Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 82 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Cấu trúc
3.3.1. Hệ thống nhận diện thương hiệu SUNHOUSE
Tổ chức sự kiện 10 năm thành lập SUNHOUSE GROUP JSC tại Nhà
hát lớn Hà Nội,Tham gia lễ kỷ niệm có bà Hà Thị Liên Phó chủ tịch Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam, Ông Nguyễn Huy Tưởng Phó chủ tịch Uỷ Ban Nhân Dân thành phố Hà Nội, ban lãnh đạo công ty cùng 400 nhân viên và khách mời là khách hàng, nhà phân phối, đối tác, một số ca sĩ... đây là dịp công ty nêu lên một số thành tích đã đạt được, phương hướng hoạt động trong tương lai về hoạt động kinh doanh nhằm phục vụ tốt hơn nữa cho mọi khách hàng về chất lượng sản phẩm và dịch vụ.
Nội dung
Luận văn tốt nghiệp Mai Thị Thanh Phương – K43C5 CHƯƠNG I : TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU CÁC VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU SUNHOUSE TẠI THỊ TRƯỜNG MIỀN BẮC GIAI ĐOẠN 2015 1.1 TÍNH CẤP THIẾT NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI Trong môi trường cạnh tranh như hiện nay, bên cạnh việc các doanh nghiệp không ngừng nâng cao chất lượng, đặc tính, chức năng cho sản phẩm nhằm thyết phục khách hàng yên tâm và tin tưởng vào quyết định lựa chọn tiêu dùng của mình, các doanh nghiệp hiện nay còn cạnh tranh nhau trong việc xây dựng hình ảnh và phát triển thương hiệu riêng cho doanh nghiệp mình ngày càng đi sâu trong tâm trí khách hàng. Qua đó, tạo ra sự nhận biết cho khách hàng khi mà trong thời đại công nghiệp ngày nay, dường như thời gian dành cho việc mua sắm ít hơn. Vì thế, để tiết kiệm thời gian mua sắm của mình, khách hàng thường lựa chọn những sản phẩm có sẵn trong đầu hay những sản phẩm có thương hiệu đang được biết đến nhiều trên thị trường. Thương hiệu là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất tạo nên khả năng nhận biết, gợi nhớ, phân biệt và định hướng cho khách hàng tìm đến mua và sử dụng sản phẩm. Như vậy, thương hiệu trở thành yếu tố vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp trong quá trình xây dựng và phát triển doanh nghiệp lớn mạnh bền vững trên thị trường. Doanh nghiệp Việt Nam trong những năm gần đây cũng đã nhận thức được tầm quan trọng của thương hiệu, thương hiệu là sức mạnh để doanh nghiệp tồn tại, tìm được chỗ đứng và phát triển trên thị trường bền vững, do đó các doanh nghiệp đã có những hoạt động tích cực đầu tư cho việc xây dựng và phát triển thương hiệu. Xây dựng thương hiệu được xem là chìa khóa thành công trong kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Do đó, xây dựng thương hiệu cũng chính là xây dựng doanh nghiệp, phát triển thương hiệu cũng chính là phát triển doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh. Bởi thương hiệu có thành công hay không hoặc thành công đến mức độ nào suy cho cùng là sự thể hiện ở chỗ nó được người Trường Đại học Thương Mại Page 1 Luận văn tốt nghiệp Mai Thị Thanh Phương – K43C5 tiêu dùng chấp nhận như thế nào? Mà nhiệm vụ quan trọng của Marketing là tìm kiếm và thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng. Chính vì vậy mà, phát triển thương hiệu doanh nghiệp cũng là đang thực hiện nhiệm vụ ngày càng thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của khách hàng khi họ sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp mình. Trong quá trình thực tập tại SUNHOUSE, cùng một số điều tra sơ bộ về tính hình thực hiện xây dựng và phát triển thương hiệu của công ty, tôi nhận thấy SUNHOUSE còn gặp phải một số vấn đề khó khăn trong quá trình thực hiện.Do đó tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Phát triển thương hiệu SUNHOUSE trên thị trường miền Bắc giai đoạn 2015”, nhằm đi sâu phân tích, đánh giá những hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu của SUNHOUSE trong thời gian qua, qua đó thấy được những thành công, thất bại của doanh nghiệp. Từ đó, đưa ra 1 số giải pháp cho chiến lược phát triển thương hiệu SUNHOUSE trong thời gian tới, cụ thể là giai đoạn 2015. 1.2 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Luận văn lấy công ty cổ phần tập đoàn SUNHOUSE tại thị tường miền Bắc làm đối tượng nghiên cứu. Nội dung nghiên cứu của đề tài là đi sâu vào phân tích các hoạt động xây dựng, quá trình triển khai cho việc phát triển thương hiệu của công ty trong thời gian vừa qua. Trên cơ sở đó đánh giá những ưu điểm mà công ty đã đạt được và những hạn chế còn tồn đọng trong quá trình thực hiện. 1.3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU + Tìm giải pháp phát triển thương hiệu SUNHOUSE trong giai đoạn 2015. + Khái quát một số vấn đề lý luận về thương hiệu và phát triển thương hiệu. + Phân tích thực trạng, tình hình xây dựng thương hiệu và các hoạt động phát triển thương hiệu của SUNHOUSE thời gian qua tại thị trường miền Bắc. Thông qua đó, rút ra được những điểm mạnh mà công ty đã làm được nhờ phát Trường Đại học Thương Mại Page 2 Luận văn tốt nghiệp Mai Thị Thanh Phương – K43C5 triển thương hiệu và những điểm hạn chế đang còn tồn tại trong quá trình thực hiện các hoạt động phát triển thương hiệu. Từ đó, đề xuất giải pháp phát triển thương hiệu SUNHOUSE trong thời gian tới đạt hiệu quả hơn, cụ thể là giai đoạn đến 2015. 1.4GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Phạm vi về không gian: Công ty cổ phần tập đoàn SUNHOUSE, tình hình hoạt động kinh doanh và phát triển thương hiệu SUNHOUSE tại thị trường miền Bắc. Phạm vi về thời gian : Nghiên cứu các hoạt động phát triển thương hiệu SUNHOUSE tại thị trường miền Bắc những năm qua, tập trung nghiên cứu hoạt động kinh doanh, cũng như các hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu 2008- 2010. Đề xuất giải pháp phát triển thương hiệu SUNHOUSE tại thị trường miền Bắc giai đoạn 2015. Phạm vi nội dung : Nghiên cứu vấn đề xây dựng, phát triển thương hiệu SUNHOUSE tại thị trường miền Bắc thời gian qua. Nêu đánh giá về các hoạt động phát triển thương hiệu SUNHOUSE trong thời gian qua. Làm cơ sở, đề xuất giải pháp phát triển thương hiệu SUNHOUSE giai đoạn 2015. 1.5 KẾT CẤU LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Luận văn tốt nghiệp gồm có 4 chương: Chương I :Tổng quan nghiên cứu vấn đề phát triển thương hiệu SUNHOUSE tại thị trường miền Bắc giai đoạn 2015. Chương II : Khái quát một số vấn đề lý luận cơ bản thương hiệu và phát triển thương hiệu. Chương III : Phương pháp nghiên cứu và thực trạng phát triển thương hiệu SUNHOUSE tại thị trường miền Bắc thời gian qua. Chương IV : Kết luận và giải pháp Trường Đại học Thương Mại Page 3 Luận văn tốt nghiệp Mai Thị Thanh Phương – K43C5 CHƯƠNG II: KHÁI QUÁT MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THƯƠNG HIỆU VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU 2.1 TIẾP CẬN VỀ THƯƠNG HIỆU, CÁC THÀNH TỐ THƯƠNG HIỆU VÀ VAI TRÒ CỦA THƯƠNG HIỆU ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP 2.1.1 Khái niệm thương hiệu Thương hiệu là thuật ngữ được dùng phổ biến ở Việt Nam cũng như trên thế giới, đã xuất hiện cách đây hàng thế kỷ với ý nghĩa để phân biệt hàng hóa của nhà sản xuất này với hàng hóa của nhà sản xuất khác, nhưng xoay quanh vấn đề này có nhiều cách giải thích khác nhau. Có quan điểm cho rằng thương hiệu là nhãn hiệu thương mại, cũng có quan điểm cho rằng thương hiệu là nhãn hiệu được bảo hộ, cũng có cách hiểu cho rằng thương hiệu là tên thương mại… Trên cơ sở tìm hiểu, đánh giá và phân tích nhiều quan điểm khác nhau về thương hiệu, tôi lựa chọn phân tích quan điểm theo cách hiểu trong tài liệu Trường Đại học Thương Mại Page 4 Luận văn tốt nghiệp Mai Thị Thanh Phương – K43C5 “Thương hiệu với nhà quản lý – Nguyễn Quốc Thịnh, Nguyễn Thành Trung” như sau : Thương hiệu được hiểu : Trước hết là một thuật ngữ dùng nhiều trong Marketing, là tập hợp các dấu hiệu phân biệt hàng hóa, dịch vụ của cơ sở sản xuất kinh doanh (gọi chung là doanh nghiệp) này với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác; là hình tượng về một loại hàng hóa, một nhóm hàng hóa, dịch vụ hoặc về doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng. 2.1.2 Thành tố thương hiệu Việc sử dụng các thành tố thương hiệu rất đa dạng, tùy thuộc vào tình hình và chiến lược thương hiệu mà công ty áp dụng sao cho phù hợp. Dưới đây là những yếu tố cấu thành thương hiệu tiêu biểu, được các công ty lựa chọn sử dụng để xây dựng và phát triển thương hiệu công ty. 2.1.2.1 Tên thương hiệu Tên thương hiệu là ấn tượng đầu tiên về một loại sản phẩm, dịch vụ trong nhận thức thương hiệu của khách hàng. Vì thế, tên thương hiệu là một yếu tố quan trọng thể hiện khả năng phân biệt của khách hàng khi họ nghe hoặc nhìn thấy tên thương hiệu và cũng là yếu tố cơ bản để khách hàng gợi nhớ đến sản phẩm, dịch vụ khi họ lựa chọn tiêu dùng. Tên thương hiệu có thể là tên sản phẩm, tên công ty. Tên thương hiệu không chỉ đơn thuần là một cái tên gọi, mà còn được hiểu theo nghĩa rộng như một phần gắn liền không thể tách rời với sản phẩm. Có nhiều cách để đặt tên thương hiệu. Tên thương hiệu có thể dựa vào tên con người (Ví dụ: Lipton, Honda), dựa vào địa danh (Ví dụ: Hưng Yên), dựa vào các loài động vật hoặc chim (Ví dụ: Dove). Một số tên thương hiệu dùng từ gắn liền với ý nghĩa sản phẩm (Ví dụ: Clear) hoặc gợi thuộc tính hoặc lợi ích quan trọng (Ví dụ: Beautyrest). 2.1.2.2 Biểu trưng và biểu tượng của thương hiệu Trường Đại học Thương Mại Page 5 Luận văn tốt nghiệp Mai Thị Thanh Phương – K43C5 Là yếu tố trung tâm của tài sản thương hiệu, là đặc điểm phân biệt nhận dạng các đặc điểm về hình ảnh, màu sắc, hình khối … giữa các biểu trưng của các công ty khác nhau khi mà khách hàng bắt gặp bất cứ đâu. Biểu trưng của thương hiệu (logo) là một trong những yếu tố quan trọng nhất để tạo ra hình ảnh của một thương hiệu, làm nổi bật các yếu tố thương hiệu, tạo ra sự nhận biết mạnh về thị giác. Do đó, thiết kế logo phải đảm bảo tính cân đối và hài hoà, tạo thành một chỉnh thể thống nhất. Logo mang hình ảnh của công ty, các yếu tố xây dựng logo cần khắc họa được điểm khác biệt, tính trội của doanh nghiệp. Logo có ý nghĩa văn hóa đặc thù, dễ hiểu, gợi cho người nhìn cảm giác tin tưởng, thích thú. Biểu tượng của thương hiệu (Symbol ) có thể là hình ảnh về những người nổi tiếng hay một mẫu người nào đó được công chúng ngưỡng mộ, yêu mến có tầm ảnh hưởng đến công chúng. Hay đơn giản chỉ là sự kết hợp giữa các hình ảnh có ý nghĩa đối với công chúng. Biểu trưng và biểu tượng có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc xây dựng hình ảnh thương hiệu của một doanh nghiệp. Có nhiều cách thể hiện khác nhau trong thiết kế biểu trưng và biểu tượng có thể đơn giản, phức tạp nhưng khi tạo logo cho thương hiệu cần dễ nhìn, dễ hiểu, dễ nhận biết, có ý nghĩa về mặt mỹ thuật, thể hiện được ý tưởng của doanh nghiệp và thể hiện được trên nhiều phương tiện và chất liệu khác nhau mà không làm thay đổi nội dung, ý nghĩa. 2.1.2.3 Khẩu hiệu (slogan) của công ty Các doanh nghiệp thường lựa chọn slogan cho mình thật ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, chứa đựng và truyền tải những thông tin mang tính mô tả về hoạt động kinh doanh và thuyết phục về thương hiệu của công ty mình đến đối tượng nhận tin, tạo điều kiện cho người tiêu dùng tiếp cận nhanh hơn, dễ dàng hơn. Thông tin mà khẩu hiệu truyền tải đến khách hàng có thể là trừu tượng như khẩu hiệu của Viettel “ Hãy nói theo cách của bạn” hay khẩu hiệu cụ thể như slogan của OMO “ Chuyên gia giặt tẩy vết bẩn”. Tùy vào chiến lược kinh Trường Đại học Thương Mại Page 6 Luận văn tốt nghiệp Mai Thị Thanh Phương – K43C5 doanh, thị trường doanh nghiệp hướng đến, đặc tính của sản phẩm mà các doanh nghiệp lựa chọn thiết kế khẩu hiệu trừu tượng hay cụ thể cho phù hợp và đạt tính thuyết phục cao. Khẩu hiệu của công ty được coi là rất quan trọng bởi nó phản ánh những đặc điểm về hoạt động kinh doanh công ty, sản phẩm của công ty hay phản ánh phương châm kinh doanh của công ty, lợi ích về sản phẩm. Thông qua việc thiết kế truyền tải slogan đến khách hàng, công ty sẽ tạo ra sự liên tưởng, gợi nhớ cho khách hàng nhận biết được thương hiệu công ty. 2.1.2.4 Các yếu tố về bao bì sản phẩm Bao bì được coi là một trong những liên hệ mạnh nhất của thương hiệu trong đó, hình thức của bao bì có tính quyết định. Yếu tố tiếp theo là màu sắc, kích thước, công dụng đặc biệt và tính tiện lợi của bao bì. Ví dụ: thuốc đánh răng Close-up đựng trong hộp có thể bơm ra tạo sự tiện lợi, tiết kiệm, không làm nhăn nhúm hộp. Như vậy, bao bì là phương tiện hữu dụng để thể hiện sự khác biệt và ưu việt của một thương hiệu, góp phần quan trọng để người tiêu dùng nhận ra sản phẩm trong vô số những sản phẩm khác trên thị trường. Bao bì có thể được xem như là một phương tiện truyền thông, là một hình thức để quảng bá cho sản phẩm, thương hiệu của công ty. Bởi bao bì là yếu tố đầu tiên, dễ nhìn thấy nhất của sản phẩm và có tính kích thích người mua đi đến quyết định lựa chọn sản phẩm. Bao bì cũng chứa đựng những thông tin như tên sản phẩm, đơn vị sản xuất, tính năng và cách sử dụng của sản phẩm, do đó được khách hàng chú ý, ghi nhớ. Do đó, công ty cần nghiên cứu để thiết kế bao bì phù hợp với đặc tính của sản phẩm dựa trên tính tiện dụng trong khi sử dụng và đưa tin của các sản phẩm lên bao bì để khách hàng dễ nhận biết. 2.1.3 Vai trò của thương hiệu đối với doanh nghiệp 2.1.3.1 Thương hiệu tạo dựng hình ảnh doanh nghiệp và sản phẩm trong tâm trí người tiêu dùng Khách hàng lựa chọn hàng hóa, sản phẩm thông qua những cảm nhận cá nhân của mình. Khi những sản phẩm lần đầu xuất hiện trên thị trường, nó hoàn Trường Đại học Thương Mại Page 7 Luận văn tốt nghiệp Mai Thị Thanh Phương – K43C5 toàn chưa có được một hình ảnh nào trong tâm trí khách hàng về các thuộc tính của hàng hóa như kết cấu, hình dáng, kích thước, màu sắc , phải trải qua một thời gian trải nghiệm sử dụng cùng với những thông điệp mà doanh nghiệp truyền tải để giới thiệu, quảng bá công dụng, tính năng của sản phẩm, khi đó vị trí và hình ảnh của hàng hóa được định vị dần dần, rõ ràng hơn trong tâm trí khách hàng. 2.1.3.2 Thương hiệu như một lời cam kết giữa doanh nghiệp và khách hàng Sự cảm nhận của khách hàng đối với sản phẩm của doanh nghiệp bao gồm rất nhiều yếu tố như các yếu tố về chất lượng sản phẩm, về kiểu dáng, tính tiện lợi trong khi sử dụng đó là những thuộc tính hàng hóa và sự cảm nhận của các dịch vụ đi kèm, trong khi tiêu dùng. Tất cả những yếu tố này tạo ra uy tín và hình ảnh cho doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng. Nếu doanh nghiệp muốn khách hàng của mình lưu giữ một hình ảnh đẹp thì doanh nghiệp phải làm cho khách hàng tin ở thương hiệu là tin ở chất lượng và giá trị sử dụng hàng hóa, dịch vụ đến khách hàng. Cam kết giữa doanh nghiệp và khách hàng ở đây chính là những cam kết về thành phần, độ bền, kết cấu và những cam kết về chất lượng của sản phẩm. 2.1.3.3 Thương hiệu nhằm phân đoạn thị trường Trong quá trình kinh doanh, các doanh nghiệp luôn phải nghiên cứu những tập khách hàng khác nhau, để hiểu rõ hơn về nhu cầu, về thị hiếu tiêu dùng của khách hàng. Trên cơ sở đó sẽ đưa ra các sản phẩm có lợi ích đích thực và đặc trưng nổi trội cho phù hợp với những nhóm đối tượng tiêu dùng khác nhau. Tùy vào tiềm lực nội tại của doanh nghiệp và nhu cầu thị trường, doanh nghiệp sẽ phát triển thương hiệu cá biệt đối với từng mặt hàng cụ thể của thương hiệu doanh nghiệp để tối đa hóa việc thỏa mãn nhu cầu và thị hiếu khách hàng. 2.1.3.4 Thương hiệu tạo nên sự khác biệt trong quá trình phát triển của sản phẩm Trường Đại học Thương Mại Page 8 Luận văn tốt nghiệp Mai Thị Thanh Phương – K43C5 Cùng với sự phát triển của các sản phẩm, các đặc tính của các thương hiệu ở mỗi giai đoạn phát triển sẽ có những đặc điểm khác nhau. Đối với những phân đoạn thị trường khác nhau sẽ là những sản phẩm, mặt hàng mang đặc tính, công dụng và những dịch vụ đi kèm khác nhau để cung cấp cho khách hàng và mang những thương hiệu nhất định phụ thuộc vào chiến lược kinh doanh, phát triển của doanh nghiệp trong từng giai đoạn đó. Chính vì thế nên thương hiệu đã tạo ra sự khác biệt trong quá trình phát triển của một tập khách hàng hoặc một dòng sản phẩm của doanh nghiệp. 2.13.5. Thương hiệu mang lại những lợi ích cho doanh nghiệp và thu hút đầu tư Thương hiệu dễ thu hút khách hàng mới, khả năng tiếp cận thị trường mới một cách dễ dàng và sâu rộng hơn. Thương hiệu làm cho khách hàng tin vào sản phẩm của doanh nghiệp. Một sản phẩm đã có thương hiệu mạnh sẽ được nhiều người tiêu dùng biết đến và sử dụng nhờ sản phẩm có chất lượng tốt. Thương hiệu nổi tiếng cũng đóng góp giá trị cao hơn khi có thể bán được với giá cao hơn so với những hàng hóa cùng loại nhưng chưa có thương hiệu mạnh. Thương hiệu giúp cho doanh nghiệp có khả năng đứng vững trên thị trường bởi trước hết nó giúp cho khách hàng phân biệt được sản phẩm của doanh nghiệp trong vô vàn các loại sản phẩm cùng loại trên thị trường. Khi thương hiệu đã in sâu vào tâm trí khách hàng thì sẽ giúp cho doanh nghiệp chống lại những hàng giả, hàng nhái trên thị trường. Đó cũng là một cách bảo vệ thương hiệu hiệu quả. Khi thương hiệu của doanh nghiệp được khẳng định sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng quy mô, đảm bảo ổn định sản xuất. 2.1.3.6. Thương hiệu là tài sản vô hình và có giá trị của doanh nghiệp Tài sản vô hình của một thương hiệu thể hiện ở sự quan tâm, yêu mến của khách hàng đối với những gì thuộc về doanh nghiệp. Để có được một thương Trường Đại học Thương Mại Page 9 Luận văn tốt nghiệp Mai Thị Thanh Phương – K43C5 hiệu mạnh, có tài sản vô hình và giá trị thì doanh nghiệp phải nỗ lực rất nhiều trong phát triển kinh doanh. Thương hiệu mạnh là sự tổng hợp của rất nhiều yếu tố mà doanh nghiệp phải đầu tư xây dựng, duy trì, phát triển và bảo vệ trong suốt quá trình hoạt động và phát trển của doanh nghiệp. Sự nổi tiếng của thương hiệu đảm bảo cho kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, các doanh nghiệp cần quan tâm, đầu tư để phát triển. 2.2 PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU VÀ CÁC NỘI DUNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU 2.2.1 Tiếp cận về phát triển thương hiệu Đầu tư cho xây dựng thương hiệu trong tình hình kinh tế như hiện nay là cần thiết, để có được một thương hiệu mạnh trên thị trường thì doanh nghiệp cần thiết phải có chiến lược cụ thể đầu tư cho phát triển thương hiệu thông qua cách thức khác nhau nhằm đạt hiệu quả cao nhất tùy thuộc vào tình hình nội tại và các nhân tố từ bên ngoài doanh nghiệp tác động. Có thể hiểu phát triển thương hiệu là việc tập hợp các quyết định, hành động, nghiệp vụ để làm cho thương hiệu mạnh hơn và rộng hơn cả bên trong doanh nghiệp và sự cảm nhận của khách hàng. Như vậy các doanh nghiệp thực hiện phát triển thương hiệu là nhằm mục tiêu bao phủ thương hiệu rộng hơn và mạnh hơn, thông qua việc sử dụng các công cụ, các phương tiện lựa chọn quảng bá, truyền thông khác nhau nhằm nâng cao sự hiểu biết hơn nữa về thương hiệu của khách hàng. 2.2.2 Nội dung cơ bản của phát triển thương hiệu Phát triển thương hiệu là một bước rất quan trọng trong chiến lược xây dựng hình ảnh, uy tín tốt đẹp về doanh nghiệp mình đối với khách hàng. Có rất nhiều yếu tố để một doanh nghiệp có thể lựa chọn cho mình những cách phát triển thương hiệu khác nhau. Sau đây em xin phân tích những yếu tố mà hiện nay, các doanh nghiệp thường sử dụng để phát triển thương hiệu cho doanh nghiệp mình. Trường Đại học Thương Mại Page 10 [...]... sử dụng hình thức mở rộng thương hiệu để phát triển thương hiệu của mình, do đặc điểm kinh tế của nước ta và quy mô phát triển doanh nghiệp, dưới đây là kinh nghiệm phát triển thương hiệu của một số doanh nghiệp: 2.3.1 Kinh nghiệm phát triển thương hiệu của Vinamilk Trường Đại học Thương Mại Page 14 Luận văn tốt nghiệp Mai Thị Thanh Phương – K43C5 2.3.1.1 Phát triển thương hiệu cá biệt Các sản phẩm... về phát triển thương hiệu Đối với trường Đại học Thương Mại hiện có một số tài liệu, đề tài nghiên cứu phát triển thương hiệu, thương hiệu, xây dựng thương hiệu: • Thương hiệu với nhà quản lý của Nguyễn Quốc Thịnh - Nguyễn Thành Trung • Phát triển thương hiệu cho các sản phẩm bê tông của công ty cổ phần bê tông Readymix thông qua hoạt động PR LVTN_ Phạm Thị Thảo/ khoa HQ,GVHD : PGS.TS Nguyễn Quốc Thịnh_... phát triển cho mỗi gia đình, mỗi khách hàng của công ty 3.3.2.2 Nguồn nhân lực và ngân sách dành cho hoạt động xây dưng thương hiệu SUNHOUSE tại thị trường miền Bắc Thương hiệu SUNHOUSE đã ra đời và phát triển được hơn 10 năm, hiện nay thương hiệu SUNHOUSE đã trở nên quen thuộc đối với thị trường miền Bắc nói chung, cũng như các bà nội trợ, các gia đình nói riêng Để có được sự tin tưởng về thương hiệu. .. về phát triển thương hiệu Một số công trình nghiên cứu còn mang tính lý luận, chưa ứng dụng vào một doanh nghiệp cụ thể Các công trình mới dừng lại phân tích vào một công cụ phát triển thương hiệu, dựa trên đó phân tích những điểm đã làm được và hạn chế còn tồn tại trong công tác phát triển thương hiệu của công ty để đưa ra giải pháp phát triển thương hiệu cho một công cụ phát triển thương hiệu Trường. .. mở rộng thương hiệu là gì, những giá trị cốt lõi của giá trị thương hiệu Sự xác định phải được thực hiện dựa trên việc nghiên cứu thị trường, nhu cầu và thị hiếu của thị trường, qua đó lập kế hoạch cho việc mở rộng thương hiệu của công ty một cách hợp lý và thực hiện có hiệu quả 2.2.2.3 Làm mới thương hiệu Thương hiệu có thể thích ứng một giai đoạn nào đó, vì vậy có thể làm mới lại thương hiệu cho... dựng và phát triển thương hiệu của công ty tại thị miền Bắc và các nước trên thế giới có sự có mặt của các sản phẩm cuả SUNHOUSE Nguồn ngân sách này theo đánh giá của trưởng phòng Marketing vẫn là chưa đủ cho việc thực hiện các hoạt động marketing và phát triển thương hiệu, do đó trong tương lai công ty sẽ cố gắng dành 5% cho hoạt động marketing và phát triển thương hiệu 3.2.2.3 Xây dựng thương hiệu trong... thông qua các hoạt động quảng bá thương hiệu 3.3.3.1.1 Phát triển thương hiệu thông qua quan hệ công chúng Nhận thức được tầm quan trọng và vai trò của công cụ PR trong hoạt động phát triển thương hiệu, công ty đã và đang nỗ lực để sử dụng hiệu quả công cụ này Phát triển thương hiệu thông qua hội chợ, triển lãm Với mục tiêu chính của SUNHOUSE trong tương lai là phát triển trở thành tập đoàn hàng đầu... và phát triển thương hiệu hiện tại của công ty, cũng như kế hoạch phát triển thương hiệu SUNHOUSE trong tương lai Đồng thời tiến hành điều tra trắc nghiệm một số phòng ban trong công ty để tìm hiểu về nhận thức, sự quan tâm của nhân viên về thương hiệu và sự Trường Đại học Thương Mại Page 19 Luận văn tốt nghiệp Mai Thị Thanh Phương – K43C5 đóng góp của nhân viên trong công ty nhằm phát triển thương hiệu. .. hướng được mục tiêu, chiến lược phát triển hoạt động kinh doanh cũng như quan tâm đầu tư đúng đắn cho phát triển thương hiệu Sunhoue trong tâm trí khách hàng cũng như trên thị trường 3.2.1.3 Sơ đồ bộ máy tổ chức HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ SUNHOUSE JSC 3.2.2 Nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thương hiệu SUNHOUSE 3.2.2.1 Ảnh hưởng của thị hiếu, tập tính tiêu dùng, thu nhập của khách hàng Thị hiếu và tập tính người... thành, đồng hành cùng sự phát triển của công ty Trường Đại học Thương Mại Page 12 Luận văn tốt nghiệp Mai Thị Thanh Phương – K43C5 2.2.2.2 Mở rộng thương hiệu Mở rộng thương hiệu là việc tận dụng sức mạnh của thương hiệu trong việc mở rộng sản phẩm, mở rộng thị trường hoặc mở rộng sang lĩnh vực kinh doanh khác Doanh nghiệp có thể thúc đẩy sản phẩm của thương hiệu mình tới những thị trường mới để tăng doanh . và phát triển thương hiệu 2008- 2010. Đề xuất giải pháp phát triển thương hiệu SUNHOUSE tại thị trường miền Bắc giai đoạn 2015. Phạm vi nội dung : Nghiên cứu vấn đề xây dựng, phát triển thương. kinh doanh và phát triển thương hiệu SUNHOUSE tại thị trường miền Bắc. Phạm vi về thời gian : Nghiên cứu các hoạt động phát triển thương hiệu SUNHOUSE tại thị trường miền Bắc những năm qua,. nghiên cứu đề tài: Phát triển thương hiệu SUNHOUSE trên thị trường miền Bắc giai đoạn 2015 , nhằm đi sâu phân tích, đánh giá những hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu của SUNHOUSE trong