nào thì thị trường cũng được quản lý bởi một Ban giám đốc mà sẽ quyết định mức độ thành công cũng như sự hoạt động hiệu quả của thị trường này. Về quy mô thị trường thì cũng tùy tính chất, đặc điểm và điều kiện của mỗi vùng/quốc gia mà xây dựng thị trường có quy mô phù hợp. Để bắt đầu, thị trường cần tiền vốn ban đầu để xây dựng và vận hành. Vốn này có thể lấy từ tiền bán cổ phần, vốn góp từ các nhà đầu tư, vốn vay,…Sau khi đi vào hoạt động doanh thu có được từ phí trung gian và các dịch vụ. 1.2. Sự ra đời của hệ thống đấu giá hoa lớn nhất thế giới: Như đã đề cập ở trên, đấu giá đều có thể sử dụng cho bất kỳ loại hàng hóa, sản phẩm nào. Và sản phẩm Hoa cũng không phải là một trường hợp ngoại lệ. Người ta bắt đầu đấu giá hoa từ rất sớm, khoảng cuối thế kỷ 19 với những phiên đấu giá ban đầu chủ yếu cho rau và hoa. Dần dần hình thức này đã lan rộng ra ở nhiều mặt hàng khác như cá, hàng nông sản, . Với những loại hàng hóa này có đặc tính là thay đổi thường xuyên, mang tính thời vụ, dễ hư hỏng, đồng nhất và bán với số lượng nhiều đơn vị,…do vậy, người ta thường chỉ sử dụng hình thức đấu giá theo kiểu Hà Lan (Dutch Auction), tức đấu giá giảm thông qua một công cụ duy nhất là đồng hồ điện tử. Hà Lan được coi là tiên phong trong lĩnh vực đấu giá hoa và cây trồng chậu. Hiện nay, các trung tâm đấu giá hoa lớn nhất, nhì thế giới đều nằm tại đây. 10 Vào đầu thế kỷ 20, những người trồng hoa ở Aalsmeer liên kết lại như một hình thức hợp tác xã để đối phó lại với những thế lực trung gian. Điều này làm nền tảng cho 02 trung tâm đấu giá ra đời tại vùng đất nhỏ bé nằm phía Tây Hà Lan, gần sân bay Amsterdam. Vào ngày 4/12/1911, nơi đấu giá đầu tiên được ra đời tại một tiệm cafe mang tên “Flowerlove”, chủ yếu tổ chức đấu giá hoa xuất khẩu. Vào tháng 01/1912, nơi đấu giá khác mang tên “Central Aalsmeer Auction (CAV)” bắt đầu hoạt động cũng là một tiệm cafe tại Aalsmeer. Cả hai nơi đấu giá này phát triển rất nhanh với doanh thu không chênh lệch nhau là mấy. Năm 1918, CAV là nơi đấu giá đầu tiên đạt doanh số năm là một triệu guilder (tức 560.000$). Năm 1971, Flowerlove đạt doanh thu 107 triệu guilder (60 triệu dola) và CAV đạt 113 triệu guilder (gần 65 triệu dola). Đây cũng là năm hoạt động cuối cùng của cả hai nơi đấu giá. Hai tổ chức đấu giá trên đã hợp nhất vào ngày 6/3/1968. Tuy nhiên, họ vẫn tiếp tục hoạt động tương đối độc lập. Sau 04 năm chuẩn bị, Aalsmeer Flower Auction (AFA) đã ra đời. Hầu hết những người trồng hoa khi đến với sự sát nhập này, nhận ra rằng tương lai phát triển của họ chỉ có thể là tại nơi khu liên hợp mới này và chính tại đây với những phòng ốc đầy đủ cho sự mở rộng những năm sắp tới. Sự liên kết này cũng được hối thúc bởi sự bãi bỏ những rào cản hạn chế sự trồng trọt và sự tăng trưởng nhảy vọt của cây và hoa xuất khẩu trong năm 1960. Trong suốt 03 năm đầu chỉ có hoa cắt cành được đấu giá. Và đa số chúng được đưa đến từ nước khác như Tây Ban Nha, Pháp và Ý. Một trong những biện pháp đầu tiên của Ban điều hành Trung tâm đấu giá hoa Aalsmeer là sự cho phép nhập khẩu hoa dưới những điều kiện nhất định. Một sự kiện quan trọng vào năm 1972 là sự hoàn tất khu liên hợp đấu giá khổng lồ đặt gần tòa nhà trước đây của Flowerlove. Trong khu liên hợp này, tất cả cơ sở vật chất cho việc đấu giá, kho bãi, qui trình và logistic được tập trung lại với nhau. Một năm sau, một cở sở chuyên xử lý việc giao dịch cây trồng chậu đồng bộ ra đời. Và đến năm 1980 một trung tâm Cash and carry gọi là “Cultra”, đây là một cách mua sắm mà theo đó người mua tự lấy hàng đi sau khi trả tiền mặt. Ở đây, người bán sỉ sẽ phục vụ những người mua hàng nhỏ. [...]... đựơc bán cho người bán sỉ và những nhà xuất khẩu - Phòng đấu giá: VBA có tất cả 5 hội trường đấu giá: 04 cho hoa và 01 cho cây Hội trường đấu giá cây có sức chứa 600 người tham gia đấu giá Tính chung cho cả 05 hội trường đấu giá có thể chứa đến 2000 người mua - Đồng hồ điện tử: Có tất cả 13 đồng hồ đấu giá, trong đó phòng đấu giá cây có 04 cái, còn lại là cho 04 phòng đấu giá hoa Đồng hồ để đấu giá có... hóa được đưa vào đấu giá sẽ được chụp hình và đưa vào máy tính đấu giá Những máy tính này sẽ chuyển hình ảnh này đưa ra màn hình tại nơi đấu giá, người mua có thể đấu giá dựa trên hình ảnh sản phẩm Người mua cũng có thể đấu giá và xem sản phẩm cũng như hình ảnh của đồng hồ trên màn hình máy tính trong phòng đấu giá cá nhân của họ Người điều khiển đấu giá hy vọng với phương pháp đấu giá bằng video từ... số quốc gia có thị trường đấu giá hoa: * Trung tâm đấu giá hoa của Hà Lan: Đây là một trong những trung tâm đấu giá hoa lâu đời nhất và lớn nhất hiện nay trên thế giới Từ mô hình đấu giá kiểu Dutch Auction truyền thống, qua quá trình nhiều lần tái cấu trúc lại hệ thống đấu giá, Aalsmeer đến nay tuy trở thành một trung tâm đấu giá lớn nhất thế giới vẫn không ngừng nghiên cứu và phát triển ứng dụng công... dụng mô hình đấu giá, cách thức đấu giá có sự khác nhau Các mô hình này tại mỗi nơi cũng thay đổi theo thời gian và ngày càng phát triển thích nghi với xu thế toàn cầu Dựa vào tính chất, đặc điểm của từng loại có thể chia thành 03 loại hình thức đấu giá hoa, cây cảnh chủ yếu sau: - Hình thức đấu giá hoa truyền thống theo kiểu Hà Lan (Tranditional Dutch Flower Auction) - Hình thức kết hợp giữa đấu giá. .. những người mua sẽ tập trung tại một trong những hội trường đấu giá Có nhiều hội trường đấu giá, mỗi hội trường đấu giá những sản phẩm riêng biệt: chẳng hạn hoa hồng và hoa tulip được đấu giá trong cùng một nơi Người mua là những nhà nhập khẩu và những người bán sỉ trên khắp thế giới Do đó, trung tâm đấu giá cũng áp dụng hệ thống mạng Internet cho phép việc đấu giá tại các phòng đấu giá đều diễn ra đồng... Ecuador và Colombia đã bắt đầu sản xuất hoa với dự định sẽ giao dịch chủ yếu thông qua Hà Lan để kiếm ngoại tệ mạnh và để được kết nối với mạng lưới phân phối này Sự phát triển này làm cho đấu giá hoa Aalsmeer trở thành một trung tâm quốc tế cho cung và cầu sản phẩm hoa 1.3 Giới thiệu và phân biệt một số hình thức đấu giá hoa phổ biến trên thế giới: Về nguyên tắc chung, việc đấu giá hoa và cây cảnh... tử,…nhằm cải tiến hệ thống đấu giá hoa của mình Hệ thống đấu giá hoa truyền thống của Hà Lan đã mạnh dạn đưa ra thử nghiệm những mô hình mới Đó là mô hình Video auctioning, Sample-based auction và Buying at distance auction Nghiên cứu các mô hình đấu giá hoa nói trên để rút ra những bài học kinh nghiệm, thành công cũng như thất bại 1.4.1 Đối với mô hình đấu giá hoa của VBA (truyền thống và bán truyền thống):... đến khi người đấu giá bấm ngưng nó * Ưu điểm và hạn chế của hình thức Dutch flower auction truyền thống: i/ Ưu điểm: - Ra đời từ rất lâu và rõ ràng nó thể hiện tính rất hiệu quả của hệ thống Bằng chứng là hiện nay, mọi hình thức đấu giá áp dụng cho hoa cắt cành và chậu cây đều sử dụng mô hình đấu giá kiểu Hà Lan Nó là nền tảng, là cái nôi cho các tổ chức giao dịch bằng hình thức đấu giá hoa tươi trên... như hình thức trên, trong sự cố gắng cải tiến qui trình đấu giá truyền thống bằng cách ứng dụng công nghệ thông tin vào hệ thống đấu giá, năm 1994, trung tâm đấu giá Aalsmeer (Hà Lan) đã cho ra đời một hình thức 17 đấu giá dựa trên mẫu (Sample based auction) để giao dịch những sản phẩm cây trồng chậu * Qui trình đấu giá: Trong phiên đấu giá, những người trồng sẽ gửi một mẫu sản phẩm đến phòng đấu giá. .. Hiệp hội đấu giá Hà Lan đề ra Những nguyên tắc này bao gồm cả tiêu chuẩn sản phẩm, cách đánh giá hàng hóa, quy định dành cho người mua, người bán và các đối tượng giao dịch khác,…Theo đó, mỗi trung tâm sẽ có những quy định riêng của mình (Phụ lục 3) Qui trình vận hành của trung tâm đấu giá diễn ra như sau: i Quy trình đấu giá: Hằng đêm, trung tâm đấu giá chuẩn bị trước những sản phẩm để đấu giá cho sáng . mô hình đấu giá hoa cho Việt Nam: điều kiện cần và đủ cho việc trung tâm đấu giá ra đời và hoạt động có hiệu quả, xây dựng mô hình hệ thống đấu giá hoa. về các mô hình đấu giá hoa; từ đó xây dựng mô hình đấu giá cho thị trường hoa Việt Nam nhằm hướng tới sự phát triển lâu dài của ngành trồng hoa, cây cảnh