đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ việt nam sang thị trường liên bang nga trong giai đoạn 2009-2020

85 538 0
đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ việt nam sang thị trường liên bang nga trong giai đoạn 2009-2020

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CƠ SỞ II TẠI TP.HỒ CHÍ MINH CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGỌAI  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM GỖ VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG LIÊN BANG NGA TRONG GIAI ĐOẠN 2009-2020 Sinh viên thực hiện: HUỲNH MAI NGỌC Lớp: Nhật 1 Khóa: K44 Giáo viên hướng dẫn: Thạc sĩ NGUYỄN ĐỨC VINH TP.Hồ Chí Minh, Tháng 5 Năm 2009 NHẬN XÉT CỦA GVHD Trang DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 3 CHƯƠNG 1: VAI TRÒ, VỊ TRÍ CỦA VIỆC XUẤT KHẨU SẢN PHẨM GỖ VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG LIÊN BANG NGA 4 I. Tổng quan về thị trường sản phẩm gỗ Liên Bang Nga 4 1. Tình hình cung cầu sản phẩm gỗ của Liên Bang Nga 4 1.1 Tình hình cung 4 1.2 Tình hình cầu 6 2. Cơ hội và thách thức đối với việc xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam vào thị trường Liên Bang Nga 7 2.1. Cơ hội 7 2.1.1. Điều kiện thu nhập của người dân Nga 7 2.1.2. Việc gia nhập WTO của Liên bang Nga 8 2.2. Thách thức 9 2.2.1. Tình hình kinh tế thế giới 2008 9 2.2.2 Tình hình cạnh tranh trên thị trường 10 2.2.3 Quy định về người nước ngoài kinh doanh bán lẻ trên thị trường Liên Bang Nga 11 3. Những rào cản thương mại khi xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Liên Bang Nga 11 3.1 Rào cản thuế quan 12 3.2 Rào cản phi thuế quan 13 II. Vai trò của sản phẩm gỗ trong chiến lược phát triển xuất khẩu của Việt Nam 15 1. Chiến lược phát triển xuất khẩu của Việt Nam 15 2. Vai trò của việc xuất khẩu sản phẩm gỗ 17 III. Sự cần thiết đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Liên Bang Nga trong giai đoạn 2009-2020 18 1. Điều kiện và tiềm năng sản xuất gỗ của Việt Nam 18 1.1 Vị trí địa lý 18 1.2 Nguồn nguyên liệu 19 1.3 Nguồn lao động 19 1.4 Các cơ chế và chính sách hỗ trợ của Nhà Nước 21 2. Tiềm năng của thị trường Liên Bang Nga 22 3. Triển vọng quan hệ hợp tác hữu nghị Việt Nam – Liên Bang Nga 23 IV. Kinh nghiệm xuất khẩu sản phẩm gỗ của một số nước 25 1. Trung Quốc 25 2. Malaysia 26 3. Thái Lan 27 4. Indonesia 27 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM GỖ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG LIÊN BANG NGA TRONG GIAI ĐOẠN 2005-2009 30 I. Tổng quan tình hình xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam trong giai đoạn 2005-2009 30 II. Tình hình xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Liên Bang Nga giai đoạn 2005-2009 32 1. Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu 32 2. Cơ cấu sản phẩm gỗ xuất khẩu 34 3. Tình hình giá xuất khẩu sản phẩm gỗ 36 4. Tình hình chất lượng sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam 37 5. Phương thức tổ chức giao nhận và vận tải xuất nhập khẩu sản phẩm gỗ 38 6. Tín dụng xuất khẩu và các biện pháp thanh toán 39 7. Tình hình tổ chức đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu 41 8. Hoạt động xúc tiến thương mại 42 III. Nhận xét chung 44 1. Những kết quả đạt được 44 2. Những mặt còn hạn chế 46 2.1. Về nguồn nhân lực 46 2.2. Về nguồn nguyên liệu 47 2.3. Tình trạng vốn 49 2.4. Công nghệ chế biến 50 2.5. Khả năng cạnh tranh 50 2.6.Xây dựng thương hiệu 52 CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM GỖ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG LIÊN BANG NGA GIAI ĐOẠN 2009-2020 54 I. Một số dự báo về xu hướng tiêu dùng sản phẩm gỗ ở thị trường Liên bang Nga trong giai đoạn tới 54 II. Quan điểm, mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam sang thị trường Liên Bang Nga 55 1. Hệ thống các quan điểm 1.1Quan điểm của cơ quan quản lý nhà nước 55 1.2Quan điểm của các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ của Việt Nam 56 1.3Nhận xét chung 57 2. Mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam sang thị trường Liên Bang Nga 57 III. Các giải pháp thực hiện 59 1. Giải pháp về nguồn nguyên liệu 59 2. Đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề cao cho làng nghề 61 3. Đầu tư nâng cao thiết bị máy móc và đổi mới về công nghệ chế biến 62 4. Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm 62 5. Các doanh nghiệp cần xây dựng thương hiệu cho sản phẩm gỗ Việt Nam xuất khẩu sang Liên Bang Nga 68 6. Nhà nước cần có nhiều chính sách quan tâm hỗ trợ về vốn cho danh nghiệp. .70 IV. Một số đề xuất, kiến nghị 70 1. Đối với cơ quan quản lý nhà nước 70 2. Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam 72 KẾT LUẬN 75 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Hiện nay, việc biết phát huy những lợi thế, tiềm năng để xuất khẩu, thực hiện tích lũy trong quá trình hội nhập khu vực và quốc tế đang là vấn đề đặt ra với các nền kinh tế trong đó có Việt Nam. Với những lợi thế về nguồn tài nguyên rừng, nguồn lao động dồi dào, giá nhân công rẻ… ngành chế biến gỗ đã được nước ta lựa chọn để ưu tiên đầu tư phát triển nhằm tích lũy vốn và năng lực sản xuất tương lai cho nền kinh tế. Có thể nói gỗ là một loại nguyên liệu xanh, có giá trị ưu việt hơn các sản phẩm ưu việt khác. Ngày nay, người tiêu dùng toàn cầu rất quan tâm đến tính năng cũng như độ an toàn của nguyên vật liệu. Ưu điểm lớn nhất của sản phẩm gỗ là không chỉ có khả năng tái chế như sắt, thép, nhôm…mà còn có khả năng tái sinh. Gỗ hấp thụ được CO2, ngay cả khi được chế biến thành phẩm thì khả năng hấp thụ CO2 vẫn đạt 50% so với lúc còn trên cây. Mức năng lượng để sấy gỗ thấp hơn 100 lần so với mức năng lượng để xử lý các nguyên liệu khác và gỗ cũng có khả năng ác điện tốt hơn bê tông, tạo độ an toàn cao cho người sử dụng. Với những đặt tính ưu việt như vậy, sản phẩm gỗ ngày nay đã trở thành sự lựa chọn số một của người tiêu dùng trên thế giới, đặt biệt là những quốc gia châu Âu, những quốc gia rất yêu thiên nhiên, thích cuộc sống gần gũi môi trường, trong đó có Liên Bang Nga. Tại Nga, tầng lớp trung lưu ngày một nhiều, người dân làm việc trong các thành phố nhưng thích sống ở ngoại ô. Họ rất chịu chi cho việc sắm sửa làm đẹp nhà cửa và chuộng những sản phẩm chất lượng cao, kiểu dáng đẹp, phù hợp với không gian cũng như phong cách Nga. Có thể nói, Nga là một thị trường đầy tiềm năng mà các doanh nghiệp gỗ Việt Nam có thể xúc tiến đưa hàng hóa vào đây. Hiện, dân số Nga khoảng 142 triệu dân, GDP bình quân đầu người đạt khoảng 9.075USD/năm. Nga được đánh giá là một trong những quốc gia có tốc độ đô thị hóa và phát triển nhà cửa cao trong khu vực các nước Đông Âu. Hàng năm mặt hàng đồ gỗ nhập khẩu chiếm 43% trên tổng nhu cầu tiêu dùng của người dân Nga. Thực tế cho thấy từ năm 2002 đến nay, sản phẩm gỗ Việt Nam đã có mặt ở 120 quốc gia và vùng lãnh thổ.Theo Bộ Công Thương, kim ngạch xuất khẩu gỗ tháng 11 năm 2008 đạt khỏang 2.56 tỉ USD, đứng thứ 5 trên thế giới và thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, xuất khẩu gỗ đang gặp nhiều khó khăn về vốn, nguyên liệu…Những khó khăn đó đòi hỏi sự hợp lực của nhà nước cùng với các doanh nghiệp trong nước để tìm ra hướng giải quyết giúp cho ngành sản xuất gỗ của nước ta ngày một phát triển. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tác giả đã chọn đề tài “ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM GỖ VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG LIÊN BANG NGA GIAI ĐOẠN 2009-2020” 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu trong đề tài này là tình hình xuất khẩu các sản phẩm gỗ, đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ của các doanh nghiệp Việt Nam vào thị trường Liên bang Nga trong thời gian tới. Phạm vi nghiên cứu là trên lãnh thổ Việt Nam, nghiên cứu thực trạng trong giai đoạn 2005-2009 và đề xuất giải pháp cho giai đoạn 2009-2020. 3. Mục đích nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu toàn diện hoạt động xuất khẩu gỗ của Việt Nam sang thị trường Liên Bang Nga trong những năm qua nhằm làm sáng tỏ 3 mục đích sau: Chỉ ra cơ sở thực tiễn của việc cần thiết đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Liên Bang Nga. Phân tích thực trạng việc xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam giai đoạn 2005-2008 để chỉ ra những mặt đạt được, những mặt hạn chế từ đó dự báo được cung cầu của thị trường thế giới trong thời gian tới. Đưa ra một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Liên Bang Nga giai đoạn 2009-2020. 3. Phương pháp nghiên cứu: Để nghiên cứu đề tài một cách toàn diện, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu chung chủ nghĩa duy vật biện chứng. Bên cạnh đó tác giả cũng dùng các biện pháp nghiên cứu riêng như phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu… để rút ra nhận định mang tính khoa học nhằm làm sáng tỏ mục đích nghiên cứu. 4. Kết cấu khóa luận: Khóa luận ngoài phần mở đầu và kết luận, có kết cấu chặt chẽ gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về sự cần thiết đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Liên Bang Nga. Chương 2: Thực trạng xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam sang thị trường Liên Bang Nga trong giai đoạn 2005-2008 Chương 3: Các giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Liên Bang Nga giai đoạn 2009-2020. 5. Ý nghĩa của đề tài: Đề tài nghiên cứu toàn diện thực trạng trong xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam sang thị trường Liên Bang Nga giai đoạn 2005-2008 có ý nghĩa như sau: Là cơ sở thực tiễn để nhà nước và doanh nghiệp trong nước xây dựng chiến lược xuất khẩu giai đoạn 2009-2020. Là tài liệu tham khảo đối với những người cần quan tâm, sinh viên trong việc tìm hiểu tình hình xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam tại thị trường Liên Bang Nga. Cuối cùng tác giả cũng xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến Thạc sĩ Nguyễn Đức Vinh – Giảng viên trường Đại Học Ngoại Thương – Cơ Sở II TP.HCM đã nhiệt tình hướng dẫn để tôi hoàn thành khóa luận này. Do nguồn tài liệu tham khảo có hạn và hạn chế trong kinh nghiệm nên dù tác giả đã cố gắng hết sức song chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong sự chỉ dẫn và góp ý tận tình của quý thầy cô để đề tài được hoàn chỉnh hơn và có tính ứng dụng cao hơn trong thực tế. CHƯƠNG 1: VAI TRÒ, VỊ TRÍ CỦA VIỆC XUẤT KHẨU SẢN PHẨM GỖ VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG LIÊN BANG NGA I. Tổng quan về thị trường sản phẩm gỗ Liên Bang Nga 1. Tình hình cung cầu sản phẩm gỗ của Liên Bang Nga hiện nay 1.1 Tình hình cung Nước Nga có nguồn tài nguyên rừng khổng lồ với trữ lượng 82 tỉ m3 gỗ, trong đó gỗ được phép khai thác chiếm 531 triệu m3. Hàng năm nguồn gỗ được bổ sung thêm 920 triệu m3. Năm 2005, Nga xuất khẩu khoảng 58 460,8 ngàn tấn gỗ với tổng trị giá khoảng 5 281,3 triệu USD, cụ thể phân bổ như sau: Mã HS Mô tả hàng hóa Tổng cộng Các quốc gia nước ngoài Các nước CIS (ngàn tấn) Triệu USD (ngàn tấn) Triệu USD (ngàn tấn) Triệu USD 4403 Sản phẩm gỗ thô chưa chế biến (ngàn m3) 47 937,9 2 856,347376,2 2825,9 561,7 30,4 4407 Sản phẩm gỗ đã chế biến 8 998,8 1 899,0 7278,0 1675,0 1720,8 224,0 4412 Gỗ dán (ngàn m3) 1 524,1 526,0 1413,3 483,2 110,8 42,8 Nguồn: Tổng cục hải quan Liên Bang Nga Bảng 1.1: Tình hình xuất khẩu sản phẩm gỗ của Liên Bang Nga năm 2005 Vùng Viễn Đông Nga với diện tích 6 215,9 ngàn km2 gắn liền với hình ảnh núi rừng trùng điệp có nguồn lâm sản dồi dào, đặt biệt là gỗ, chiếm 25% diện tích rừng nuớc Nga và chiếm tới 33% trữ lượng gỗ toàn Liên Bang Nga. Trong vùng có nhiều loại gỗ nổi tiếng như gỗ tùng, bách, bạc dương, thông, sồi, tuyết tùng,… Những năm qua vùng này xuất khẩu chủ yếu các sản phẩm gỗ tròn chưa chế biến. Năm 2006 Viễn Đông xuất khẩu khoảng 14 triệu m3 gỗ trị giá 1 184 6 triệu USD (chiếm 14,5% kim ngạch xuất khẩu toàn vùng), trong đó gỗ cây chiếm đến 80%. Quý I/2007, theo số liệu hải quan Viễn Đông, toàn vùng xuất khẩu 4,8 triệu m3 (tăng 25% so với quý I/2006), trong đó gỗ cây chiếm 97%. Lượng gỗ cây xuất khẩu đi các nước như sau: Trung Quốc chiếm 56%, Nhật 29%, Hàn Quốc 11%, luợng không đáng kể (4%) xuất khẩu đi Triều Tiên, Ấn Độ, Hoa Kỳ và Việt Nam.[27] Lượng gỗ dán xuất khẩu của Nga cũng tăng đều trong vòng 10 năm từ 1997 đến 2007 với diễn biến được thể hiện qua biểu đồ sau: Nguồn: www.russiaexport.net Biểu đồ 1.2: Sản lượng gỗ dán xuất khẩu của Liên Bang Nga từ năm 1997- 2007 Theo báo cáo năm 2007 về mặt hàng sản phẩm gỗ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Nga được xếp vào top 10 quốc gia có giá trị xuất khẩu gỗ lớn nhất thế giới. Năm 2006, Liên Bang Nga xuất được 1416,697 triệu USD, và giá trị xuất khẩu năm 2007 là 1894,142 triệu USD, tăng 33.7% so với năm 2006. Tên các nước Năm 2006 (triệu USD) Năm 2007 (triệu USD) So sánh 07/06 Canada 4231,129 3120,741 -0,2624 [...]... ngạch xuất khẩu hơn nữa CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM GỖ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG LIÊN BANG NGA TRONG GIAI ĐOẠN 2005-2009 I Tổng quan tình hình xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam trong đoạn 2005-2009 Trong những năm gần đây, ngành chế biến và xuất khẩu gỗ của Việt Nam đã có bước phát triển vượt bậc, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ luôn ở mức xấp xỉ 500 triệu USD/ năm Trong sáu năm, giá trị xuất. .. được mặt hàng gỗ chiếm một giá trị rất lớn trong tổng giá trị xuất khẩu nông sản của Việt Nam năm 2008 Nguồn : Bộ nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Biểu đồ 1.5: Gíá trị xuất khẩu nông sản năm 2008 III Sự cần thiết đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Liên Bang Nga trong giai đoạn 2009-2020 1 Điều kiện và tiềm năng sản xuất gỗ của Việt Nam 1.1 Vị trí địa lý Việt Nam nằm ở... tiến mạnh mẽ trong quá trình hội nhập khu vực và quốc tế, Việc đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Nga góp phần gia tăng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ hàng năm của Việt Nam, gia tăng sản lượng sản xuất, tận dụng được những lợi thế tiềm năng sẵn có, giải quyết được hàng ngàn lao động trong nước, giúp phát huy tối đa những tiềm năng sẵn có của Việt Nam Góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu của Việt. .. việc xuất khẩu đồ gỗ sản xuất từ rừng tự nhiên trong nước, đồng thời khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhập khẩu gỗ nguyên liệu cũng như xuất khẩu sản phẩm gỗ từ rừng trồng, gỗ nhập khẩu Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đã xây dựng các mức thuế suất cụ thể, có phân biệt đối với các sản phẩm xuất khẩu được làm từ gỗ rừng tự nhiên chịu thuế suất cao hơn sản phẩm làm từ gỗ rừng trồng Gỗ. .. đồ gỗ hàng đầu thế giới với 11,9% thị phần, còn thị phần đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường đồ gỗ thế giới đạt khoảng 0,78% Đây chưa phải là con số tương đối lớn nhưng phải thấy rằng đồ gỗ Việt Nam đang tăng tốc mở rộng thị trường trong điều kiện nguồn nguyên liệu bị thắt chặt, quy mô sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là vừa và nhỏ Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam dự báo, xuất khẩu. .. giai đoạn 2001-2020 Trong những năm gần đây, sản phẩm gỗ đã trở thành một trong năm mặt hàng xuất khẩu lớn của Việt Nam Kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam liên tục tăng cao từ năm 2000 đến nay Năm 2007, đồ gỗ đứng thứ 5 trong số các mặt hàng xuất khẩu lớn nhất Liên tục trong 6 năm qua, đồ gỗ là một trong những nhóm hàng có tốc độ tăng trưởng nóng, với mức tăng bình quân từ 28%-40%/năm Giá trị xuất. .. tìm hiểu thị trường; quảng bá sản phẩm và tìm kiếm đối tác tin cậy Từng doanh nghiệp phải chọn sản phẩm và chiến lược riêng của mình Củng cố nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm; chọn đúng sản phẩm, đúng phân khúc thị trường là đáp án chung để thâm nhập thị trường 3 Triển vọng quan hệ hợp tác hữu nghị Việt Nam - Liên bang Nga Việt Nam có mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với Liên Bang Nga rất... ngạch xuất khẩu của Việt Nam Ngành gỗ đóng góp một phần không nhỏ trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam Năm 2008 vừa qua , tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ của Việt Nam đạt 2,8 tỷ USD, tăng 16,6 % so với năm 2007, đóng góp 16,8% tổng giá trị xuất khẩu nông sản trong năm của cả nước,nằm trong top mười sản phẩm có kim ngạch xuất khẩu trên 2 tỷ và là một trong 4 mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao nhất Nhìn vào... sáu năm, giá trị xuất khẩu đã tăng 11 lần và vào năm 2006, giá trị hàng xuất khẩu đồ gỗ từ Việt Nam đã vượt quá 2 tỷ USD, tăng 38% so với năm 2005 Theo thống kê, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ các năm từ 2003 đến 2008 tăng từ 567 triệu lên hơn 2,8 tỷ USD Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam Biểu đồ 2.1: Tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam từ 2005-2008 Theo thống... xuất khẩu đồ gỗ tiếp tục tăng cao trong những năm tới, do 3 thị trường xuất khẩu trọng điểm của Việt Nam là Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản vẫn tăng đều đặn, đồng thời các thị trường tiềm năng khác như Pháp, Đức, Canada và Liên Bang Nga đang ưa chuộng các mặt hàng đồ gỗ nội thất như bàn, ghế, giường và tủ sang thị trường Đông Âu và Trung Đông Đây là tín hiệu lạc quan cho thấy sản phẩm gỗ Việt Nam đang biết . sự cần thiết đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Liên Bang Nga. Chương 2: Thực trạng xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam sang thị trường Liên Bang Nga trong giai đoạn 2005-2008 Chương. NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM GỖ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG LIÊN BANG NGA GIAI ĐOẠN 2009-2020 54 I. Một số dự báo về xu hướng tiêu dùng sản phẩm gỗ ở thị trường Liên bang Nga trong giai đoạn. TRÍ CỦA VIỆC XUẤT KHẨU SẢN PHẨM GỖ VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG LIÊN BANG NGA 4 I. Tổng quan về thị trường sản phẩm gỗ Liên Bang Nga 4 1. Tình hình cung cầu sản phẩm gỗ của Liên Bang Nga 4 1.1 Tình

Ngày đăng: 12/01/2015, 20:58

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan