Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm

Một phần của tài liệu đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ việt nam sang thị trường liên bang nga trong giai đoạn 2009-2020 (Trang 68 - 85)

III. Các giải pháp thực hiện

4. Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm

Để nâng cao năng lực cạnh tranh, đảm bảo phát triển bền vững, các doanh nghiệp cần chủ động đầu tư xây dựng và mở rộng các khu công nghiệp chế biến gỗ ở các vùng có khả năng cung cấp đủ và ổn định nguyên liệu, đẩy nhanh tiến độ triển khai các chương trình trồng rừng, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu. Bên cạnh đó các doanh nghiệp cần đổi mới công nghệ chế biến, mẫu mã sản phẩm, phát triển các trung tâm đào tạo các bộ kỹ thuật và nâng cao hiệu quả xúc tiến thương mại. Ngoài những nguồn đầu tư trong nước, cần thu hút, tận dụng một cách tối đa các nguồn vốn đầu tư nước ngoài dưới hình thức vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) hoặc vốn viện trợ không chính thúc (ODA) cho việc sản xuất hàng xuất khẩu.

Doanh nghiệp cần chú ý nâng cao chất lượng sản phẩm vì mọi chương trình Marketing đều thất bại trên nền một sản phẩm tồi. Nếu có sản phẩm chất lượng, doanh nghiệp sẽ an tâm để toàn tâm toàn ý xây dựng thương hiệu. Cùng với giải pháp về vốn chất lượng và giá thành là vấn đề sống còn, có ý nghĩa quyết định khả năng cạnh tranh của sản phẩm và doanh nghiệp. Các doanh nghiệp phải nhất thiết phải áp dụng phương pháp quản lý chặt chẽ từ quản lý doanh nghiệp, quản lý quy trình sản xuất, chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn và quy định của các cơ quan kiểm soát chất lượng Liên Bang Nga. Ngoài việc đầu tư nâng cấp thiết bị nhằm tăng năng suất lao động, tăng chất lượng sản phẩm, cần đảm bảo nguồn nguyên liệu ổn định để chủ động sản xuất, doanh nghiệp cần tận dụng tối đa các nguyên phụ liệu sản xuất trong nước nhằm hạn chế đến mức thấp nhất có thể.

Các doanh nghiệp phải tính toán lại cơ cấu sản phẩm, tìm kiếm những nguồn nguyên liệu mới thay thế cho những loại đang tăng giá quá cao. Phải chế biến sản phẩm sao cho đạt tỉ lệ thành phẩm cao, hạn chế đến mức thấp nhất sản phẩm hỏng, giảm chi phí lưu kho, lưu bãi, kết hợp đàm phán với các đối tác cũ điều chỉnh giá hợp lý và tìm kiếm những đối tác mới, thị trường mới để ký những đơn hàng theo giá mới.

Thực hiện nghiêm ngặt chế độ giao hàng đúng mẫu và đúng chất lượng đã thỏa thuận. Loại trừ hẳn việc giao “hàng chợ”, hàng thứ cấp, chất lượng và quy cách không đảm bảo sang thị trường Liên Bang Nga. Phấn đấu hạ giá thành sản xuất, giảm bớt chi phí trung gian, xử lý tham số vận tải trong giá để tạo thêm sức cạnh tranh cho hàng của Việt Nam tại thị trường Liên Bang Nga. Từ những nghiên cứu về thị trường Liên Bang Nga, cần sớm quy hoạch những vùng sản xuất và chế biến tập trung theo yêu cầu chất lượng của thị trường để hạ giá thành sản phẩm. Phương tiện vận chuyển phổ biến nhất hiện nay là container nhưng chi phí vẫn còn cao, lại không chuyên chở được những lô hàng lớn, nên cần nghiên cứu để khai thác các loại phương tiện khác hiệu quả hơn.Tính toán để áp dụng phương thức liên hợp cho việc vận chuyển hàng hóa từ Việt Nam đến Liên Bang Nga và ngược lại. [34]

Một giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp chế biến gỗ Việt Nam là cần đa dạng hóa mặt hàng và hình thức xuất khẩu. Doanh nghiệp phải đặc biệt quan tâm đến việc liên tục đa dạng hóa mặt hàng nhằm đáp ứng yêu cầu đa dạng của thị trường và phải phù hợp với năng lực của doanh nghiệp. Cụ thể đối với phân đoạn thị trường có thu nhập cao ở Liên Bang Nga, doanh nghiệp cần tạo ra các sản phẩm có thương hiệu tốt, được nhiều người biết đến như một thương hiệu cao cấp nổi tiếng, có tính mỹ thuật cao, hình thức sang trọng giúp đem lại cho người tiêu dùng cảm giác sành điệu. Đối với phân đoạn thị trường có thu nhập trung bình, đây cũng là phân đoạn thị trường thường lớn hơn phân đoạn thị trường có thu nhập cao, đặc trưng của phân đoạn thị trường này là khách hàng không yêu cầu khắt khe lắm về tính độc đáo của sản phẩm mà chú trọng về chất lượng sản phẩm phải tốt, đáp ứng được yêu cầu sử dụng, thương hiệu sản phẩm cũng khá quan trọng trong phân đoạn thị

trường này. Do đó, các doanh nghiệp cần quan tâm đến công tác bảo đảm chất lượng, đảm bảo độ bền và mức hữu dụng của sản phẩm.

Ngoài ra, chế biến gỗ kết hợp với hàng thủ công mỹ nghệ, các nguyên liệu khác cũng tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm. Việc kết hợp nguyên liệu với các phụ kiện khác như mây, tre, lá và một số kim loại khác cũng sáng tạo nên những sản phẩm độc đáo. Có thể nói sự phát triển của ngành chế biến và xuất khẩu gỗ đã bước qua thời kỳ hưng thịnh. Nguyên nhân là do chi phí sản xuất khá cao bởi phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Để khắc phục tình trạng này, một số doanh nghiệp đã tìm ra hướng đi mới, kết hợp gỗ với các nguyên liệu khác, bước đầu mang lại kết quả khả quan.

Việt Nam có điều kiện xây dựng nguồn nguyên liệu ổn định, tuy nhiên có tới 80% nguyên liệu phải nhập khẩu khiến cho ngành chế biến gỗ tự kiềm hãm chính mình. Bên cạnh đó, giá gỗ nguyên liệu ngày càng tăng cao và không ổn định, nhiều loại gỗ nguyên liện nhập khẩu tăng 10-20%, thậm chí 30%. Ngoài ra, giá cước vận chuyển, chi phí bốc dỡ và nhập khẩu cũng tăng theo khiến ngành chế biến gỗ luôn đối mặt nhiều khó khăn.

Nhưng có một nghịch lý, giá đồ gỗ xuất khẩu trên thị trường thế giới lại tăng rất ít, chưa kể nhiều mặt hàng phải giảm giá do cạnh tranh với sản phẩm của Trung Quốc, Italia. Sự đòi hỏi của khách hàng về mẫu mã, tính thẩm mỹ và chất lượng ngày càng gắt gao hơn. Điều này buộc các doanh nghiệp phải tiết kiện nguyên liệu mà vẫn tạo ra được sản phẩm độc đáo, thỏa mãn nhu cầu khách hàng. Đó cũng là cách duy nhất để phát triển ngành công nghiệp gỗ và duy trì tốc độ phát triển xuất khẩu ổn định.

Có một hướng đi mới cho ngành chế biến gỗ là kết hợp với các nguyên liệu khác. Đó là điều mà nhà chế biến gỗ trong nước quan tâm và theo đuổi để giải quyết mâu thuẫn thiếu nguyên liệu, chi phí sản xuất cao nhưng giá bán lãi ổn định. Sự kết hợp này đã tạo ra dòng sản phẩm mới, hết sức độc đáo, đa dạng, có giá trị xuất khẩu cao.

Chẳng hạn đồ gỗ ngoài trời ( outdoor) kết hợp với nhôm, inox, vải, nhựa. Đồ gỗ trong nhà (indoor) thì kết hợp với sắt, inox, mây, tre, bèo, cói, kính, vải. Dòng sản phẩm này cuốn hút khách hàng bởi có tính thẩm mỹ cao và đa dạng trong sử dụng. Những sản phẩm đồ gỗ kết hợp như vậy vừa tiết kiệm nguyên liệu gỗ, vừa tận dụng được vật liệu rẻ tiền, sẵn có trong nước như mây, tre, bèo, cói hay inox, nhôm, góp phần tạo điều kiện cho ngành sản xuất kim loại phát triển, ngành nghề thủ công truyền thống được phục hồi. Hơn nữa, sản phẩm thuần túy gỗ dù có thay đổi thiết kế thế nào cũng dễ rơi vào sự đơn điệu, nhưng nếu phối hợp với các vật liệu khác sẽ mở ra khả năng sáng tạo vô tận cho nhà thiết kế, doanh nghiệp thì có nhiều lợi thế khi chào hàng, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường và đặc biệt là hạn chế dần sự phụ thuộc quá lớn vào thiết kế mẫu mã của nhà nhập khẩu. Triển vọng phát triển của dòng sản phẩm này rất lớn, doanh nghiệp nên mạnh dạn đầu tư từ khâu tạo ra sản phẩm, tham gia các hội chợ, bán trực tiếp cho các nhà nhập khẩu, nhà phân phối hay qua các công ty trung gian.. Khi sản xuất các dòng sản phẩm này, doanh nghiệp nên tận dụng khai thác sự khéo léo, tinh tế trong tay nghề của người thợ Việt Nam, kết hợp nét hiện đại với ý tưởng sáng tạo phù hợp với thị hiếu thị trường; kết hợp với các nhà sản xuất thủ công mỹ nghệ nhằm đa dạng chất liệu, giảm công đoạn sản xuất, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành, không nên ôm đồm sản xuất toàn bộ các công đoạn trong gia đoạn đầu. nhiều chuyên gia cho rằng, nều dòng sản phẩm này được chú trọng đầu tư phát triển đúng mức, chắc chắn sẽ tạo ra một hướng đi mới riêng biệt cho ngành chế biến gỗ trong nước, tạo sự khác biệt độc đáo về sản phẩm gỗ Việt Nam trên thị trường.

Cần lựa chọn phương thức vận tải phù hợp nhằm giảm chi phí, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Do hiện nay mặt hàng đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu được vận chuyển trong container theo điều kiện FOB vì thế phương thức vận tải này đã có những hạn chế như đã phân tích ở chương 2. Nên việc áp dụng FCA không chỉ trả về đúng bản chất của giao hàng bằng container, mà còn có lợi trong thanh toán đối với nhà xuất khẩu, tránh những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình đưa container từ bãi lên tàu. Hơn nữa nếu ký hợp đồng mua bán theo phương thức giao nhận FCA nhà

xuất khẩu Việt Nam còn không phải chịu chi phí xếp dỡ container (THC) mà hiện nay các hãng tàu ở Việt Nam đang thu.

Nâng cao vai trò, chức năng của hiệp hội trong việc liên kết chuỗi doanh nghiệp nhằm tạo lợi thế cạnh tranh cho ngành.

Một trong những cam kết của Việt Nam khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) là Nhà nước sẽ không can thiệp sâu vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vì thế vai trò của các hiệp hội doanh nghiệp ngày càng được nâng cao. Hiệp hội ngành nghề là một kênh hỗ trợ đắc lực cho sự phát triển của doanh nghiệp trong việc cung cấp thông tin về thị trường, giá cả, tình hình tài chính…trong và ngoài nước, cũng như công tác tư vấn để doanh nghiệp có thể hoạt động được một cách tốt nhất. Hiệp hội cũng chính là tổ chức đại diện hợp pháp về mặt quyền lợi, giúp doanh nghiệp giải quyết những tranh chấp phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh cũng như trong buôn bán quốc tế. Tuy nhiên, theo đánh giá của các nhà chuyên môn, thì chỉ một số hiệp hội lớn là hoạt động có hiệu quả, còn phần đông các hiệp hội vẫn hoạt động mang tính hình thức, chưa có tính chủ động trong công việc mà phần nhiều hoạt động dựa vào TCT- với những doanh nghiệp nồng cốt của ngành, chưa thục sự giúp được các doanh nghiệp trong việc xúc tiến thương mại, đặc biệt là các thị trường nước ngoài. Đối với ngành gỗ Việt Nam, cần phải phát huy vai trò của Hiệp hội gỗ và lâm sản trong việc tiếp thị và định hướng thị trường vì trong việc xúc tiến thương mại, Hiệp hội là đầu mối chủ đạo trong việc duy trì các mối quan hệ làm ăn, tham dự hội chợ, đầu mối tiếp nhận thông tin. Hiệp hội cần phải phát triển cả về quy mô, chất lượng, số lượng cũng như đổi mới về nội dung hoạt động; Nhà nước cần quan tâm hỗ trợ Hiệp hội phát triển, hỗ trợ vốn thông qua chương trình phát triển ngành. Việc tổ chức hội chợ giới thiệu sản phẩm quảng bá thương hiệu phải thật sự chính quy, có chuẩn bị chu đáo; Nhà nước cần tạo mọi điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp Việt Nam giới thiệu sản phẩm tại các thị trường lớn, tiềm năng; tập hợp các nhà sản xuất đồ gỗ Việt Nam để tạo thành một sức mạnh nhằm đáp ứng được các đơn hàng lớn, nhằm tránh tình trạng tranh mua nguyên liệu, bán phá giá thị trường.

Tập trung đầu mối giao dịch xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam, đàm phán ký kết hợp đồng; với sự hỗ trợ đắc lực của Hiệp hội để phân bổ công bằng cho các doanh nghiệp thực hiện nhằm giảm thiểu tình trạng tranh giành của thương nhân gây hỗn loạn cho thị trường giá cả.

Nâng cao trách nhiệm của các cơ quan, đại diện ngoại giao, thương mại của Việt Nam ở nước ngoài, các văn phòng đại diện của các tổ chức kinh tế nước ngoài ở Việt Nam hỗ trợ tích cực xúc tiến xuất khẩu cho các doanh nghiệp gỗ Việt Nam.

Đứng vững trên sân nhà là yếu tố đảm bảo thắng lợi khi vươn ra thị trường thế giới. Và khi vươn ra thị trường thế giới, sức mạnh làm nên thành công của doanh nghiệp Việt nam chính là tính đoàn kết, tính công đồng. Các doanh nghiệp phải có sự liên kết để cùng phát triển, đặt biệt là để đáp ứng những đơn hàng lớn, để giảm giá đầu vào, ổn định đầu ra, đa dạng hóa thị trường, sản phẩm. Tăng cường thông tin thị trường trong và ngoài nước và chủ động tạo nguồn nguyên liệu từ rừng trồng. Các doanh nghiệp nhỏ hơn làm vệ tinh cho các doanh nghiệp lớn; hình thành các nhóm doanh nghiệp để cùng trao đổi kinh nghiệm và giúp nhau sản xuất, kinh doanh; hoặc tham gia liên doanh, liên kết. Việc hợp tác không chỉ giúp doanh nghiệp chủ động nguồn nguyên liệu cho sản xuất mà còn hạ giá gỗ đầu vào do nhập khẩu tập trung.Theo ông Trần Quốc Mạnh – Phó chủ tịch Hiệp hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TP.HCM : “Khi các doanh nghiệp liên kết với nhau, họ có khả năng trao đổi với nhau về kỹ thuật, về thiết bị phụ tùng, về vấn đề nguyên liệu. Đặc biệt khi có đơn đặt hàng có thể chia lẻ ra và từng nhà sản xuất có thể sản xuất chi tiết các sản phẩm hay sản xuất hoàn chỉnh, đảm bảo được đơn đặt hàng đúng thời hạn cho khách hàng nước ngoài”. Vận hội mới đang mở cửa chào đón chúng ta. Phải hội nhập, phải tiến ra biển lớn. Điều quan trọng để hội nhập thành công là mỗi doanh nghiệp phải tự tin, có đủ bản lĩnh chèo lái con tàu doanh nghiệp vượt sóng ra khơi và cập bến an toàn..

Tiếo tục tăng cường liên kết giữa các cụm nhà máy theo khu vực. Sự hợp tác thực sự cũng như chia sẽ năng lực sản xuất giữa các doanh nghiệp trong chuỗi sẽ đảm bảo cho từng doanh nghiệp đạt được lợi thế trong đàm phán hợp đồng, giảm giá thành

sản phẩm do tận dụng lợi thế nhờ phân công lao động hợp lý, chống được tình trạng ép giá cũng như khắc phục được tình trạng yếu kém về năng suất, sản lượng và hậu quả là thụ động trong việc ký kết hợp đồng.

5. Các doanh nghiệp cần xây dựng thương hiệu cho sản phẩm gỗ Việt Nam xuất khẩu sang Liên Bang Nga

Sản phẩm gỗ Việt Nam có mặt trên thị trường của 120 quốc gia và vùng lãnh thổ, nhưng trên thực tế, có rất ít sản phẩm được mang thương hiệu Việt Nam. Kỹ nghệ đồ gỗ Việt Nam mới chỉ thực sự phát triển trong vòng 10 năm trở lại đây. Thời gian như vậy là quá ngắn để người tiêu dùng nước ngoài biết đến đồ gỗ Việt Nam. Hơn nữa phần lớn các doanh nghiệp làm theo đơn hàng, thiết kế của nước ngoài. Tuy nhiên, điều chắc chắn là thương hiệu đồ gỗ Việt Nam sẽ ngày càng phổ biến vì hiện các doanh nghiệp đang rất nỗ lực để xây dựng thương hiệu, khẳng định vị thế của đồ gỗ. Để tạo được dấu ấn, các doanh nghiệp cần chú trọng đến chất lượng và thiết kế. Bên cạnh đó cần sự phối hợp đồng bộ trong xúc tiến thương mại để tăng cường quảng bá hình ảnh sản phẩm gỗ Việt Nam trên thị trường Liên Bang Nga nói riêng và thị trường thế giới nói chung.

Xây dựng thương hiệu cho mặt hàng gỗ cần có chiến lược phối hợp đồng bộ của tất cả các khâu từ khâu trồng rừng, nhập khẩu nguyên liệu, thu hoạch, sản xuất, gia công, chế biến. Để có mặt trên thị trường cần xây dựng được một hệ thống phân phối rộng rãi đến tay người tiêu dùng với những sản phẩm thiết kế, gia công tỉ mỉ, khéo léo và đóng gói, bao bì cẩn thận.

Một phần của tài liệu đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ việt nam sang thị trường liên bang nga trong giai đoạn 2009-2020 (Trang 68 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w