III. Các giải pháp thực hiện
1. Đối với cơ quan quản lý nhà nước
Nhà nước cần ban hành chiến lược phát triển lâm nghiệp từ 2009-2020, trong đó bao gồm các chương trình cụ thể, chi tiết về các lĩnh vực kinh tế mội trường và xã hội.
Giao nhiệm vụ cho các trường Đại học lâm nghiệp, các khoa lâm nghiệp của các trường Đại học Nông Lâm…và các trường trung học lâm nghiệp biên tập sửa đổi giáo trình lâm nghiệp theo nội dung của văn bản chiến lược đã được ban hành để đào tạo mội đội ngũ kỹ sư vững vàng về công nghệ, vận hành tốt các thiết bị chế biến gỗ hiện đại.
Xây dựng chương trình quốc gia về Thương hiệu gỗ Việt Nam. Vì chưa có thương hiệu nên các doanh nghiệp bị thua thiệt rất nhiều ( 95% là thông qua trung gian). Để có thương hiệu đứng vững trên thị trường cũng phải mất một thời gian dài. Nhưng không có thương hiệu thì không thể làm các đơn hàng lớn và không ổn định thị trường.
Rà soát lại toàn bộ các văn bản pháp quy trong lĩnh vực khai thác, chế biến và kinh doanh xuất nhập khẩu từ trước tới nay để biên tập, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các văn bản ban hành đã lỗi thời hoặc cản trở kinh doanh sản xuất. ban hành mới các văn bản để chỉ đạo, điều tiết kịp thời tình hình thực tiễn.
Tăng cường và đổi mới vai trò của Hiệp hội chế biến gỗ và lâm sản để làm tròn 3 chức năng cơ bản mà cộng đồng doanh nghiệp được giao phó:
Chức năng làm cầu nối giữa doanh nghiệp và Nhà nước, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp.
Chức năng đại diện cộng đồng doanh nghiệp
Chức năng cung cấp dịch vụ, tư vấn cho doanh nghiệp.
Đối với gỗ nhập khẩu: Chính phủ cần bỏ thuế giá trị gia tăng đối với gỗ nguyên liệu nhập khẩu, để giảm tiêu cực, phát sinh chi phí và đây cũng là biện pháp bảo hộ cho sản xuất trong nước. Chính phủ cần tạo điều kiện , hỗ trợ tiếp xúc, tìm hiểu thị trường mua gỗ và kể cả giải pháp mua rừng. Đơn giản các thủ tục và mạnh dạng áp dụng lãi suất vốn vay ưu đãi cho những nhà nhập khẩu gỗ nguyên liệu. Tạo điều kiện và hình thành chợ đầu mối gỗ tại những khu vực sản xuất sản phẩm gỗ xuất khẩu tập trung.
Chính phủ nên có những chính sách, hoạch định đầu tư phát triển các ngành nghề phụ trợ cho ngành sản xuất đồ gỗ: cần có những máy cơ khí chế tạo vật tư chất lượng, mẫu mã phong phú, cần có sự phát triển đồng bộ của các nhà máy chế biến hóa chất phục vụ ngành gỗ, đủ sức cung cấp các hóa chất đạt tiêu chuẩn chất lượng, giá thành hợp lý và các nghề khác như vải, bao bì cũng nên phát triển đồng bộ, cùng ngành sản xuất đồ gỗ của Việt Nam phát triển vững chắc.
Chính phủ cần có sự cải cách và thay đổi về các thủ tục hành chính trong việc xem xét duyệt và công nhận mẫu mã sản phẩm và tên tuổi thương hiệu sản phẩm của các doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong công tác đăng ký và công nhận mẫu mã sản phẩm. Nên tổ chức bộ máy hoàn thiện, đảm bảo nhân lực có đủ các điều kiện, đủ năng lực, am hiểu pháp luật quốc tế, mạnh dạn bảo vệ quyền lợi cho người Việt Nam bị các nước khác xâm phạm mẫu mã, thương hiệu, đồng thời cần thiết lập các hệ thống pháp lệnh về xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm tính độc quyền mẫu mã sản phẩm của các doanh nghiệp.
Chính phủ cần đầu tư các chương trình phần mềm cho công tác quản lý vừa kiểm soát tài chính, thủ tục xuất nhập khẩu…của các doang nghiệp qua hệ thống mạng điện tử. Vừa nắm bắt, vừa vận dụng các phương tiện kiểm soát hiện đại vào công tác quản lý, kiểm soát chặt chẽ thể hiện được tính công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước mình, lại vừa đột phá, cải cách lề lối làm việc mang tính giấy tờ, hành chánh rườm rà, kém khoa học, cũng là tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong
việc thanh khoản tờ khai hải quan, giải quyết về thuế giá trị gia tăng, nhận lại được nguồn vốn nhanh chóng để tối sản xuất.
Cần tổ chức tập trung và nâng cao vai trò Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam, chỉ đạo và phân công một Bộ của Chính phủ để phụ trách trực tiếp của các Hiệp hội Gỗ. Nâng cao chức năng và quyền hạn của tổ chức Hiệp hội, xác định đây là cơ quan ngôn luận, đại diện chính thức cho các doanh nghiệp của đất nước, là một trong những tổ chức, cùng kết hợp với các cơ quan chức năng của Chính phủ, cùng vạch ra những chiến lược phát triển kịp thời và đúng đắn cho nền kinh tế toàn cầu, của đất nước, là chỗ dựa vững chắc của các doanh nghiệp gỗ, hỗ trợ giải quyết các khó khăn trong quá trình sản xuất kinh doanh. Thêm vào đó, Nhà nước nên có những vận động hành lang giúp các doanh nghiệp giải quyết tranh chấp khi có phát sinh đối với hoạt động xuất khẩu bằng cách đàm phán, thương lượng để giải quyết trước khi có những phán quyết bất lợi cho doanh nghiệp Việt Nam.