0
Tải bản đầy đủ (.doc) (85 trang)

Phương thức tổ chức giao nhận và vận tải xuất nhập khẩu sản phẩm gỗ

Một phần của tài liệu ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM GỖ VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG LIÊN BANG NGA TRONG GIAI ĐOẠN 2009-2020 (Trang 43 -44 )

II. Tình hình xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Liên Bang Nga gia

5. Phương thức tổ chức giao nhận và vận tải xuất nhập khẩu sản phẩm gỗ

Có thể nói vận tải là một khâu quan trọng trong quá trình thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu, là một trong những yếu tố thúc đẩy hoạt động thương mại. Người xuất khẩu sẽ có rất nhiều lợi thế nếu họ chủ động trong việc thuê phương tiện vận tải vì như thế giá bán sản phẩm sẽ cao hơn, đảm bảo được việc giao hàng đúng thời hạn và có thể lựa chọn được nhà vận tải sao cho có lợi cho mình nhất.

Tuy nhiên, thực tế hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam vẫn bán hàng theo giá FOB là chủ yếu do đó việc thuê phương tiện vận tải và mua bảo hiểm đều do phía đối tác nước ngoài đảm nhận. Doanh nghiệp trong nước gặp bất lợi vì giá xuất khẩu thấp

và hoạt động sản xuất và xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp phải phụ thuộc vào lịch thuê tàu của phía nước ngoài.

Ngành chế biến gỗ ở nước ta cũng không nằm ngoài quy luật đó. Chủ yếu các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu của Việt Nam khi xuất bán vào thị trường Liên Bang Nga nói riêng hay thị trường quốc tế nói chung vẫn xuất bán theo giá FOB và nhập ( nguyên liệu gỗ ) theo giá CIF. Chính điều này đã không mang lại nhiều giá trị gia tăng trong công tác xuất hàng cho doanh nghiệp thậm chí khi có đơn hàng thì phía các đối tác nước ngoài yêu cầu mua hàng theo giá CIF hay CFR, nhiều doanh nghiệp cũng tỏ ra lúng túng do không quen với công tác thuê tàu, mua bảo hiểm.

Nguyên nhân của tình trạng bán FOB là do các doanh nghiệp có ít khả năng trong việc thuê phương tiện vận tải. Hơn nữa, dịch vụ vận tải của Việt Nam còn yếu kém, chưa đáng tin cậy. Đội tàu còn ít, chất lượng tàu kém, hệ thống cơ sở hạ tầng, trang thiết bị hỗ trợ vận tải như hệ thống cầu cảng, hệ thống bốc dỡ thiếu và không đồng bộ, giá lại cao hơn những nước khác ( giá vận tải tàu biển của Việt Nam cao hơn 50% so với Trung Quốc và Thái Lan ).

Trong tương lai, các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp chế biến gỗ nói riêng nếu muốn tiếp tục giữ vững và gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp mình trong tình hình cạnh tranh gay gắt hiện tại, giải pháp hữu hiệu nhất là thay đổi phương thức kinh doanh hiện nay của mình, chuyển từ bán FOB sang bán CIF, và nhập CIF sang nhập FOB. Đây là một thử thách lớn cho doanh nghiệp nào có đủ bản lĩnh và khả năng để có thể cạnh tranh và phát triển trong tình hình cạnh tranh gay gắt và hội nhập toàn cầu như hiện nay.

Một phần của tài liệu ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM GỖ VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG LIÊN BANG NGA TRONG GIAI ĐOẠN 2009-2020 (Trang 43 -44 )

×