1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

Bước đầu nghiên cứu xây dựng mô hình quản lý môi trường sông phan dựa

98 419 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 98
Dung lượng 1,86 MB

Nội dung

Ngành, các vấn đề môi trường chưa được giải quyết ổn thỏa, người dân chưa nhận thức sâu sắc về bảo vệ môi trường dòng sông đối sự phát triển bền vững, chưa thực sự chủ động tích cực tham

Trang 1

-

HÀ THỊ NGUYỆT

BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MÔ HÌNH

QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG SÔNG PHAN

DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Trang 2

-

HÀ THỊ NGUYỆT

BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MÔ HÌNH

QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG SÔNG PHAN

DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

TS VĂN DIỆU ANH

Trang 3

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BẢN XÁC NHẬN CHỈNH SỬA LUẬN VĂN THẠC SĨ

Họ và tên tác giả luận văn: Hà Thị Nguyệt

Đề tài luận văn: Bước đầu nghiên cứu xây dựng mô hình quản lý môi trường sông Phan dựa vào cộng đồng

Chuyên ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trường

Mã số SV: CA130059

Tác giả, người hướng dẫn khoa học và Hội đồng chấm luận văn xác nhận tác giả đã sửa chữa, bổ sung luận văn theo Biên bản họp Hội đồng ngày 24 tháng 10 năm 2015 với các nội dung sau:

1 Đã chỉnh sửa lỗi chính tả, cập nhật số liệu và sắp xếp lại tài liệu tham khảo theo quy định

2 Đã chỉnh sửa chương 1, cập nhật và đánh giá hiệu quả một số mô hình ở Việt Nam

3 Đã bổ sung và làm rõ tác động của cộng đồng đến chất lượng nước sông Phan

4 Đã bổ sung phân tích lợi ích của người dân khi tham gia vào mô hình

5 Bổ sung làm rõ nguồn kinh phí để duy trì và vận hành mô hình, cũng như vận hành hai công trình xử lý nước thải và chất thải rắn cho cụm xã Tề Lỗ và Đồng Văn

6 Đã bổ sung bản đồ vị trí khu xử lý tập trung CTR tại xã Đồng Văn

Hà Nội, ngày… Tháng….năm 2015

Giáo viên hướng dẫn

Văn Diệu Anh

Tác giả luận văn

Hà Thị Nguyệt CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu độc lập của bản thân với sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn Những thông tin số liệu, dữ liệu đưa ra trong luận văn được trích dẫn rõ ràng, đầy đủ về nguồn gốc Những số liệu thu thập và tổng hợp của cá nhân bảo đảm tính khách quan và trung thực

Tác giả

Hà Thị Nguyệt

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy, cô giáo Viện Khoa học

và Công nghệ Môi trường, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã truyền dạy những kiến thức thiết thực và tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành khóa học

Với lòng biết ơn sâu sắc tôi xin chân thành cảm ơn TS Văn Diệu Anh đã trực tiếp hướng dẫn chỉ bảo tận tình giúp tôi hoàn thành luận văn

Tôi bày tỏ lời cảm ơn tới Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường Vĩnh Phúc, anh chị em đồng nghiệp, gia đình, bạn bè đã động viên tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành luận văn này

Tác giả

Hà Thị Nguyệt

Trang 6

MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC CÁC HÌNH

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG 5

1.1 Cơ sở lý luận và thực tiễn hình thức quản lý môi trường dựa vào cộng đồng 5

1.1.1 Khái niệm quản lý môi trường dựa vào cộng đồng 5

1.1.1.1 Khái niệm về cộng đồng 5

1.1.1.2 Khái niệm quản lý môi trường dựa vào cộng đồng 5

1.1.1.3 Vai trò của cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường 7

1.1.2 Mức độ tham gia của cộng đồng trong quản lý bảo vệ môi trường 8

1.1.3 Tiến trình xây dựng mô hình bảo vệ môi trường dựa vào cộng đồng 11

1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực quản lý môi trường dựa vào cộng đồng 14

1.3 Tình hình nghiên cứu và áp dụng mô hình quản lý môi trường dựa vào cộng đồng trên thế giới và Việt Nam 15

1.3.1 Tình hình ngiên cứu và áp dụng mô hình quản lý môi trường dựa vào cộng đồng qua một số mô hình trên thế giới 15

1.3.2 Tình hình nghiên cứu và áp dụng mô hình quản lý môi trường dựa vào cộng đồng ở Việt Nam 16

CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG SÔNG PHAN 19

2.1 Giới thiệu chung về sông Phan 19

2.1.1 Điều kiện tự nhiên 19

2.1.1.1 Vị trí địa lý 19

Trang 7

2.1.1.2 Đặc điểm địa chất, địa mạo 20

2.1.1.3 Đặc điểm khí tượng khí hậu, thủy văn 20

2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 22

2.1.2.1 Đặc điểm dân số 22

2.1.2.2 Công tác y tế và chăm sóc sức khỏe và kế hoạch hóa gia đình 24

2.1.2.3 Vệ sinh môi trường 25

2.1.2.4 Công tác thủy lợi 26

2.1.3 Tình hình khai thác và sử dụng nước sông Phan 26

2.2 Hiện trạng chất lượng nước và hoạt động xả thải vào sông Phan 28

2.2.1 Thống kê tổng hợp các nguồn thải tác động vào sông Phan 28

2.2.1.1 Nước thải 28

2.2.1.2 Chất thải rắn 32

2.2.2 Hiện trạng chất lượng môi trường nước sông Phan 33

2.3 Ảnh hưởng của các hoạt động phát triển kinh tế xã hội trong khu vực đến chất lượng nước sông Phan 37

2.3.1 Ảnh hưởng của hoạt động nuôi trồng thủy sản 37

2.3.2 Ảnh hưởng của hoạt động nông nghiệp 38

2.3.3 Ảnh hưởng của hoạt động công nghiệp 39

2.3.4 Ảnh hưởng của quá trình tăng dân số và đô thị hóa 40

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG SÔNG PHAN DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG 42

3.1 Mô hình quản lý môi trường sông Phan hiện nay 42

3.1.1 Quy định chung về bảo vệ môi trường nước sông 42

3.1.2 Tổ chức quản lý môi trường lưu vực sông Phan hiện nay 42

3.2 Các cơ sở đề xuất 43

3.2.1 Xác định chức năng môi trường sông Phan 43

3.2.2 Quy hoạch, quản lý cảnh quan sinh thái và tài nguyên sinh học 44

Trang 8

3.2.4 Giải pháp quy hoạch các điểm tiếp nhận và xử lý nước thải 45

3.3 Đề xuất mô hình quản lý môi trường dựa vào cộng đồng 48

3.3.1 Phương pháp đánh giá, xác định và lựa chọn mô hình quản lý 48

3.3.2 Xây dựng mô hình tổ chức quản lý môi trường sông Phan dựa vào cộng đồng 52

3.3.3 Áp dụng triệt để nguyên tắc tự nguyện vào quy trình hỗ trợ thành lập các tổ chức cộng đồng 54

3.4 Xây dựng mô hình thí điểm bảo vệ môi trường sông Phan dựa vào cộng đồng cho hai xã Đồng Văn và Tề Lỗ huyện Yên Lạc 57

3.4.1 Cơ sở xây dựng mô hình quản lý bảo vệ môi trường đối với xã Đồng văn và Tề Lỗ 57

3.4.2 Xây dựng Quy chế về bảo vệ môi trường đối với xã Tề Lỗ - Đồng Văn 60 3.4.2.1 Cơ cấu tổ chức 60

3.4.2.2 Quy chế về quản lý bảo vệ môi trường 61

3.4.2.3 Quy chế hoạt động của tổ chức Hợp tác xã vệ sinh môi trường 64

3.4.3 Đề xuất mô hình trạm xử lý nước thải cho cụm dân cư xã Tề Lỗ 69

3.4.4 Mô hình Khu xử lý chất thải rắn cho xã tề Lỗ và Đồng Văn 73

3.4.5 Hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường đối với cộng đồng khi tham gia đầu tư xây dựng mô hình quản lý 76

3.4.6 Kinh phí duy trì hoạt động của bộ máy HTXVSMT và duy trì bảo dưỡng vận hành công trình xử lý nước thải, rác thải 77

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 79

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 82

PHỤ LỤC 85

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Chế độ thời tiết tại các trạm khí tượng 21

Bảng 2.2 Mực nước lũ lớn nhất vùng dự án sông Phan 22

Bảng 2.3 Thống kê dân số tỉnh Vĩnh Phúc 23

Bảng 2.4 Diện tích và dân số các xã trong lưu vực sông Phan 23

Bảng 2.5 Hệ thống trạm bơm tưới chính trong lưu vực sông Phan 27

Bảng 2.6 Hệ thống kênh mương thuộc sông Phan 27

Bảng 2.7 Thống kê các nguồn thải chính thuộc lưu vực sông Phan 29

Bảng 2.8 Ước tính tải lượng thải các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên lưu vực sông Phan đến 2020 39

Bảng 2.9 Ước tính khối lượng nước thải từ khu đô thị, khu dân cư trên lưu vực sông Phan đến năm 2020 40

Bảng 3.1 Tóm tắt các mô hình theo mức độ tăng dần quyền sở hữu của cộng đồng 50

Bảng 3.2 Dân số tại khu vực xã Tề Lỗ - Đồng Văn 58

Bảng 3.3 Tính toán mức tăng dân số và khối lượng nước thải tại thôn Nhân Lý 71

Bảng 3.4 Hiện trạng phát sinh CTR trên khu vực Tề Lỗ - Đồng Văn 73

Trang 10

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1 Các bước tham gia của cộng đồng trong mô hình quản lý bảo vệ môi

trường sông Phan 9

Hình 1.2 Tiến trình quản lý môi trường dựa vào cộng 13

Hình 2.1 (a) Sơ đồ lưu vực sông Phan; (b) Phụ hệ Nam sông Phan 19

Hình 2.2 Bản đồ vị trí các điểm quan trắc môi trường nước mặt sông Phan 34

Hình 2.3 Giá trị nồng độ BOD5 nước sông Phan năm 2013 35

Hình 2.4 Giá trị hàm lượng TSS nước sông Phan năm 2013 35

Hình 2.5 Giá trị nồng độ tổng dầu mỡ nước sông Phan năm 2013 36

Hình 2.6 Giá trị nồng độ Colifrom nước sông Phan năm 2013 36

Hình 2.7 Diễn biến thông số BOD5 và COD nước mặt sông Phan 36

Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức quản lý môi trường sông Phan 42

Hình 3.2 So sánh “cộng đồng quản lý” hay “quản lý cho cộng đồng” 49

Hình 3.3 Mô hình đồng sở hữu qua ban đại diện (HTXVSMT) 53

Hình 3.4 Quy trình các bước xây dựng mô hình quản lý dựa vào cộng đồng 56

Hình 3.5 Cơ cấu tổ chức mô hình bảo vệ môi trường sông Phan đối với xã Đồng Văn và Tề Lỗ 60

Hình 3.6 Quy trình XLNT cụm dân cư xã Tề Lỗ theo công nghệ Bastaf 70

Hình 3.7 Vị trí xây dựng trạm xử lý nước thải tại thôn Nhân Lý (Tề Lỗ) 72

Hình 3.8.Thành phần chất thải rắn sinh hoạt tại khu vực Tề Lỗ - Đồng Văn 74

Hình 3.9 Quy trình xử lý rác tại khu xử lý Đồng Văn 74

Trang 11

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BĐKH Biến đổi khí hậu

BVMT Bảo vệ môi trường

CTNH Chất thải nguy hại

HTXVSMT Hợp tác xã vệ sinh môi trường

KH - ĐT Kế hoạch đầu tư

KTXH Kinh tế xã hội

MTKK Môi trường không khí

NN&PTNN Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

QCVN Quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam

Trang 12

TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam

TN&MT Tài nguyên và Môi trường

TNTN Tài nguyên thiên nhiên

TTCN Tiểu thủ công nghiệp

Trang 13

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Vĩnh Phúc có một mạng lưới sông, suối khá dày đặc với hai hệthống sông chính là sông Hồng và sông Cà Lồ Ngoài ra, Vĩnh Phúc còn có các sông khác như: sông Phó Đáy, sông Lô, sông Tranh, sông Sau, sông Phan Trong đó sông Phan là sông nội tỉnh có lưu vực rộng nhất

Nguồn nước cung cấp cho hoạt động phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc chủ yếu là nước mặt từ sông Hồng, sông Phó Đáy, sông Phan, nước mưa và nước được tích trữ trong các đầm, hồ tự nhiên và nhân tạo Sông Phan có lưu vực rộng khoảng 800 km2, chiếm hơn 65% diện tích của tỉnh Vĩnh Phúc Bắt nguồn từ sườn Nam dãy núi Tam Đảo, chảy qua 24 xã thuộc các huyện Tam Đảo, Tam Dương, Vĩnh Tường, Yên Lạc, Vĩnh Yên, Bình Xuyên Con sông này có vai trò lớn trong cấp thoát nước, ổn định môi trường nhằm duy trì cảnh quan sinh thái cho các địa phương trên địa bàn Vĩnh Phúc Nước sông Phan cũng là nguồn cung cấp nước cho sông Cà Lồ, và đóng vai trò quan trọng tác động tới chất lượng nước sông Cầu - nguồn cung cấp nước cho cộng đồng dân cư phía hạ lưu các tỉnh Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hải Dương

Do tốc độquá trình đô thịhoá và công nghiệp hoá diễn ra khá nhanh trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, tải lượng và sốlượng điểm xảchất thải (rắn, lỏng) vào lưu vực sông Phan tăng nhanh chóng trong những năm gần đây làm suy giảm chất lượng nước sông, ảnh hưởng đến cảnh quan sinh thái hai bên bờsông Nếu không kịp thời

có những phương án quản lý bảo vệ môi trường sông Phan kịp thời, trong thời gian tới dòng sông bị suy thoái nghiêm trọng, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và sức khỏe cộng đồng trong lưu vực

Trong một thập kỷ gần đây công tác bảo vệ môi trường đã được toàn xã hội quan tâm, nhất là bảo vệ môi trường các lưu vực sông Chính phủ đã cho thành lập các Ủy ban bảo vệ môi trường lưu vực sông như sông Cầu, sông Đồng Nai, sông

Trang 14

Ngành, các vấn đề môi trường chưa được giải quyết ổn thỏa, người dân chưa nhận thức sâu sắc về bảo vệ môi trường dòng sông đối sự phát triển bền vững, chưa thực

sự chủ động tích cực tham gia vào giải quyết những vấn đề môi trường bức xúc tại địa bàn sinh sống, vai trò của cộng đồng trong công tác quản lý bảo vệ môi trường còn mờ nhạt dẫn đến ý thức bảo vệ môi trường còn yếu, xả rác thải, nước thải bừa bãi, tự ý lấn chiếm dòng sông xây dựng, chăn nuôi gia cầm đang diễn ra phổ biến ở nhiều vùng nông thôn làm chất lượng môi trường lưu vực sông ngày càng suy thoái

và ô nhiễm

Với những lý do trên, việc nghiên cứu đề tài: “Bước đầu nghiên cứu xây

dựng mô hình quản lý môi trường sông Phan dựa vào cộng đồng”có ý nghĩa to

lớn cả về lý luận khoa học và thực tiễn nhằm cải thiện chất lượng môi trường sinh thái và cảnh quan sông Phan nói riêng và cảnh quanVĩnh Phúc nói chung, đồng thời nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi người dân trong công tác bảo vệ môi trường lưu vực sông, nhằmphục vụmục tiêu phát triển bền vững của tỉnh Vĩnh Phúc, ngoài

ra còn góp phần không nhỏvào bảo vệ cảnh quan môi trường lưu vực sông Cầu

2 Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tƣợng phạm vi nghiên cứu 1) Mục đích nghiên cứu

Bước đầu nghiên cứu đề xuất mô hình quản lý môi trường lưu vực sông Phan

có sự tham gia của cộng đồng

Dựa vào nguồn lực tại địa phương, tạo điều kiện cho công đồng tham gia giám sát bảo vệ môi trường nhằm ngăn chặn và giảm thiểu mức độ gia tăng ô nhiễm môi trường lưu vực sông Phan, đồng thời giải quyết các vấn đề môi trường được kịp thời khi mới xuất hiện

2) Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Đối tƣợng

Đề tài nghiên cứu tập trung vào đối tượng chính là những ảnh hưởng của cộng đồng đến môi trường nước sông Phan, các yếu tố ảnh hưởng tác động đến chất lượng nước như nước thải, chất thải rắn phát sinh từ các hoạt động dân sinh, hoạt động sản xuất ảnh hưởng đến môi trường và cảnh quan sinh thái sông Phan

Trang 15

Phạm vi

Đề tài được triển khai thực hiện nghiên cứu trên phạm vi lưu vực sông Phan thuộc địa bàn hành chính 24 xã thuộc các huyện Tam Đảo, Tam Dương, Lập Thạch Vĩnh Tường, Yên Lạc, Bình Xuyên, thành phố Vĩnh Yên và thị xã Phúc Yên trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc Trong đó đề xuất mô hình điểm quản lý chất thải trên phạm

vị hai xã Đồng Văn và Tề Lỗ thuộc huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc

3) Phương pháp nghiên cứu chính

Phương pháp kế thừa, thu thập tài liệu, số liệu đã có của các đề tài, dự án, chương trình đã đang thực hiện;

Áp dụng mô hình DPSIR (D (Driving forces): Động lực –> P (Pressures): Áp lực –> S (State): Hiện trạng –> I (Impacts): Tác động –> R (Response): Đáp ứng) Tương ứng với các phần của mô hình được sử dụng nghiên cứu trong luận văn qua

sơ đồ sau:

Trang 16

Động lực(D)

- Điều kiện tự nhiên

- Điều kiện kinh tế - xã hội

- Sự gia tăng dân số, đô thị hóa

Áp lực (P)

Hiện trạng(S)

Tác động (I)

Đáp ứng(R)

- Các nguồn xả thải vào sông Phan

- Hiện trạng chất lượng môi trường nước sông Phan;

- Lượng CTR, nước thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp chăn nuôi chưa qua hệ thống xử lý của dân cư thải trực tiếp hay gián tiếp vào sông Phan

- Gây ô nhiễm môi trường nước mặt, nước ngầm hệ sinh thái, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe cộng đồng

-

Đề xuất mô hình quản lý sông Phan dựa vào cộng đồng, huy động nguồn lực từ cộng đồng thu gom xử lý chất thải nhằm cải thiện môi trường và chất lượng nước sông Phan

Trang 17

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG1.1 Cơ sở lý luận và thực tiễn hình thức quản lý môi trường dựa vào cộng đồng

1.1.1 Khái niệm quản lý môi trường dựa vào cộng đồng

- Cộng đồng có thể gọi là cộng đồng doanh nghiệp, cộng đồng sinh viên, cộng đồng những người dân tộc thiểu số

Trên thực tế, không có một cộng đồng thuần nhất, trong cộng đồng có nhiều tầng lớp khác nhau, tầng lớp trí thức, nông dân, công nhân, có người giàu, người nghèo, vì vậy tùy thuộc vào các nhóm tầng lớp trong cộng đồng mà họ có những nhu cầu khác nhau, nhưng họ có cùng mối quan tâm chung và lợi ích chung

Quản lý dựa vào cộng đồng cần tính đến sự tham gia đại diện của các nhóm tầng lớp trong cộng đồngđể có những thỏa thuận và sự gắn kết nhất trí chung

Như vậy có thể định nghĩa về cộng đồng một cách tổng quát như sau [8]:

Cộng đồng là các nhóm dân cư có cùng sở thích, có chung lợi ích và mối quan tâm

1.1.1.2 Khái niệm quản lý môi trường dựa vào cộng đồng

Quản lý môi trường là tổng hợp các biện pháp luật pháp, chính sách kinh tế,

kỹ thuật xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và phát triển bền

Trang 18

Quản lý môi trường dựa vào cộng đồng có bốn khía cạnh chính là trách nhiệm,vai trò,chức năng nhiệm vụ và kiểm soát [6]:

Trách nhiệm: Cộng đồng tham gia làm chủ (có quyền sở hữu) và có nghĩa vụ

tham gia về tài chính và chia sẻ kinh nghiệm

Vai trò: Cộng đồng đóng vai trò chủ đạo trong việc thành công hay thất bại

của mô hình

Chức năng nhiện vụ: Với tư cách vừa là chủ thể gây ô nhiễm, vừa là người

tham gia vào quá trình quản lý tài nguyên bảo vệ môi trường, cộng đồng có quyền hợp pháp để có những quyết định liên quan đến kiểm soát ô nhiễm các nguồn thải, duy trì các hoạt động bảo vệ tài nguyên và môi trường khu vực

Kiểm soát: Cộng đồng có khả năng thực hiện và xác định được kết quả từ

những quyết định của mình Đây chính là năng lực của cộng đồng ở khả năng đóng góp về kỹ thuật, nhân công, tài chính cũng như sự đóng góp cả về xây dựng thể chế của cộng đồng trong việc lập kế hoạch bảo vệ môi trường và thực hiện duy trì tính bền vững của cộng đồng

Có nhiều ý kiến tranh luận xung quanh khái niệm “Quản lý môi trường dựa

vào cộng đồng” Một số học giả cho rằng [5, 8, 9]“Tổ chức quản lý môi trường dựa vào cộng đồng là tất cả các thành viên trong hệ thống quản lý đều do cộng đồng bầu ra”, nhưng một số khác lại cho rằng “Một tổ chức quản lý môi trường đựa vào cộng đồng là trong đó có đại diện của cộng đồng tham gia” Như vậy, có hai mẫu

hình quản lý môi trường dựa vào cộng đồng, tuy nhiên, dù theo mẫu hình nào thì quản lý môi trường dựa vào cộng đồng đều có quan điểm chung là quản lý môi trường dựa vào cộng đồng là một tập hợp mô hình quản lý có sự tham gia của cộng đồng, trong đó, cộng đồng là người đưa ra quyết định cuối cùng về tất cả các vấn đề liên quan đến quá trình lập kế hoạch và triển khai thực hiện của mô hình

Xét về tổ chức quản lý dựa vào cộng đồng là một tổ chức tự nguyện, phi lợi nhuận, hình thành ở một địa phương cụ thể, giữ vai trò, chức năng và nhiệm vụ cung cấp dịch vụ xuất phát từ lợi ích chung của cộng đồng Lợi ích ở đây bao gồm

Trang 19

lợi ích kinh tế, văn hóa, xã hội nhằm mục tiêu chính là cải thiện, nâng caochất lượng môi trường sống cho chính bản thân cộng đồng

Quản lý môi trường dựa vào cộng đồng không có nghĩa là cộng đồng phải tham gia và có trách nhiệm với tất cả các khía cạnh trong hệ thống bảo vệ môi trường Mức độ tham gia của cộng đồng là rất đa dạng, từ việc chia sẻ thông tin kế hoạch bảo vệ môi trường cho đến thảo luận để đưa ra các ý tưởng, hoặc từ việc tham gia như hình thức nhân công giá rẻ hoặc là chia sẻ chi phí, hoặc tham gia để xây dựng quyết định dựa trên sự đồng thuận đến chuyển giao trách nhiệm và quyền

để kiểm soát tại địa phương

1.1.1.3 Vai trò của cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường

Mục đích của cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường là nhằm huy động tối đa các nguồn lực trong xã hội nhằm thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường từ việc

ra các quyết định, chính sách tới những hoạt động cụ thể nhằm giữ môi trường trong sạch, ngăn chặn và khắc phục hậu quả xấu do con người và thiên tai gây ra cho môi trường Cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường sẽ làm cho mọi công dân sống ở trong khu vực đều thấy được vai trò, trách nhiệm của mình trong giữ gìn, bảo vệ môi trường Từ đó tạo nên những chuyển biến trong thói quen, nếp sống theo hướng thân thiện hơn với môi trường, góp phần duy trì môi trường xanh - sạch - đẹp

Đối với công tác bảo vệ môi trường, cộng đồng có vai trò vô cùng quan trọng Cộng đồng chính là nguồn gốc nảy sinh các vấn đề ô nhiễm môi trường từ việc khai tác nguồn tài nguyên sẵn có cho đến ý thức chấp hành các quy định bảo vệ môi trường, giữ gìn môi trường sống trong khu vực Chất lượng môi trường phụ thuộc vào nhận thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân trong cộng đồng khu vực mà

họ sinh sống, ví dụ như việc khai thác các nguồn khoáng sản từ dòng sông, việc xả thải bừa bãi các loại chất thải không qua xử lý ra môi trường đang diễn ra trên nhiều miền quê nông thôn Việt Nam, nguyên nhân chính đều bắt nguồn từ sự thiếu trách nhiệm của cộng đồng đối với môi trường

Trang 20

cầu hưởng thụ một đời sống vật chất sung túc Vì thế, bảo vệ môi trường đang phải đối mặt với với các mâu thuẫn trong suy nghĩ, thái độ, hành vi về môi trường giữa các nhóm người khác nhau trong xã hội, giữa nhóm người này với người khác, giữa người giàu và người nghèo Để quản lý môi trường có hiệu quả, cần thiết phải dựa vào cộng đồng cần phải đưa vai trò của cộng đồng vào cuộc thực sự trong công tác quản lý bảo vệ môi trường cấp địa phương, nhất là các khu vực ven sông tập trung đông dân cư sinh sống, từng bước tuyên truyền, vận động để mỗi cá nhân trong cộng đồng nhận thức được vai trò trách nhiệm đối với môi trường

Việc bảo vệ môi trường ở các cấp cơ sở nhìn chung còn mới mẻ, nhưng có tính chất bức bách và gắn liền với lợi ích của cộng đồng Sự tham gia của cộng đồng vào bảo vệ môi trường là một trong những giải pháp quan trọng của công tác quản lý, bảo vệ môi trường ở địa phương, vì qua các cấp hành chính từ trung ương đến địa phương càng xuống thấp vai trò của người dân càng quan trọng Sự tham gia của cộng đồng vào công tác bảo vệ môi trường không chỉ tạo thêm nguồn lực tại chỗ cho sự nghiệp bảo vệ môi trường còn là lực lượng giám sát môi trường nhanh

và hiệu quả giúp cho các cơ quan có trách nhiệm quản lý môi trường giải quyết kịp thời các vấn đề môi trường tại địa phương khi mới xuất hiện

Sự tham gia của cộng đồng vào công tác bảo vệ môi trường vừa là trách nhiệm, là nghĩa vụ và quyền lợi Nếu không có sự tham gia của cộng đồng thì không

có khả năng thực hiện được sự nghiệp bảo vệ môi trường

1.1.2 Mức độ tham gia của cộng đồng trong quản lý bảo vệ môi trường

Mức độ tham gia của người dân vào hệ thống quản lý môi trường phụ thuộc vào quan hệ các đối tác như khung chính sách của Chính Phủ, các nguồn viện trợ, các nhà đầu tư Quan hệ đối tác gữa các bên phụ thuộc vào mối quan hệ và sự tin tưởng gữa hai phía

Trên thực tế sự tham gia của cộng đồng vào mô hình bảo vệ môi trường cũng giống như sự tham gia của cộng đồng vào các mô hình khác đã thực hiện ở Việt Nam trong những năm qua, nhằm phát huy quyền làm chủ và tiến bộ xã hội của

người dân, từ những năm 1960 Bác Hồ cũng đã đưa ra quy trình“Dân biết, dân bàn,

Trang 21

dân làm, dân kiểm tra” vào công cuộc xây dựng và kiến thiết đất nước,trên cơ sở

quy trình của Bác Hồ có thể đưa ra mô hình 1.1 dưới đây

Hình 1.1 Các bước tham gia của cộng đồng trong mô hình quản lý bảo vệ môi

trường sông Phan [23]

(1)Thông báo: Nhà nước ra quyết định, thông báo và hướng dẫn cộng đồng

tham gia quản lý bảo vệ môi trường sông Phan

(2) Được bàn bạc: Cộng đồng cung cấp thông tin, Nhà nước tham khảo ý

kiến của cộng đồng qua các cuộc họp, hội thảo để đưa ra quyết định, thông báo và hướng dẫn cộng đồng tham gia quản lý

(3) Các bên cùng thực hiện: Cộng đồng có cơ hội và được phép tham gia

thảo luận, góp ý kiến để đưa ra quyết định và được tham gia quản lý

Trang 22

(4) Đối tác chính: Nhà nước và cộng đồng cùng quản lý, sự hợp tác và tin

tưởng giữa người dân và Nhà nước phát triển đến mức độ “Nhà nước và nhân dân

cùng làm”

(5) Quản lý,chủ trì: Cộng đồng được Nhà nước trao quyền quản lý, với

phương châm “Dân làm, nhà nước hỗ trợ” và Nhà nước chỉ thực hiện việc kiểm

soát

Xét về góc độ hiệu quả quản lý, phát triển hình thức quản lý dựa vào cộng đồng sẽ làm giảm gánh nặng cho các cơ quan quản lý nhà nước:

(1) Về mặt tài chính, quản lý dựa vào cộng đồng là một mô hình hiệu quả

nhất trong huy động vốn đầu tư xã hội, giúp giảm tải vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước;

(2) Về mặt quản lý, hình thức quản lý dựa vào cộng đồng giúp chuyển giao

trách nhiệm quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường cho cộng đồng, làm giảm tải công tác quản lý hằng ngày của chính quyền địa phương;

(3) Về mặt kinh tế, hình thức quản lý dựa vào cộng đồng giúp cho việc khai

thác tài nguyên môi trường đạt được giá trị sử dụng cao hơn và bền vững hơn;

(4) Về mặt xã hội, áp dụng hình thức quản lý dựa vào cộng đồng sẽ giúp

người dân nâng cao nhận thức về quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, tăng cường khối đoàn kết dân tộc tại các khu dân cư, mở đường cho các quy định pháp luật của Nhà nước đi vào cuộc sống của người dân

Theo nghiên cứu của một số học giả [6,8,9] , các cộng đồng sử dụng nguồn lợi địa phương có thể tự mình quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường tốt hơn chính quyền; bởi các nhà quản lý quan liêu, thường không có thông tin chính xác, trong khi người sử dụng nguồn lợi lại nắm rõ thông tin hơn ai hết; nhiều quy định hạn chế sử dụng để bảo vệ tài nguyên của Nhà nước không có tác dụng do sự hiểu biết không đầy đủ về hoàn cảnh, tập quán của địa phương; trái lại, nhiều trường hợp thể chế quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường của cộng đồng tỏ ra có hiệu quả và bền vững

Trang 23

1.1.3 Tiến trình xây dựng mô hình bảo vệ môi trường dựa vào cộng đồng

Tiến trình quản lý môi trường dựa vào cộng đồng [7]:

(1) Xác định các thách thức của cộng đồng

Quá trình xác định các thách thức của cộng đồng là sự tham gia của nhiều bên liên quan, các bên cùng thảo luận để đưa ra vấn đề môi trường cụ thể của khu vực như các vấn đề về ô nhiễm nước, không khí, cải tạo cơ sở hạ tầng,… Từ đó xác định các vấn đề ưu tiên, tìm kiếm các giải pháp để xây dựng sự đồng thuận rộng rãi trong cộng đồng

Các nhóm trên chính là nhóm làm việc cộng đồng, trong quá trình thực hiện

dự án cần phải có sự phối hợp đồng bộ và có sự phân chia trách nhiệm rõ ràng cho các nhóm

(4) Xây dựng sự nhất trí

Sự nhất trí được duy trì trên nguyên tắc hoạt động là công bằng, cởi mở và tin tưởng lẫn nhau Tiến hành bằng cách tổ chức các cuộc họp, hội thảo để xác định các thách thức và mục tiêu, xác định thông tin và các yếu tố cần thiết, đề ra hướng giải quyết có thể Sự nhất trí không phải thông qua hình thức biểu quyết trong các cuộc hội thảo mà bằng các hình thức tìm hiểu, giải thích, cùng bàn bạc đi đến quyết định cuối cùng

(5) Đề ra các mục tiêu

Trang 24

tầm quan trọng của dự án cũng như của cộng đồng trong việc phối hợp giải quyết các vấn đề môi trường Có thể đề ra các mục tiêu trên thông qua việc xác định các chỉ tiêu chính

(6) Triển khai các giải pháp tích hợp

Việc xây dựng các giải pháp tích hợp được thực hiện thông qua việc lập kế hoạch, bao gồm các bước chính sau:

Xác định các hoạt động của dự án

Trình tự các hoạt động

Lên khung thời gian

Phân công trách nhiệm

(7) Ký kết thỏa thuận

Việc ký kết thỏa thuận áp dụng sau hội thảo lập kế hoạch hành động nhằm mục đích dẫn chứng bằng văn bản các vai trò và sự giao phó cho mỗi đối tác chủ yếu có liên quan

(8) Thực hiện dự án

Thực hiện dự án là quá trình triển khai các kế hoạch đã lập ra trong các hội thảo trước đó dựa trên sự đóng góp của các bên theo thỏa thuận, bao gồm các hoạt động phối hợp của nhiều bên nhằm đảm bảo sự tham gia của các lực lượng vào quá trình triển khai mô hình

Trang 25

Hình 1.2 Tiến trình quản lý môi trường dựa vào cộng [7]

 Cải thiện việc quản lý chất thải

 Các mối liên quan đến giáo dục, kinh tế…

Trang 26

1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực quản lý môi trường dựa vào cộng đồng

Năng lực quản lý cộng đồng được đặt trong một môi trường bị tác động bởi các nhóm nhân tố: Văn hóa xã hội, đặc điểm kỹ thuật công nghệ, môi trường tự nhiên,kinh tế, khung pháp lý chính sách Các nhân tố tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên hình thức quản lý thông qua mối quan hệ tương tác lẫn nhau và sự tác động của các bên hữu quan khác như: Cơ quan Chính phủ, nhà tài trợ, tổ chức phi Chính phủ, cơ quan truyền thông

Năng lực tổ chức cộng đồng cũng bị tác động bới các nhân tố chungnhư các hình thức quản lý khác, xác định được những nhóm tác động như sau [8]:

- Văn hóa xã hội

+ Trình độ dân trí chung

+ Hành vi vệ sinh sức khỏe

+ Mức độ tham gia của cộng đồng

+ Tính tự chủ năng động

- Môi trường tự nhiên

+ Trữ lượng nguồn nước

+ Chất lượng nguồn nước

+ Độ chênh theo mùa

+ Công tác bảo vệ môi trường

- Đặc điểm kỹ thuật công nghệ

+ Công nghệ chi phí thấp được lựa chọn

+ Định mứcđầu tư của Chính phủ và nhà

+ Công tác quản lý nguồn nước ngọt + Công tác quản lý nước thải

+ Giảm thiểu yếu tố rủi do do thiên tai, môi trường nước

+ Yêu cầu tính đồng bộ phức tạp của công nghệ

+ Khả năng chi trả thực tế + Chi phí vận hành, bảo dưỡng

Trang 27

- Khung chính sách phù hợp

+ Chính sách dân chủ cơ sở

+ Môi trường pháp lý hỗ trợ

+ Mô hình tương tác nhà nước- tư nhân

được khuyến khích phát triển

+ Mối quan hệ với cộng đồng

+ Tin tưởng vào hình thức quản lý dựa vào cộng đồng

+ Khuyến khích mô hình quản lý phi tập trung

Các nhân tố trên sẽ tác động lên sự hình thành và phát triển của những quy trình quản lý cơ bản, dẫn đến những thành công làm thay đổi diện mạo về công tác bảo vệ môi trường đối với lưu vực sông, đồng thời nâng cao hiệu quả quản lý về môi trường lưu vực sông của địa phương

1.3 Tình hình nghiên cứu và áp dụng mô hình quản lý môi trường dựa vào cộng đồng trên thế giới và Việt Nam

1.3.1 Tình hình ngiên cứu và áp dụng mô hình quản lý môi trường dựa vào cộng đồng qua một số mô hình trên thế giới [7]

Tại Hoa Kỳ: Mô hình quản lý môi trường dựa vào cộng đồng được xây dựng

và triển khai thực hiện ở nhiều địa phương, tiểu bang của Hoa Kỳ Từ năm 1995, tổ chức bảo vệ môi trường Hoa Kỳ đã tiến hành xây dựng các nguyên tắc và đề xuất các cách tiếp cận hợp lý để đạt tới mục tiêu bảo vệ môi trường dựa vào sự tham gia của cộng đồng

Tại Thụy Điển: Vai trò của cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường được thể

hiện thông qua việc chính phủ tạo điều kiện cho cộng đồng cùng tham gia vào đánh giá tác động môi trường Quá trình đánh giá tác động môi trường mang lại hiệu quả cao khi hướng đến mục tiêu trở thành một quá trình dân chủ

Tại Nhật Bản: Để vận động cộng đồng tham gia vào việc thu gom chất thải

và xây dựng xã hội tái chế, Chính phủ Nhật Bản đã ban hành những chủ trương, chính sách thúc đẩy và khuyến khích việc quản lý chất thải rắn dựa trên cơ sở của

sự tham gia tích cực và tự nguyện của các cộng đồng dân cư khác nhau

Trang 28

Tại Ấn Độ: Chính quyền địa phương trao cho cộng đồng quyền được kiểm

soát những đối tượng gây ô nhiễm môi trường, bất kể đối tượng đó là cơ quan, doanh nghiệp thuộc nhà nước hay tư nhân

Tại Brazil: Cộng đồng tham gia vào việc đổi mới, thay đổi cơ bản hệ thống

cống rãnh bằng cách lựa chọn mức dịch vụ vận hành và bảo dưỡng cơ sở hạ tầng hệ thống cống Các gia đình có thể tự do lựa chọn phương án cải thiện hệ thống vệ sinh hiện có của mình hoặc là đấu nối vào hệ thống thoát nước thông thường (một cống

lộ thiên ở đường phố) hoặc đấu nối vào hệ thống thoát nước chung

Tại Philippines: Cộng đồng tham gia vào việc xây dựng kế hoạch và tìm

kiếm các giải pháp làm thông thoáng các dòng chảy đã mang lại các kết quả khả quan trong việc giải quyết các vấn đề về thủy lợi

Dự án Cộng đồng địa phương tham gia ngăn ngừa và kiểm soát cháy rừng do

Tổ chức Lương Nông thế giới (FAO) tài trợ

1.3.2 Tình hình nghiên cứu và áp dụng mô hình quản lý môi trường dựa vào cộng đồng ở Việt Nam

Ở Việt Nam, một số mô hình hợp tác xã cũng được hình thành Riêng hợp tác

xã vệ sinh môi trường hiện nay khá phát triển tại một số tỉnh như Hà Nam, Vĩnh Phúc, Phú Thọ… đây là mô hình quản lý khá phù hợp cho những địa phương vùng nông thôn Do tình trạng thiếu bãi đổ rác cũng như dịch vụ thu gom và công nghệ

xử lý rác Mô hình này có ưu điểm phát huy được sức mạnh của cộng đồng, sử dụng lao động tại chỗ, được cộng đồng ủng hộ và hiệu quả đem lại tốt hơn Tuy nhiên, do tính chất công việc thường người dân kỳ thị, việc chi trả tiền lương còn thấp, công nghệ xử lý còn thô sơ nên hoạt động của hợp tác xã nhìn chung hiệu quả chưa cao

Mô hình tự quản về bảo vệ môi trường của tỉnh Hà Nam: Mặt trận tổ quốc

tỉnh Hà Nam đã xây dựng mô hình khu dân cư tự quản bảo vệ môi trường cho một

số khu dân cư trên địa bàn tỉnh Qua 4 năm thực hiện đã thu được kết quả khá tốt, làm thay đổi nhận thức, thay đổi hành vi về thu gom rác thải, bảo vệ môi trường Theo báo cáo của Mặt trận tổ quốc tỉnh Hà Nam, hiện nay 100% người dân trên địa bàn xã triển khai mô hình huyện Kim Bảng thực hiện các quy định như chứa rác

Trang 29

thải bằng các thùng đảm bảo vệ sinh, để rác đúng nơi quy đinh, không để súc vật gây mất vệ sinh nơi cộng cộng và nộp phí bảo vệ môi trường đầy đủ Với những kết quả trên tỉnh Hà Nam tiếp tục nhân rộng mô hình cho các địa phương khác

Mô hình hợp tác xã vệ sinh môi trường Thanh Lãng, Bình Xuyên, Vĩnh Phúc:Đây là Hợp tác xã đầu tiên trên địa bàn tỉnh thực hiện thu gom, phân loại rác

sản xuất phân hưu cơ Phạm vi thu gom trên địa bàn thị trấn và các tổ chức lân cận như trường học, công ty và các hộ gia đình

Hợp tác xã bắt đầu hoạt động từ năm 2010, nguồn kinh phí thực hiện được nhà nước hỗ trợ khoảng 500 triệu/năm và các nguồn thu từ phí bảo vệ môi trường của dân Sau 4 năm thực hiện cho thấy, sản phẩm phân hữu cơ sản xuất từ rác thải không bán được, nguyên nhân hầu hết người dân còn e ngại với sản phẩm từ rác Đến nay việc sản xuất phân hữu cơ đã ngừng, nhưng nhiệm vụ thu gom rác thải vẫn được Hợp tác xã duy trì, sau khi thu gom và phân loại rác được chôn lấp theo quy định Tuy nhiên, hiệu quả thu gom theo UBND thị trấn Thanh Lãng đánh giá chỉ đạt 70% so với lượng rác phát sinh, việc triển khai kế hoạch hàng năm của Hợp tác xã chủ yếu trông chờ vào nguồn kinh phí hỗ trợ của tỉnh, chưa có sự tham gia đóng góp tích cực từ cộng đồng Hợp tác xã đã giải quyết được phần nào vấn đề rác thải khu vực, tuy nhiên hiệu quả hoạt đồng còn nhiều hạn chế

Mô hình Hợp tác xã vệ sinh môi trường tỉnh Phú Thọ: Theo báo cáo của

Liên Minh Hợp tác xã tỉnh Phú Thọ, trước khi triển khai mô hình người dân còn ý thức kém, rác thải đổ bừa bãi, tỉnh thiếu nhiều nơi quy hoạch bãi rác Trong khi nhiều địa phương lung túng xử lý ô nhiễm rác thải, một số nơi như xã Kinh Kệ, xã Xuân Lộc huyện Thanh Thủy đã lựa chọn mô hình Hợp tác xã vệ sinh môi trường thu gom, xử lý rác thải.Sau khi hoạt động được thời gian, đường làng ngõ xóm sạch

sẽ, rác thải được thu gom kịp thời, phần nào cải thiện chất lượng môi trường sống cho người dân Đây là mô hình dựa vào cộng đồng hiệu quả, phát huy sức mạnh của cộng đồng, được nhân dân ủng hộ, vừa giải quyết được vấn đề môi trường, vừa tạo

Trang 30

Mô hình xây dựng hầm Biogas: Hiện nay nhiều hộ ở nông thôn phát triển

chăn nuôi gia súc gia cầm với quy mô lớn Do vậy lượng chất thải chăn nuôi ngày càng tăng, nhiều nơi ô nhiễm môi trường rất nặng và ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sống của nhân dân Từ một quy trình xử lý đơn giản đã tạo ra một nguồn năng lượng hữu ích dùng làm năng lượng khí đốt trong gia đình, giúp cho nhà nông sạch nhà, xanh vườn, tốt ruộng và bảo vệ môi trường

Với mô hình này, từ năm 2006 Vĩnh phúc đã triển khai hỗ trợ các hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh xây dựng hầm Biogas xử lý chất thải chăn nuôi, dự án đã mang lại nhiều lợi ích cho môi trường và các hộ chăn nuôi và được nhân dân thừa nhận hiệu quả Tuy nhiên, việc đầu tư xây dựng hầm Biogas chỉ thực hiện với các

hộ phải nuôi từ 10 đầu lợn trở lên, trên thực tế đa phần các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ dưới mức 10 đầu lợn, vì vậy lượng chất thải chăn nuôi chưa được xử lý còn tồn tại và gây

ô nhiễm cho môi trường xung quanh

Trang 31

CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG SÔNG PHAN2.1 Giới thiệu chung về sông Phan

2.1.1 Điều kiện tự nhiên

2.1.1.1 Vị trí địa lý

Hình 2.1 (a) Sơ đồ lưu vực sông Phan; (b) Phụ hệ Nam sông Phan[13]

Sông Phan là sông nội tỉnh lớn của tỉnh Vĩnh Phúc, bắt nguồn từ sườn nam dãy núi Tam Đảo (khu vực xã Tam Quan huyện Tam Đảo) Đến kênh Liễn Sơn ở

độ cao 15,2m, tọa độ: 21o221’17,5” B : 105o32’5,9” Đ sông bắt đầu hình thành dòng chảy rõ nét Tại xã Sơn Lôi, sông chia thành hai nhánh, một nhánh cụt chảy vào xã Đạo Đức, còn một nhánh chảy tiếp về phía tây, nhận thêm nước của nhánh sông chảy từ xã Minh Quang (huyện Tam Đảo), sau đó đổ nước vào sông Cà Lồ tại Đại Đồng Đây được xem là điểm kết thúc của sông Phan (tọa độ: 21o15’28,6” B:105o41’4,8”Đ) Trên suốt chiều dài khoảng 58 km, sông Phan chảy qua địa phận

Trang 32

24 xã thuộc các huyện Tam Đảo, Tam Dương, Vĩnh Tường, Yên Lạc, thành phố Vĩnh Yênvà huyện Bình Xuyên của tỉnh Vĩnh Phúc

Diện tích lưu vực chưa có số liệu chính xác nhưng ước tính sông Phan chiếm

ít nhất 60% diện tích tỉnh Vĩnh Phúc khoảng 800 km2 Tổng diện tích tự nhiên của các xã có sông Phan chảy qua (khu vực nghiên cứu) là 157 km2

[13]

2.1.1.2 Đặc điểm địa chất, địa mạo

Địa hình lưu vực được phân bố theo ba vùng chủ yếu theo hướng Nam - Đông Nam - Bắc: Vùng núi ở nơi bắt nguồn sông Phan thuộc huyện Tam Đảo, vùng trung du nằm ở các huyện Tam Dương, huyện Bình Xuyên, vùng đồng bằng qua các

huyện Vĩnh Tường, Yên Lạc và thành phố Vĩnh Yên

Đặc điểm địa mạo của lưu vực phản ánh các đặc trưng của phần địa hình tương ứng gồm: các thành phần địa mạo có nguồn gốc bào mòn (vùng núi), các thành phần nguồn gốc vừa bào mòn vừa tích tụ (vùng ven chân núi và trung du) và thành phần tích tụ (vùng đồng bằng)[13]

2.1.1.3 Đặc điểm khí tượng khí hậu, thủy văn

Đặc điểm khí tượng khí hậu

Cũng như các tỉnh khác thuộc Bắc bộ, Vĩnh Phúc nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, trong năm được chia thành 4 mùa trong đó có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa (tháng 4-11), mùa khô (tháng 12 - tháng 3 năm sau)

Trong khu vực có một số trạm đo khí tượng trong đó trạm Vĩnh Yên, Phúc Yên và Tam Đảo là các trạm có đầy đủ số liệu khí tượng nhất

Những biến động về điều kiện thời tiết, khí hậu trong 3 năm gần đây được cung cấp bởi trạm quan trắc khí tượng Vĩnh Yên và Tam Đảo, thể hiện trong bảng 2.1

Trang 33

Bảng 2.1 Chế độ thời tiết tại các trạm khí tƣợng[1,2,3]

Vĩnh Yên

Tam Đảo

Vĩnh Yên

Tam Đảo

1 Nhiệt độ (0C ) 24,3 18,4 24,2 18,5 24,3 18,6

3 Lượng mưa (mm) 1548 1905 1747 2966 1293 2520

4 Số giờ nắng (giờ) 1779 951 1357 1112 1339 1097 Theo số liệu thống kê cho thấy lượng mưa năm phân bố rõ rệt trong hệ thống sông Do địa hình trong khu vực có dãy núi Tam Đảo án ngữ phía Bắc thượng nguồn sông Phan chắn gió Đông Nam nên sinh ra vùng có mưa lớn phía thượng nguồn sông, vào khoảng 1.900 mm đến 2.966 mm Phần hạ lưu thuộc vùng đồng bằng lượng mưa chỉ còn 1.200-1.700 mm/năm

Theo chế độ gió mùa, lượng mưa trong năm hình thành 2 mùa rõ rệt:

Mùa mưa từ tháng V đến tháng X chiếm 75 - 85% tổng lượng mưa năm Tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng VII, VIII với tổng lượng mưa phổ biến xấp

xỉ trên dưới 300 mm Cá biệt trạm Tam Đảo lượng mưa các tháng này bình quân vượt trên 400 mm Thời gian này ở hạ lưu lưu vực thường bị úng, lụt vì lượng mưa ngày lớn, tập trung kéo dài vài ba ngày

Mùa khô từ tháng XI đến tháng IV năm sau, lượng mưa nhỏ, thường chỉ chiếm 10 - 15% tổng lượng mưa năm Tháng mưa nhỏ nhất là tháng XII và tháng I Thông thường lượng mưa chỉ đạt trên dưới 20mm, nghĩa là chỉ bằng một nửa khả năng bốc hơi Do vậy trong giai đoạn này thường bị khô hạn và thiếu nước nghiêm trọng

- Đặc điểm chế độ thủy văn

Trang 34

co uốn khúc, độ quanh co lớn K 1,8; modul dòng chảy chuẩn: M0 = 210 l/s-km2 Lưu lượng chủ yếu do lượng mưa nội đồng và lượng nước hồi quy của kênh tưới thuộc hệ thống Liễn Sơn Mực nước về mùa kiệt thường rất thấp, nhưng khi có mưa lớn thì mực nước dâng lên rất nhanh Theo tài liệu cung cấp của Công ty Thuỷ nông Liễn Sơn về mùa mưa, lưu lượng nước sông Phan có từ 30 80 m3/s mùa khô thường chỉ còn 5 6 m3/s Nguồn nước này được sử dụng chủ yếu cho các trạm bơm tưới cục bộ đặt ven sông Phan Mực nước lũ quan trắc trong một năm điển hình trình bày trong bảng 2.3

2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

2.1.2.1 Đặc điểm dân số

Năm 2014, dân số toàn tỉnh Vĩnh Phúc là 1.041.936 người với mật độ dân số trung bình là 844 người/km2 và tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 11,5% [3] Lưu vực sông Phan được xác định là phần diện tích thu nước và tác động đến trữ lượng và chất lượng nước của sông bao gồm các huyện Tam Đảo, Tam Dương, Vĩnh Tường, Yên Lạc, TP Vĩnh Yên, huyện Bình Xuyên, TX Phúc Yên, gồm 24 xã có sông

Trang 35

Phan chảy qua được tiến hành điều tra, khảo sát có tổng diện tích tự nhiên là 157,13 km2, dân số 216.596 người

Diện tích

Dân số trung bình

Trang 36

STT Tên xã Diện tích (km 2 ) Dân số (người) Mật độ (người/km 2 )

2.1.2.2 Công tác y tế và chăm sóc sức khỏe và kế hoạch hóa gia đình

Mặc dù mạng lưới y tế từ tỉnh xuống cơ sở đã được củng cố và tăng cường, chất lượng các dịch vụ y tế được nâng lên đáng kể về chất lượng chuẩn đoán và điều trị, đến năm năm 2013, theo báo cáo của Sở Y tế Vĩnh Phúc có 30% số trạm y

tế thuộc các xã trong khu vực khảo sát chưa có bác sĩ Số bác sỹ/1 vạn dân cao nhất đạt 3,9 bác sỹ tại Quất Lưu, trung bình các xã đạt 1,1 bác sĩ, thấp hơn nhiều so với toàn tỉnh (6,5 bác sĩ) Số giường bệnh/1 vạn dân đạt 10,7 giường (so với toàn tỉnh là 18,4 giường)

Trang 37

Các bệnh chủ yếu mà người dân địa phương thường mắc phải là các bệnh liên quan đến đường hô hấp (lao, hen phế quản, phổi, tai mũi họng), tim mạch, khớp, tiêu hóa, ngoài da Gần đây số lượng người bị mắc bệnh ung thư bắt đầu xuất hiện

ở một số địa phương và có xu hướng tăng lên

Công tác y tế dự phòng được triển khai có hiệu quả, khống chế kịp thời dịch bệnh trên địa bàn Tỷ lệ trẻ em chết dưới 1 tuổi và dưới 5 tuổi trên địa bàn giảm so với năm trước Năm 2013 tỷ lệ trẻ em chết dưới 1 tuổi là 6,2‰, giảm 0,1‰ so với năm 2012; tỷ lệ trẻ em chết dưới 5 tuổi là 8,6‰, giảm 0,1‰ so với năm 2012 Tỷ lệ

trẻ suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi ước còn 18,7%, giảm 1,5% so với năm 2012 [21]

2.1.2.3 Vệ sinh môi trường

Theo số liệu điều tra hàng năm của Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn Vĩnh Phúc cho biết, có 80% các hộ sử dụng nước sinh hoạt từ nước giếng khoan, trong đó chỉ có khoảng 20% có sử dụng các hệ thống lọc, sử dụng hóa chất để xử lý trước khi ăn uống Có khoảng 93,5% số hộ dân ở Quất Lưu

sử dụng nước giếng xây làm nước sinh hoạt chính trong đó chỉ có 5% qua xử lý Một bộ phận dân cư tích nước mưa để dùng, và một bộ phận nhỏ dân cư ở Vĩnh Tường có sử dụng nước sông, hồ, ao làm nước sinh hoạt [22]

Phần lớn các hộ dân trong địa phương (70%) sử dụng hệ thống nhà tiêu hai ngăn Số hộ sử dụng nhà tiêu tự hoại vẫn còn ít Nhiều hộ gia đình thuộc một số xã sống trong điều kiện không có nhà tắm

Hiện nay, công tác bảo vệ môi trường ở các xã, địa phương có sông Phan chảy qua nhìn chung cũng đã được quan tâm Chính quyền địa phương thường xuyên vận động nhân dân làm công tác vệ sinh môi trường, khơi thông cống rãnh, dọn rác thải trong gia đình và ngõ xóm Một số địa phương đã trang bị xe chở rác, quần áo bảo hộ cho đội thu gom rác thải Các điểm tập kết rác hầu hết là các bãi lộ thiên ở giữa đồng, có mặt nước ở gần; trong đó một điểm tập kết rác ở Vĩnh Sơn, bãi rác Cầu Hương (huyện Vĩnh Tường), bãi rác Sơn Lôi (huyện Bình Xuyên) nằm

Trang 38

đây, nhiều địa phương đã phải tự bỏ kinh phí để khơi thông dòng chảy sông Phan

do tình trạng rác thải nhiều, rong bèo phát triển nhiều do phú dưỡng cản trở lưu thông tiêu thoát nước dẫn đến úng ngập nhanh và thường xuyên vào mùa lũ

Tính đến thời điểm này, chưa có nơi nào có hệ thống thu gom xử lý nước thải Nước thải sinh hoạt và nước thải của các hộ sản xuất phần lớn theo các cống rãnh ra các ao đầm, tiêu thấm tự nhiên

2.1.2.4 Công tác thủy lợi

Phần lớn các xã trong địa bàn nghiên cứu là các xã nông nghiệp nên công tác

đê điều, thủy lợi có ý nghĩa rất quan trọng Chiều dài kênh mương thủy lợi do các

xã trong khu vực nghiên cứu quản lý là 530 km Chiều dài kênh mương được kiên

cố hoá là 72,5 km (tỷ lệ được kiên cố hóa là 13,7%) Số trạm bơm nước phục vụ sản xuất nông, lâm, thuỷ sản trên địa bàn các xã là 73 trạm, trong đó trạm bơm Liễn Sơn

có ý nghĩa nhất trong việc cấp nước phục vụ hoạt động sản xuất nông nghiệp [4]

2.1.3 Tình hình khai thác và sử dụng nước sông Phan

Hoạt động khai thác nước sông Phan chủ yếu phục vụ nông nghiệp còn các mục đich sử dụng khác là không có

Nước tưới cho nông nghiệp ở tỉnh Vĩnh Phúc chủ yếu được cấp từ nguồn nước mặt với tổng lượng nước lấy hàng năm khoảng 440 triệu m3/năm Toàn tỉnh hiện có 549 công trình cấp nước tưới tiêu, trong đó có 184 hồ, đập với tổng dung tích 78 triệu m3 lấy nước cho gần 14.000 ha lúa Ngoài ra còn có 195 trạm bơm, trong đó sông Phan có 05 trạm,với công suất bơm 231 m3/s [15]

Toàn bộ lượng nước tưới phục vụ nông nghiệp được cung cấp từ các con sông và hệ thống đầm hồ phong phú của tỉnh Trong đó sông Phan tuy là hệ thống sông nhỏ so với sông Hồng và sông Lô nhưng được xem như mạch máu của ruộng đồng, làm nhiệm vụ tưới tiêu quan trọng cho các huyện Tam Dương, Vĩnh Tường, Yên Lạc, Bình Xuyên… Chỉ tính riêng 5 trạm bơm tưới chính sông Phan có khả năng cung cấp nước tưới cho khoảng 35.900 ha diện tích đất nông nghiệp với lưu lượng 55 m3/s Hệ thống sông này kết hợp với các tuyến kênh mương chính như

Trang 39

kênh Liễn Sơn, kênh Bến Tre… cung cấp nước tưới cho đồng ruộng và tiêu úng về mùa mưa

Bảng 2.5 Hệ thống trạm bơm tưới chính trong lưu vực sông Phan[15]

Bảng 2.6 Hệ thống kênh mương thuộc sông Phan [15]

4 Kênh chính hữu Ngạn Liễn Sơn Kênh chính 1,2

5 Kênh chính Thanh Điền TB Thanh Điền Kênh chính 9,79

Ngoài ra, tại một số nơi còn diễn ra hoạt động chăn nuôi gia súc ven sông và nuôi thả gia cầm trên sông Tuy nhiên các hoạt động này đều chủ yếu có quy mô nhỏ lẻ, hộ gia đình, ít trang trại chăn nuôi tập trung Tại một số xã như Vĩnh Sơn (Vĩnh Tường) và Thanh Lãng (Bình Xuyên) có khoảng 70 hộ đang tiến hành hoạt động nuôi cá trên sông Nước thải và chất thải rắn phát sinh từ các hoạt động chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản này đều không được thu gom, xử lý, đổ trực tiếp ra sông

Trang 40

Một vấn đề đối với tình hình khai thác và sử dụng nước sông Phan hiện nay

đó là do việc thiếu quản lý đồng bộ và tình trạng ngăn dòng dẫn nước vào đập hoặc lấn chiếm lòng sông nên ở nhiều đoạn sông Phan đã bị thu hẹp, khi có mưa lũ lớn thì dẫn đến tình trạng ngập úng trên diện rộng Hàng năm nhiều xã ở địa phương đã phải tự bỏ kinh phí để khơi thông dòng chảy

2.2 Hiện trạng chất lượng nước và hoạt động xả thải vào sông Phan

2.2.1 Thống kê tổng hợp các nguồn thải tác động vào sông Phan

2.2.1.1 Nước thải

1) Nước thải sinh hoạt

Nhìn chung, nước thải sinh hoạt và sản xuất của các hộ dân, các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, các làng nghề nằm xen kẽ trong khu dân cư đều xả thải trực tiếp vào môi trường Nước thải chảy qua các mương, rãnh xuống các thủy vực xung quanh

và cuối cùng đổ vào sông Phan

Nước thải sinh hoạt thường không cố định lượng xả ra theo thời gian trong ngày và theo tháng hoặc mùa Lượng nước thải sinh hoạt thường được tính gần đúng dựa vào kinh nghiệm đánh giá qua qui mô khu vực sinh sống (thành thị, ngoại

ô, nông thôn), chất lượng cuộc sống (cao, trung bình, thấp)

Lượng nước thải sinh hoạt của người dân dọc hai bờ sông Phan được ước tính theo phương pháp đánh giá nhanh sau:

L= [EF R]× 80%(m3/ngày) L: Lượng nước thải thải vào sông [m3/ngày]

EF: Hệ số cấp nước theo đơn vị hành chính(m3/người/ngày)

R: dân số trong phạmvi nghiên cứu [người]

Theo quy định về sử dụng nước [34] thìhệ số cấp nước vùng nông thôn 80l tương đương 0,08m3/người.ngày Nước thải sinh hoạt bằng 80% nhu cầu nước phục

vụ sinh hoạt Theo kết quả điều tra về dân số trong khu vực nghiên cứu (bảng 2.4, trang 25), với dân số lưu vực sông Phan khoảng 216.596 người thì lượng nước thải một ngày đêm khoảng138.621,44 m3/ngày đêm

Ngày đăng: 18/07/2017, 22:23

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Cục Thống kê Vĩnh Phúc, Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc 2012 Khác
2. Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc. Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2013 Khác
3. Cục Thống kê Vĩnh Phúc, Niên Giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc 2014 Khác
4. Công ty cổ phần tư vấn đầu tư NN và PTNT Vĩnh Phúc (2009). Báo cáo Dự án đầu tư xây dựng công trình điều chỉnh bổ sung cải tạo, nạo vét sông Phan đoạn từ cầu Vàng (K8+269) đến cầu Thượng Lạp (K21+156), huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc Khác
5. Korten, DC. (1986). Community Management: Asian experience and perspertives, West Hardford, CN,USA. Kumarian Press Khác
6. Madeleen Wegelin-Schuringa (1998), Public-private partnership in service provisions for water supply schemes, IRC International Water Khác
7. Mareus Ingle and Shpresa Halimi. (2007), Community – Based environmental management in VietNam, Portland State University Khác
8. Mariela Garcia Vargas (2007), Community Management of Water Supply Services: the Changing Circumstances and Needs of Institutional - Support Situations and reflections based on Colombian experiences, IRC International Water and Sanitation Centre, Netherlands Khác
9. Neal Adams (2000), Final report community input on the needs of African American elders in Seattle and South King County, Mayor’s Council on African American Elders Aging and Disability Services Khác
10. Sở Tài nguyên và Môi trường Vĩnh Phúc, 2009, Báo cáo Dự án cải tạo cảnh quan sinh thái và bảo vệ môi trường lưu vực sông Phan Khác
11. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc. Báo cáo quan trắc môi trường tỉnh Vĩnh Phúc năm 2009 Khác
12. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc. Báo cáo quan trắc môi trường tỉnh Vĩnh Phúc năm 2010 Khác
13. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc, 2010. Báo cáo đề án tổng thể cải tạo cảnh quan sinh thái và bảo vệ môi trường lưu vực sông Phan Khác
14. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc. Báo cáo quan trắc môi trường tỉnh Vĩnh Phúc năm 2011 Khác
15. Sở Tài nguyên và Môi trường Vĩnh Phúc, 2012, Báo cáo tình hình khai thác sử dụng nước tỉnh Vĩnh Phúc năm 2012 Khác
16. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2012) Báo cáo quy hoạch phát triển ngành trồng trọt năm 2012 Khác
17. Sở tài nguyên và Môi trường Vĩnh Phúc, 2012, Báo cáo điều tra, thống kê, phân loại nguồn thải rắn, lỏng ở các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc 2012 Khác
18. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc. Báo cáo quan trắc môi trường tỉnh Vĩnh Phúc năm 2012 Khác
19. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc. Báo cáo quan trắc môi trường tỉnh Vĩnh Phúc năm 2013 Khác
20. Sở Tài nguyên và Môi trường Vĩnh Phúc, 2013, Báo cáo tổng hợp Nghiên cứu lập dự án thí điểm cải tạo môi trường, cảnh quan sinh thái sông Phan đoạn chảy qua địa bàn xã Tề Lỗ, xã Đồng Văn thuộc huyện Yên Lạc Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w