1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bước đầu nghiên cứu xây dựng mô hình nhà thuốc mẫu hướng tới đạt tiêu chuẩn GPP việt nam

58 656 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 58
Dung lượng 2,69 MB

Nội dung

Ngành Dược đã bước đầu thực hiện được một mục tiêu của chính sách quốc gia về thuốc, đó là: đảm bảo cung ứng thường xuyên và đủ thuốc có chất lượng đến người dân.. Tuy nhiên, bên cạnh nh

Trang 1

Bộ Y TÊTRƯỜNG ĐẠI HỌC Dược HÀ NỘI

-o o o -—

BƯỚC ĐẦU NGHIÊN c ứ u XÂY DựNG MÔ HÌNH

NHÀ THUỐC MẪU HƯỚNG TỚI ĐẠT

TIÊU CHUẨN GPP VIỆT NAM

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: PGS.TS NGUYỄN t h ị t h á i h ằ n g

TH.S ĐỖ XUÂN THẮNG SINH VIÊN THỰC HIỆN : TRẦN THỊ NGỌC ANH

THỜI GIAN THỰC HIỆN : THÁNG 9/2003 - 5/2004

Trang 2

ơ e N

^nữntỷ Um (ỷkùn, tkực hiệu đề tăi, em ầê nkận đtđọĩc ẳự Cỳiúp, đ& >i vẩt ừm tink

uă (ýỦ ỈKÚ4, cêa cđ Cỷlâứ- PQẳ- <Zế’NẹiUýễn, ^llụ ‘71 UdL cMằnẹ,, ckđ tíịùệm ếậ mồn 2.00*1

hỷ oă Ịzừdi tể ấteẹc cíuuỷ tliầiỷ (ỷidữ- ^ĩkạc 4Ĩ %ẫ Xađn < rĩkắWỷ - nÊiện(ỷ Uiầtỷ cằ ầê

tnực tiếp* lue&nq dẫn, đ ể em có- (ũạtữ ầết (ịud kỉtđc đầu, nătỷ KÙ4 ẹửi tâi ikầ4ỷ, cô-

ỈM cảm chđn, UừmU nhất.

£m CMUý ‘XÚI pkĩỹ- ầw&c <ỷM tớl câc tlíầỉỷ cđ (ỷiâữ- t/ưmq, ẳậ mồn 2.uẩn hỷ oă

Klnk tế ầw$c cătKỊ, tởăn, th ể câc Uiầíỷ cđ ẹiâờ- đê tham Cỷia (ỷicỏKỷ ầcuỷ em tnxmtỷ óúểi

5 năm kờc oừa Cỳua lăn(ỷ ỉũết ẩđu ảắc uZ iự nhiệt tình, tnuiỷền, Uiụ hiếu thức cuă

câc tkầiỷ cđ NUữnẹ kiến tkức đả dẽ lă nlú$u(ỷ Uănk ừuMCị, (ịỉú bâu cùntỷ ckúniỷ em

đi ấ&t cuậc (§M iự ncỷhìềp, của, tmnk.

Guẩi cỉuuỷ em xin, chđn tkănk cảm câc cô- hâc lênh đạữ- ể ề y tế Jịỏi

piùmcỷ, câc ỹhăncỷ CỊUCM Lị, dUeẹc, íkank tna, kiểm WỷkiệM ầwẹc ỹitẩm của ẳ ẻ cêncị,

nỉue câc cân ềậ (ịiiản lý củcõ phăncỷ y tể câc (ỳucm: Jlí GUĩùt-NcịẬ 2.iUỷềa-JỈ(m(ỷ

Hăn(ý tkănk Jịỏi PỈMUỷ đê tận, ừnk chl hảo-, ẹùíp, đ& em kữăn thănk khóa

luận năiỷ .

Xm cầm (&1 t>uă&uỷ đại hạc jbw@c đê du.\ clumẹ, em mội nẹkề nẹhìệp caứ-

CỳỦ, hữu, ích cho- cuậc đòti

Jíă nệl nẹthỷ 25 UỉÓMCị, 5 Hăm2004

ểmkiùíM,

<1/iầH> ^ỉụ Ncỹạc Ank

Trang 3

1.1 Những tư tưởng đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng,

Nhà Nước về vấn đề chăm sóc và bảo vệ sức khỏe con người 31.2 Một số tiêu chuẩn cung ứng thuốc cho cộng đồng 4

I Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu 11

1 Tinh hình nhà thuốc tư nhân trên địa bàn Hải Phòng 131.1 SỐ lượng nhà thuốc tư nhân trên địa bàn Hải Phòng 13

2 Kết quả khảo sát và phân tích thực trạng tại 30 nhà thuốc tư

nhân theo những qui định chính của Pháp lệnh hành nghề Y-Dược

tư nhân số 07/2003/PL-ƯBTVQH11 ngày 25/02/2003 17

2.3 HỒ sơ sổ sách và tài liệu chuyên môn pháp lý 21

Trang 4

QUI ƯỚC CHỮ VIẾT TẮT

CS&BVSKND: Chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

CSQGT: Chính sách quốc gia về thuốc

CSSK: Chăm sóc sức khỏe

CT: Chỉ thị

DS: Dược sĩ

DSĐH: Dược sĩ đại học

GPP: Good Pharmacy Practice: Thực hành nhà thuốc tốt

NTNN: Nhà thuốc tư nhân

QAT: Question - Advice - Treament: Hỏi - Khuyên - Điều trị

QĐ-BYT: Quyết định Bộ y tế

TT-BYT: Thông tư Bộ Y tế

TTLT-BTCCBCP-BYT: Thông tư liên tịch-Ban tổ chức cán bộ chính phủ-Bộ Y tế UBTVQH: ủ y ban thường vụ quốc hội

WHO: World health organization: Tổ chức y tế thế giổi

XHCN: Xã hội chủ nghĩa

Trang 5

Khái quát nội dung khóa luận

“Bước đầu nghiên cứu xây dựng mô hình nhà thuốc

hướng tới đạt tiêu chuẩn GPP Việt Nam”

MỤC TIÊU

1 Khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động của các NTTN trên địa bàn Hải Phòng

2 Xây dựng bản hướng dẫn thực hành nhà thuốc

3 Đề xuất 1 số ý kiến vói nhà quản lý các cấp

+ Cơ sở vật chất và trang thiết bị

+ HỒ sơ sổ sách, tài liệu chuyên môn, pháp lý

Trang 6

ĐẶT VÂN ĐỂ

Từ khi Đảng và Nhà nước cho phép thành phần kinh tế tư nhân được phép kinh doanh thuốc, việc đảm bảo thuốc phục vụ cho công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân đã có một sự chuyển biến mạnh mẽ Ngành Dược

đã bước đầu thực hiện được một mục tiêu của chính sách quốc gia về thuốc,

đó là: đảm bảo cung ứng thường xuyên và đủ thuốc có chất lượng đến người dân Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được, kể cả khối hành nghề Dược tư nhân cũng như khối hiệu thuốc thuộc khu vực nhà nước vẫn còn nhiều vấn đề cần khắc phục trong:

• Việc thực hiện những qui chế chuyên môn như: qui chế thuốc độc, qui chế kê đơn và bán thuốc theo đơn

• Hoạt động mua - bán thuốc của Nhà thuốc

• Trình độ thực hành của những người bán thuốc

• Mẫu hình hoạt động của một số nhà thuốc chưa thống nhất

Để góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của nhà thuốc, hướng tới lâu dài là đạt các tiêu chuẩn thực hành nhà thuốc tốt (Good Pharmacy Practice

- GPP), việc xây dựng một bản hướng dẫn chi tiết về thực hành nhà thuốc mẫu

là một vấn đề đáng được quan tâm Bản hướng dẫn sẽ giúp người hành nghề hoạt động theo đúng các thủ tục pháp lý, các qui chế hành nghề dược, các qui định chuyên môn cần thiết trong việc bán thuốc v.v , tiến tới một chuẩn thống nhất về thực hành nhà thuốc

Với mong muốn góp phần giải quyết một vấn đề mới đang dành được nhiều sự quan tâm của các cấp, các ngành, chúng tôi đã thực hiện đề tài:

“Bước -DẦU NGHtiN cứu XÂ Y Dựm MÔ HỈNH NHÀ THUỐC

MẪU NƯỚNG rớỉ i>Ạ T nêu CHUẨN GPP vtệr NAM'

Trang 7

Đề tài tiến hành nghiên cứu với 3 mục tiêu sau :

• Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động của các nhà thuốc tư nhân trên địa bàn Hải Phòng

• Từ thực trạng đó kết hợp với tiêu chuẩn GPP của thế giới và dự thảo GPP của Việt Nam, đề xuất xây dựng một cuốn tài liệu hướng dẫn thực hành nhà thuốc hướng tói thực hiện các tiêu chuẩn GPP của Việt Nam

• Kiến nghị với nhà quản lý các cấp một số ý kiến trong quản lý hành nghề Dược tại nhà thuốc tư nhân

Trang 8

PHẦNITỔNG QUAN1.1 Những tư tưởng, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về vấn đề chăm sóc, bảo vệ sức khỏe con người.

Năm 1989, Quốc hội ban hành Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân Đây là

cơ sở pháp lý cho mọi hoạt động trong lĩnh vực y tế ở Việt Nam, Bộ luật ghi

rõ “Công dân có quyền được bảo vệ sức khỏe, được phục vụ về chuyên môn y

tế Bảo vệ sức khỏe là sự nghiệp của toàn dân” [18]

Hiến pháp của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992

điều 39 về y tế đã qui định rõ: “Nhà nước đầu tư, phát triển và thống nhất quản

lý sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, huy động và tổ chức mọi lực lượng xã hội, xây dựng và phát triển nền y học Việt Nam, kết hợp phát triển Y tế nhà nước với y tế tư nhân, tạo điều kiện để mọi người dân được chăm sóc sức khỏe” [17]

Ngày 14/1/1993, Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII đã đưa ra nghị quyết về những vấn đề cấp bách trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân (CS & BVSKND) Quan điểm cơ bản

xuyên suốt nghị quyết Trung ương 4\ “Sức khỏe là vốn quí nhất của mỗi con

người và của toàn xã hội, là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Vì vậy, chúng ta phấn đấu để mọi người đều được quan tâm, chăm sóc sức khỏe” và “Bằng mọi cách, phải đảm bảo thuốc đến tay người dân thực sự cần dùng nó”

Nhằm triển khai chủ trương của Đảng, Thủ tướng Chính phủ đã giao nhiệm vụ cho ngành Y tế: “Bảo đảm cung ứng thường xuyên và đủ thuốc có

chất lượng đến người dân” Thực hiện Nghị quyết TƯ4, Nghị quyết SỐ37/CP

Thủ tướng Chính phủ ngày 20/06/1996 đã chính thức ban hành 2 văn bản:

“Định hướng chiến lược công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân (CS & BVSKND) giai đoạn 1996-2000” và “Chính sách quốc gia về thuốc

Trang 9

của Việt Nam”.[19]

Chiến lược công tác c s & BVSKND đã thể hiện rõ quan điểm của nhà

nước: Đa dạng hóa các hình thức tổ chức CSSK (nhà nước, dân lập và tư nhân) trong đó y tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo

Để khắc phục một số mặt hạn chế như mạng lưói phân phối thuốc chưa đều khắp, tình trạng lạm dụng thuốc trong điều trị gây tổn thất cho sức khỏe và

tốn kém cho người bệnh, Chính phủ đã ban hành Chính sách quốc gia vê thuốc

làm cơ sở cho ngành Dược nói riêng và ngành Y tế nói chung thực hiện tốt chức năng c s & BVSKND trong thòi kỳ mới CSQGT của Việt Nam có hai mục đích

cơ bản nhằm phục vụ tốt công tác phòng, chữa bệnh và BVSKND, đó là: đảm bảo cung ứng thường xuyên và đủ thuốc có chất lượng đến tận người dân đồng thòi đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và có hiệu quả [12]

Tháng 9/1993 UBTVQH đã ban hành Pháp lệnh hành nghề Y dược tư

nhân Và ngày 25/02/2003 Pháp lệnh hành nghê Y dược tư nhân số 07/2003/PL-UBTVQH11 đã ra đòi thay thế cho Pháp lệnh cũ.

1.2 Một số tiêu chuẩn cung ứng thuốc cho cộng đồng:

Theo một báo cáo của nhóm tư vấn của WHO: “Người tiêu dùng càng ngày càng tỏ ra thích tính thuận tiện và sẵn sàng của các loại dịch vụ có sẵn trên thị trường hơn là phải chờ đợi lâu tại các bệnh viện và các trung tâm y tế” Khi một người nhà bị ốm họ sẽ lựa chọn hoặc là đến bác sĩ khám bệnh hoặc

là tự mua thuốc để điều trị Thông thường thì nếu bị mắc các chứng bệnh thông thường thì người bệnh sẽ chọn cách tự mua thuốc chữa bệnh vì thuận tiện hơn, gần hơn về khoảng cách địa lý, tiết kiệm được thời gian và tiền bạc

Theo một nghiên cứu khảo sát đối với các bệnh nhân và hộ gia đình ởChâu Phi, Châu Á và Châu Mỹ La Tinh, việc thuốc có sẵn là một yếu tố quyết định chính cho bệnh nhân sẽ đi đến đâu để được CSSK.[23]

Dưới đây là một số yếu tố thúc đẩy người dân khi bị đau ốm đến tiếp cận vói cơ sở dịch vụ dược:

Trang 10

Thuận tiện: Việc tiếp cận với nhân viên y tế có thể sẽ không dễ vì họ có

thể ở xa và phương tiện giao thông lại thiếu Mặt khác tại các cơ sở y tế quá

tải, họ phải chờ đợi rất lâu và thông thường, các cơ sở y tế chỉ làm việc theo

giờ hành chính Trong khi đó ở hiệu thuốc, nhà thuốc thì thòi gian chờ đợi là

không đáng kể; mở cửa cả ngày và đêm

Sự sẵn có thuốc: Thậm chí nếu cơ sở y tế ở gần đó thì họ có thể sẽ

không nhận được sự chăm sóc hợp lý do khó khăn về kinh tế, khó khăn trong việc cung cấp trang thiết bị cơ bản cũng như thuốc thiết yếu và giường bệnh của cơ sở y tế Trong khi hiệu thuốc, nhà thuốc lại có thể cung cấp đủ thuốc cho khách hàng

Chi phí: việc tự mua thuốc chữa bệnh sẽ ít tốn kém hơn đối vói người

nghèo do ở quầy thuốc không phải trả phí tư vấn.

Ngoài các yếu tố trên thì khoảng cách từ nhà ở đến noi mua thuốc cũng

liên quan đến việc thúc đẩy hành vi lựa chọn dịch vụ dược Một cuộc nghiên cứu

ở Nha Trang cho thấy tất cả các gia đình được phỏng vấn (bao gồm 10 gia đình ở

nông thôn và 10 gia đình ở thành thị được chọn ngẫu nhiên) cho rằng khi bị ốm hiệu thuốc ở gần nhà là nơi đầu tiên họ nghĩ đến và là nơi đầu tiên họ đến.

Ngoài ra các yếu tố thu nhập gia đình, mức độ nặng nhẹ của bệnh cũng có ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn CSSK.[21],[24]

Trên cơ sở đó, tổ chức Y tế Thế giói (WHO) đã đưa ra 6 tiêu chuẩn để hướng dẫn, giám sát và đánh giá việc cung ứng thuốc cho tuyến y tế cơ sở như sau:

1 Thuận tiện: điểm bán thuốc gần dân, người dân đi đến điểm bán

thuốc bằng phương tiện thông thường trong khoảng thòi gian dưói 60 phút

2 Giờ giấc bán:

- Phù hợp với tập quán sinh hoạt của từng địa phương.

- Cần có hiệu thuốc phục vụ 24/24 giờ để phục vụ cấp cứu

- Thủ tục mua bán thuận tiện, nhất là thuốc thông thường, không cần đơn

Trang 11

3 Kịp thòi: có sẵn và đủ các loại thuốc đáp ứng nhu cầu, có thuốc cùng

loại để thay thế

4 Chất lượng thuốc đảm bảo Không bán các thuốc: Chưa có SDK

hoặc chưa được phép nhập, sản xuất; thuốc giả; thuốc kém chất lượng; thuốc quá hạn dùng

5 Hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn hợp lý.

6 Giá cả: phải đảm bảo giá thành điều trị hợp lý và niêm yết giá công

khai, Ổn định tương đối; giá thuốc phù hợp khả năng chi trả của từng đối tượng khác nhau Tiết kiệm chi phí cho cộng đồng và cá thể Bên cạnh đó cũng đảm bảo thu nhập và lãi hợp lý cho người bán thuốc.[7]

1.3 Vài nét về Nhà thuốc tư nhân.[7]

1.3.1 Khái niêm:

NTTN là một loại hình dịch vụ dược nằm trong mạng lưới lưu thông và phân phối thuốc, là cơ sở bán lẻ thuốc đến tận tay người dân, đồng thời có nhiệm vụ tư vấn, hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả NTTN

đô hộ thì hệ thống bán thuốc Tây y dần được hình thành và phát triển Năm

1864, xuất hiện hiệu thuốc đầu tiên ở Việt Nam mở tại Sài Gòn do một dược

sỹ người Pháp làm chủ Sau khi có ban Dược thuộc trường Đại Học Y Khoa

Hà Nội đã xuất hiện thêm các hiệu thuốc tập trung ở Hà Nội, Sài Gòn và Huế

nhưng không nhiều, nguồn thuốc chủ yếu nhập từ Pháp, riêng người Việt Nam thì đến năm 1934 mói có nhà thuốc được mở Năm 1954, miền Bắc được giải phóng, nhà nước tiến hành cải tạo ngành Dược tư doanh Đầu năm 1961 việc

Trang 12

cải tạo đã hoàn thành, nhà nước độc quyền từ sản xuất, xuất nhập khẩu đến phân phối thuốc Trong khi đó ở miền Nam, dưới chế độ Ngụy quyền, màng lưới bán thuốc chủ yếu do tư nhân đảm nhận và họ còn được phép mở các phòng bào chế riêng (tính đến 30/4/1975, toàn miền Nam có 2531 dược phòng (nhà thuốc), 124 viện bào chế của nhà nước, tư nhân và của liên doanh với nước ngoài).

Sau khi miền Nam được giải phóng, ngành Dược đã được tổ chức, quản

lý thống nhất trong phạm vi toàn quốc Nhà nước tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với miền Nam Hệ thống quốc doanh hoàn toàn độc quyền trong sản xuất và mua bán thuốc Chỉ thị số 24/CT ngày 8/7/1981 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng chính phủ) trong điều 1 có ghi: “Nhà nước

độc quyền sản xuất, cất giữ và mua bán tân dược” và điều 3 qui định:

“Nghiêm cấm tập thể và tư nhân sản xuất thuốc tiêm, bào chế tân dược và buôn bán tân dược hoặc dùng các nguyên liệu tân dược để làm thuốc”

Đến năm 1979, Việt Nam chỉ còn màng lưới bán thuốc quốc doanh, tư nhân hoàn toàn không tham gia vào cung ứng thuốc Hệ thống quốc doanh đã được phân bố rộng rãi trên các địa bàn trong cả nước Hầu hết các hiệu thuốc được phân bố theo địa bàn hành chính quận, huyện, thị xã Mỗi nơi đều có hiệu thuốc chính và một số điểm bán thuốc trực thuộc tại một số điểm dân cư hoặc bên cạnh các phòng khám đa khoa

Hệ thống bán thuốc quốc doanh đã có những đóng góp to lớn trong việc cung ứng thuốc phục vụ công tác phòng chữa bệnh, tham gia phục vụ cổng tác quốc phòng, cấp cứu chiến tranh, phòng chống thiên tai, dịch bệnh Nhưng do

cơ chế quản lý quan liêu bao cấp, sự độc quyền trong sản xuất kinh doanh cũng như sự hạn chế về vốn đầu tư, con ngưòi nên đã kìm hãm sự phát triển Nguồn thuốc sản xuất trong nước rất ít, chất lượng chưa cao, dạng bào chế và mẫu mã đon giản, nguồn thuốc nhập khẩu theo nghị định thư từ các nước XHCN không nhiều, thuốc ngoại chủ yếu gửi theo đường quà biếu nên không đáp ứng được

Trang 13

nhu cầu dùng thuốc ngày càng gia tăng dẫn đến tình trạng khan hiếm thuốc, xuất hiện việc buôn lậu, đầu cơ, tích trữ, tiêu cực ngày càng nhiều.

Ngoài thị trường tự do, thuốc trôi nổi không đảm bảo chất lượng được bán trên vỉa hè, chợ, bến tàu, bến xe, những người bán hầu hết không có trình

độ chuyên môn đã gây mất an toàn cho người dùng Các hiệu thuốc quốc doanh do khả năng hạn chế về cung câu nên số lượng và chủng loại thuốc nghèo nàn Trong khi đó thị trường tự do có nhiều loại thuốc hơn, từ các loại thuốc thông thường cho đến các loại thuốc đặc trị, số lượng cần bao nhiêu cũng có, kể cả các thuốc hiếm thậm chí cả những thuốc cấm nhưng chất lượng không đảm bảo và giá cả cao gấp nhiều lần giá trị thực của thuốc

Trước hiện trạng đó đồng thòi sau khi Đại hội Đảng VI (1986) chính thức định hướng nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần có sự quản lý của nhà nước, theo định hướng XHCN, Nhà nước cho phép thành phần kinh tế tư nhân được phép buôn bán thuốc tân dược, Bộ Y tế đã ban hành quyết định số 94/QĐ-BYT ngày 08/03/1989 cho phép mở nhà thuốc

tư nhân Như vậy từ năm 1989, NTTN chính thức tham gia vào hệ thống phân phối thuốc và đã tạo nên một sự chuyển biến mạnh mẽ trong việc đảm bảo nhu cầu thuốc cho công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

1.4 Khái niệm vê thực hành nhà thuốc tốt:[ll]

1.4.1 Khái niêm về GPP.

“Thực hành tốt nhà thuốc” (Good Pharmacy Practice, viết tắt GPP) là văn bản đưa ra các nguyên tắc cơ bản của ngưòi dược sỹ trong thực hành nghề nghiệp tại nhà thuốc trên cơ sở tuân thủ các tiêu chuẩn đạo đức và chuyên

môn ở mức cao hơn những yêu cầu pháp lý tối thiểu.

1.4.2 Muc đích:

Chính sách quốc gia về thuốc của Việt Nam có hai mục tiêu chính, đó là: Cung ứng thường xuyên và đủ thuốc có chất lượng đến ngưòi dân và đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, có hiệu quả Trong khi đó, phần lớn nguồn

Trang 14

thuốc do sản xuất trong nước hay nhập khẩu đến được đến tay người sử dụng

là nhờ vào hoạt động của các nhà thuốc “Thực hành nhà thuốc tốt” (Good Pharmacy Practice) là trách nhiệm và nghĩa vụ của các dược sỹ hoạt động tại nhà thuốc nhằm giúp nhân dân sử dụng thuốc một cách tốt nhất

Mục đích của việc xây dựng tiêu chuẩn GPP là nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của nhà thuốc Từ các hướng dẫn cơ bản về thực hành nhà thuốc người hành nghề có thể có nội dung cơ bản nhất để dễ dàng thực hiện theo đúng các qui định của nhà nước về các thủ tục pháp lý, các/qui chế hà]

nghề dược, các qui định chuyên môn cần thiết trong việc bán thpốc.

1.4.3 Các yêu cầu phải đảm bảo trons Thưc hành nhà thụéc tốt:ĩ221

- Người dược sỹ phải đặt lợi ích chăm sóc sức khỏe (fủa người bệnh bên cạnh lọi ích kinh tế của họ

- Cung cấp thuốc có chất lượng kèm theo thông tin về thuốc cùng những

tư vấn thích hợp cho người dùng và theo dõi việc sử dụng của họ để góp phần

sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, có hiệu quả và kinh tế

- Các hoạt động phải tiến hành đầy đủ và theo đúng các văn bản pháp qui

đã qui định về hành nghề dược: Các qui chế thuốc độc, hướng tâm thần, qui chế

kê đơn và bán thuốc theo đơn, qui chế nhãn, qui chế thông tin quảng cáo

- Xác định rõ những yêu cầu mà nhà thuốc phải đạt được

1.4.4 Nôi duns thưc hành nhà thuốc tốt.

• Các hoạt động liên quan đêh tâng cường sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật.

• Các hoạt động liên quan đến việc cung ứng, sử dụng thuốc và các sản phẩm y tế

• Các hoạt động liên quan đến tự chăm sóc sức khỏe

• Các hoạt động liên quan có khả năng ảnh hưởng đến thực hành kê đơn và sử dụng thuốc Ngoài ra, thực hành nhà thuốc tốt cũng bao gồm:

+ Sự phối hợp với các cán bộ y tế khác nhằm giảm thiểu sự lạm dụng và

sử dụng sai về thuốc

Trang 15

+ Có khả năng phân tích, đánh giá nghề nghiệp về quảng cáo thuốc và các sản phẩm y tế khác cho bệnh nhân.

+ Việc phổ biến các thông tin đánh giá về thuốc và công tác CSSK.+ Góp phần tham gia vào một số những giai đoạn của thử nghiệm lâm sàng (nếu được yêu cầu)

1.4.5 Tiêu chuẩn cần có của môt nhà thuốc thưc hành tốt:

• Nhân lực: số lượng, trình độ đáp ứng nhu cầu hành nghề

• Cơ sở vật chất và trang thiết bị cần thiết có đủ.

• Quy trình thao tác khi hoạt động được tuân thủ nghiêm túc

• Nguồn cung ứng: dồi dào, đảm bảo chất lượng, giá cả hợp lý

• Nguồn thông tin: đầy đủ, hiệu lực Lưu trữ khoa học, ghi chép thường xuyên, chu đáo, tài liệu tham khảo sẵn có, báo cáo kịp thời vói cơ quan

có thẩm quyền, phổ biến rộng rãi tỉ mỉ cho ngưòi dân có nhu cầu

• Có mối quan hệ chặt chẽ vói thầy thuốc, người bệnh trong việc kê đơn và sử dụng thuốc

• Bảo đảm bí mật các dữ liệu liên quan đến cá nhân

Trang 16

PHẦN IIKHẢO SÁT VÀ BÀN LUẬN.

I ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u

1 Đối tượng nghiên cứu:

Các nhà thuốc tư nhân trên địa bàn Hải Phòng

2 Phương pháp nghiên cứu:

2.1 Phương pháp hồi cứu số liệu:

Hồi cứu, phân tích đánh giá một số chỉ tiêu về các NTTN

2.2 Phương pháp tổng hợp, phân tích và xử lý số liệu :

2.5 Phương pháp đóng vai khách hàng (roỉe play).

3 Mẫu nghiên cứu:

n: cỡ mẫu cần nghiên cứu tức là số nhà thuốc cần khảo sát

N: số cá thể trong quần thể ở đây N=124

Trang 17

cc: Mức ý nghĩa thống kê

z a/ : Hê số (1 <y2) tin cây lấy ấn đinh

Chọn «=0,1 tương ứng với độ tin cậy là 90% thì tra bảng ta có

z « ^ , = 1 -6 5

d: Khoảng sai lệch cho phép Ấn định d = 0,1

P: Tỷ lệ ước tính dựa trên các nghiên cứu đã có trước, p = 0,9

Thay số vào ta có:

n _ 124 X 1,652 X (1 - 0,9)x0,9 2 0 5 9

0,12 X 123 + 1,652 X (1 - 0,9) X 0,9

Cỡ mẫu tối thiểu là 21 ỹi

Như vậyj a chọnjĩĩẫujig&ịênjá(u gồm 30 nhà thuốc tư nhân được chọn ngẫu nhiên từ 124 nhà thuốc trên địa bàn Hải Phòng

4 Nội dung nghiên cứu:

Dựa trên những qui đinh chính yếu nhất của Pháp lệnh hành nghề Y Dược

tư nhân số 07/2003/PL-UBTVQH11 ngày 25/02/2003 (Phần qui định đối với các nhà thuốc), đề tài đã lựa chọn và xây dựng để khảo sát một số chỉ tiêu sau:

- Nhận thức của chủ nhà thuốc

- Cơ sở vật chất và trang thiết bị

- Hồ sơ, sổ sách và tài liệu chuyên môn, pháp lý

- Thực hành tại nhà thuốc

- Thanh tra, tự kiểm tra nhà thuốc

Trang 18

1 ( Tình hìĩiH nhà thuốc tư nhân trên địa bàn Hải Phòng;

1.1 S ố lươns NTTN trên đỉa bàn:

Tính đến 31/12/2002, toàn thành phố có 124 nhà thuốc tư nhân, trong

đó phân bố như sau:

Bảng 1: Phân bô NTTN trên địa bàn Hải Phòng.

Trang 19

□ Q u ậ n N g ô Q u y ề n | T h ị x ã ĐỒ Sơn □ H u y ệ n A n H ải

Q H u y ệ n A n L ã o □ H u y ệ n Cá t H ải H H u y ệ n đ ả o Bạch Lo n g V ĩ

@ H u y ệ n đ ả o Cát Bà □ H u y ệ n Kiến Thụ y □ H u y ệ n T h ủ y N g u y ên

■ H u y ệ n T i ê n Lã ng □ H u y ệ n V ĩn h Bảo

Hình 1: Biểu đồ phân bố NTTN trên địa bàn Hải Phòng.

Nhận xét: Các NTTN phân bố không đồng đều, có sự chênh lệch rất lớn

giữa các quận và các huyện Hầu hết NTTN tập trung ở các quận nội thành,

trong đó tập trung chủ yếu ở 2 quận: Lê Chân (chiếm tỉ trọng 37,10%) và Ngô Quyền (chiếm tỉ trọng 33,06%) Còn ở các huyện, số NTTN rất ít Đặc biệt có

Trang 20

đến 3 huyện không có NTTN nào Điều này có thể lý giải như sau:

• Ở nội thành tập trung nhiều bệnh viện hơn, do đó có nhiều bệnh nhân mua thuốc hơn

• Thu nhập của người dân ở các quận nội thành cao hơn ở các huyện

ngoại thành nên có điều kiện hơn để chi phí về cho việc CSSK Mặt khác, dân

cư cũng đông đúc hơn do đó việc buôn bán thuận lợi hơn Vì vậy NTTN tập

trung chủ yếu ở các quận nội thành.

Các phân tích trên cho thấy hoạt động của các NTTN còn thiên về mục tiêu kinh tế

1.2 Tổ chức nhân sưtrons nhà thuốc:

Theo số liệu quản lý của Sở Y tế Hải Phòng, tổ chức nhân sự ở 124 nhà thuốc tính đến ngày 31/12/2002 như sau:

Bảng 2: Nhân sự ở các NTTN.

Dược sỹ chủ nhà thuốc

(124 người)

Người làm công việc chuyên môn giúp việc

cho chủ nhà thuốc (124 người)Đương chức Nghỉ hưu DS trung học Kỹ thuật viên Dược tá

81 (người)

(65,32%)

43 (người) (34,68%)

21 (người) (16,94%)

3 (người) (2,42%)

lOO(người)(80,64%)

Mỗi nhà thuốc có chủ nhà thuốc là dược sĩ đại học phụ trách và có một người làm công việc chuyên môn giúp việc cho chủ nhà thuốc

Nhận xét: Qua số liệu ở bảng trên, cho thấy dược sĩ chủ nhà thuốc hoặc

là đang đương chức hoặc là đã nghỉ hưu Không có dược sĩ nào chỉ tập trung

kinh doanh riêng ở nhà thuốc Số lượng người làm công việc chuyên môn tại

nhà thuốc có trình độ dược tá chiếm tỉ lệ rất lớn (đến 80,64%)

Trang 21

Hình 2: Biểu đồ biểu diễn tỉ lệ các dược sĩ chủ nhà thuốc

Hình 3: Biểu đồ biểu diễn tỉ lệ trình độ người làm công tác chuyên môn tại nhà thuốc.

Nhận xét chung:

Hệ thống hành nghề dược tư nhân đã cùng vói các hiệu thuốc quận, huyện của công ty Dược Hải Phòng tạo thành một mạng lưói bán thuốc rộng khắp từ thành phố đến tận xã, thôn Đây là một thị trường thuốc thuận lọi cho người dân: đủ về số lượng, phong phú, đa dạng

Hệ thống hành nghề Dược tư nhân đã:

• Góp phần đảm bảo cung ứng thuốc tói nhân dân một cách thuận lọi

Trang 22

• Giải quyết công ăn việc làm cho gần 300 người, giúp họ có thu nhập

Ổn định Đòi sống cán bộ dược được cải thiện rõ rệt

• Đóng góp một phần nhỏ cho ngân sách nhà nước thông qua việc đóng thuế của các nhà thuốc

Các thành tựu đáng khích lệ đó đã khẳng định vai trò của các thành phần kinh tế tư nhân trong cơ chế thị trường hiện nay

2 Kết quả khảo sát và phân tích thực trạng tại 30 nhà thuốc tư nhân theo những qui định chính của Pháp lệnh hành nghề Y-Dược tư nhân số 07/2003/PL-UBT V QH11 ngày 25/02/2003:

2.1 Nhân thức của chủ nhà thuốc vê thủ tuc, điều kiên pháp lý và pham vi hành nshề của nhà thuốc:

Nhận thức về thủ tục và điều kiện pháp lý để mở nhà thuốc:

Qua khảo sát thực tế, khi được hỏi về các thủ tục và điều kiện pháp lý cần thiết để dược sĩ có thể tiến hành mở nhà thuốc, tất cả 30 chủ nhà thuốc được hỏi đã trả lời được những điều kiện pháp lý cần thiết để mở một nhà thuốc, đạt tỉ lệ 100% nhà thuốc nhận thức được vấn đề này

Nhận thức về phạm vi hành nghề của nhà thuốc:

Vói câu hỏi: “Nhà thuốc là cơ sở bán buôn hay bán lẻ thuốc?”, khi khảo sát 30 nhà thuốc, kết quả thu được như sau:

Bảng 3: Nhận thức của chủ nhà thuốc về phạm vi hành nghề của nhà thuốc

Trang 23

Kết quả này có sự tương đồng ngẫu nhiên với kết quả thanh tra 6 tháng đầu năm 2003 của Thanh tra Sở Y tế Hải Phòng, sau khi thanh tra 110 cơ sở, phát hiện còn 11 cơ sở thanh tra (chiếm tỉ lệ 10%) vi phạm: Nhà thuốc vẫn còn bán buôn thuốc vói số lượng lớn.

2.2 Cơ sở vắt chất và trans thiết bi:

Bảng 4: Khảo sát diện tích nơi bán thuốc.

Chỉ tiêu diện tích nhà thuốc Sô lượng NTTN Tỉ lệ %

Trang 24

về diện tích tối thiểu Tuy nhiên trong tất cả các nhà thuốc đã khảo sát, không

có nhà thuốc nào bố trí chỗ ngồi cho bệnh nhân, người tàn tật, ngưòi già yếu, trẻ em, phụ nữ có thai Không có nhà thuốc nào bố trí chỗ ngồi để trao đổi giữa bệnh nhân vói dược sĩ

- Một số nhà thuốc diện tích hoạt động còn quá chật chội, thuốc men bị chất đống, diện tích để ngưòi bán thuốc tiếp xúc vói khách hàng quá ít nhưng lại đông khách, vì vậy ảnh hưởng đến việc đảm bảo chất lượng thuốc và mỹ quan

Các nhà thuốc này thường nằm ở trung tâm thành phố, các khu đông dân cư.

- Một số nhà thuốc có lượng khách không lớn, không phải chò đọi lâu mói mua được thuốc, do đó không cần thiết phải đặt ghế ngồi nếu diện tích khồng đủ rộng

- Mặt khác một số nhà thuốc phải chi phí tiền thuê nhà nên khó có thểthuê được địa điểm rộng nếu không có doanh thu lớn Do đó nếu theo dự thảoGPP yêu cầu nhà thuốc có diện tích tối thiểu là 20 m2 thì sẽ làm cho các nhà

s ò

Bàn luận:

- Theo qui định của thông tư 01/2004/TT-BYT và theo^iêu chuẩn GPP (thế giớycác nhà thuốc cần đáp ứng được các yêu cầu về diện tích để có thểđặt các tủ quầy, trang thiết bị, có nơi bán thuốc, nơi bảo quản thuốc, có noi tư vấn cho bệnh nhân, có chỗ ngồi cho người tàn tật, người già yếu

- Theo khảo sát thực tế, diện tích các tủ quầy để trưng bày thuốc và bảo quản thuốc cần tối thiểu là 6 m2, diện tích đi lại cho người bán thuốc tối thiểu

là 4 m2 Để có nơi tư vấn cho khách hàng, chỗ cho khách ngồi nghỉ chờ nghe

tư vấn thuốc, nơi đặt lavabo nhà thuốc cần có diện tích tối thiểu là 15 m 2

• Biển hỉẽu:

Trước đây, thông tư 04/2002/TT-BYT và hiện nay thông tư 01/2004/TT- BYT đã hướng dẫn chi tiết về mẫu biển hiệu nhà thuốc Tuy nhiên, qua quan sát thực tế tại 30 nhà thuốc, kết quả thu được như sau:

Trang 25

Bảng 5: Việc chấp hành qui định về biển hiệu của các nhà thuốc.

Hình 5: Biểu đồ tỉ lệ nhà thuốc có biển hiệu đúng và không đúng qui định

SỐ lượng nhà thuốc có biển hiệu đúng theo qui định chiếm tỉ lệ rất nhỏ

(13%) Trên các biển hiệu của các nhà thuốc, có nhà thuốc không ghi tên dược

sĩ chủ nhà thuốc, có nhà thuốc ghi phạm vi hành nghề: “Bán lẻ thuốc biệt

dược và hướng dẫn sử dụng thuốc”, có nhà thuốc thêm biểu tượng con rắn và

chiếc cốc Các nhà thuốc đều không nhận thức được trên biển hiệu của nhà

thuốc thừa và thiếu chi tiết gì Vì thế cần có hướng dẫn cụ thể về mẫu biển

hiệu cho các nhà thuốc để các nhà thuốc có một mẫu biển hiệu thống nhất

b Các trang thiết bị:

• Tủ quầy của các nhà thuốc đều là tủ kính khung nhôm Loại tủ này

có ưu điểm là đẹp, nhẹ, dễ nhìn thấy thuốc Tuy nhiên có nhược điểm là dễ bị

hấp thụ ánh sáng, nhiệt độ

Trang 26

• Túi đựng thuốc:

Theo qui định của thông tư số 01/2004/TT-BYT đối vói các cơ sở bán lẻ thuốc, thuốc giao cho người mua phải có bao bì hoặc được bao gói cẩn thận và trên đó có thể ghi tên thuốc, nồng độ, hàm lượng

Qua theo dõi và khảo sát, không có nhà thuốc nào có túi đựng thuốc hay bao bì riêng để bao gói thuốc cho khách hàng Tất cả các nhà thuốc đều không nhận thức được bao bì đóng gói riêng góp phần hướng dẫn sử dụng thuốc mà ngưòi bán chỉ sử dụng bao gói với chức năng chứa đựng Vì vậy đa

số các thuốc đã có bao bì của các nhà sản xuất như lọ, ống, vỉ được đưa trực tiếp cho người mua mà không có bao bì đóng gói riêng cho từng loại thuốc

Cần có hướng dẫn về bao gói để có một mẫu thống nhất cho các nhà thuốc nhằm tiến tới đạt các tiêu chuẩn GPP.

Các nhà thuốc nên dùng túi giấy để ghi được :

1 Tên, địa chỉ, số điện thoại của nhà thuốc

2 Tên người dùng (Người mua)

3 Tên thuốc, nồng độ, hàm lượng, số lượng, liều dùng, cách dùng

4 Nên ghi thêm dòng chữ: “Dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn”

+ Thể hiện văn minh thương mại

2.3 Hồ sơ sổ sách và tài liêu chuyên môn:

Là cơ sở bán thuốc, nhà thuốc cần có sổ sách theo dõi, ghi chép việc

mua bán thuốc Theo qui định, nhà thuốc cần có sổ mua bán thuốc thường, sổ

Trang 27

mua bán thuốc độc Hầu hết các nhà thuốc có đủ các loại sổ nêu trên do các TTYT đã có sổ in sẵn theo mẫu để bán cho các nhà thuốc Qua khảo sát 30 nhà thuốc kết hợp với thanh tra khảo sát của thanh tra Sở Y tế, các loại sổ sách

và tài liệu chuyên môn của các nhà thuốc như sau:

Bảng 6: Các loại sổ sách và tài liệu chuyên môn tại các nhà thuốc.

u

-Sổ mua thuốc

Sổ thuốc độc

Sổ thuốc hướng tâm thần

Qui chế chuyên môn

Tài liệu đã tập huấn

Sổ theo dõi ADR

Sổ thanh, kiểm tra

Hình 6: Biểu đồ tỉ lệ các loại sổ sách và tài liệu chuyên môn

mà các nhà thuốc cố.

Trang 28

Nhận xét:

- Sổ mua thuốc là rất cần thiết Trong sổ mua thuốc nhà thuốc sẽ ghi luôn tên thuốc, nơi mua, số lượng mua, giá tiền, số lô, hạn dùng của thuốc

- Do việc mua bán thuốc hướng tâm thần rất phức tạp nên các nhà thuốc

ít kinh doanh loại thuốc này Vì vậy, không có nhà thuốc nào có sổ thuốc hướng tâm thần Mặt khác nếu nhiều loại sổ thì không thể thao tác nhanh và gây tốn kém cho nhà thuốc Nên chăng, qui định ghi chung sổ thuốc độc và sổ thuốc hướng tâm thần

- Hiện nay Bộ Y tế yêu cầu các nhà thuốc phải lưu giữ các hóa đơn, chứng từ khi mua thuốc để quản lý giá thuốc Không có hóa đơn chứng từ mua thuốc sẽ bị xử phạt nghiêm khắc Vì thế cần lưu giữ hoá đơn mua bán

- Riêng sổ theo dõi ADR (ADR là phản ứng có hại của thuốc) thì 100% nhà thuốc chưa có và có đến 90% chủ nhà thuốc chưa hiểu ADR và tầm quan trọng của việc cần phải theo dõi, ghi chép ADR mặc dù có ý kiến phản hồi từ người mua thuốc Để đạt tiêu chuẩn GPP, nhà thuốc cần lưu ý ghi chép các thông tin ADR Điều này giúp cho việc hướng dẫn sử dụng thuốc được chính xác và an toàn

- Theo qui định, sau khi bán thuốc độc, hướng tâm thần, ngưòi bán thuốc phải ghi vào sổ bán thuốc (sổ xuất thuốc) theo mẫu in sẵn và phải điền đầy đủ các mục có trong sổ nhằm dễ dàng cho việc quản lý, thanh kiểm tra của các cơ quan chức năng

Để khảo sát đánh giá 30 nhà thuốc về việc ghi chép sổ sách sau khi bán

thuốc độc, thuốc hướng tâm thần của các nhà thuốc, với câu hỏi “Việc ghi

chép sổ bán thuốc độc, thuốc hướng tâm thẩn khi bán thuốc có khó khăn

không?” thì cả 30 nhà thuốc (chiếm tỉ lệ 100% số nhà thuốc được hỏi) khẳng định khó thực hiện việc này Theo họ, có nhiều nguyên nhân:

+ Do bận bán hàng không kịp ghi sổ

Trang 29

+ Do bản thân đơn thuốc không đúng qui định và không đầy đủ thông tin để ghi vào sổ.

+T5õTchông thể dễ dàng phân biệt được thuốc nào là thuốc độc, thuốc hướng tâm thần

Và khi được hỏi: “Thời điểm ghi sổ là trước khi đưa thuốc cho khách, ngay sau khi bán xong hay cuối ngày ghi một thể ?”, thì trong số

30 ngưòi bán thuốc được khảo sát có tới 20 ngưòi được hỏi (chiếm tỉ lệ 66,67%) trả lòi là để cuối ngày ghi một thể Hiển nhiên việc ghi chép này không thể chính xác được Nhưng trên thực tế, ghi sổ ngay sau khi bán thuốc cũng có nhiều điểm bất lợi Theo quan sát thực địa, thời gian bán trung bình cho một đơn thuốc mất khoảng hơn 5 phút, nếu còn thêm thời gian ghi sổ ngay khi bán hàng thì sẽ khó lòng phục vụ được khách hàng nhanh chóng nhất

tránh bỏ sót lúc đông khách Hiện nay ở Hải Phòng đã có 5 nhà thuốc trang bị

máy vi tính để phục vụ công việc mua bán

Nếu có điều kiện, các nhà thuốc qui mô lớn có thể trang bị thêm

camera để có thể ghi lại mọi hoạt động diễn ra trong ngày, giúp chủ nhà thuốc

có thể theo dõi hoạt động của nhân viên, kiểm tra việc mua bán thuốc nhằm tránh được những sai sót Khi có trường hợp xấu xảy ra: bán nhầm thuốc hoặc

Ngày đăng: 18/09/2015, 12:46

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Y tế (2001), Qui trình và danh mục thanh tra Dược, nhà xuất bản Y học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Qui trình và danh mục thanh tra Dược
Tác giả: Bộ Y tế
Nhà XB: nhà xuất bản Y học
Năm: 2001
4. Bộ Y tế (1999), Xây dựng Y tê'Việt Nam công bằng và phát triển, nhà xuất bản Y học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng Y tê'Việt Nam công bằng và phát triển
Tác giả: Bộ Y tế
Nhà XB: nhà xuất bản Y học
Năm: 1999
5. Bộ môn quản lý và kinh tế dược (2001), Giáo trình Kinh tế Dược, trường đại học Dược Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Kinh tế Dược
Tác giả: Bộ môn quản lý và kinh tế dược
Năm: 2001
6. Bộ môn quản lý và kinh tế dược (2002), Giáo trình Pháp chế hành nghề 'dược, trường Đại học Dược Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Pháp chế hành nghề 'dược
Tác giả: Bộ môn quản lý và kinh tế dược
Năm: 2002
7. Bộ môn quản lý và kinh tế dược (1998), Giáo trình dược xã hội học, trường Đại học Dược Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình dược xã hội học
Tác giả: Bộ môn quản lý và kinh tế dược
Năm: 1998
8. Nguyễn Thanh Bình (1998), Cách tính cỡ mẫu và kỹ thuật chọn mẫu trong nghiên cứu dịch tễ dược học, Bài giảng Dược xã hội học, trường đại học Dược Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cách tính cỡ mẫu và kỹ thuật chọn mẫu trong nghiên cứu dịch tễ dược học
Tác giả: Nguyễn Thanh Bình
Năm: 1998
12. Nguyễn Thị Thái Hằng (2001), “Chính sách quốc gia về thuốc của Việt Nam”, Bài giảng Dược xã hội học, trường đại học Dược Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Chính sách quốc gia về thuốc của Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Thị Thái Hằng
Năm: 2001
13. Bùi Minh Hằng (2001), Góp phần nghiên cứu, xây dựng kho đạt tiêu chuẩn GSP, khóa luân tốt nghiệp dược sĩ đại học, trường đại học Dược Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Góp phần nghiên cứu, xây dựng kho đạt tiêu chuẩnGSP
Tác giả: Bùi Minh Hằng
Năm: 2001
14. Vũ Chu Hùng (1997), Hướng dẫn thực hành tốt sản xuất thuốc của các nước ASEAN - ASEAN Good Manuỷacturìng Practices Guidelines, nhà xuất bản Y học Sách, tạp chí
Tiêu đề: (1997), Hướng dẫn thực hành tốt sản xuất thuốc của các nước ASEAN - ASEAN Good Manuỷacturìng Practices Guidelines
Tác giả: Vũ Chu Hùng
Nhà XB: nhà xuất bản Y học
Năm: 1997
15. Lê Hùng Lâm, Đặng Xuân Khoát (1998), Nghiên cứu sức khỏe công cộng, nhà xuất bản Y học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu sức khỏe công cộng
Tác giả: Lê Hùng Lâm, Đặng Xuân Khoát
Nhà XB: nhà xuất bản Y học
Năm: 1998
17. Quốc hội (1992), Hiến pháp của nước cộng hòa XHCN Việt Nam năm 1992 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quốc hội (1992)
Tác giả: Quốc hội
Năm: 1992
19. Trường Đại học Y tế cộng đồng (2000), Quản lý nhà nước về cung ứng thuốc trong cơ chế thị trường, Nhà xuất bản Y học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý nhà nước về cung ứng thuốc trong cơ chế thị trường
Tác giả: Trường Đại học Y tế cộng đồng
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học
Năm: 2000
20. ủ y Ban thường vụ Quốc hội (2003), Pháp lệnh hành nghê Y dược tư nhân s ố 0712003IPL-UBTVQH11.TÀI LIỆU TIẾNG ANH Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pháp lệnh hành nghê Y dược tư nhân s ố 0712003IPL-UBTVQH11
Tác giả: ủ y Ban thường vụ Quốc hội
Năm: 2003
21. Carolin Cederloí and Goran Tomson (1995), “Private Pharmacies and the health Sector Reỷorm”, Joumal of Social Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Private Pharmacies and the health Sector Reỷorm
Tác giả: Carolin Cederloí and Goran Tomson
Năm: 1995
22. Lilani Knimaranayake (1997), The role of regulation in ỷluencing private sertoractivity xvithin health sector reỷorm-Joumal of International development Vol.9.No.4.641-649 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The role of regulation in ỷluencing private sertoractivity xvithin health sector reỷorm
Tác giả: Lilani Knimaranayake
Năm: 1997
24. Managing drug Supply (2000), “Introductỉon”, Management sciences for healthy collaboration with the world health organization, WHO, pp.6-13 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Introductỉon
Tác giả: Managing drug Supply
Năm: 2000
2. Bộ Y tế (2004), Thông tư 01/2004/TT-BYT ngày 06/01/2004 hướng dẫn về hành nghề Y- Dược tư nhân Khác
3. Bộ Y tế (1989), Quyết định số 94/QĐ-BYT ngày 08/03/1989 qui định về mở nhà thuốc tư nhân Khác
9. Cục quản lý Dược, Báo cáo tổng kết công tác dược năm 2002 &amp; triển khai k ế hoạch năm 2003 Khác
10. Cục quản lý Dược, Báo cáo tổng kết công tác dược năm 2003 &amp; triển khai k ế hoạch năm 2004 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w