II. Tình hình xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Liên Bang Nga gia
6. Tín dụng xuất khẩu và các biện pháp thanh toán
Khi xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Nga, các doanh nghiệp Việt Nam thường sử dụng 2 phương thức thanh toán đó là phương thức thanh toán bằng chuyển tiền (T.T.R) hoặc thư tín dụng (L/C). Hình thức thanh toán bằng chuyển tiền (T.T.R) là hình thức thanh toán nhanh gọn và thuận lợi. Việc sử dụng phương thức thanh toán này
còn phụ thuộc vào mối quan hệ bạn hàng với độ tin cậy và các điều khoản cụ thể của hợp đồng.
Khi thanh toán bằng L/C thì người hưởng lợi thường quan tâm tới uy tín và quy mô ngân hàng phát hành nhằm đảm bảo khả năng thanh toán. Thông thường nếu thanh toán bằng L/C thì ngân hàng phát hành thường nằm ở quốc gia nhập khẩu. Vì thế khi xuất hàng sang thị trường Liên Bang Nga, ngân hàng phát hành thường là một ngân hàng đặt tại nước Nga.Trên thực tế các doanh nghiệp Việt Nam khó thanh toán qua ngân hàng Nga. Vì bên cạnh các tập đoàn sản xuất gỗ lớn thì còn có các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Nga nhập khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam với giá trị thấp nên chỉ mở được L/C ở một số ngân hàng nhỏ bên Nga mà ngân hàng phía Việt Nam không tin tưởng trong việc bảo lãnh. Do vậy, Phó giám đốc Ngân hàng Ngoại Thương TP. Hồ Chí Minh Trần Văn Hai cho biết, việc mua bán giữa doanh nghiệp hai nước lâu nay thường là giữ chữ tín với nhau ( cũng chỉ là công ty Việt Nam và công ty của người Việt tại Nga), còn không thì mua bán theo kiểu “tiền trao cháo múc”. Hơn nữa, phí thanh toán qua ngân hàng Nga khá cao cùng với tín dụng có lãi suất vượt ngưỡng 16-18%/năm nên doanh nghiệp cũng ngại thanh toán qua ngân hàng, mà chủ yếu là mua bán qua đường tiểu ngạch vừa giảm phí, vừa trốn thuế. Theo Vietcombank, năm 2003 tại Nga có khoảng 1.300 ngân hàng, trong số ấy chỉ có khoảng 200 điểm là Vietcombank có thể tin tưởng, còn lại là những ngân hàng với tình hình tài chính không lành mạnh, vốn yếu. Thế nhưng, số ngân hàng được xem là uy tín thì lại không quan hệ và bảo lãnh với những doanh nghiệp vừa và nhỏ. [1]
Theo ông Võ Trí Thành, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công Nghiệp Việt Nam tại TP.Hồ Chí Minh thì khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệp khi xuất khẩu vào Nga là thủ tục thanh toán không thuận lợi. Thủ tục nhập khẩu còn bị các ngành chức năng của Nga gây khó dễ. Cách nhận định, đánh giá hàng hóa của hải quan còn tùy tiện, chủ yếu dựa vào cảm tính…
Tuy nhiên, hiện nay hệ thống ngân hàng của Nga đang phát triển rất mạnh, có khả năng đáp ứng thanh toán với nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam như: Ngân
hàng Kinh tế Đối ngoại Liên Xô ( Bank for Foreign Economic Affair of The USSR Moscow), Ngân hàng Quốc tế Moscow ( International Moscow Bank), Ngân hàng Ngoại thương Nga ( Bank for Foreign Trade Moscow)…Đồng thời sự ra đời của Ngân hàng Việt- Nga, một liên doanh giữa Ngân hàng Ngoại thương Nga và Ngân hàng Đầu tư- phát triển Việt Nam , cũng là một kênh thanh toán có hiệu quả cho doanh nghiệp Việt Nam. Hiện tại, ngân hàng Việt- Nga đã có chi nhánh ở cả Nga và Việt Nam.
Một số công ty chưa quen xuất khẩu sang thị trường Liên Bang Nga nên yêu cầu được thanh toán trước hàng hóa. Thực tế đây là thủ tục bình thường cho hầu hết việc kinh doanh ở Nga. Những ngân hàng Nga chỉ phát hành những thư tín dụng khi người mua của Nga có khả năng ký quỹ một số tiền cần thiết trước theo yêu cầu. Trước cuộc khủng hoảng tài chính năm 1998 những ngân hàng phương Tây chỉ chấp nhận những thư tín dụng trên những cơ sở đó, nay một số ngân hàng phương Tây chấp nhận thư tín dụng cho mọi trường hợp.
Đối với một số giao dịch với giá trị lớn, yêu cầu được trả tiền trước từ những người mua hàng có thể là thiếu thực tế. Trong những trường hợp như vậy, tài chính có thể được cung cấp bởi một ngân hàng, các đại lý xuất khẩu tín dụng hay quỹ kinh doanh. Trong trường hợp khi việc cho thuê là thích hợp, các nhà xuất khẩu phải trả trước 3 hoặc 4 tháng so với thời điểm giao hàng. Hiện nay có khoảng 20 ngân hàng Nga cung cấp các dịch vụ môi giới tài khoản tín dụng. Tuy nhiên, lượng và giá trị giao dịch đang sử dụng theo phương pháp này phải đạt được mức mà ở mức này hoặc là có thể mang lại lợi nhuận hoặc có thể tự lực. Trong thời điểm này, vấn đề thanh toán bằng tiền mặt rất phức tạp ở Nga, việc cho thuê quốc tế có thể trở thành một sự lựa chọn quan trọng cho việc kinh doanh ở Nga.
Những lưu ý chuyển khoản hẹn trả tiền: Vì khả năng thanh toán bằng tiền mặt thấp trên khắp nước Nga, vì thế muốn đạt được tỉ lệ giao dịch cao thì không áp dụng phương pháp thanh toán bằng tiền mặt. Trước kia sự giao dịch bằng hình thức chuyển khoản ước tính để giải thích 70% hoặc 80% hoạt động kinh tế sử dụng hình thức thanh toán này. Mặc dù khó mà định lượng nhưng cũng có những bằng chứng là việc sử dụng
hình thúc chuyển khoản trong thanh toán đang xuống dốc nhanh chóng. Trong khi chuyển khoản có thể phức tạp hơn giao dịch bằng tiền mặt nhưng các công ty không nên gạt bỏ hình thức này bởi chúng có thể có lợi và giúp cho công ty chiếm được thị phần. Như trong các giao dịch tiền mặt, các công ty nên thực hiện tất cả các khía cạnh của việc kinh doanh, yêu cầu đáp ứng những cam kết về lịch trình thực hiện, soạn những hợp đồng theo luật Nga để tránh chịu thuế và những vấn đề khác.