Các giải pháp tăng cƣờng trong công tác thực tập, nghiệp vụ tay

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ đáp ứng công việc trên biển của sinh viên chính quy tốt nghiệp ngành Điều khiển tàu biển và máy tàu biển của Trường Đại học Cà Mau (Trang 86)

4. Phƣơng pháp nghiên cứu

4.2. Các giải pháp tăng cƣờng trong công tác thực tập, nghiệp vụ tay

thuật, nâng cao kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ thuyền viên ngành đi biển:

Như đã trình bày ở trên, sinh viên khối các ngành đi biển làm việc chủ yếu cần thành thạo kỹ năng chuyên môn, các kỹ năng này được rèn luyện thông qua việc thực hành, thực tập, thí nghiệm, đi thực tế của sinh viên, những điều này mang lại cho sinh viên vốn kinh nghiệm quý giá khi tốt nghiệp ra trường. Do vậy, công tác thực hành, thực tập được quan tâm hàng đầu, đây là vấn đề quyết định tay nghề của đội ngũ thuyền viên khi làm việc trên môi trường biển. Và thực trạng hiện nay là chất lượng sinh viên ra trường chưa được đảm bảo cũng do nguyên nhân “thời gian thực tập tay nghề không đảm bảo”. Do vậy khi đưa ra mô hình đào tạo mới, sinh viên sẽ có hai giai đoạn được thực tập tay nghề:

+ Thực tập thử sóng + Thực tập tốt nghiệp

Trong bối cảnh hiện nay khi mà các trang thiết bị phục vụ cho công tác huấn luyện, thực hành, tàu thực tập tại cơ sở đào tạo nói chung và trường đại học Hàng hải nói riêng còn thiếu rất nhiều so với nhu cầu thực tập của sinh viên mặc dù trong những năm gần đây nhà trường đã không ngừng trang bị cơ sở vật chất, các thiết bị thực hành, thí nghiệm, xây dựng các trung tâm mô phỏng lớn để phục vụ công tác

81

giảng dạy và học tập của sinh viên. Do vậy, để khai thác một cách triệt để có hiệu quả cơ sở vật chất đã được trang bị, ta cần có một số biện pháp sau:

- Xây dựng lại đề cương và nội dung thực hành, huấn luyện cho sinh viên; - Nghiêm túc đánh giá quá trình thực tập của sinh viên thông qua việc thành lập Hội đồng đánh giá và coi chất lượng thực tập như chất lượng học tập trên lớp (vì hiện nay công tác đánh giá cuối kỳ cho việc thực hành, thực tập còn bị coi nhẹ, mang nặng tính hình thức).

- Tận dụng tối đa các phương tiện sẵn có tại các cơ sở đào tạo như: Phòng thực hành, khu huấn luyện an toàn cơ bản, các phòng mô phỏng để huấn luyện sinh viên.

- Đối với các cơ sở tuyển dụng lao động: yêu cầu khi sử dụng nguồn nhân lực hàng hải các ứng viên phải tham gia vào quá trình đào tạo và huấn luyện sỹ quan thuyền viên do các đơn vị đào tạo và huấn luyện có uy tín tổ chức.

- Khuyến khích các đơn vị sản xuất tuyển chọn được nguồn nhân lực từ 2 ngành đi biển khi sinh viên còn đang học trên ghế nhà trường, đưa ra những nguồn học bổng khuyến khích học tập, tạo địa bàn thuận lợi cho sinh viên khi thực tập để đảm bảo khi nguồn nhân lực có được đáp ứng tốt nhất về kiến thức, kỹ năng và thái độ với nghề nghiệp đi biển.

- Đầu tư mạnh hơn nữa các tàu chuyên dụng cho sinh viên đi thực tập với trang thiết bị hiện đại để sinh viên có điều kiện tiếp xúc với nền kỹ thuật tiên tiến trên thế giới.

Một số các ý kiến phỏng vấn làm rõ minh chứng:

“Khi thực hành thí nghiệm các môn chuyên ngành, chúng tôi chỉ có khoảng 15 đến 30 tiết, tuy nhiên do cơ sở vật chất còn thiếu nên các tiết thực hành bị cắt giảm, Giáo viên hướng dẫn thì qua loa, không tập trung vào hướng dẫn, chủ yếu chúng tôi tự tìm hiểu, việc đánh giá việc thí nghiệm, thực hành còn lỏng lẻo, mang tính hình thức nên không đánh giá được thực chất của từng sinh viên, do vậy, đến khi đi làm chúng tôi rất bỡ ngỡ khi tiếp xúc với các trang thiết bị trên tàu, chỉ nhớ mang máng là mình có được biết tới nó nhưng lúc đó không biết mục đích dùng nó như thế nào và để làm gì” (Thợ máy tàu Diamond Falcon)

“Tôi đề nghị Trường nên tăng thời gian thực tập dưới tàu cho sinh viên, đi thực tế giúp chúng tôi tích lũy kinh nghiệm đi biển, việc đánh giá thực tập, thực hành cần

82

minh bạch, rõ ràng, điểm đánh giá thực hành, thực tập phải ngang bằng với điểm đánh giá lý thuyết, có vậy, sinh viên mới tập trung vào việc nâng cao tay nghề của mình”

(Thủy thủ - Công ty vận tải biển Biển Đông)

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ đáp ứng công việc trên biển của sinh viên chính quy tốt nghiệp ngành Điều khiển tàu biển và máy tàu biển của Trường Đại học Cà Mau (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)