lập BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀOTẠO >
zis] TRUONG DAI HOC SU PHAM THANH PHO HO CHi MINH
NGUYEN DUC THIEN
XAY DUNG MO HINH TRUNG TAM HQC TAP CONG BONG O HUYEN TAN
THANH, TINH BA RIA-VUNG TAU
Chuyên ngành : QUẢN LÝ GIÁO DỤC Mã số : 60 14 05
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS : LÊ XUÂN HÒNG
Trang 2LOI CAM ON Tôi xin chân thành bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến :
- Thầy, Cô trong khoa Tâm lý Giáo dục trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh - Cán bộ, nhân viên Phòng Khoa học Công nghệ- Sau đại học trường Đại học Sư phạm thành phó Hồ Chí Minh
- Quý Thầy, Cô đã giảng dạy, tư vấn và cung cấp cho tôi nhiều ý tưởng nghiên cứu và kiến thức quý báu trong thời gian tôi học tập tại trường Đặc biệt là Tiến sĩ Lê Xuân Hồng, người Cô
đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình giúp đỡ, động viên tơi hồn thành luận văn này
Qua đây tôi cũng xin chân thành cảm ơn:
- Lãnh đạo Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu và các cán bộ quản lý các phòng chức năng thuộc Sở
- Lãnh đạo UBND và các phòng chức năng huyện Tân Thành
- Lãnh đạo UBND và các ban, ngành đoàn thể , tổ chức xã hội thị trần Phú Mỹ
- Ban Chủ nhiệm các TTVH-HTCĐ xã Hắc Dịch, Phước Hoà, Mỹ Xuân và đặc biệt là Ban Chủ
nhiệm TTVH-HTCĐ thị trấn Phú Mỹ
- Gia đình thân yêu và các đồng nghiệp của tôi đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài
Bằng hết sự nỗ lực của mình để hoàn thành đề tài đã chọn, nhưng tôi chắc chắn luận văn
cũng không tránh khỏi những thiếu sót cần bố sung Hằng kính mong được tiếp nhận sự góp ý
xây dựng chí tình của quý Thầy, Cô, quý bậc đàn anh đi trước và quý đồng nghiệp hầu giúp tôi bổ sung thêm kiến thức bổ ích và sâu sắc hơn nữa về đề tài này
Trang 3MO DAU
1 Ly do chon dé tai
Giáo dục nước ta trong những thập niên qua đã đạt được một số thành tựu nhất định nhờ
sự chỉ đạo, quan tâm và đầu tư của Đảng và Chính phủ Tính chất và nguyên lý giáo dục đã
được Luật Giáo dục 1998 và 2005 nêu rõ ở Chương I, Điều 3 “Nền giáo dục Việt Nam là nền
giáo dục xã hội chủ nghĩa có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại lấy chủ nghĩa Mac-
Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng” “Hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo
nguyên lý học đi đôi với hành, giáo đục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”.[32.tr 18] Tuy
nhiên nền giáo dục vốn được xem là phúc lợi xã hội với cơ chế quản lý tập trung, kế hoạch hóa
trước đây đã trở nên lạc hậu và kém hiệu quả Vấn đề ngân sách trở nên quá tải đối với Nhà
nước, không thể đáp ứng đủ nhu cầu phát triển giáo dục nước nhà Hơn thế nữa, cơ chế quan
liêu bao cấp cũng không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế, xã hội trong thời kỳ đổi mới Trong bối cảnh đó, chủ trương xã hội hóa giáo dục của Đảng và Nhà nước càng trở nên
đúng đắn và hợp lý hơn bao giờ hết Xã hội hóa giáo dục (XHHGD) là một giải pháp thích hợp
với thời kỳ phát triển kinh tế thị trường - thời kỳ mà đất nước ta đang nỗ lực đây nhanh quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa XHHGD phù hợp với xu thế học tập thường xuyên, cập
nhật và suốt đời đang phát triển và thịnh hành trên thế giới Điều 12 Luật Giáo dục 2005 nêu “ Phát triển giáo dục, xây dựng xã hội học tập là sự nghiệp của Nhà nước và của toàn dân Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển sự nghiệp giáo dục; thực hiện đa dạng hóa các loại
hình trường và các hình thức giáo dục; khuyến khích, huy động và tạo điều kiện đề tô chức, cá
Trang 4và Nhà nước về đây mạnh xã hội hóa hoạt động giáo dục và chiến lược xây dựng xã hội học
tập giai đoạn 2005-2010
Tháng 10/1999 , ƯNESCO đã chính thức đặt văn phòng đại diện tại Hà Nội và kế từ đó
văn phòng UNESCO Hà Nội đã hỗ trợ phát triển giáo dục nói chung và TTHTCĐ nói riêng Mô hình TTHTCĐ đã hình thành và phát triển từ năm 1999 đến nay và cũng đã có nhiều địa phương tiêu biểu trong phong trào xây dựng và phát triển TTHTCĐ Số lượng các TTHTCĐ trên toàn quốc đã tăng nhanh từ 15 vào năm 1999 đến hơn 5000 vào năm 2006 và dự kiến 7500 đến tháng 08 năm 2008 Những địa phương đi đầu trong quá trình xây dựng và phát triển mạnh mạng lưới TTHTCĐ là tỉnh Thái Bình, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Kon Tum, với nhiều phương
thức hoạt động khá hiệu qủa Tuy vậy ở nhiều tỉnh thành, hoạt động của TTHTCĐ còn mang
tính hình thức Mô hình TTHTCĐ còn khá mới mẻ và chưa được sự quan tâm đúng mức của lãnh đạo các cấp chính quyền, các cơ quan, ban ngành , các cấp quản lý giáo dục Thực tế, chưa có một công trình nghiên cứu cấp nhà nước hoàn chỉnh nào đề làm cơ sở lý luận khoa học cho hoạt động của TTHTCĐ Nhìn từ góc độ quản lý vĩ mô, Nhà nước cũng chưa hề có sự đánh
giá, tổng kết kinh nghiệm những hoạt động giáo dục cộng đồng mà nhiều địa phương trên cả
nước đã thực hiện từ nhiều năm qua để làm cơ sở thực tiễn cho việc tiến hành xây dựng và phát
triển TTHTCĐ rộng khắp ở các tỉnh, thành trên toàn quốc
Huyện Tân Thành thuộc tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu được thành lập từ năm 1994 trên cơ sở
tách từ huyện Châu Thành cũ Thời điểm đó, kinh tế địa phương chủ yếu là nông nghiệp, văn
hóa, giáo dục chưa phát triển chỉ dừng lại ở mức độ học chữ chứ chưa chú trọng học nghề vì người đân có quan điểm làm ruộng, rẫy chỉ cần có sức chứ không cần trí Từ năm 1995, khi Chính phủ có những dự án xây dựng các khu công nghiệp và các cụm cảng ở địa phương thì cơ cấu kinh tế cũng thay đổi và biến động mạnh mẽ Nhu cầu về nguồn nhân lực có trình độ và tay nghề trở nên bức bách cả trong lĩnh vực nông nghiệp lẫn công nghiệp Mãi đến lúc này nhận thưc về học tập và giáo dục, đào tạo nói chung mới được đánh thức trong nhân dân
Sau mười năm phát triển, mạng lưới trường lớp ở huyện được xây dựng đều khắp kể cả ở các xã vùng sâu Công tác xóa mù chữ được thực hiện rất thành công Tuy nhiên hệ thống giáo dục chủ yếu là hệ thống chính quy bao gồm các trường phổ thông công lập từ bậc tiểu học đến
trung học phổ thông Trung tâm Giáo dục thường xuyên của huyện hầu như chỉ để đảm nhận
Trang 5túc văn hóa dành cho các đối tượng tại chức cần bổ túc bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc
trung học phổ thông Các TTHTCĐ chỉ mới được xây dựng ở một số nơi và giao cho cán bộ
văn hóa xã quản lý, phụ trách Nhìn chung các TTHTCĐ này mới có hình thức chứ chưa có nội dung, chương trình hoạt động nên chưa đáp ứng được nhu cầu học tập, cập nhật kiến thức của
nhân dân địa phương Nhận thức của nhân dân, thậm chí của một bộ phận cán bộ lãnh đạo về
xã hội học tập còn rất hạn chế, hầu như chỉ khoán trắng cho các trường phô thông và Trung tâm Giáo dục thường xuyên (TTGDTX) Trong khi đó nhu cầu học tập , nhu cầu được đào tạo và
tìm việc làm của nhân dân ở từng địa bàn cơ sở là rất lớn và rất đa dạng Thực tế đó đòi hỏi các
cấp chính quyền địa phương cần quan tâm đến thực hiện các chủ trương nhằm đây mạnh xã hội
hóa giáo dục, xây dựng một XHHT ở huyện nhà Một trong những giải pháp hữu hiệu để xây dựng XHHT theo kinh nghiệm của một số địa phương là mô hình TTHTCĐ ở xã, phường, thị tran và thậm chí ở thôn ấp Đây chính là vấn đề bức bách đặt ra cho các nhà lãnh đạo, quản ly
các cấp chính quyền, các co quan giáo dục địa phương và cũng chính là đề tài mà người viết
quan tâm nghiên cứu 2 Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu thực trạng xây dựng XHHT bằng mô hình TTVH-HTCĐ xã, thị trấn ở huyện
Tân Thành
- Đề xuất một số giải pháp xây dựng và phát triển TTVH-HTCĐ ở địa phương, góp phần xây dựng XHHTT ở huyện Tân Thành trong thời gian tới
3 Phạm vỉ nghiên cứu
- Tìm hiểu „ phân tích , đánh giá thực trạng hoạt động của các TTVH-HTCĐ các xã và
thị trấn ở huyện Tân Thành trong thời gian 2005 đến nay
- Nghiên cứu, đánh giá hiệu quả một số hoạt động của TTVH-HTCĐ gắn liền với cuộc sống cộng đồng ở các xã, thị trấn thuộc huyện Tân Thành
- Nghiên cứu thử nghiệm hiệu quả của hoạt động TTVH-HTCĐ ở một xã- thị trấn (thị
trần Phú Mỹ)
4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu
Trang 64.2 Khách thể nghiên cứu
Thực trạng XHHGD và xây dựng XHHT bằng mô hình TTVH-HTCPĐ ở tỉnh Bà Rịa-
Vũng Tàu và huyện Tân Thành
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
3.7 Nghiên cứu, hệ thống hóa cơ sở lý luận về mô hình TTHTCĐ làm định hướng cho việc nghiên cứu đề tài
3.2 Phân tích thực trạng các TTVH-HTCĐ xã, thị trấn ở huyện Tân Thành
5.3 Đề xuất một số giải pháp xây dựng và phát triển mô hình TTVH-HTCĐ góp phần
xây dựng XHHT ở huyện Tân Thành 6 Gia thuyết khoa học của đề tài
Việc các cấp chính quyền địa phương quan tâm, thực hiện tốt một số giải pháp phù hợp
với thực tiễn mà đề tài nghiên cứu, đề xuất sẽ góp phần thúc đây hoạt động TTVH-HTCĐ ở
huyện Tân Thành phát triển có chiều sâu, hiệu quả và thu hút người học hơn
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận :
- Phân tích , tổng hợp tài liệu
7.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn : - Phương pháp quan sát - Phương pháp điều tra bằng phiếu - Phương pháp phỏng vấn - Phương pháp chuyên gia - Xử lý thông tin - Phương pháp thực nghiệm 8 Cấu trúc của luận văn
Luận vn gồm 3 phần : Mở ðầu - Nội dung - Kết luận và kiến nghị Mé dau : Một số van 6é chung
Nội dung : Nội dung chính của luận văn gồm 3 chương :
Trang 7- Chương 2: Thực trạng hoạt động TTVH-HTCPĐ trên địa bàn huyện Tân Thanh va thi
trấn Phú Mỹ
- Chương 3: Kết quả thử nghiệm ở TTVH-HTCPĐ thị trấn Phú Mỹ và một số giải pháp
tăng cường công tác quản lý và tổ chức hoạt động TTVH-HTCĐ xã
Kết luận và kiến nghị
Trang 8Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Lịch sử nghiên cứu đề tài
- XHHGD nói chung và giáo dục cộng đồng nói riêng đã được tiến hành một cách hiệu quả và tiến đến xây dựng một nền giáo dục tiên tiến ở nhiều quốc gia ở Châu Á như Malaixia, Thai lan, Indonexia, Myanma, Với sự hỗ trợ của tổ chức UNESCO họ tất chú trọng xây
dựng một xã hội học tập bằng mô hình TTHTCĐ xã, phường
- Ở Việt nam, chủ trương xây dựng cả nước thành một xã hội học tập đã được Đảng và
Nhà nước khẳng định trong Nghị quyết TW4 khóa VII “ cần thực hiện một nền giáo dục
thường xuyên cho mọi người, khuyến khích các loại hình giáo dục không chính quy” và Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX cũng chỉ rõ “ Xây dựng một XHHT Giáo dục và đào tạo là nền tảng của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát huy nguồn lực trí tuệ và sức mạnh tinh thần của người Việt nam Mọi tổ chức chính trị, xã hội, mọi gia đình đều có trách nhiệm chăm
lo và quản lý các hoạt động giáo dục” và “ đây mạnh phong trào học tập trong nhân dân bằng
những hình thức giáo dục chính quy và không chính quy, thực hiện giáo dục cho mọi người, cả nước thành một xã hội học tập”
Ngày 14/04/2007, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 11-CT/TW về tăng cường sự lãnh
đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập Chỉ thị nêu rõ
: Ban cán sự đảng Chính phủ, các bộ, ngành, UBND các cấp trong phạm vi, quyền hạn, nhiệm vụ của mình khẩn trương chỉ đạo việc xây dựng, ban hành các chủ trương, chính sách, kế hoạch
triển khai thực hiện đề án “xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2005-2010” của Chính phủ, nhất
là các chủ trương, chính sách đảm bảo phát triển hệ thống giáo dục thường xuyên, tổ chức dạy nghề ở các quận, huyện, tạo điều kiện cho các hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng ở xã, phường, thị trấn Tiếp tục đây mạnh việc xây dựng các TTHTCĐ, phát triển nhiều loại hình học tập đa dạng, phù hợp với điều kiện và nhu cầu học tập của cán bộ, nhân dân từng địa phương, đơn vị Vận động nhân dân tích cực học tập nâng cao dân trí, nghề nghiệp chuyên môn nhằm tăng năng lực sản xuất, chất lượng công việc và chất lượng cuộc sống Gắn việc phát triển phong trào học tập với xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, với phong trào làm kinh
Trang 9Các viện nghiên cứu khoa học và phát triển giáo đục và các nhà nghiên cứu giáo dục đã dành nhiều tâm sức nghiên cứu loại hình giáo dục không chính quy này Tiêu biểu có các tác giả và tác phẩm cũng như công trình nghiên cứu:
* “Xã hội hóa công tác giáo dục” (Giáo sư Viện sĩ Phạm Minh Hạc chủ biên) nêu lên cơ sở lý
luận , cơ sở thực tiễn và cách làm XHHGD thông qua Đại hội giáo dục các cấp đồng thời nhắn mạnh XHHGD là động lực nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi đưỡng nhân tài với các tiêu
chí : giáo dục hóa xã hội, dân chủ hóa giáo dục, cộng đồng hóa trách nhiệm, đa dạng hóa loại
hình giáo duc, đa phương hóa nguồn lực xã hội để phát triển giáo dục, thể chế hóa sự quản lý của nhà nước về giáo dục [21]
* “ Giáo dục thế giới đi vào thế kỷ XXI” -cũng do GS.TS.Phạm Minh Hạc chủ biên -tổng hợp kinh nghiệm thế giới về XHHGD Theo đó XHHGD chính là việc giáo dục phải thích nghỉ với xã hội, phải phục vụ nền kinh tế xã hội, phục vụ cuộc sống xã hội.[23]
* “ Xã hội hóa giáo dục” (PGS Võ Tấn Quang ) giới thiệu các quan điểm và cách làm XHHƠD ở các bậc học, cấp học , XHHGD ở địa bàn nông thôn va đề cập đến vấn đề quản lý nhà nước trong việc thực hiện XHHGD.[3 1]
Ngoài ra còn nhiều bài báo, tạp chí viết về mô hình TTHTCĐ, tiêu biéu như :
* “ Thực trạng và những giải pháp xây dựng và phát triển các trung tâm học tập cộng đồng nhằm góp phần nâng cao dân trí ở thành phố Hải Phòng” của ThS Vũ Thị Thanh Hương.[26] * “Trung tâm học tập cộng đồng- một mô hình cần tiếp tục hoàn thiện và phát triển ở Việt Nam” của Tạ Văn Sỹ.[33]
* “Trung tâm học tập cộng đồng ở phường xã- hướng đi phù hợp để xây dựng xã hội học tập” của Th§ Phạm Quang Huân.[25]
* “ Những điều kiện xây dựng xã hội học tập” của PGS.TS.Mạc Văn Trang.[35]
Gần đây nhất có loạt bài viết về tiến trình xây dựng XHHT ở tỉnh Thái Bình đăng trên tạp chí Thế giới trong ta
Trang 10Tỉnh Thái Bình đã thực hiện tiến trình xây dựng xã hội học tập một cách có tổ chức từ lãnh đạo các cấp chính quyền tỉnh, huyện đến xã / phừơng, thôn xóm và thực hiện thông qua các phong trào khuyến học “Gia đình hiếu học”, “ Dòng họ khuyến học”, “TTHTCĐ đạt chuẩn”
với sự tham mưu, góp sức của Hội Khuyến học tỉnh, huyện, xã Đến đầu năm 2003, Thái Bình đã trở thành tỉnh đầu tiên trong toàn quốc hoàn thành về số lượng và quy mô xây dựng các
TTHTCĐ với 284 TTHTCD trên 284 xã, phường Những xã/phường tiêu biểu trong hoạt động
này là Việt Thuận, Nguyên Xá, Hồng Phong, Tân Hòa, Song Lãng, Bách Thuận ở huyện Vũ Thư, Thái Hồng ở huyện Thái Thụy, Phong trào giáo dục cộng đồng tỉnh Thái Bình đã được Đảng và Nhà nước đánh giá cao như lời phát biểu của Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm : “Đây là một sự kiện thành công, quan trọng của Đảng bộ và nhân dân Thái Bình trong việc xây dựng XHHT từ cơ sơ, đã đóng góp những kinh nghiệm quý báu cho sự phát triển chung của cả nước” Tuy nhiên phong trào xây dựng và phát triển các THHTCĐ tỉnh Thái Bình cũng chưa được đúc kết và nhân rong
Riêng ở tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, từ năm học 2000-2001 Sở Giáo dục va Dao tạo đã cử
các chuyên viên tham dự các lớp tập huấn, hội thảo về xây dựng và phát triển các TTHTCĐ do
Trang 11địa phương Tuy vậy, vấn đề không dừng lại ở chỗ làm sao dé xây dựng một TTVH-HTCĐ
khang trang về hình thức mà cốt lõi là việc làm sao dé duy trì hoạt động TTVH-HTCĐ một cách hiệu quả vẫn là vấn đề còn bỏ ngõ đối với chính quyền và ban chủ nhiệm các TTVH- HTCĐ địa phương
1.2 Cơ sở lý luận liên quan đến đề tài
1.2.1 Vai trò, vị trí của giáo dục, đào tạo đỗi với phát triển kinh tế xã hội
Từ năm 1945, trong ngày khai trường đầu tiên của nước Việt nam dân chủ cộng hoà, trong thư gởi học sinh, Bác viết: “Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được vẻ vang sánh vai các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phân lớn ở công học tập của các cháu” Sáu mươi hai năm trôi qua, đến nay câu nói đó vẫn nhắc nhở chúng ta không thể coi thường việc học tập của thế hệ trẻ và giờ đây cả người lớn tuổi, cả xã hội đều phải biết
nâng cao trình độ của mình để ton tại và phát triển
Đồng chí Lê Khả Phiêu, nguyên Tổng Bí thư Trung ương Đảng lúc phát biểu tại cuộc gặp gỡ
các đại biểu quốc tế tham dự Hội thảo “ Việt Nam trong thế kỷ XX”, vào tháng 09 năm 2000 tại Hà Nội, có nói: “ Dân tộc chúng tôi hiểu đẩy đủ rằng dân tộc mình là một dân tộc nghèo, một đất nước tuy dang phát triển nhưng ở mức thấp Chúng tôi hiểu rõ khoảng cách của nên kinh tế của chúng tôi và nền kinh tế của những nước phát triển trên thế giới Chúng tôi hiểu rõ khoa học công nghệ trong thế kỷ XXI sẽ có những bước tiến khổng lễ Thực hiện tư tưởng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Lấy sức ta mà giải phóng cho ta, chúng tôi phải tri thức hoá Đảng, tri thức hoá dân tộc, tiếp tục tri thức hố cơng nông, cả nước là một xã hội học tập, phát huy truyền thống những ngày mới giành được độc lập năm 1945, cả nước học chữ, cả nước diệt giặc dốt, cả nước diệt giặc đói Phải nắm lấy ngọn cờ khoa học như đã nắm ngọn cờ dân tộc Một dân tộc dối, đói nghèo là một dân tộc yếu Nhân dân Việt Nam ngày nay có câu: đã biết cầm đũa thì biết vót chông, đã biết vót chông thì mười ngón tay ấy sẽ biết học tập, sử dụng may vi tinh, đi vào công nghệ thông tin, cánh cửa của kinh tế tri thức .” ( Thông tin công tác tư tưởng của Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương Đảng CSVN số 10/2000- trang 3) Hiện tại, chúng ta đang đi vào nền kinh tế tri thức vì ta thừa hiểu rằng thế kỷ XX khoa học kỹ thuật có những bước nhảy vọt và thế kỷ XXI sẽ nhảy vọt cao hơn, sẽ xuất hiện nền kinh tế tri thức và đó
Trang 12tăng trưởng của nền kinh tế Khi đi vào nền kinh tế như vậy, yếu tố trí tuệ của con người trở nên cực kỳ quan trọng và giáo dục trở thành một lĩnh vực cơ yêu quyết định đến vấn đề dân trí,
dân sinh
Giáo dục là một hoạt động xã hội rộng lớn có liên quan trực tiếp đến lợi ích, nghĩa vụ và quyền
lợi của mọi người dân, mọi tổ chức kinh- tế xã hội Theo quan điểm giáo dục thuần túy, giáo
dục giúp người học mở mang trí óc, gia tăng kiến thức và khả năng suy nghĩ trừu tượng, hiểu biết sự thật, phát triển đạo đức cá nhân và năng khiếu thưởng thức mỹ thuật, nghệ thuật và biết sống hài hòa với mọi người chung quanh Thực tiễn hơn, giáo dục được xem là một phương tiện giúp người học tích lũy tri thức, tiếp cận khoa học kỹ thuật, cải thiện khả năng và chất lượng lao động cho tương lai Mục tiêu giáo dục Việt nam là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài hay nói cách khác giáo dục chính là quá trình tích lũy vốn con người
(human capital) cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước Giáo dục tác động mạnh mẽ
đến cả quá trình phát triển nhanh hay chậm của một quốc gia vì chính nền giáo dục quốc dân là chiếc máy cái khổng lồ chịu trách nhiệm đào tạo ra con người phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Tầm quan trọng của giáo duc và đào tạo trong tiến trình xây
dựng đất nước đã được Đảng và Nhà nước ta đặt lên vị trí “quốc sách hàng đầu” với quan
điểm chủ đạo “ đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển” ( văn kiện Đại hội VII (1991),
VIII (1996), và IX (2001)) Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã đúc kết vấn đề này thành một chân lý : “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” Với triết lý đó, giáo dục và nền kinh tế-xã hội có mối
quan hệ tương tác hai chiều theo tỷ lệ thuận: giáo dục, đào tạo tốt sẽ làm tăng chất lượng vốn
con người dẫn đến kết quả tất yếu là tăng trưởng kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống cộng đồng , đồng thời khi kinh tế tăng trưởng sẽ làm tăng thêm các nguồn lực đầu tư dành cho giáo dục, thúc đây giáo dục phát triển Có thể mượn ý câu nói của Bác dé khẳng định vai trò của giáo dục đối với nền kinh tế quốc dân : dân tộc Việt Nam có vẻ vang sánh vai các cường quốc năm châu được hay không chính là nhờ tầm vóc của nền giáo dục nước nhà
1.2.2 Quan điễm phát triển giáo dục thế giới trong xu thế hội nhập thế ký XXI
Trang 13chiến lược bao gồm 21 điểm, trong đó người viết chỉ đề cập đến những điểm quan trọng liên
quan đến việc hình thành và xây dựng một xã hội học tập mà giáo dục Việt nam cần vận dụng :
(1) Giáo dục thường xuyên phải là nét chủ đạo của mọi chính sách giáo dục
(2) Giáo dục thường xuyên qua mọi lứa tuổi trong suốt cuộc đời và phải thực sự trở thành
phong trào quần chúng
(3) Giáo dục phải được tiến hành và tiếp thu bằng nhiều cách khác nhau và phải chú trọng đến
việc học cái gì và học được cái gì
(4) Giáo dục cơ bản phổ thông dưới nhiều hình thức khác nhau phải là mục tiêu hàng đầu của chính sách giáo dục
(5) Xóa bỏ sự phân biệt giữa giáo dục phổ thông và khoa học kỹ thuật và công nghệ Giáo dục phải kết hợp lý thuyết, công nghệ, thực hành và thủ công
(6) Phải tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyến đổi nghề nghiệp; thực hiện đào tạo bổ sung
bằng hình thức tu nghiệp và học tập định kỳ
(7) Giáo dục ngoài nhà trường, các xí nghiệp, các ngành kinh doanh cũng phải chịu trách nhiệm về đào tạo kỹ thuật
(8) Nhanh chóng phát triển giáo dục cho người lớn Đây là một mục tiêu ưu tiên trong chiến
lược phát triển giáo dục
(9) Mọi hoạt động giáo dục cộng đồng đều phải hướng vào các mục tiêu phát triển kinh tế - xã
hội
(10) Khi xây dựng các hệ thống giáo dục cần tính đến những khả năng do các kỹ
thuật mới đem lại Các chương trình đào tạo giáo viên cần triệt để sử dụng các thiết bị và
phương pháp giảng dạy mới nhất
(11) Cần tranh thủ sự hỗ trợ của các cá nhân, tổ chức Tạo điều kiện cho người học biết cách tự học và giúp đỡ người khác học tập
(12) Việc giảng dạy phải thích nghỉ với nhu cầu người học Người học và công chúng tham gia nhiều hơn trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến giáo dục
Các quan điểm trên rất coi trọng giáo dục thường xuyên, giáo dục suốt đời cho mọi
người, không phân biệt tuổi tác Chiến lược xây dựng cả nước thành một xã hội học tập, trong
đó xem trọng giáo dục không chính quy, giáo dục cộng đồng, của Đảng và Chính phủ rất phù
Trang 14mới này
1.2.3 Quan điễm cúa Đảng và Nhà nước về chiến lược xây dựng cả nước thành một xã hội học tập
Thế kỷ XXI được đánh dấu cho một kỷ nguyên khoa học công nghệ phát triển cao, kỷ
nguyên của nền kinh tế tri thức và sự hội nhập toàn cầu, và tất yếu nền giáo dục nước ta sẽ
được chú trọng đổi mới một cách sâu sắc và toàn điện “ chuyên dần mô hình giáo dục hiện nay sang mô hình giáo dục mở - mô hình xã hội học tập với hệ thống học tập suốt đời, đảo tạo liên tục, liên thông giữa các cấp học, ngành học .” (Nghị quyết Đại hội Đảng X) Trên quan điểm
đó Đảng đã định hướng giáo dục nước ta trong thế kỷ XXI phải phát triển đạt đến mức quán
triệt nguyên tắc “ Giáo dục suốt đời” theo mô hình XHHT Đề án “Xây dựng xã hội học tập
giai đoạn 2005-2010” nêu rõ: “Xây dựng cả nước trở thành một xã hội học tập với tiêu chí cơ
bản là tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi để mọi người ở mọi lứa tuổi, mọi trình độ được học tập
thường xuyên, học liên tục, học suốt đời ở mọi nơi, mọi lúc, mọi cấp, mọi trình độ; huy động sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội tham gia xây dựng và phát triển giáo dục, mọi người, mọi tổ chức đều có trách nhiệm, nghĩa vụ trong việc học tập và tham gia tích cực xây dựng xã hội học tập” “Giáo dục thường xuyên thực hiện các chương trình học tập nhằm tạo các điều kiện tốt
nhất đáp ứng mọi yêu cầu học tập suốt đời, học tập liên tục của mọi công dân” được xem là
một bộ phận có chức năng quan trọng làm tiền đề để xây dựng xã hội học tập.[18,tr.146] Các
mục tiêu và nhiệm vụ của đề án đã phê duyệt thể hiện sự quyết tâm cao của toàn Đảng toàn dân
thực hiện thắng lợi công cuộc xây dựng cả nước thành một xã hội học tập Các mục tiêu với
những tiêu chí cụ thể nhằm đảm bảo tỷ lệ người biết chữ trong từng độ tuổi và giữa hai giới
Trang 15tiêu cơ bản trong chiến lược chấn hưng và phát triển giáo dục của nước ta Cần đây mạnh công tác khuyến học, khuyến tài gắn với xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, với phong trào làm kinh tế giỏi, xoá đói, giảm nghèo và xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở, học đi đôi với
hành” Thủ Tướng cũng yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện các giải pháp đề phát triển
va nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ sở giáo dục thường xuyên, các TTHTCĐ, cơ sở dạy nghề, trong đó tập trung đổi mới nội dung, chương trình, tài liệu, phương pháp học tập đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của nhân dân Bên cạnh đó, Chỉ thị cũng nêu rõ trách nhiệm của các bộ, các tổ chức liên quan như Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính phải nghiên cứu, xây dựng các cơ chế, chính sách hỗ trợ hợp lý tạo điều kiện đây mạnh sự phát triển các cơ sở giáo dục thường xuyên, các TTHTCĐ.Như vậy, với quan điểm giáo dục cho mọi người và mọi người đều tham gia giáo dục, bên cạnh những nhiệm vụ chủ yếu, trọng tâm, đề án “xây dựng xã
hội học tập giai đoạn 2005-2010” đã chú ý việc “phát triển bền vững và nhân rộng mô hình
Trung tâm học tập cộng đồng trên các địa bàn xã, phường, thị trấn trong cả nước nhằm thực hiện các chương trình xóa mù chữ, giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ và các chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu người học trong cộng đồng dân cư”.[18, tr.148]
1.2.4 Cơ sở |ý luận và cơ sở thực tiễn của mô hình TTHTCP xã, phường
- Nguyên lý giáo dục của Đảng ta là giáo dục nhà trường phải gắn liền với xã hội “Phát triển giáo dục là sự nghiệp của toàn xã hội, của Nhà nước và mỗi cộng đồng, của từng gia đình và mỗi công dân Phát động phong trào rộng khắp toàn dân học tập, người người đi học, học ở trường lớp và tự học suốt đời, người biết dạy người chưa biết, người biết nhiều dạy người biết ít, mỗi người phải không ngừng nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ” [ 16, tr.11] Nhu vay nén giáo dục của ta là nền giáo dục của dân, do dân và vì dân nên nó phải được triển khai đến tận từng người dân ở từng địa bàn dân cư Do đó đơn vị xã, phường thậm chí thôn, ấp là đơn vị cơ sở gần gũi người dân nhất và là đơn vị tổ chức học tập theo nhu cầu cộng đồng hợp lý nhất
Trang 16quản lý, nhà quản lý phải xác lập được nhóm cơ sở trong tô chức của mình và phải xác định
được thủ lĩnh của nhóm đó Trong lĩnh vực giáo dục xã hội, nhóm cơ sở chính là làng xã” [33]
- Kinh tế xã hội càng phát triển đòi hỏi giáo dục càng phải phát triển không những tương xứng với nền khoa học công nghệ hiện đại mà còn phải tạo ra những bước nhảy vọt cả về
Ais
phương thức lẫn nội dung chương trình giáo dục nhằm “đi tắt đón đầu” vận hội mới, tương lai mới của đất nước Vấn đề đặt ra là phải phát triển đồng bộ hệ thống giáo dục chính quy và
không chính quy, giáo dục thường xuyên và giáo dục suốt đời Các kênh giáo dục đó được triển khai thực hiện bởi nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều tổ chức xã hội nhưng trong đó các cơ quan
quản lý giáo dục cấp cao quản lý chủ yếu hệ thống giáo dục chính quy và một số tổ chức, cơ
sở giáo dục không chính quy cấp quận, huyện trở lên mà còn bỏ ngõ việc quản lý giáo dục cộng đồng cấp phường, xã Tuy nhiên dé tạo ra hiệu lực thực sự thì các kênh giáo dục này phải được tô chức thành một mạng thống nhất trong đó phải có một tổ chức có chức năng tích hợp các loại hình giáo dục một cách đa dạng và cập nhật đồng thời có khả năng tác động trực tiếp đến người dân, làm cầu nối giữa người dân với các tô chức giáo dục khác cao hơn Xét về mặt
quản lý hành chánh nhà nước thì xã, phường chính là đơn vị cơ sở đủ điều kiện tích hợp các
kênh giáo dục nói trên và mô hình giáo dục tích hợp đó hiện nay có lẽ không có mô hình nào
hiệu quả bằng TTHTCĐ xã, phường
- Một trong những đặc trưng của nền văn hóa truyền thống nước ta là văn hóa làng, xã
Làng, xã là tổ chức hành chính cơ sở quan trọng , có nhiệm vụ truyền tải và thực thi các chủ
trương, đường lối lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Đồng thời làng, xã cũng là tổ chức xã hội,
nơi đó điễn ra mọi hoạt động của cộng đồng trong mọi lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục „ với đặc thù và tập quán địa phương nhằm duy trì và phát triển đời sống của cá nhân và của cộng đồng Thực tế ở Việt nam có rất nhiều làng nghề truyền thống với những nét văn hóa rất riêng, rất độc đáo Việc giáo dục người dân nhằm duy trì và phát huy truyền thống làng, xã, tiến tới hội nhập với cộng đồng và nâng cao chất lượng cuộc sống của họ là một trong những nhiệm vụ quan trọng của chính quyền và của mọi người dân trong làng, xã
Trang 17trong cả nước nhằm thực hiện các chương trình xóa mù chữ, giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ và các chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học trong cộng đồng dân cư” [15, tr.4]
1.3 Các khái niệm
1.3.1 Xã hội hóa giáo dục
Từ điển Giáo dục học định nghĩa xã hội hóa giáo dục (XHHGD) là chủ trương, biện
pháp biến sự nghiệp giáo dục trong nhà trường thành công việc chung của toàn xã hội dé thu
hút mọi thành phan, thành viên trong xã hội tích cực tham gia vào hoạt động giáo dục thế hệ trẻ
tùy theo chức năng, điều kiện của mình.[20] Tư tưởng XHHGD không phải xuất phát từ các khó khăn trước mắt của ngành giáo dục khi nền kinh tế chuyên sang cơ chế thị trường, mà là từ bản chất của giáo dục, từ quy luật hình thành nhân cách con người như là một sản phẩm , mot chủ thê của xã hội vi môi trường xã hội là một yếu tố khách quan có tác dụng quyết định không
nhỏ trong việc đào tạo nhân lực, nhân tài cho xã hội Xã hội hóa giáo dục bao gồm các hoạt
động hết sức đa dạng của các lực lượng xã hội: đó là việc tuyên truyền, vận động, huy động nhân lực, tài lực của xã hội cùng tham gia sự nghiệp giáo dục thông qua các hình thức như hội bảo trợ, hội khuyến học, quỹ học bỗng, quỹ sáng tạo, nhà tài trợ, cơ sở đỡ đầu, lớp học đầu bờ,
[20,tr 481]
Khái niệm xã hội hóa giáo dục còn được hiểu trên một số vấn đề cơ bản như :
- Làm cho xã hội nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò của giáo dục, thực trạng của giáo dục địa
phương, nhận thức rõ trách nhiệm của xã hội đối với giáo dục Giáo dục liên quan đến mọi người, là lợi ích của mọi người, mọi cộng đồng
- Làm cho giáo dục phù hợp với phát triển xã hội, phục vụ đắc lực sự phát triển kinh tế - xã hội
ở địa phương
- Tạo ra nhiều nguồn dé lam giáo dục, thực hiện việc giáo dục trong nhà trường va ngoài nhà trường, kết hợp các lực lượng giáo dục, tạo ra môi trường giáo dục tốt, thuận lợi hơn cho việc thực hiện các mục tiêu giáo dục Muốn thưc hiện mục tiêu “giáo dục cho mọi người” thì mọi người phải làm giáo dục chứ không thể coi đây là việc riêng của ngành giáo dục [ 21, tr.17-18] Do đó XHHGD không chỉ là đa dạng hóa hình thức và các nguồn đầu tư cho giáo dục đảo tạo mà quan trọng nhất là đa dạng hóa nội dung hay đa dạng chương trình giáo dục thích ứng với
Trang 18Như vậy XHHƯD là quá trình làm cho sự nghiệp giáo dục thâm nhập vào các ngành, các cấp, các tổ chức xã hội, mọi gia đình và mỗi cá nhân đồng thời giáo dục phải trở thành hoạt động chung của toàn xã hội, tạo ra một xã hội học tập
Chính vì vậy XHHƠD trở thành tư tưởng chỉ đạo chiến lược của Đảng với mục tiêu huy động toàn lực trong xã hội tham gia vào công cuộc xây dựng và phát triển giáo
dục nước nhà Mọi người phải hiểu rằng XHHGD là một giải pháp lâu dài có tính chiến lược và quyết định trong việc làm cho hoạt động giáo dục- với tính chất chuyên ngành- trở thành một
hoạt động xã hội gắn liền với nhu cầu thực tế, thâm nhập và tác động tích cực đến mọi lĩnh vực
hoạt động của cuộc sống , thúc đây sự phát triển và tiến bộ ngày một cao hơn của xã hội
1.3.2 Xã hội học tập
Trong XHHT mỗi con người đều phải được giáo dục thường xuyên, đào tạo liên tục, học
tập suốt đời Đã đến lúc phải thay đổi khẩu hiệu “Đào tạo một lần cho một đời người” thành “
Đào tạo liên tục trong suốt đời người” Trong XHHT, các tổ chức, tập thể hoặc cá nhân theo khả năng của mình đều có thể cung ứng cơ hội học tập cho cộng đồng , mọi người, tùy theo
nhu cầu, năng lực và điều kiện của cá nhân, đều có thể tận dụng cơ hội để học tập nâng cao
chất lượng cuộc sống của bản thân và tham gia phát triển giáo dục cộng đồng
XHHT là một hiện tượng có tính quy luật của sự phát triển, là vẫn đề chung của thời đại,
là mô hình nền giáo dục tương lai thuộc thời đại kinh tế tri thức trong đó nguyên tắc hàng đầu
là “giáo dục suốt đời cho mọi người” XHHT vận hành với phương châm “ Giáo dục cho mọi
người và mọi người cho giáo dục” chính là một hệ thống giáo dục gắn kết và liên thông các
hình thức giáo dục chính quy, không chính quy và phi chính quy Mục tiêu của người học không phải chỉ để đi làm mà nhằm hoàn thiện nhân cách và cải thiện chất lượng cuộc sống Xã hội học tập là một xã hội ở đó ai cũng học tập , học ở mọi lứa tuỗi, ở mọi nơi, mọi lúc Xã hội học tập chứa dựng ý tưởng về giáo dục suốt đời, học tập suốt doi
Tùy theo sự quan tâm của người học mà mọi hiện tượng, mọi sự kiện, mọi hoạt động đều có thể trở thành đối tượng hay nội dung học tập Phương pháp học đa dạng, linh động tùy theo điều kiện cụ thể của từng người : có thể học tập chính quy theo trường lớp hoặc theo
những phương thức đa dạng trong cuộc sống như trong lao động, trong giao tiếp, trong giải
Trang 19Để xây dựng một XHHT, giáo dục Việt nam phải thực sự tiến hành nhiều bước thay đổi
lớn lao về nhận thức và hành động trong đó thay đổi quan trọng nhất là chú trọng việc học tập
của người lớn, chăm lo việc học tập cho mọi người thuộc mọi lứa tuổi Mô hình XHHT của đất
nước ta phải vừa thể hiện được xu thế hội nhập quốc tế và tồn cầu hố trong lĩnh vực giáo đục thế kỷ XXI, vừa phải phù hợp với điều kiện thực tiễn của nước ta như các đặc điểm truyền
thống lịch sử, văn hoá, về chính trị xã hội và kinh tế của ta [4.] Không phải chỉ có nhà nước
mới có trách nhiệm tạo điều kiện học tập cho người dân mà mọi người dân phải nhận thức
được trách nhiệm học tập, học để khỏi bị thất nghiệp , khỏi bị xã hội đào thải, không bị lạc hậu
trong thời đại khoa học công nghệ hiện đại và nền kinh tế thị trường toàn cầu hóa Luật Giáo dục 2005 đã thể chế hoá “ Phát triển giáo dục, xây dựng XHHT là sự nghiệp của Nhà nước và của toàn dân” [32, Điều 12] và “ Nhà nước có chính sách phát triển giáo đục thường xuyên,
thực hiện giáo dục cho mọi người, xây dựng XHHT” [32, Điều 44] Một trong những phương
thức giáo dục đáp ứng tốt nhất nhu cầu học tập của người dân trong XHHT là giáo dục phi
chính quy Đó chính là phương thức giáo dục mà cá nhân người học tự đề ra chương trình và tô chức học tập theo những mục tiêu cụ thể, độc lập với hệ thống giáo dục chính quy ( chương trình quy định bởi các thể chế giáo dục gồm hệ thống các loại hình trường lớp, cấp học, bậc học) và không chính quy ( chương trình, giáo trình học ngoài hệ thống giáo dục chính quy như các lớp tại chức, đào tạo từ xa, lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, ) Với phương thức này, cá nhân hoặc một nhóm người học có nhu cầu, tự đề ra mục đích học tập, tự
tìm tài liệu học hỏi trao đổi để nâng cao sự hiểu biết và kỹ năng về lĩnh vực đang có nhu cầu
tìm hiểu [28, tr 130-132] Để biến mục tiêu “ cả nước trở thành một XHHT” trở thành hiện thực thì Nhà nước và cả xã hội phải huy động được sự tự giác tự nguyện tham gia học tập và học tập suốt đời của mọi người dân Chúng ta phải nhanh chóng kết hợp nghiên cứu lý luận với thực tiễn xây dựng mô hình XHHT Việt nam và tạo ra các tiền đề cho XHHT tương lai, thử nghiệm các mô hình cụ thể và tổng kết thực tiễn để đúc kết thành lý luận về mô
hình XHHT Việt nam
1.3.3 Trung tâm văn hóa-học tập cộng đồng
Trang 20(1) Theo t6 chức APPEAL (Asia-Paciñc Programme of Educaton for All) của UNESCO, trung tâm học tập cộng đồng (TTHTCĐ) là một học viện / cơ sở giáo duc dia
phương nằm ngoài hệ thống giáo dục chính quy dành cho các xã, phường hoặc các vùng nông
thôn, thường được thành lập và quán lý bởi chính quyền hoặc người dân địa phương , đem đến cơ hội học tập đa dạng cho mọi người dân trong cộng đồng nhằm cải tiến chất lượng cuộc sống
của họ đồng thời phục vụ cho sự phát triển cộng đồng và làm thay đổi bộ mặt xã hội
(2) Theo tài liệu của UNESCO Hanoi (Việt nam) thì TTHTCĐ là một học viện giáo dục
không chính quy cung cấp nền giáo dục cơ bản cho cộng đồng Được trực tiếp thành lập và
quản lý bởi chính quyền địa phương xã, phường hoặc thị trấn với mục đích cung cấp cơ hội học tập thường xuyên và suốt đời cho mọi người nhằm mở rộng kiến thức, kỹ năng và văn hóa để
nâng cao chất lượng cuộc sống
(3) Theo các tác giả quyền Từ điển giáo dục học, “ TTHTCĐ là cơ sở giáo dục bậc tiểu
học được cộng đồng làng xã, thôn bản tự đứng ra tô chức, quản lý, đài thọ nhằm mục đích giúp
người lớn, trẻ em tiếp thu kiến thức văn hóa, kỹ năng nghề nghiệp phổ cập theo chương trình của bậc tiểu học và theo yêu cầu của thực tiễn địa phương” [ 24, tr.432]
Khái niệm TTHTCĐ là khá rõ ràng, tuy nhiên để kết hợp hoạt động văn hóa vốn
đã tồn tại trong cộng đồng với nhiệm vụ học tập, UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã ban hành
Quy chế thành lập và hoạt động của TTVH-HTCĐ Để làm rõ khái niệm TTVH-HTCĐ ta cần hiểu khái niệm văn hoá Văn hoá được hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau, người viết xin nêu
tóm tắt những khái niệm sau b) Khái niệm văn hóa :
(1) Tổng thể các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong
quá trình đấu tranh với thiên nhiên và đấu tranh xã hội để tồn tại và phát triển; những di vật, những tỉnh hoa trong lịch sử dân tộc và nhân loại cần phải được giữ gìn và phát huy nhằm thúc đây xã hội tiếp tục phát triển lên những trình độ cao hơn
(2) Trình độ cao trong sinh hoạt xã hội nói chung và trong từng mặt cụ thé nói riêng, biểu hiện qua các kỹ năng hoạt động, các hành vi ứng xử và lối sống Là một mặt quan trọng và tiêu biểu của nhân cách hình thành trong cả ba môi trường giáo dục : nhà trường, gia đình và xã
Trang 21(3) Lĩnh vực hoạt động tạo ra những giá trị tỉnh thần nhằm thỏa mãn nhu cầu của đời sống xã hội như văn học, nghệ thuật, âm nhạc, điện ảnh, .Về lĩnh vực này , giáo dục cần bồi
dưỡng cho người học thị hiếu văn hóa lành mạnh
(4) Văn hóa còn được hiểu là trình độ học vấn của một người Dù học vấn có
uyên thâm đến đâu cũng không thể hiểu biết hết mọi thứ trên đời, đó chính là lý do phải học tập suốt đời và không ngừng học tập
Như vậy, kết hợp các khái niệm về văn hóa và TTHTCĐ, ta có thể hiểu :
TTVH-HTCP là cơ sở giáo dục thường xuyên trong hệ thống giáo dục quốc dân, do chính quyền và người dân địa phương thành lập và quản lý tạo ra môi trường học tập, vui chơi lành mạnh; mang lại cơ hội, điều kiện thuận lợi cho việc học tập và các sinh hoạt văn hóa, tỉnh thần hữu ích khác; cung cấp kiến thức và
kỹ năng nhằm cái thiện chất lượng cuộc sống cho mọi người trong cộng đồng
Quy chế Tổ chức và hoạt động của TTHTCĐ tại xã, phường, thi tran ban hành kèm theo Quyết định số 09/2008/QD-BGDDT ngày 24 tháng 03 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đảo tạo quy định TTHTCĐ có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng
1.4 Những vấn đề liên quan đến hoạt động của TTVH-HTCPĐ xã, phường tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu ( gọi chung là TTVH-HTCĐ )
1.4.1 Mục đích của TTVH-HTCĐ
“Cung cấp và đáp ứng các cơ hội học tập, sinh hoạt tinh thần cho tất cả mọi người trong
cộng đồng, thu hút mọi cá nhân, tổ chức tại địa phương tham gia vào
công tác XHHGD, đáp ứng những nhu cầu thay đổi trong đời sống của cộng đồng, góp phần giúp cộng đồng trở thành tự lực, chủ động trong giáo dục, trở thành một XHHT đích thực” [37,tr.13] Mục tiêu của TTVH-HTCĐ nhằm thỏa mãn các tiêu chí sau :
- Cải thiện việc tiếp cận trình độ giáo dục cơ bản cho mọi người trong cộng đồng - Phát huy chất lượng quá trình học tập chính quy và không chính quy
- Cung cấp chương trình giáo dục thường xuyên, không chính quy và chương trình tập huấn các kỹ năng tương thích với nhu cầu thiết thực của cộng đồng Cung cấp phương tiện tiếp cận thông tin về các lĩnh vực mà cộng đồng quan tâm
Trang 22đến việc cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân và góp phần vào việc xóa đói giảm nghèo trong cộng đồng
- Bồi dưỡng thị hiếu thưởng thức văn hóa lành mạnh
Như vậy mục tiêu của TTVH-HTCĐ là cung cấp cơ hội học tập suốt đời, cơ hội hưởng
thụ văn hóa cho mọi người dân (đặc biệt là những người ít cơ hội học tập, trẻ em bỏ học, phụ
nữ và những người lớn tuổi) nhằm cải thiện năng lực của cá nhân và tăng cường sự phát triển của cộng đồng
1.4.2 Nhiệm vụ của TTVH-HTCĐ
- Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch, chương trình công tác, nội dung hoạt động thường kỳ và từng đợt phù hợp với tình hình, nhiệm vụ của địa phương, của ngành giáo dục - đào tạo và ngành văn hóa- thông tin
- Phối hợp các trường tiểu học, trung học cơ sở thuộc địa bàn đề điều tra, tổ chức các lớp xóa mù chữ, sau xóa mù, các lớp phổ cập cho nhân dân địa phương
- Phối hợp với các ngành liên quan tô chức điều tra nhu cầu học tập của nhân dân Lập kế
hoạch triển khai các lớp chuyên đề với nội dung và hình thức phù hợp với điều kiện học tập của
cán bộ và nhân dân
- Tổ chức các hoạt động văn hóa quần chúng như xây đựng phong trào văn nghệ quần chúng, các loại hình sinh hoạt câu lạc bộ, các lớp năng khiếu, đọc sách báo và
các hình thức vui chơi, giải trí khác
- Tổ chức một số loại hình hoạt động thể dục thể thao như thể dục đưỡng sinh, bóng đá, bóng
chuyền, bóng ban, cầu lông, cờ tướng, võ thuật,
Trang 23đổi kinh nghiệm thực tế, các “lớp học đầu bờ”, các buổi nói chuyện về sức khỏe, vệ sinh an
toàn thực phẩm, dân số, môi trường,
- Quản lý, sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị và tài chính phù hợp với các quy định của nhà nước và của cộng đồng
1.4.3 Chức năng, hoạt động của TTVH-HTCPĐ
“Giáo dục và đào tạo; cung cấp thông tin và tư vấn về nguồn lực; tổ chức các hoạt động công cộng nhằm phát triển cộng đồng; phân phối và liên kết các tổ chức vì sự nghiệp giáo đục chung; khuyến khích việc học tập suốt đời” [37,tr.13]
TTVH-HTCD được xem là nơi gặp gỡ của mọi người dân để trao đổi, học tập, sinh hoạt văn
hóa, thể dục thể thao Các hoạt động ở TTVH-HTCĐ phải được chính quyền hoặc người dân
tại cộng đồng tổ chức và quản lý một cách linh động và dễ tham gia đối với mọi người qua đó
tăng cường và củng cố sự hợp tác giữa các thành viên trong cộng đồng Bằng việc tạo ra một
không khí học tập thuận tiện và thoải mái với nhiều cơ hội học tập và sự giúp đỡ thiết thực,
TTVH-HTCĐ sẽ giúp người dân tiếp cận và đạt được mục tiêu của mình trong việc tìm ra các
giải pháp để cải
thiện kỹ năng nghề nghiệp và kỹ năng sống
TTVH-HTCĐ xã có chức năng tổ chức nhiều hoạt động về nhiều lĩnh vực:
- Phối hợp với các đơn vị giáo dục, các tổ chức xã hội trên địa bản thực hiện chương trình xóa mù chữ, giáo dục tiếp tục sau biết chữ (chống tái mù), phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập trung học cơ sở, phô cập trung học
- Tổ chức các hoạt động học tập cộng đồng, bồi dưỡng và phổ biến kiến thức về mọi mặt sinh
hoạt đời sống kinh tế- xã hội, góp phần xây dựng phong trào học tập suốt đời cho mọi tầng lớp nhân dân địa phương
- Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thông tin tuyên truyền, thể dục thể thao nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và hưởng thụ văn hóa trong cộng đồng Tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ chính trị của địa phương
- Liên kết với các đơn vị và các tổ chức kinh tế, xã hội thực hiện các chương trình
phổ biến kiến thức thuộc các lĩnh vực chuyên ngành nhằm mục tiêu nâng cao kỹ năng, chất lượng nghề nghiệp, thúc đầy sự phát triển kinh tế -xã hội của địa phương
Trang 24- Tùy theo vùng, miền và nhu cầu thực tế của cộng đồng mà các cấp quản lý nhà
nước địa phương tiến hành các bước thiết lập một TTVH-HTCĐ :
(1) Tuyên truyền, vận động người dân nhận thức về học tập suốt đời nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống
(2) Điều tra, thu thập các thông tin cơ bản về cộng đồng như : vị trí địa lý; diện tích; dân số;
tình hình kinh tế, văn hóa, giáo duc và đời sống của người dân; phong tục tập quán và các vấn đề xã hội trong cộng đồng; vấn đề sức khỏe, vệ sinh, môi trường; các nguồn lực sẵn có và tiềm năng của địa phương Đánh giá nhu cầu học tập của các thành viên trong cộng đồng, xem xét
các điều kiện cần thiết để hình thành TTVH-HTCĐ Thống nhất tư tưởng và quan điểm học
tập, xác lập nhu cầu
học tập của cộng đồng
(3) Xây dựng và trang bị cơ sé ha ting TTVH-HTCD
(4) Vận động thành lập ban quản lý, điều hành TTVH-HTCĐ
(5) Xây dựng mục tiêu, chương trình hành động của TTVH-HTCĐ (6) Tổ chức đội ngũ giảng viên, hướng dẫn viên
(7) Huy động mọi nguồn lực, tiềm năng trong cộng đồng
(8) Thiết lập hệ thống các mối quan hệ liên kết và hỗ trợ của các tổ chức xã hội và cá nhân
(9) Tổ chức triển khai thực hiện các chương trình hành động (10) Kiểm tra, đánh giá chương trình hành động
Đến nay cũng chưa có một khuôn mẫu thống nhất nào cho việc thiết lập một TTVH-
HTCĐ Các bước trên cũng chỉ là kết luận được đúc kết từ sự tham khảo tài liệu ( nguồn
Trang 25Sơ đồ biểu thị mối quan hệ giữa các bước trong kế hoạch xây dựng và tổ chức TTVH-HTCĐ
Cuan 1Y
Khi hội đủ các điều kiện phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục của địa
phương và đáp ứng nhu cầu học tập của cộng đồng, UBND xã, thị trấn - có tham khảo ý kiến
của phòng Giáo dục-Đảo tạo và phòng Văn hóa-Thông tin- trình văn bản đề nghị UBND huyện ra quyết định thành lập TTVH-HTCĐ xã, phường Việc bổ nhiệm các chức danh của TTVH- HTCĐ do UBND huyện, thị xã, thành phố ra quyết định trên cơ sở tuyển dụng và đề nghị thống nhất của UBND xã, phường, Phòng Giáo dục và Đào tạo và Phòng Văn hóa thông tin- Thể thao Các chức danh này có tên gọi khác nhau tùy địa phương; nơi thì gọi là Ban quản lý, nơi gọi là Ban điều hành; có nơi gọi là giám đốc TTHTCĐ; ở Bà Rịa-Vũng Tàu thống nhất tên gọi những cán bộ quản lý TTVH-HTCĐ là Ban chủ nhiệm Định biên chính thức của TTVH- HTCĐ xã ở tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu gồm một chủ nhiệm, hai cán bộ chuyên trách và một hợp đồng, các định biên này được bố trí theo chế độ kiêm nhiệm Ngoài ra ban chủ nhiệm còn có thể bao gồm các thành viên kiêm nhiệm khác là những đại diện các ban, ngành, đoàn thể ở địa phương
Trang 26- Mỗi trung tâm, tùy theo điều kiện, nhu cầu mà hình thành một số tiêu ban/ tổ chuyên môn như tiểu ban tuyên truyền vận động; tiểu ban thể dục thê thao; tiểu ban văn hóa quần chúng; tiểu ban giáo dục , học tập cộng đồng; tiểu ban khuyến học;
1.4.5 Mối quan hệ cúa TTVH-HTCP xã
+ Đối với cấp xã, phường :
- TTVH-HTCĐ xã chịu sự chỉ đạo, lãnh đạo của Đảng ủy, UBND xã, chịu sự quản lý, kiểm tra
trực tiếp về việc thực hiện chỉ tiêu kế hoạch, nội dung, hình thức tổ chức các hoạt động của
TTVH-HTCD
- TTVH-HTCĐ có mối quan hệ phối hợp, vận động, hỗ trợ liên kết thực hiện nghiệp vụ với các ban, ngành, đòan thể và các tô chức xã hội khác tại địa phương theo chức năng, nhiệm vụ và kế
hoạch tổ chức các hoạt động tại TTVH-HTCĐ + Đối với cấp huyện, thị, thành phố :
TTVH-HTCĐ chịu sự quản lý nhà nước của Phòng Giáo dục-Đảo tạo và Phòng
Văn hóa-Thông tin về các mặt hoạt động giáo dục, văn hóa thông tin và chỉ tiêu hàng năm
Được sự hướng dẫn, hỗ trợ về chuyên môn nghiệp vụ của TTGDTX huyện, thị, thành phó
+ Đối với cấp tỉnh :
- TTVH-HTCD xã là đơn vị hoạt động sự nghiệp thuộc hệ thống chuyên ngành văn hóa thông
tin và giáo đục cộng đồng do Sở Văn hóa-Thông tin và Sở Giáo dục-Đảo tạo quản lý và chỉ đạo
theo chức năng của nhà nước quy định
-TTVH-HTCĐ xã nằm trong hệ thống thiết chế hoạt động của Nhà văn hóa từ tỉnh đến cơ sở,
được Trung tâm văn hóa huyện, thị, thành phố hướng dẫn về nghiệp vụ
chuyên môn và phương pháp tô chức các hoạt động văn hóa
- Các đơn vị như TTGDTX,, phòng Giáo dục-Đào tạo huyện, thị, thành phố, Hội Khuyến học tỉnh, Đòan ca múa nhạc, Thư viện, Bảo tàng, Công ty văn hóa tổng hợp, Công ty phát hành phim, chiếu bóng, có trách nhiệm hướng dẫn, hỗ trợ về
Trang 27Chương 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TRUNG TÂM VĂN HOÁ-HỌC TẬP CỘNG ĐÒNG HUYỆN TÂN THÀNH 2.1 Tình hình phát triển kinh tế, xã hội và giáo dục tỉnh Bà Rịa-Vũng tàu 2.1.1 Tình hình kinh tế, xã hội
Tỉnh Bà Rịa - Vũng tàu nằm ở phía Đông khu vực Đông Nam bộ được thành lập vào
ngày 12-8-1991 bao gồm đặc khu Vũng Tàu - Côn đảo và 3 huyện Long Đất, Châu Thành và
Xuyên Mộc, tách ra từ tỉnh Đồng Nai theo Nghị quyết của Quốc Hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, khóa VIII, kỳ họp thứ 9 Lãnh thổ bao gồm hai phan: phần đất liền có bắc giáp ba huyện Long Thành, Long Khánh, Xuân Lộc tỉnh Đồng Nai, phía đông giáp huyện Hàm Tân tỉnh Bình Thuận, phía tây giáp huyện Cần Giờ thành phố Hồ Chí Minh, phía nam và đông nam giáp biển đông Phần hải đảo có huyện Côn Đảo cách thành phố Vũng Tàu 200 km về phía tây nam và cách mũi Cà Mau 200km Thềm lục địa tỉnh tiếp giáp với quần đảo Trường Sa, nơi đây chứa đựng hai loại tài nguyên quan trọng là dầu mỏ và hải sản Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là
1.975,14 km
Bà Rịa-Vũng Tàu nằm ở vị trí rất đặc biệt, đây chính là cửa ngõ của các tỉnh miền Đông Nam
bộ hướng ra biển Đông, có ý nghĩa chiến lược về đường hàng hải quốc tế, có hệ thống cảng biển là đầu mối tiếp cận với các nước Đông Nam Á Nguồn tài nguyên thiên nhiên khá phong
phú và đa dạng có rất nhiều triển vọng hội tụ nhiều tiềm năng đề phát triển nhanh và toàn diện các ngành kinh tế biển như dầu khí, cảng và vận tải biển, hải sản, du lịch Đây là nơi trung
chuyển đi các nơi trong nước và quốc tế vì hội đủ điều kiện phát triển đồng bộ giao thông đường bộ, đường biển, đường sắt, đường hàng không và khả năng phát triển thương mại và hợp tác đầu tư với nước ngoài là rất lớn
Theo số liệu thống kê năm 2004 thì dân số của tinh là 908.233 người Dân cư phân bố ở các địa bàn không đều Thành phố và các thị xã có mật độ dân cư khá đông đúc trong khi ở vùng nông thôn và hải đảo thì dân cư thưa thớt Mật độ dân cư ở thành phố Vũng Tàu là 1.793 người/kmỶ trong khi đó ở Côn Đảo lại là 36 người /km” Có năm dân tộc sinh sống trên địa ban tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, trong đó dân tộc Kinh chiếm khoảng 97,25%, dân tộc Hoa chiếm
Trang 28Châu Ro chiếm khoảng 0,08% dân số; một số ít không đáng kể những người thuộc các dân tộc khác
Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu có 08 đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh, gồm 01 thành phố ( Vũng Tàu), 01 thị xã ( Bà Rịa) và 06 huyện (Long Điền, Đất Đỏ, Tân Thành, Xuyên Mộc,
Châu Đức và Côn Đảo) với 49 xã, 24 phường, 06 thị trấn
Thế mạnh của Bà Rịa-Vũng Tàu là nông - ngư nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch và dầu khí và hiện nay đang có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển công nghiệp và dịch vụ một cách tích cực Năm 2005, tỷ trọng công nghiệp, xây dựng: 82,57% - dịch vụ: 13,64% -
nông nghiệp: 3,8%
Công nghiệp tiếp tục phát huy được lợi thế, giá trị sản xuất công nghiệp từ năm 2001 đến 2005 tăng 1,7 lần, tốc độ tăng 11,52%/năm
Các ngành dịch vụ phát triển đa dang, doanh thu tăng bình quân 17,1%/năm trong đó:
dịch vụ du lịch phát triển trên diện rộng, doanh thu tăng 13,29%/năm; xuất khẩu có nhiều tiến
bộ, mở rộng thị trường, kim ngạch xuất khẩu tăng 16,46%/năm, riêng xuất khẩu hải sản tăng 5
lần sau 5 năm
Các ngành nông nghiệp, ngư nghiệp đều có bước tăng trưởng khá, trong nông nghiệp cơ
bản đã cơ giới hóa các khâu sản xuất, giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 8%/năm trong đó trồng
trọt tăng 7,92%, chăn nuôi tăng 7,92% sau 5 năm; thủy sản tăng 10,8% /năm, sản lượng hải sản
nuôi tăng 3 lần so với năm 2000
Trình độ dân trí được nâng lên, chất lượng nguồn nhân lực được cải thiện; khoa học
công nghệ được quan tâm ứng dụng
Các lĩnh vực văn hóa, xã hội có nhiều tiến bộ; hoàn thành chỉ tiêu xóa đói, giảm tỷ lệ hộ nghèo; quan tâm thực hiện các chính sách và phúc lợi xã hội
2.1.2 Tình hình phát triển giáo dục và đào tạo
Trong những năm qua, tình hình giáo dục và đào tạo tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã có nhiều chuyền biến tích cực, đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ Toàn
ngành tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm như : tiếp tục thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phô thông; đây mạnh phô cập giáo dục bậc trung học; thực hiện giáo dục cho mọi
Trang 29xã hội trong giáo dục; tập trung xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; tiếp tục xây đựng mạng lưới trường lớp, xây dựng cơ sở vật chất nhà trường theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, đồng bộ hóa; đây mạnh xã hội hóa giáo dục và hội nhập
giáo dục [ 34] Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đó vẫn còn một số vấn đề cần phải có giải
pháp căn cơ nhằm hướng đến mục tiêu phát triển giáo dục lâu bền trong thời gian tới a) Những kết quả đạt được :
- Chất lượng giáo dục các bậc học được nâng lên đáng kể Đến cuối năm 2004, tỉnh hoàn
thành chỉ tiêu phổ cập giáo dục trung học cơ sở (THCS) Đầu tư cho giáo dục tăng nhanh, chiếm tỷ lệ 14,8% tổng chỉ ngân sách địa phương, phát triển thêm nhiều trường học phổ thông và mầm non đạt chuẩn quốc gia Tính đến năm học 2006, đã có 59 trường đạt chuẩn quốc gia, trong đó: 13 trường mầm non, 24 trường tiểu học, 15 trường THCS, 7 trường THPT
- Về quy mô: hệ thống mạng lưới trường học phát triển tương đối nhanh Năm học 2006-2007 toàn tỉnh có tổng cộng 113 trường mầm non, mẫu giáo và nhà trẻ với 190 cơ sở; 144 trường tiểu học với 2.852 lớp và 85.243 hoc sinh trong đó chỉ có 886 học sinh ngồi cơng lập (0,96%) ; 70 trường THCS với 70.934 học sinh trong đó có 343 học sinh ngồi cơng lập
(0,46%); 27 trường THPT với 37.027 học sinh trong đó số học sinh ngồi cơng lập là 11.225
em (29,76%) Bình quân mỗi phường, xã có 1,5 trường mẫu giáo, mầm non , 02 trường tiêu
học, ít nhất 01 trường THCS Mỗi huyện, thị xã, thành phố có bình quân 03 trường THPT
Tổng số người đi học trong độ tuổi của toàn tinh là 241.281, bình quân cứ 04 người đân có 01 người đi học
- Về đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, theo tỉnh thần chỉ thị 40-CT/TW
của Ban Bí thư TW Đảng và quyết định 09/2005/QĐTTg của Thủ tướng Chính phủ,
Trang 3033,2%; giáo dục THPT có 1.534 / 1.560 giáo viên đạt chuẩn tỷ lệ 98,33% và 7,05% trên chuẩn
[34]
- Huy động được 2550 học viên tham gia lớp xoá mù và 2118 học viên ra lớp sau xoá mù Huy động được 53 lớp với 1514 học viên lớp phổ cập giáo dục bậc trung học trong đó huyện Tân Thành là đơn vị huy động tốt nhất với 16 lớp và 426 học viên Có 7749 học viên theo học các lớp ngoại ngữ, tin học tại các cơ sở ngoại ngữ - tin học trong tỉnh [34]
- Trên địa bàn tỉnh có 32 trường đại học, cao đẳng mở liên kết đào tạo tại tỉnh với 7.282 sinh viên và 4.011 học viên trung cấp chuyên nghiệp Trường Đại hoc Ba Ria- Vũng Tàu được thành lập và hoạt động theo cơ chế tư thục
- Về đầu tư cho giáo dục, trong năm học 2006-2007, bằng nguồn vốn địa phương toàn tỉnh đã xây dựng mới 482 phòng học với tổng số kinh phí trên 200 tỷ đồng Hiện nay, hầu hết là lớp học kiên cố, không có lớp học ca ba Ngành đã đầu tư 15.554 tỷ đồng đẻ trang bị máy vi tính cho các trường THCS và THPT
b.Những tôn tại cần giải quyết
- Chất lượng giáo dục toàn diện ở các vùng sâu, vùng xa chưa đạt do nhiều
nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chính là trình độ dân trí và nhận thức của người dân chưa
cao, một phần cũng do đời sống kinh tế khó khăn
- Công tác xã hội hoá giáo dục còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng, tiến độ xã hội hoá
giáo dục chưa được như dự kiến chang hạn như sự bề tắc trong việc thành lập các cơ sở giáo dục ngồi cơng lập , sự hạn chế hoạt động của các TTVH-HTCĐ xã,
- Ở một số đơn vị trường học, do thiếu giáo viên nên chưa đảm bảo việc giảng dạy một
số bộ môn như giáo dục thể chất, kỹ thuật, công nghệ, nhạc họa, tin học Đội ngũ giáo viên còn thiếu, chưa đồng bộ cũng là một khó khăn lớn cho việc triển khai đổi mới phương pháp dạy học
- Một số hiện tượng tiêu cực trong ngành đã được quan tâm, chấn chỉnh nhưng chưa được khắc phục triệt để, chẳng hạn như việc lạm thu nhiều khoản ngoài quy định ở một số đơn vị hay việc dạy thêm học thêm vẫn còn nhiều biến tướng
- Một bộ phận không nhỏ cán bộ quản lý đơn vị trường học chưa được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ quản lý, chưa phát huy hết vai trò trách nhiệm của mình, có lúc, có
Trang 31chất và quản lý tài chính Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới của sự nghiệp giáo dục [34]
Nhìn chung, giáo dục tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu trong những năm gần đây đã có rất nhiều chuyền biến tích cực, khỏang cách giữa thành thị và nông thôn, đặc biệt là các vùng sâu, vùng
xa đã được rút ngắn dần, đáp ứng được nhu cầu học tập của nhân dân, tạo nền táng vững chắc
trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho tỉnh nhà Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn nhiều yếu
kém, bất cập về đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý, về cách thức quản lý cũng như tầm nhìn
chiến lược và đây chính là mấu chốt cần cải tiến dé nâng cao chất lượng giáo dục tỉnh nhà 2.2 Tổng quan về huyện Tân Thành
2.2.1 Vi tri địa lý
Tân Thành nằm trên tuyến quốc lộ 51 nối Đồng Nai và thành phố Vũng Tàu,
là huyện cửa ngõ của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu về hướng nam từ thành phố Biên Hòa Huyện được
thành lập theo nghị định 45/CP ngày 02/06/1994 của Chính phủ và chính thức đi vào hoạt động
từ ngày 15/08/1994
Về ranh giới hành chính huyện Tân Thành :
Phía Đông giáp huyện Châu Đức thuộc tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
Phía Tây giáp thành phố Vũng Tàu và huyện Cần Giờ TP Hồ Chí Minh Phía Nam giáp thị xã Bà Rịa tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
Phía Bắc giáp tỉnh huyện Long Thành tỉnh Đồng Nai 2.2.2 Đặc điểm tự nhiên
Về thời tiết khí hậu : huyện Tân Thành nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa chung
của vùng Đông Nam bộ với khí hậu phân hóa thành hai mùa rõ rệt : mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 và mùa mưa từ tháng 05 đến thang 11
Trang 32Về chế độ thủy văn: địa bàn huyện chịu ảnh hưởng hệ thống sông rạch Thị Vải rất thuận lợi cho việc phát triển hệ thống các cụm cảng ven sông tạo nhiều cơ hội về phát triển dịch vụ cảng
2.2.3 Tình hình xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, giáo dục huyện Tân Thành Huyện Tân Thành có quy mô dân số là 112.000 người với mật độ khoảng 317 người
/km” Gồm có 9 xã và 1 thị trấn : thị trấn Phú Mỹ và các xã Mỹ Xuân, Hắc Dịch, Châu Pha,
Tóc Tiên, Tân Phước, Tân Hòa, Tân Hải, Phước Hịa và Sơng Xồi Trong đó các xã Hắc Dịch, Tóc Tiên, Châu Pha, Sông Xoài là các địa phương thuộc vùng sâu, kinh tế khó khăn Huyện
Tân Thành nằm trong vùng trọng điểm phát triển công nghiệp phía Nam của chính phủ, có điều
kiện tự nhiên thuận lợi lại nằm sát với khu vực dầu khí, có trục quốc lộ 51 nối liền với đường xuyên Á do vậy vốn của nhà nước và của nước ngoài đầu tư vào huyện Tân Thành rất lớn Với tổng vốn 3.956 tỷ USD trong đó vốn trong nước đầu tư là 2.349 tỷ với 38 dự án và vốn do nước
ngoài đầu tư là 1.607 tỷ USD với 43 dy án Đến năm 2005 cả tỉnh có 9 khu công nghiệp thì đã có 5 khu trên địa bàn huyện gồm khu công nghiệp Phú Mỹ 1 (954 ha), Mỹ Xuân A1 (300ha),
Mỹ Xuân A2 (370 ha), Mỹ Xuân BI (222 ha) và khu công nghiệp Cái Mép (660 ha) Địa bàn huyện đã và đang hình thành khu vực hành lang phát triển kinh tế đọc quốc lộ 51 về phía tây
bao gồm cụm các khu công nghiệp và cụm cảng với tầm cỡ quốc tế Nhiều công trình, nhà máy
lớn đã đi vào hoạt động sản xuất ồn định mà quy mô nhất là tổ hợp các nhà máy điện Phú Mỹ, nhà máy thép Phú Mỹ, thép VinaKyoel, nhà máy nghiền klin-ke Holcim, nhà máy phân đạm
Phú Mỹ, dự án đường ống dẫn khí Nam Côn sơn Về cảng biển hiện có cảng BaRia Serece đã
hoạt động từ năm 1997 Dự án xây dựng cảng quốc tế Cái Mép-Thị Vải và nạo vét đường tàu vào cảng Thị Vải có tổng vốn đầu tư 6.073 tỷ đồng; dự án cảng container- cảng Sai Gòn và Tập đoàn SSA (Mỹ) đầu tư 160 triệu USD, cảng container- cảng Sai Gòn và Tập đòan APMT (Đan Mạch) đầu tư 187 triệu USD dự kiến hòan thành vào năm 2010 Về tiểu thủ công nghiệp, hiện nay đã có 821 cơ sở sản xuất bao gồm các ngành nghề phục vụ cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng như khai thác đá, sản xuất vật liệu xây dựng, mộc dân dụng, chế biến nông sản, lương thực, thực phẩm
Nếu lấy mốc từ ngày thành lập huyện (1994) đến nay thì tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện
khá cao Trong thời gian mười năm, tông sản phẩm xã hội tăng bình quân 31,15% / năm và thu
Trang 332005 (Nguôn: Phòng Thống kê huyện 2006) Cơ cấu kinh tế trên địa bàn chuyển dịch theo hướng công nghiệp- dịch vụ- nông nghiệp Phương hướng mục tiêu năm năm tới (2006-2010) của Đảng bộ huyện Tân Thành vẫn theo hướng tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn
huyện là công nghiệp- thương mại, dịch vụ- nông nghiệp Riêng cơ cấu kinh tế của huyện tăng
mạnh theo hướng dịch vụ- công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và nông nghiệp Dự báo một số chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội huyện Tân Thành đến năm 2005
- Phan dau dat mức tăng trưởng tổng sản phâm (GDP) của huyện giai đoạn 2006-2010 đạt tốc độ tăng bình quân hàng năm 21,5% bao gồm : Công nghiệp địa phương tăng bình quân 24% / năm; nông , lâm, ngư nghiệp tăng 6,8% / năm trong đó trồng trọt tăng 5%, chăn nuôi tăng
10,6%; thương mại-dịch vụ tăng 25% / năm
- Giai đọan 2011-2015 dự kiến tăng trưởng GDP của huyện đạt khoảng 20,86% / năm
- Thực hiện đồng bộ các biện pháp giảm tỷ lệ tăng dân số thời kỳ 2006-2010 còn 0,77% / năm
Quy mô dân số đến năm 2010 là 150 ngàn người trong đó dân cư đô thị Phú Mỹ đạt 70 ngàn Bằng nhiều hình thức và mọi nguồn vốn đầu tư tạo việc làm, hàng năm có kế hoạch giải quyết tốt lao động và việc làm theo hướng phát triển thêm nhiều ngành nghề, nhiều cơ sở công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp địa phương và mở thêm nhiều cơ sở dạy nghề dé đào tạo tay nghề cho lao động
- Đầu tư nâng cao dân trí, phan đầu đến 2010 cải thiện dang ké điều kiện sống của các tầng lớp
dân cư bằng việc đầu tư y tế, văn hóa, thông tin, giao thông nông thôn, hệ thống điện lưới,
Phấn đầu đến năm 2010 giảm tỷ lệ hộ nghèo của huyện còn dưới 10%
Bảng 2.1 : Dự kiến cơ cấu kinh tế huyện Tân Thành giai đoạn 2006-2015 Diễn giải 2001 2005 2010 2015 Tổng số (%) 100 100 100 100 - Công nghiệp - Xây dựng 15,5 24,5 27,2 31,04 -Thương mại- Dịch vụ 522 51 594 61,94 - Nông, lâm, ngư nghiệp 32,3 24,5 13,4 7,02
(Nguén : Phòng Kinh tế huyện Tân Thành, 2005) Về văn hóa, giáo dục
Trong những nm qua, theo đà phát triển kinh tế xã hội, văn hoá-giáo dục huyện Tân Thành
Trang 34đầu của thập niên 90; dân trí được nâng cao và số người lao động đã qua đảo tạo tăng rõ rệt;
các cơ sở y tế được đầu tư cả về vât chất lẫn đội ngũ y, bác sĩ ( xem bảng 2.2); TTVH-HTCĐ
được xây dựng ở tất cả mười xã, thị trấn
Bảng 2.2 : Tình hình phát triển văn hóa- xã hội nm 2005 và kế hoạch 2006-2010 Chỉ tiêu Đ.vị 2005 Dự kiên kê hoạch 2006-2010 Bình quân 2006 2007 2008 2009 2010 01-05 | 06-10 I Lao động - Số người trong Người | 67.435 71.143 75056 | 79.180 | 83.540 | 88.130 5.4 5,5 độ tuổi lao động - Số lao động Người | 1.160 1.200 1.300 1.300 1.400 1.600 2,8 7.4 được giải quyết việc làm/năm aif 'Tạo việc làm mới
- Số người có việc | Người | 200 200 200 200 200 200 làm mới trong năm - Số hộ được vay | Hộ 100 105 110 115 120 125 -3 4.4 vốn Il J Giáo dục
-Mẫu giáo Cháu | 3.154 3.298 3.399 3.501 3.606 3.714 -3 2,9 - Tiéu hoc H.sinh | 10.908 10.956 11.284 11.620 11.970 12.330 3,6 2,9 - THCS H.sinh | §.991 9.260 9.537 9.823 10.117 10.420 14,6 11,4 - THPT H.sinh | 4.872 5.572 6.320 7.119 7.923 8.640 4,0 3,0 IV |Ytê ~- Cơ sở khám Cơsở | 8 10 10 10 10 10 chita bénh - Số giường bệnh | Giường | 6,45 6,45 6,45 6,45 6,45 6,45 trén 10.000 dan - Sé bac si/10.000 | Bacsi | 2.8 28 2,85 3,0 2,96 2,9 dan “Nguon : UBND huyện Tân Thành : “Quy hoạch phát triển thương mại dịch vụ thời kỳ} 2006-2015, định hướng đên 2020” 2.3 Thực trạng hoạt động TTVH-HTCPĐ tại huyện Tân Thành trong thời gian qua ( ứừ năm 2005 đến nay)
2.3.1 Quá trình xây dựng và phát triển mô hình TTVH-HTCP ở tỉnh BR-VT
Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu gồm 8 huyện, thị, thành phố trực thuộc : thành phố Vũng Tàu, thị xã Bà Rịa, các huyện Tân Thành, Châu Đức, Xuyên Mộc, Long Điền, Đất Đỏ và huyện Côn Đảo Có 82 đơn vị hành chánh cấp phường, xã, thị trấn : thành phố Vũng Tàu có 17 phường; thị xã Bà Rịa có 11 phường; huyện Côn Đảo không có đơn vị xã; huyện Long Điền có 6 xã, 1 thi tran; huyện Đất Đỏ có 7 xã, 1 thị trấn; huyện Xuyên Mộc có 12 xã, I thị trấn; huyện Châu Đức có I5 xã, I thị trấn và huyện Tân Thành có 9 xã, 1 thị trần
Từ năm học 2000-2001, sở Giáo dục- Đào tạo ( sở GD-ĐT) đã cử các chuyên
Trang 35TTHTCĐ do Bộ Giáo dục-Đào tạo tổ chức Tháng 03/2001, sở GD-ĐT tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu đã triển khai, tập huấn cho các cán bộ, giáo viên các TTGDTX huyện, thị để các thành viên nắm bắt mô hình mới thuộc hệ thống giáo dục không chính quy, mô hình này đã được xây
dựng và phát triển ở nhiều nước trên thế giới và cũng đã được xây dựng thí điểm ở một số tỉnh, thành trên toàn quốc Sở GD-ĐT cũng đã hướng dẫn nghiệp vụ cho các cán bộ, giáo viên các
TTGDTX về phương thức tổ chức hoạt động của TTHTCĐ xã, phường và phương pháp dạy các chuyên đề trong thời gian bồi dưỡng thường xuyên hè 2002, 2003
Ngày 27/09/2002 UBND tỉnh có công văn số 824/VP-UB đồng ý cho phép Sở GD-ĐT triển khai đề án xây dựng TTHTCĐ thí điểm giai đoạn 2002-2005 Sở GD-ĐT đã phối hợp với hội
Khuyến học tỉnh và UBND huyện Tân Thành để trao đổi biện pháp thực hiện Năm 2002,
UBND tỉnh quyết định chọn hai xã Phước Hòa (huyện Tân Thành) và Phước Thạnh (huyện Long Điền) làm thí điểm; và trên thực tế phong trào giáo dục cộng đồng ở hai địa phương này phát triển khá tốt nhưng cũng chỉ tập trung chủ yếu vào việc huy động người dân tham gia hoạt động xóa mù chữ, sau xóa mù chữ và hỗ trợ các trường trung học cơ sở trong công tác phổ cập giáo dục
Báo cáo sơ kết ba năm thực hiện đề án xây dựng TTHTCĐ giai đoạn 2002-2005 cho thấy việc xây dựng TTHTCĐ đã được chính quyền các địa phương chú trọng, tuy nhiên do chưa có quy
chế tổ chức và hoạt động TTHTCĐ nên mỗi nơi thực hiện mỗi cách nhất là về cơ cấu tô chức
nhân sự , nội dung học tập và nguồn kinh phí hoạt động Tính đến tháng 12/2006, sé luong TTHTCD v TTVH-HTCD trên toàn tỉnh như sau: - Năm 2002 : 02 TTHTCĐ thí điểm - Năm 2003 : 9 TTHTCĐ - Năm 2004 : 17 TTHTCĐ - Năm 2005 : 25 TTVH-HTCĐ - Năm 2006 : 59 TTVH-HTCĐ
Sở dĩ số lượng TTVH-HTCPĐ tăng vọt vào năm 2006 là do trong quá trình thực hiện dé án xây dựng TTHTCĐ giai đoạn 2002-2005 lãnh đạo chính quyền và các ban, ngành nhận thấy hoạt
động giáo dục, học tập của TTHTCĐ gắn liền với các hoạt động văn hóa của các trung tâm văn
hóa ( hoặc tụ điểm văn hóa) xã, phường vốn đã và đang tồn tại ở địa phương nên UBND tỉnh
Trang 36án xây dựng mô hình TTVH-HTCĐ và đề án đó được UBND tỉnh phê duyệt đồng thoi UBND
tỉnh cũng ban hành “Quy chế tạm thời tổ chức hoạt động Trung tâm Văn hóa- Học tập cộng
đồng xã, phường tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu” kèm theo Quyết định số 5114/2004-QĐ-UB ngày
16/07/2004 của UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu Trên cơ sở pháp lý đó, tiến trình xây dựng và
phát triển TTVH-HTCĐ ở Bà Rịa-Vũng Tàu đi vào hoạt động có định hướng, quy cũ hơn
Đề án “ Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2006-2010” của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cũng
nêu rõ các chỉ tiêu cụ thể mà ngành giáo dục tỉnh cần phấn đầu dé hoàn thành trong đó rất chú
trọng đến giáo dục không chính quy và hoạt động của các TTVH-HTCĐ :
- Nâng cao kết quả xóa mù chữ, phấn đấu tỷ lệ người biết chữ trong độ tuổi 15 trở lên từ 97% năm 2006 tăng 98% vào năm 2010; trong số đó đạt tỷ lệ 100% đối với người dân có độ tuổi từ 15 đến 35 Huy động đối tượng trẻ em không có điều kiện theo học hệ chính quy theo học
chương trình phổ cập đạt 70% đối với trẻ từ 6 đến 10 tuổi và trên 60% đối với trẻ từ 11 đến 14 tuổi
- Phan đấu trên 95% số cán bộ xã, phường, thị trấn và các huyện, thị xã, thành phố được học
tập, bồi dưỡng cập nhật kiến thức về quản lý, pháp luật, kinh tế, xã hội nhằm nâng cao năng lực công tác cho đội ngũ này
- Phần đấu đạt tỷ lệ 100% cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước
được tham gia các khóa đào tạo và đào tạo lại, bồi dưỡng, nâng cao trình độ về
chuyên môn, nghiệp vụ, quản lý, lý luận chính trị, tin học và ngoại ngữ
- Phấn đấu đến 2010 đạt tỷ lệ 90% số người lao động trong các lĩnh vực nông, lâm,
ngư nghiệp được tiếp cận và thụ hưởng các chương trình bồi đưỡng giúp người lao động nâng cao tầm hiểu biết, khả năng lao động, sản xuất, và nâng cao chất lượng cuộc sống
- Phấn đầu huy động số thanh, thiếu niên trong độ tuổi vào học ở các trường trung học phổ thông, trung học cơ sở, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề và bổ túc văn
hóa đạt tỷ lệ trên 90%
- Phan dau dat chuẩn công tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở đúng độ tuổi vào năm 2009 và phổ cập giáo dục bậc trung học vào cuối năm 2010
Để thực hiện được các mục tiêu đó, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nói chung và nhân dân huyện Tân
Thành nói riêng còn phải nỗ lực rất nhiều, phải đầu tư cả về cơ sở vật chất lẫn đầu tư về vốn
Trang 37TTVH-HTCĐ năm 2006 thì đã có 37/ 67 TTVH-HTCĐ được trang bị phương tiện truyền
thông gồm hệ thống loa phát thanh, một tivi màn hình 52 inches, một dàn máy vi tính Các TTVH-HTCĐ được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng gồm hội trường có sức chứa tối thiểu 100 người, một vài phòng chức năng, thư viện sách báo, phòng truyền thống và một sân khấu ngoài
trời Sự đầu tư đó góp phần tạo điều kiện tích cực thúc đây phong trào học tập, văn hóa, văn
nghệ ở xã, phường phát triển Số lượng các TTVH-HTCPĐ tăng nhanh và các hoạt động của trung tâm cũng đa dạng, phong phú và thiết thực hơn Cuối năm 2006 toàn tỉnh đã có 67 TTVH-HTCĐ, đạt 81,7% trên tổng số xã, phường, thị trấn trong tỉnh Số chuyên đề báo cáo ở cac TTVH-HTCD va số người tham gia cũng tăng vot so với những năm đầu Chỉ tính riêng hai năm 2005 và 2006 các TTVH-HTCĐ đã tổ chức báo cáo được 291 chuyên đề về cải tiến
phương pháp chăn nuôi, trồng trọt, cách sử dụng các loại phân bón và thuốc trừ sâu an toàn; về
an toàn vệ sinh thực phẩm; về ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường; về kế hoạch dân số, với số
người tham dự là 22.441 lượt; bên cạnh đó việc vận động học viên tham dự các lớp xóa mù chữ và sau xóa mù chữ cũng được thực hiện hiệu quả hơn, số người học trong toàn tỉnh là 7.921 người (nguồn: Phòng Giáo dục thường xuyên Sở GD-ĐT, 2007)
2.3.2 Thực trạng hoạt động của TTVH-HTCĐ ở huyện Tân Thành
Huyện Tân Thành được thành lập chưa lâu (1994) và do đặc điểm là địa phương có nhiều khu công nghiệp mới xây dựng nên tình hình dân số nhiều biến động, kinh tế - xã hội phát triển nhanh nhưng chưa ổn định kéo theo sự phức tạp không thể tránh khỏi của hệ thống
giáo dục địa phương Riêng về TTHTCPĐ, năm 2002 trên địa bàn huyện có xã Phước Hòa được
chọn xây dựng thí điểm mô hình TTHTCĐ Tuy nhiên lúc ấy chưa có quy chế và phương
Trang 38Tuy nhiên chuyến công tác ấy cũng không mang lại kết quả gì đáng kể vì đặc điểm vùng miễn, đặc điểm văn hoá, kinh tế, xã hội khác nhau
Sau khi có sự sáp nhập TTHTCĐ và trung tâm văn hóa xã đồng thời có quy chế tạm thời tổ chức hoạt động TTVH-HTCĐ được UBND tỉnh ban hành vào tháng 07 năm 2004, việc xây dựng và tô chức hoạt động TTVH-HTCĐ xã mới bắt đầu có chiều hướng chuyển động và phát triển Đến cuối năm 2006 cả mười xã, thị trấn thuộc huyện đều có TTVH-HTCĐ do UBND
huyện ra quyết định thành lập và chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Đảng ủy, UBND xã, thị
tran và sự quản lý nhà nước của Phòng GD-ĐT và Phòng Văn hóa-Thông tin- Thể thao huyện, thị Do hoạt động học tập cộng đồng là một đề tài khá mới và chưa có một quy chuẫn nào nên hầu hết các TTVH-HTCD chi tập trung chủ yếu vào các hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao theo từng đợt phong trào và tổ chức một số mô hình câu lạc bộ như câu lạc bộ yêu nhac, câu lạc bộ mỹ thuật, câu lạc bộ thơ ca cho người lớn tuôi, câu lạc bộ cầu lông chứ chưa
có kế hoạch hoạt động học tập cộng đồng lâu dai và ổn định Trong toàn huyện chỉ có duy nhất
TTVH-HTCĐ xã Hắc Dịch tổ chức và duy trì được hai đội bóng đá thiếu nhi, một lớp vẽ, một lớp nhạc, một đội văn nghệ và tổ chức được vài buổi nói chuyện chuyên đề nhưng chỉ xoay quanh chủ đề chăn nuôi (nhà máy chế biến thức ăn gia súc CP tài trợ và giới thiệu) và trồng trọt
( hướng dẫn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật) Qua khảo sát thực tế, người viết ghi nhận thực
trạng hoạt động của các TTVH-HTCĐ tại địa phương còn nhiều vấn đề cần nghiên cứu
Khảo sát thực trạng về nhận thức của người dân và của cán bộ, giáo viên về XHHGD và việc xây dựng XHHT, người viết hiểu ra rằng công tác tuyên truyền, vận động đóng vai trò rất quan trọng trong công cuộc xây dựng XHHT của địa phương
Trang 39giáo dục và xã hội học tập Đặc biệt tỉ lệ người dân có tham gia sinh hoạt, học tập tại các TTVH-HTCD rat hạn chế - 11,65% số người được hỏi - ( xem bảng 2.3)
Bang 2.3 Nhận thức của người dân về xã hội học tập T Nội dung câu hỏi Có Không T SL % SL %
1 | Quy vị từng nghe nói đến xã hội hóa giáo duc 144 | 54,13 | 122 | 45,87 2 | Quy vị từng nghe báo, đài tuyên truyền về phong
trảo xây dựng xã hội học tập trong toàn dân 183 | 68.80 | 83 | 31,20
3 | Quý vị có biết đến TTVH-HTCĐ ở địa phương
và có quan tâm đến hoạt động của nó 107 | 40,22 | 159 | 59,78
4 | Chính quyền và các tơ chức đồn thê thường tô
chức cho người dân sinh hoạt, học tập tại các | 94 | 35,33 | 172 | 64,67
TTVH-HTCD
5 | Các buổi học tập, trao đổi kinh nghiệm tai
TTVH-HTCĐ (nêu có) đều có chủ để và nội| 97 | 36,46 | 169 | 63,54
dung thiệt thực đôi với nhu câu của người dân 6 | Bản thân quý vị đã bao giờ tham gia sinh hoạt tạ | 31 | 11,65 | 235 | 88,35 TTVH-HTCD
Thực tế, việc có nghe nói đến hoặc có biết các khái niệm trên là một chuyện còn việc hiểu các
khái niệm đó như thế nào lại là chuyện khác Để chứng minh, người viết đã khảo sát bằng phiếu hỏi 156 đối tượng là giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, cán bộ các ban ngành trên địa bàn huyện Con số thu được cho thấy rằng ngay cả những người đang làm công tác giáo dục hoặc đang chịu trách nhiệm về sự nghiệp giáo dục tại địa phương nơi mình quán lý cũng chưa
hoàn toàn thống nhất về cách hiểu khái niệm “xã hội hoá giáo dục” (xem bảng 2.4) Con số
86,54% cán bộ, giáo viên được hỏi cùng đồng ý với nội dung 1, 3 và 4 chứng tỏ rằng đa số những người đang công tác trong ngành hoặc chịu trách nhiệm về hoạt động giáo dục đều hiểu được ý nghĩa bao hàm của XHHGD Tuy vậy khi được hỏi nội dung nào là đúng nhất, phù hợp nhất với khái niệm XHHGD thì chỉ có 42/156 (26,92%) chọn nội dung 4 là nội dung được xem là chuẩn nhất; số phiếu còn lại hoặc chọn sai lệch hoặc không trả lời Thật đáng ngại là một số khá đông đối tượng được khảo sát ( 53,85% và 63,46%) lại nghĩ đơn giản rằng muốn đây mạnh
XHHGD chỉ cần tập trung phát triển hệ thống giáo dục không chính quy (nội dung 5) hay đơn
giản hơn nữa là chỉ
Trang 40Bảng 2.4 Nhận thức của cán bộ, giáo viên về XHHGD Theo thay cô, anh chị, “xã hội hoá giáo dục” là : TT Nội dung Đồng ý | Tilé 1 | Mọi người đều phải có trách nhiệm và đều được hưởng quyền| 135 | 86,54 lợi về giáo dục 2 | Nhà nước bao cấp toàn bộ về giáo dục đối với mọi cấp học,| 12 | 7,69 bậc học 3 | Mọi ngành, mọi cơ quan, tô chức đều có nghĩa vụ tham gia| 135 | 86,54 hoạt động giáo dục
4 | Xã hội đóng góp về nhân lực, vật lực, tài lực cùng với Nhà 42 26,92
nước chăm lo sự nghiệp giáo dục
5 | Xây dựng và phát triển mạnh hệ thống giáo dục thường xuyên | 84 53,85 va giáo dục không chính quy
6 | Xây dựng nhiều loại hình trường lớp ở khắp mọi vùng, miền 99 | 63,46
Đáng ngại hơn nữa, còn một bộ phận không nhỏ (7,69%) cán bộ, giáo viên đến nay vẫn còn “ảo
tưởng” : XHHGD là nhà nước phải bao cấp toàn bộ, đây quả là một cách hiểu lệch lạc mà lỗi chính là do số cán bộ, giáo viên này thiếu thông tin hoặc do thái độ chưa quan tâm thật sự đến
sự nghiệp giáo dục toàn dân
Về khái niệm XHHT cũng được khảo sát qua đối tượng cán bộ, giáo viên Nếu đối với
người dân, mức độ chỉ nghe nói đến phong trào xây dựng XHHT qua các phương tiện thông tin
đại chúng chiếm tỷ lệ khá cao thì ngược lại số lượng cán bộ, giáo viên hiểu đúng ý nghĩa của cuộc vận động xây dựng XHHT ( nội dung 1 và 6) chiếm đa số với tỷ lệ 92,31% ( xem bảng 2.5) Điều này nói lên rằng công cuộc xây dựng XHHTT là sự nghiệp giáo dục của toàn Đảng, toàn dân đã được Đảng và Nhà nước triển khai rộng khắp trên toàn quốc Người dan du có trình độ hay không, có việc làm hay thất nghiệp và dù thuộc lứa tuổi nào cũng ít nhiều biết đến hoặc quan tâm đến công cuộc xây dựng XHHT đang diễn ra trên khắp mọi miền đất nước
Bảng 2.5 Nhận thức của cán bộ, giáo viên về XHHT Mục đích phong trào xây dựng xã hội học tập : TT Nội dung Đồng ý | Tilệ
1 | Xây dựng ý thức thường xuyên tự học, tự nâng cao trình độ| 144 | 92,31
nhận thức của mỗi người trong cộng đông