Phân tích kết quả nghiên cứu về đánh giá mức độ đáp ứng về kiến

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ đáp ứng công việc trên biển của sinh viên chính quy tốt nghiệp ngành Điều khiển tàu biển và máy tàu biển của Trường Đại học Cà Mau (Trang 45)

4. Phƣơng pháp nghiên cứu

3.2. Phân tích kết quả nghiên cứu về đánh giá mức độ đáp ứng về kiến

của sinh viên 2 ngành đi biển đối với công việc trên biển:

Để đánh giá mức độ đáp ứng về kiến thức chuyên môn của sinh viên 2 ngành đi biển đối với các yêu cầu công việc trên biển, tác giả sẽ sử dụng 4 tiểu thang đo:

đo mức độ Nắm vững kiến thức, mức độ Thành thạo kiến thức, mức độ Hữu ích kiến thức và Tần suất sử dụng kiến thức của các cựu sinh viên khi áp dụng vào công việc trên biển,

3.2.1. Phân tích kết quả về mức độ Nắm vững kiến thức chuyên môn của sinh viên 2 ngành đi biển :

Bảng 3.4. Mức độ đáp ứng về mặt Nắm vững kiến thức của cựu sinh viên 2 ngành đi biển đối với công việc trên biển

Mức độ đáp ứng Ngành ĐKTB (%) Ngành MTB (%) Sinh viên CBQL Sinh viên CBQL

Rất vững 10,2 0 0,6 0

Vững 79,6 6,2 59,3 4,0

Khá vững 10,2 59,4 38,9 44,0

Không vững 0 34,4 1,2 52,0

Hoàn toàn không vững 0 0 0 0

Nhìn vào kết quả trên cho thấy có sự khác biệt khi đánh giá mức độ nắm vững kiến thức chuyên môn khi làm việc trên biển giữa cựu sinh viên 2 ngành đi biển với cán bộ quản lý trực tiếp của họ ở trên tàu. Có tới 59,4% CBQL ngành ĐKTB đánh giá ở mức độ Khá vững; 34,4% ở mức độ Không vững. Bên cạnh đó đối với ngành MTB còn kém hơn một chút khi mức độ Khá vững chỉ đạt 44,0%,

Không vững đạt tới mức 52,0%; và cả 2 ngành thì không có ai đánh giá ở mức độ

Rất vững.

Đối chiếu với kết quả tự đánh giá của các cựu sinh viên ta thấy sinh viên ngành ĐKTB đánh giá mức độ Vững khá cao chiếm 79,6%; trong khi đó ngành MTB thì ít hơn 59,3% ở mức độ Vững và 38,9% ở mức độ Khá vững, mức độ

40

Như vậy: Về mức độ nắm vững kiến thức chuyên môn của sinh viên 2 ngành ĐKTB và MTB mới chỉ đáp ứng được ở mức độ trung bình đối với yêu cầu của công việc.

Đoạn trích phỏng vấn sau đây có thể làm rõ kết luận trên:

“Tôi thấy sinh viên tốt nghiệp ngành ĐKTB chính quy tại trường ĐH Hàng hải có kiến thức chuyên môn khá hơn hẳn so với một số trường khác, Tuy nhiên, công việc trên tàu chủ yếu là thực hành, nên việc nắm vững kiến thức khi còn học ở trường đưa vào áp dụng trên tàu còn có khoảng cách” (Thuyền trưởng thuộc công ty Vinic).

“Cũng khó để đánh giá về việc nắm vững kiến thức chuyên môn của sinh viên, nói chung là tạm được thôi, vì từ lý thuyết đến thực tế không phải lúc nào cũng đồng nhất, nhiều bạn có thành tích tốt khi học về một môn nào đó ở Trường, tuy nhiên khi hỏi vào thực tế thì lại không hiểu rõ được bản chất của vấn đề” (Thuyền trưởng thuộc công ty Vicmac).

“Tôi thấy phần nắm vững kiến thức của mình còn rất kém, nhiều khi tiếp thu kiến thức khi học ở trường không hiểu được cốt lõi của vấn đề, lại không có thực hành hoặc rất ít, nên sinh viên học không hiểu kỹ, rất dễ quên, đến khi đi làm thực tế thì lại phải nghiên cứu và học lại từ đầu rất vất vả” (Phó 3 thuộc công ty Biển Đông).

3.2.2. Phân tích kết quả về mức độ Thành thạo kiến thức chuyên môn của sinh viên 2 ngành đi biển :

Bảng 3.5. Mức độ đáp ứng về mặt Thành thạo kiến thức của cựu sinh viên 2 ngành đi biển đối với công việc trên biển

Mức độ đáp ứng Ngành ĐKTB (%) Ngành MTB (%) Sinh viên CBQL Sinh viên CBQL

Rất thành thạo 0 0 0 0

Thành thạo 70,7 31,2 58,0 16,0

Khá thành thạo 28,7 62,5 41,4 68,0

Khôngthành thạo 0,6 6,3 0,6 16,0

Rất không thành thạo 0 0 0 0

Nhìn vào bảng kết quả 3.5 đánh giá mức độ Thành thạo kiến thức chuyên môn của sinh viên 2 ngành đi biển so với bảng giá trị được đánh giá từ phía CBQL ta nhận thấy rằng không có sự chênh lệch đáng kể về mức độ đạt được của sinh

41

viên, Trong khi sinh viên đánh giá mức độ Thành thạo cao nhất chiếm tỷ lệ 70,7%(ĐKTB), 58,0%(MTB) và đánh giá mức độ Khá thành thạo chiếm tỷ lệ ít hơn 28,7%(ĐKTB), 41,4%(MTB). Thì khi lấy ý kiến của CBQL thì lại cho rằng, mức độ thành thạo kiến thức của sinh viên chiếm tỷ lệ cao ở mức độ Khá thành thạo: 62,5%(ĐTKB), 68,0%(MTB). Đồng thời, qua kết quả nghiên cứu ta nhận thấy rằng mức độ thành thạo kiến thức giữa sinh viên 2 ngành cũng có sự khác biệt đáng kể, từ bảng đánh giá từ phái cựu sinh viên và CBQL thuộc cho 2 ngành đều thấy rằng sinh viên ngành ĐKTB có mức độ thành thạo tốt hơn so với sinh viên ngành MTB.

Như vậy: Về mức độ thành thạo kiến thức chuyên môn của sinh viên 2 ngành ĐKTB và MTB mới chỉ đáp ứng được ở mức độ Khá so với các yêu cầu công việc.

Một số trích đoạn phỏng vấn sâu để làm rõ vấn đề này:

“Tôi nắm vững kiến thức chuyên môn hơn non nhưng tôi biết vận dụng những kiến thức đó vào công việc một cách thành thạo, biết dùng kiến thức được trang bị dù ít ỏi vào đúng việc, tôi cho rằng mình khá thành thạo các kiến thức chuyên môn vào công việc trên tàu” (Phó 3 thuộc công ty vận tải biển Isalco).

“ Như tôi nhận xét ở trên sinh viên tuy mức độ nắm vững kiến thức còn kém tuy nhiên các bạn lại ứng dụng kiến thức một cách khá thuần thục, biết vận dụng kiến thức vào đúng việc vì vậy tôi cho rằng sinh viên trường ĐH Hàng hải khá thành thạo trong việc sử dụng kiến thức chuyên môn vào công việc” (Thuyền trưởng thuộc công ty Vicmac).

“Tôi nghĩ rằng khi đã làm việc trên tàu buộc các bạn sinh viên ngành đi biển phải thành thạo kiến thức chuyên môn, vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới các hoạt động chung của một con tàu khi đang vận hành” (Máy trưởng, giảng viên trường ĐH Hàng hải).

3.2.3. Phân tích kết quả về mức độ Hữu ích kiến thức chuyên môn của sinh viên 2 ngành đi biển :

Bảng 3.6. Mức độ đáp ứng về mặt Hữu ích kiến thức của cựu sinh viên 2 ngành đi biển đối với công việc trên biển

Mức độ đáp ứng Ngành ĐKTB (%) Ngành MTB (%) Sinh viên CBQL Sinh viên CBQL

Rất hữu ích 28,7 6,2 19,1 4,0

Hữu ích 58,7 71,9 56,2 72,0

42

Mức độ đáp ứng Ngành ĐKTB (%) Ngành MTB (%) Sinh viên CBQL Sinh viên CBQL

Không hữu ích 0 0 0 0

Rất không hữu ích 0 0 0 0

Từ bảng kết quả 3.6 ta nhận thấy được mức độ Hữu ích về kiến thức chuyên môn của sinh viên 2 ngành đi biển được đánh giá khá tốt, Trong khi cựu sinh viên tự đánh giá mức độ Hữu ích và Rất hữu ích rất cao 77,4(ĐKTB), 75,3%(MTB) thì CBQL đánh giá mức độ Hữu ích là cao nhất với tỷ lệ 71,9%(ĐKTB), 72,0%(MTB), Đồng thời, ta cũng nhận được không có sự khác biệt rõ ràng về việc đánh giá mức độ Hữu ích kiến thức chuyên môn giữa sinh viên 2 ngành đi biển.

Như vậy: Về mức độ Hữu ích kiến thức chuyên môn của sinh viên 2 ngành ĐKTB và MTB đáp ứngTốt so với các yêu cầu công việc.

Một số trích đoạn phỏng vấn sâu để làm rõ vấn đề này:

“ Những kiến thức chuyên môn mà tôi được trang bị khi học ở trường ĐH Hàng hải là những kiến thức rất cần thiết, sát với thực tế và rất có ích với công việc tôi đang làm” (Thợ máy thuộc Công ty vận tải biển Tân Việt)

“Đương nhiên những kiến thức tôi được học ở trường là rất có ích rồi, cho dù việc ứng dụng nó vào công việc nhiều khi còn yếu, cái này tôi còn phải bổ sung nhiều trong quá trình làm việc, nhưng những gì được học ở trường giúp tôi hình dung được công việc tôi sẽ phải làm nhất là khi tôi mới bắt đầu xuống tàu” (Cựu sinh viên Khóa 45, phó 3, giảng viên khoa ĐKTB thuộc trường ĐH Hàng hải)

“ Tôi thấy rằng những gì các bạn sinh viên được trang bị ở trường là rất cần thiết thậm chí còn thiếu và rất hữu ích cho công việc trên tàu cho dù có nhiều lý do khiến cho các bạn vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình xử lý công việc”

(Đại phó thuộc công ty vận tải biển Đông Long)

3.2.4. Phân tích kết quả về mức độ Tần suất sử dụng kiến thức chuyên môn của sinh viên 2 ngành đi biển :

43

Bảng 3.7. Mức độ đáp ứng về mặt Tần suất kiến thức của cựu sinh viên 2 ngành đi biển đối với công việc trên biển

Mức độ đáp ứng Ngành ĐKTB (%) Ngành MTB (%) Sinh viên CBQL Sinh viên CBQL

Rất thường xuyên 44,3 18,8 11,1 28,0

Thường xuyên 55,7 68,8 82,7 40,0

Thỉnh thoảng 0 12,5 6,2 32,0

Rất ít 0 0 0 0

Không sử dụng 0 0 0 0

Nhìn vào bảng kết quả 3.7 tần suất sử dụng kiến thức chuyên môn vào công việc trên biển qua ý kiến tự đánh giá và CBQL đối với các cựu sinh viên 2 ngành đi biển ta nhận thấy mức độ đạt được là rất cao. Khi sinh viện tự đánh giá hầu hết ở mức độ Thường xuyên và rất thường xuyên, với sinh viên ĐKTB đánh giá 100% và 93,8% sinh viên ngành MTB cho 2 mức độ này. Trong khi CBQL đánh giá mức độ

Thường xuyên là 68,8% (ĐKTB), 40,0%(MTB), có một số kiến thức có tần suất sử dụng ít hơn, được CBQL đánh giá ở mức độ thỉnh thoảng 12,4%(ĐKTB), 32,0%(MTB). Và nhìn chung không có sự khác biệt về tần suất sử dụng kiến thức chuyên môn giữa sinh viên 2 ngành đi biển.

Như vậy: Về mức độ Tần suất sử dụng kiến thức chuyên môn của sinh viên 2 ngành ĐKTB và MTB đáp ứngTốt so với các yêu cầu công việc.

Để làm rõ vấn đề này, ta trích một số đoạn phỏng vấn sâu từ phía cựu sinh viên và cán bộ Quản lý:

“Tần suất sử dụng kiến thức tôi đánh giá là rất cao, tôi luôn yêu cầu đội ngũ thuyền viên dưới sự quản lý của tôi họ phải thường xuyên chăm sóc các thiết bị trên tàu để đảm bảo con tàu luôn được vận hành trong trạng thái tốt nhất, tránh được rủi ro cao nhất tuy nhiên cũng có một số kiến thức đối với các thuyền viên ở mức độ vận hành trở xuống thì không thuộc chức năng của họ nên ít sử dụng hơn” (Thuyền trưởng, giảng viên trường ĐH Hàng hải)

“Các kiến thức chuyên môn được trang bị khi còn học ở trường được tôi sử dụng rất thường xuyên, Đó là những kiến thức tối thiểu cần có và rất hay dùng tới”

44

3.2.5. Tìm hiểu sự khác biệt về mức dộ đáp ứng về kiến thức của sinh viên 2 hệ đào tạo và các khóa đào tạo thuộc 2 ngành đi biển.

a) Tìm hiểu sự khác biệt về mức độ đáp ứng về kiến thức của sinh viên 2 hệ đào tạo (Hệ đại học và hệ cao đẳng) thuộc 2 ngành đi biển :

Theo lý thuyết về kiểm định, trước khi ta kiểm định trung bình của hai tổng thể theo Independent-sample T-test, ta phải thực hiện một kiểm định khác là kiểm định sự bằng nhau của hai phương sai tổng thể, kiểm này có tên là kiểm định Levence, Levence được tiến hành với giả thiết Ho là hai phương sai của tổng thể bằng nhau, nếu kiểm định cho mức ý nghĩa thực nghiệm nhỏ hơn 0,05, ta sẽ bác bỏ giả thiết Ho và ngược lại, Kết quả kiểm định này sẽ ảnh hưởng đến việc ta sẽ lựa chọn loại kiểm định sự bằng nhau giữa hai trung bình tổng thể nào ?

+ Nếu mức ý nghĩa thực nghiệm trong kiểm định Levence nhỏ hơn 0,05 thì phương sai giữa hai tổng thể khác nhau ta sẽ sử dụng kết quả kiểm định t ở phần Equal variances not assumed (Phương sai giữa hai tổng thể không bằng nhau)

+ Nếu mức ý nghĩa thực nghiệm trong kiểm định Levence lớn hơn hoặc bằng 0,05 thì phương sai giữa hai tổng thể khác nhau ta sẽ sử dụng kết quả kiểm định t ở phần Equal variances assumed (Phương sai giữa hai tổng thể bằng nhau)

Một kiểm định giả thiết về giá trị trung bình của 2 tổng thể sẽ được thiết lập để so sánh sự bằng nhau về giá trị trung bình về mức độ đáp ứng kiến thức chuyên môn giữa sinh viên 2 hệ đào tạo thuộc 2 ngành ĐKTB và MTB. Ta sẽ sử dụng phép kiểm định trung bình 2 mẫu độc lập (Independent-sample T-test)

Ta xét điểm trung bình mức độ đáp ứng kiến thức của sinh viên 2 ngành bằng cách tính tổng điểm của các tiểu thang đo để lấy giá trị phân tích

*) Đối với sinh viên ngành ĐKTB :

Bảng 3.8. So sánh điểm trung bình mức độ đáp ứng kiến thức giữa sinh viên ĐKTB thuộc 2 hệ đào tạo

Hệ đào tạo

Mức độ đáp ứng kiến thức chuyên môn ngành ĐKTB Tần số Điểm

trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị P

Đại học 118 216,41 17,608

0,940

45

Levene's Test for

Equality of Variances t-test for Equality of Means

F Sig, t df Sig, (2-tailed)

tong1 Equal variances

assumed 3,896 ,051 ,075 165 ,940

Equal variances

not assumed ,068 74,205 ,946

Nhìn vào bảng giá trị 3.8 ta thấy điểm trung bình giữa 2 hệ đào tạo không có chênh lệch, Tuy nhiên sự không chênh lệch này có ý nghĩa về mặt thống kê hay không?

Ta xét bảng (Independent Samples Test), mức ý nghĩa thực nghiệm trong kiểm định Levence là 0,051>0,05 cho biết phương sai giữa hai nhóm không có sự khác biệt do đó ta sẽ sử dụng kết quả trong phần (Equal variances assumed), Trong phần này, mức ý nghĩa thực nghiệm ở kiểm định t là 0,940>0,05 nên không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa giá trị trung bình của hai tổng thể.

Như vậy : Có thể kết luận rằng mức độ đáp ứng về mặt kiến thức của sinh viên ngành ĐKTB thuộc 2 hệ đại học và cao đẳng là không khác nhau.

*) Đối với sinh viên ngành MTB :

Bảng 3.9. So sánh điểm trung bình mức độ đáp ứng kiến thức giữa sinh viên MTB thuộc 2 hệ đào tạo

Hệ đào tạo

Mức độ đáp ứng kiến thức chuyên môn ngành MTB Tần số Điểm

trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị P

Đại học 135 198,30 21,305

0,804

Cao đẳng 27 197,22 16,953

Levene's Test for Equality of

Variances

t-test for Equality of Means

F Sig, t df Sig, (2-tailed)

tong1 Equal variances

assumed 2,298 ,132 ,248 160 ,804

Equal variances not

assumed ,289 44,164 ,774

Nhìn vào bảng giá trị 3.9 ta thấy điểm trung bình giữa 2 hệ đào tạo không có chênh lệch, Tuy nhiên sự không chênh lệch này có ý nghĩa về mặt thống kê hay không ?

46

Ta xét bảng (Independent Samples Test), Mức ý nghĩa thực nghiệm trong kiểm định Levence là 0,132>0,05(mức ý nghĩa quan sát) cho biết phương sai giữa hai nhóm không có sự khác biệt do đó ta sẽ sử dụng kết quả trong phần (Equal variances assumed), Trong phần này, Mức ý nghĩa thực nghiệm ở kiểm định t là 0,804>0,05 nên không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa giá trị trung bình của hai tổng thể,

Như vậy : có thể kết luận rằng mức độ đáp ứng về mặt kiến thức của sinh viên ngành MTB thuộc 2 hệ đại học và cao đẳng là không khác nhau,

b) Tìm hiểu sự khác biệt về mức độ đáp ứng về kiến thức của sinh viên 3 khóa đào tạo thuộc 2 ngành đi biển :

Tìm hiểu về sự khác biệt về mức độ đáp ứng về kiến thức của sinh viên 3 khóa 45, 46, 47 thuộc 2 ngành đi biển ta sử dụng phép phân tích Phương sai một yếu tố (One –way ANOVA) để so sánh giá trị trung bình, Vấn đề đặt ra là có sự khác biệt nào về mức độ đáp ứng công việc trên biển giữa sinh viên các khóa học hay không ?

Đặt giả thiết Ho – Không có sự khác biệt về mức độ đáp ứng kiến thức chuyên môn giữa sinh viên 3 khóa thuộc 2 ngành đi biển tốt nghiệp chính quy trường Đại học Hàng hải hay nói cách khác là các khóa học khác nhau không có mối liên hệ nào với mức độ đáp ứng kiến thức chuyên môn của sinh viên 2 ngành đi biển,

*) Đối với sinh viên ngành ĐKTB :

Bảng 3.10. So sánh điểm trung bình mức độ đáp ứng kiến thức giữa sinh viên 3 khóa đào tạo thuộc ngành ĐKTB

Khóa đào tạo đào tạo

Mức độ đáp ứng kiến thức chuyên môn ngành ĐKTB Tần số ĐTB Độ lệch chuẩn Giá trị P

Khóa 45 37 216,19 21,623

0,815

Khóa 46 51 217,71 14,930

Khóa 47 79 215,52 20,214

Test of Homogeneity of Variances

Levene Statistic df1 df2 Sig,

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ đáp ứng công việc trên biển của sinh viên chính quy tốt nghiệp ngành Điều khiển tàu biển và máy tàu biển của Trường Đại học Cà Mau (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)