Những đề xuất ý kiến về chính sách hỗ trợ cho sinh viên

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ đáp ứng công việc trên biển của sinh viên chính quy tốt nghiệp ngành Điều khiển tàu biển và máy tàu biển của Trường Đại học Cà Mau (Trang 89)

4. Phƣơng pháp nghiên cứu

4.5.Những đề xuất ý kiến về chính sách hỗ trợ cho sinh viên

Sinh viên các ngành đi biển của Trường ĐH Hàng hải có phân nửa xuất thân từ những vùng sông nước hoặc có hoàn cảnh gia đình tương đối khó khăn, muốn chọn nghề đi biển để cải thiện cuộc sống gia đình. Do vậy, ngay từ khi còn đang

84

học, Nhà trường đề xuất để có những chính sách ưu tiên nhất định cho các em như: hỗ trợ vay vốn phục vụ cho mục đích học tập với lãi suất thấp, miễn giảm học phí, tìm các nguồn học bổng. Do đặc thù nghề nghiệp, ngoài việc học tập chuyên môn, sinh viên 2 ngành đi biển còn phải tham gia việc rèn luyện kỷ luật nên đảm bảo 100% sinh viên được ở nội trú miễn phí mà vẫn đảm bảo sinh hoạt hàng ngày cho sinh viên, Khuyến khích các đơn vị doanh nghiệp về vận tải có sử dụng sinh viên tốt nghiệp 2 ngành đi biển đóng góp kinh phí đào tạo cho trường, đây là mức kinh phí đâu tư cho 01 sinh viên, hoặc các doanh nghiệp này có thể hỗ trợ, tiếp nhận sinh viên 2 ngành đi biển được thực tập nghiệp vụ nâng cao kỹ năng nghề ít nhất là 12 tháng, có sự hỗ trợ về mức kinh phí sinh hoạt trên tàu, hỗ trợ kinh phí hướng dẫn thực tập.

85

PHẦN KẾT LUẬN

Đề tài: “ Đánh giá mức độ đáp ứng công việc trên biển của sinh viên chính quy tốt nghiệp ngành Điều khiển tàu biển và Máy tàu biển của Trường Đại học Hàng hải”đã hoàn thành sau thời gian nghiên cứu, Đề tài luận văn đã được thực hiện thông qua phương pháp nghiên cứu định lượng là chủ yếu, phương pháp nghiên cứu định tính là phương pháp bổ sung đã tiến hành lấy ý kiến của 40 cựu sinh viên 2 ngành đi biển và 15 cán bộ quản lý trực tiếp đội ngũ cán bộ thuyền viên ở trên tàu, Kết quả cuối cùng của luận văn đã trả lời được câu hỏi nghiên cứu mà tác giả đã đặt ra. Cụ thể:

1, Kết quả nghiên cứu:

*) Về phần kiến thức chuyên môn:

+ Mức độ nắm vững kiến thức chuyên môn của sinh viên 2 ngành đi biển đáp ứng mức độ Trung bình so với các yêu cầu công việc trên biển

+ Mức độ thành thạo kiến thức chuyên môn của sinh viên 2 ngành đi biển đáp ứng mức độ Khá so với yêu cầu công việc trên biển

+ Mức độ hữu ích kiến thức chuyên môn của sinh viên 2 ngành đi biển đáp ứng mức độ Tốt so với yêu cầu công việc trên biển,

+ Mức độ Tần suất sử dụng kiến thức chuyên môn của sinh viên 2 ngành đi biển đáp ứng mức độ Tốt so với yêu cầu công việc trên biển,

+ Không có sự khác biệt về kiến thức chuyên môn giữa 2 hệ đào tạo chính quy (hệ đại học và hệ cao đẳng) và không có sự khác biệt giữa các khóa học của sinh viên 2 ngành đi biển,

*) Về phần kỹ năng chuyên môn:

+ Mức độ nắm vững kỹ năng chuyên môn của sinh viên 2 ngành đi biển đáp ứng mức độ Trung bình khá so với các yêu cầu công việc trên biển

+ Mức độ thành thạo kỹ năng chuyên môn của sinh viên 2 ngành đi biển đáp ứng mức độ Khá so với yêu cầu công việc trên biển

+ Mức độ hữu ích kỹ năng chuyên môn của sinh viên 2 ngành đi biển đáp ứng mức độ Tốt so với yêu cầu công việc trên biển,

+ Mức độ Tần suất sử dụng kỹ năng chuyên môn của sinh viên 2 ngành đi biển đáp ứng mức độ rất Tốt so với yêu cầu công việc trên biển,

86

+ Không có sự khác biệt về kỹ năng chuyên môn giữa 2 hệ đào tạo chính quy

(hệ đại học và hệ cao đẳng) và không có sự khác biệt giữa các khóa học của sinh viên 2 ngành đi biển,

Đánh giá mức độ đáp ứng về kiến thức và kỹ năng chuyên môn của sinh viên 2 ngành đi biển có mối quan hệ chặt chẽ, có mối tương quan thuận hay nói cách khác kiến thức và kỹ năng chuyên môn của sinh viên tác động chặt chẽ, Hai kỹ năng bổ trợ lẫn nhau do vậy khi sinh viên tham gia học tập tại trường phải được đào tạo và huấn luyện đồng thời cả 2 kỹ năng này ngang bằng nhau,

*) Về phần thái độ nghề nghiệp:

Thái độ nghề nghiệp của sinh viên 2 ngành đi biển được đánh giá khá đồng đều nhau và đều đạt ở mức độ Đáp ứng khá tốt,

*) Về mức độ am hiểu kiến thức, kỹ năng chuyên môn có được khi tham gia các loại hình đào tạo:

Nhìn chung, sinh viên 2 ngành đi biển có được lượng kiến thức và kỹ năng khi học ở trường chỉ đáp ứng được mức độ trung bình (chiếm chưa tới 50%), do vậy khi đi làm thực tế, sinh viên phải trau dồi những kỹ năng còn hổng này qua nhiều hình thức: tự bản thân tìm hiểu, bổ sung; được công ty đào tạo lại, tham gia các khóa huấn luyện nâng cao khác, Điều này cho thấy, để đào tạo được số lượng sinh viên ngành đi biển có đủ chất và lượng Nhà trường cần phải xem xét lại mục tiêu đào tạo, chương trình đào tạo, thời lượng đào tạo, đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên; cơ sở vật chất phục vụ cho công tác đào tạo và huấn luyện để đảm bảo sao cho sinh viên ra trường có thể làm việc một cách có hiệu quả nhất mà không phải mất thời gian đào tạo lại,

*) Về nội dung cần phải bổ sung vào chương trình đào tạo:

Qua kết quả nghiên cứu cho thấy các nhóm học phần cần phải được tăng cường thời giang đào tạo và huấn luyện tập trung chủ yếu ở các môn có liên quan đến nghiệp vụ chuyên môn cho 2 ngành boong và ngành máy như: các kỹ năng lái tàu (Kỹ năng xác định vị trí tàu; kỹ năng sử dụng hệ thống lái tự động; kỹ năng về dự báo thời tiết và các điều kiện thủy văn đại dương); kỹ thuật vận hành máy tàu biển (vận hành máy chính, máy phụ, hệ thống bơm, các hệ thống kết hợp, thiết bị khẩn cấp, nồi hơi; Sử dụng các dụng cụ bằng tay, thiết bị đo đạc, thiết bị kiểm tra

87

điện; Duy trì ca trực máy: kết hợp giao nhận ca; ghi nhật ký cho không gian máy và ý nghĩa của các chỉ số đọc đã lấy); các kỹ năng về cấp cứu y tế trên biển, sử dụng các thiết bị y tế và việc sử dụng tiếng Anh giao tiếp và tiếng Anh chuyên ngành.

2. Đề xuất các kiến nghị: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đối với mô hình, mục tiêu, chương trình đào tạo: để đảm bảo khi sinh viên ra trường có thể đảm nhiệm luôn các công việc của một sỹ quan vận hành, đề tài đề xuất thay đổi mô hình đào tạo, chuyển mô hình đào tạo 4,5 năm + 36 tháng đi thực tế sang đào tạo 5 năm + 12 tháng thực tế, Giảm thời lượng một số môn về cơ sở, cơ bản, tập trung đào tạo chuyên sâu các môn chuyên ngành, đặc biệt điều chỉnh thời lượng thực hành, thí nghiệm, thực tập thực tế trên tàu để đảm bảo tay nghề, kỹ năng chuyên môn.

- Đối với đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên tham gia công tác đào tạo và huấn luyện: thay đổi phương pháp giảng dạy; đối với giảng viên tham gia giảng dạy cho 2 ngành đi biển ngoài các yêu cầu chung đối với giảng viên đại học thì đội ngũ này phải là các sỹ quan quản lý trên tàu ( Thuyền trưởng, máy trưởng, đại phó và máy nhất), có nhiều kinh nghiệm thực tế đi biển, điều này vô cùng quan trọng trong việc đưa các kinh nghiệm vào giảng dạy.

- Cơ sở vật chất, thư viện, trung tâm thể thao: Đầu tư đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho công tác thực hành thí nghiệm, thực hành, đời sống, rèn luyện kỹ năng mềm sẽ giúp sinh viên có đầy đủ sức khỏe, thái độ kỷ luật để có thể tự tin làm việc trên môi trường trên biển.

- Chính sách hỗ trợ sinh viên: nhà trường sẽ tạo cho sinh viên các chế độ chính sách hỗ trợ về vay vốn phục vụ mục đích học tập, miễn giảm cho sinh viên nghèo, kết hợp với các công ty vận tải biển, các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố tạo các cơ học học bổng khuyến khích học tập, tạo điều kiện cho sinh viên đi thực tập trên những con tàu mà sau này họ sẽ tham gia công tác.

Như vậy: Kết quả cuối cùng của luận văn đã trả lời các câu hỏi nghiên cứu của đề tài, Kết quả đạt được đã góp một phần hướng nghiên cứu mới cho vấn đề về đánh giá chương trình đào tạo và huấn luyện cho 2 ngành Điều khiển tàu biển và Máy tàu biển của trường ĐH Hàng hải nói riêng và khối các trường đào tạo về hàng hải trên cả nước nói chung, Từ kết quả thu được ta đánh giá được thực trạng đào tạo

88

hiện nay của đội ngũ thuyền viên đang ở mức độ và so với trình độ của đội ngũ thuyền viên thế giới họ còn thiếu những gì, cần bổ sung những gì để từ đó có những hướng đi phát triển mới cho mô hình đào tạo, mục tiêu, chương trình đào tạo và huấn luyện, Điểm hạn chế của đề tài mới chỉ đánh giá được đối tượng cựu sinh viên thuộc 3 khóa thuộc 2 ngành đi biển nên kết quả thu được chưa đạt được mong muốn tối ưu nhất trong khi hiện nay, số lượng thuyền viên đang làm việc cho các công ty vận tải biển trong nước cũng như nước ngoài là rất lớn.

89

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

A – Danh mục tài liệu trong nước:

1. GS.TS Nguyễn Hữu Châu (2008), “Chất lượng giáo dục – Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nộ.i

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), “Hướng dẫn xây dựng và công bố chuẩn đầu ra ngành đào tạo cho các trường Đại học, Học viên, Cao đẳng trong cả nước”,

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), “Đổi mới quản lý hệ thống giáo dục đại học giai đoạn 2010 – 2020”.

4. Lê Văn Điểm (2012), Luật Hàng hải dành cho sinh viên ngành Máy tàu biển”,

Nhà xuất bản Giao thông vận tải.

5. Chủ nhiệm đề tài Nguyễn Quý Hùng (2006), Nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực ngành giao thông vận tải, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ.

6. Phạm Thị Huyền (2007), Giáo dục đại học ở Việt Nam: Nhìn từ thị trường lao động, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ.

7. PGS,TS Nguyễn Công Khanh (2012), Trích Xử lý và phân tích số liệu nghiên cứu với phần mềm SPSS, Đại học Sư phạm Hà Nội.

8. Nguyễn Mạnh Khoa (11/2009), “ Những thuận lợi và khó khăn khi Việt Nam tham gia công ước lao động hàng hải 2006 của Tổ chức Lao động quốc tế”,

Nội san khoa học kỹ thuật Điều khiển tàu biển Số 13.

9. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, Nhà xuất bản thống kê.

10. Chủ nhiệm đề tài PGS, TS, Nguyễn Văn Nam (2005), Các giải pháp cơ bản gắn đào tạo với sử dụng nguồn nhân lực nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ.

11. PGS,TS Nguyễn Cảnh Sơn (4/2007), “Phát triển nguồn nhân lực và nâng cao năng lực quản lý đội ngũ thuyền viên xuất khẩu tại Việt Nam”, tạp chí Khoa học – Công nghệ Hàng hải số 9.

12. Lâm Quang Thiệp (200), Giáo dục đại học , Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

90

13. Mai Bá Lĩnh, Dương Mạnh Hùng, Nguyễn Đức Trung (11/2006) “Nghiên cứu yếu tố con người trong việc đào tạo huấn luyện sỹ quan, sinh viên khối đi biển”, tạp chí Khoa học – Công nghệ Hàng hải số 7.

14. Ngô Lực Tài (2009), “Xuất khẩu thuyền viên có phải là một thế mạnh của ngành Hàng hải Việt Nam?”, Tạp chí Biển Việt Nam số 9.

15. Phan Văn Tại; Đinh Gia Vinh; Nguyễn Văn Trọng (2011), “Nâng cao chất lượng đào tạo ngành đi biển tại Trường Cao đẳng Hàng hải 1 trong giai đoạn tới”, tuyển tập báo cáo, Hội nghị Khoa học công nghệ Hàng hải.

16. Nguyễn Đức Trí (6/2010), “Một số vấn đề về trình độ đào tạo và chất lượng người lao động hiện nay”, tạp chí Khoa học giáo dục số 57.

17. Chủ nhiệm đề tài PGS,TS Đặng Văn Uy (2007), Nâng cao năng lực đào tạo hàng hải các cấp tại Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học trọng điểm cấp Bộ, 18. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (2010)“Đổi mới quản lý hệ thống giáo dục (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đại học giai đoạn 2010-2012”.

19. Nhà xuất bản giao thông (2008) “Một số văn bản pháp luật về thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam” Nhà xuất bản Giao thông vận tải.

B – Danh mục tài liệu nước ngoài:

20. Patrick E,Grifffin: “Program development an Evaluation”, Assessment Research Centre RMIT Coburg.

21. The Asia Maritime & Fisheries Universities Forum 2,Proceedings, Vietnam Maritime University 2010.

22. Internarional Association of Maritime Universities, Globalization and Maritime Education and Training, Dailan Maritime University Press 2008. 23. Saint Michael’s College, The Year 2000 Self – Study Report.

24. Evaluation Manual, Commission on Institutions of Higher Education,1996. 25. New England Association of Schools an Colleges Accreditation Commisson,

Self-report, August, 2002.

91

PHỤ LỤC 1

(Dành cho ngành Điều khiển tàu biển)

Xin anh vui lòng cung cấp các thông tin qua bảng hỏi dưới đây một cách đầy đủ, chính xác, khách quan, Sự đóng góp ý kiến của các anh là rất cần thiết để chúng tôi có căn cứ đánh giá và kiến nghị góp phần nâng cao chất lượng chương trình đào tạo và huấn luyện các ngành đi biển của Trường Đại học Hàng hải,

Xin chân thành cám ơn sự hợp tác anh!

Xin vui lòng cho biết một số thông tin về bản thân:

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ đáp ứng công việc trên biển của sinh viên chính quy tốt nghiệp ngành Điều khiển tàu biển và máy tàu biển của Trường Đại học Cà Mau (Trang 89)