thị trường Liên Bang Nga.
1. Hệ thống các quan điểm
1.1. Quan điểm của cơ quan quản lý nhà nước.
Các cơ quan quản lý nhà nước có quan điểm phát triển một ngành lâm nghiệp bền vững, lâu dài nhằm tạo đầu vào cần thiết cho ngành sản xuất và chế biến gỗ Việt Nam nói chung và ngành xuất khẩu sản phẩm gỗ chế biến của Việt Nam vào thị trường Liên Bang Nga nói riêng, cần chú trọng đến hiệu quả kinh tế xã hội.
Đây là quan điểm của các nhà quản lý kinh tế vĩ mô, họ chủ trương phát triển những tiềm năng do ngành mang lại. Do đó cần có một chính sách phát triển ngành toàn diện cả về chiều rộng lẫn về chiều sâu nhằm hướng đến những mục tiêu tổng quát sau:
Một là, phát triển ngành gỗ Việt Nam phải hướng đến phát triển kinh tế bền vững.
Hai là, phát triển lâm nghiệp dựa trên chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo chiều sâu Ba là, phát triển lâm nghiệp gắn với đổi mới công nghệ và phát triển nguồn nguyên liệu.
Bốn là, phát triển lâm nghiệp gắn với xóa đói giảm nghèo, giữ vững ổn định chính trị, an ninh quốc phòng, phát triển nền văn hóa truyền thống dân tộc và bảo vệ môi trường.
1.2 Quan điểm của các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ của Việt Nam.
Một là, quan điểm phát triển nhanh, mạnh ngành chế biến gỗ trong thời gian ngắn nhất. Đây là quan điểm của nhiều doanh nghiệp chế biến gỗ của Việt Nam. Những người theo quan điểm này chủ trương phát triển nhanh, mạnh ngành chế biến
gỗ Việt Nam nói chung và ngành xuất khẩu sản phẩm gỗ chế biến của Việt Nam sang Liên Bang Nga nói riêng, tăng cường đẩy mạnh kim ngạch sản phẩm gỗ chế biến của Việt Nam vào Liên Bang Nga bằng cách cho phép các doanh nghiệp xuất khẩu tất cả những sản phẩm có khả năng xuất khẩu. Nếu muốn phát triển theo chủ trương này, Nhà nước cần có biện pháp hỗ trợ tối đa, cho phép các doanh nghiệp tự do khai thác và xuất khẩu theo năng lực của mình để có nguồn ngoại tệ cho đầu tư và phát triển mà không cần trông chờ vào các khoản vay ngân hàng hay các khoản đầu tư nước ngoài. Thực chất của quan điểm này là nhằm “hợp thức hóa” việc khai thác và buôn bán gỗ rừng tự nhiên.
Hai là, quan điểm phát triển nhanh – bền vững. Đây là quan điểm của các nhà quản lý tại các doanh nghiệp chế biến gỗ lớn. Quan điểm này trung hòa giữa hai quan điểm trên, chủ trương phát triển nhanh ngành công nghiệp chế biến xuất khẩu sản phẩm gỗ vào thị trường Liên Bang Nga song song với đảm bảo nền tảng cho sự phát triển bền vững của ngành trong tương lai.
1.3 Nhận xét chung
Có thể nói mỗi quan điểm nêu trên đều có những ưu và nhược điểm riêng của nó do xuất phát từ mục đích và quyền lợi của các bên. Nếu theo quan điểm của Nhà nước là phát triển bền vững, chỉ chú trọng đến hiệu quả kinh tế - xã hội, bỏ qua yếu tố lợi nhuận, vốn là mục đích cuối cùng trong kinh doanh thì không thể thuyết phục các nhà kinh doanh bỏ vốn ra đầu tư được. Còn nếu theo quan điểm của các nhà kinh doanh là phát triển nhanh, mạnh thì doanh nghiệp sẽ thu ngay được lợi nhuận để tiếp tục đầu tư phát triển nhưng xét về lâu dài không thể phát triển bền vững được, bởi vì nếu chỉ khai thác, sản xuất mà không chú trọng đến việc tái đầu tư, phát triển thì chẳng bao lâu ngành gỗ sẽ rơi vào tình trạng khủng hoảng mà trước hết là khủng hoảng về nguồn nguyên liệu gỗ.
Vì vậy, quan điểm kết hợp phát triển nhanh – bền vững ngành chế biến và xuất khẩu sản phẩm gỗ chế biến vào thị trường Liên Bang Nga, được cho là quan điểm đúng đắn nhất hiện nay nhằm xây dựng hệ thống giải pháp với những nội dung cơ bản sau:
- Phát huy lợi thế và tiềm năng của doanh nghiệp Việt Nam so với các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ của các quốc gia khác và các doanh nghiệp Liên Bang Nga để phát triển ngành sản xuất chế biến gỗ Việt Nam, xây dựng mặt hàng chủ lực, xác định nhu cầu thị trường để có chính sách xuất khẩu thích hợp sang thị trường Liên Bang Nga.
- Chú trọng công tác đào tạo nhân lực cho phù hợp với nhu cầu phát triển ngành chế biến gỗ nước ta.
2. Mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Liên Bang Nga
Giá trị xuất khẩu đồ gỗ đạt 5,56 tỷ USD và phấn đấu đạt mức 7 tỷ USD vào năm 2020. Phát triển một ngành chế biến gỗ và lâm sản trên cơ sở sử dụng chủ yếu trên 80% nguồn nguyên liệu gỗ và lâm sản trong nước. Trong đó gỗ và lâm sản chủ yếu khai thác từ rừng trồng. Từng bước thay đổi thị hiếu tiêu dùng các sản phẩm từ rừng tự nhiên sang rừng trồng. Từ các sản phẩm sử dụng 100% là gỗ sang các sản phẩm kết hợp gỗ với các vật liệu khác, đảm bảo sự công bằng giữa thương mại, phát triển công nghiệp và môi trường bền vững, phát triển.
Công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản Việt Nam trong 5 năm tới đây được vận hành với công nghệ cao bằng các thiết bị tiên tiến hiện đại theo con đường Cơ – Hóa – Kỹ thuật số. Công nghệ là điều kiện quyết định nhất để nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao năng lực, tận dụng nguyên liệu, công nghệ để tạo ra những giải pháp mới, quản lý mới từ đó tạo ra nhiều sản phẩm mới, có kiểu dáng đẹp đáp ứng ngày càng cao tiêu dùng của xã hội về lượng và chất.
Nâng cao định mức tận dụng nguyên liệu hiện nay từ 40% lên 90% vào năm 2020.
Để thực hiện mục tiêu trên cần thiết phải xây dựng một lộ trình thực hiện chặt chẽ, chi tiết, cụ thể là:
Giai đoạn 2009-2015: Với mục tiêu phát triển ngành gỗ tăng trưởng ổn định, sau khi đạt được khả năng cạnh tranh tương ứng với các nước trong khu vực ASEAN cần
ưu tiên tập trung nguồn lực để phát triển ngành công nghiệp gỗ thực sự như một ngành công nghiệp chuyên môn hóa và xuất khẩu. Đây là thời kỳ bản lề để tạo tiền đề và điều kiện cần thiết để đẩy mạnh xuất khẩu tối đa sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Liên Bang Nga.
Giai đoạn 2015-2020: Với mục tiêu phát triển ngành gỗ một cách bền vững, chuyển hướng mục tiêu từ đẩy mạnh xuất khẩu tối đa sang tối ưu, đảm bảo hài hòa giữa hoạt động kinh doanh với hoạt động kinh tế xã hội của hoạt động xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam, tạo ra chuỗi liên kết ngành hàng dựa vào khoảng 20 tập đoàn mạnh quốc gia về xuất khẩu sản phẩm gỗ trên thế giới với thương hiệu quốc tế, phát huy cao các tiềm năng và lợi thế so sánh để đạt được cạnh tranh xuất khẩu tương đương hoặc vượt các nước Singapore, Indonesia, Trung Quốc, Hàn Quốc…
IV. Các giải pháp thực hiện
1. Giải pháp về nguồn nguyên liệu
Để đồ gỗ xuất khẩu phát triển bền vững, tất yếu phải chủ động nguồn nguyên liệu, trước mắt vẫn tăng cường nhập khẩu, còn về lâu dài, công tác trồng rừng phải được tăng cường theo hai hướng: Trồng cây mọc nhanh chu kỳ 5-7 năm, đường kính gỗ dưới 30cm để lấy nguyên liệu chế biến ván ghép thanh, ván nhân tạo và bán thành phẩm phục vụ sản xuất đồ mộc. Với cây gỗ lớn từ 15 năm trở lên cần tăng cường khâu chọn giống từ cây bản địa, cây du nhập để trồng thâm canh, tăng năng suất nhằm tiến tới đến năm 2020 giảm tối đa nguồn gỗ nhập khẩu, chủ động nguồn nguyên liệu trong nước.Đồng thời đẩy mạnh công nghệ chế biến ván nhân tạo từ gỗ rừng trồng để giảm 50% nhập khẩu ván nguyên liệu vào năm 2020.
Điển hình cho việc chủ động nguồn nguyên liệu của các doanh nghiệp là công ty cổ phần tập đoàn gỗ Trường Thành ở Bình Dương. Ông Võ Trường Thành, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc công ty, cho biết công ty không đầu tư trồng cùng lúc vì như vậy không thể nào đảm bảo vốn và nhân lực, mà trồng liên tục trong nhiều năm, mỗi năm tối thiểu 5.000 hécta với chủ trương “ lấy ngắn nuôi dài”. Dự kiến khoảng 4 năm tới đây, sau khi trồng vạt rừng đầu tiên, công ty đã có thể tận dụng gỗ non và cành nhánh
từ công tác tỉa thưa và vệ sinh rừng trồng theo định kỳ cho các nhà máy ván dăm và ván sợi của công ty đang đầu tư tại Phú Yên tại miền trung. Sau đó, mỗi chu kỳ sinh trưởng của cây rừng, công ty sẽ tiến hành khai thác chính trong 2 lần, đó là vào năm thứ 8 và năm thứ 12. Vì vậy, từ năm 2016 trở đi, hàng năm công ty có thể cung cấp từ 500.000-1.000.000 m3 gỗ, chiếm 20%-30% nhu cầu nguyên liệu của cả nước dự tính lúc đó. Hiện tại, công ty đã mua 2000 héc ta rừng từ 4-6 tuổi của các chủ trang trại ở Tây nguyên và miền trung trong năm 2007, có thể cho phép khai thác chỉ sau 2 năm nữa, mỗi năm khoảng 50.000 m3 gỗ, đáp ứng khoảng 50% nhu cầu nguyên liệu cho 6 nhà máy của công ty. Hiện tại, công ty đã được cấp 41.528 héc ta đất trồng rừng tại Đak Lak, Đak Nông và Phú Yên, nhận được nhiều hỗ trợ từ Chính phủ, Bộ nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và chính quyền các địa phương. Giống cây mà công ty Trường Thành chọn cho dự án là cây tràm Acacia ( khoảng 50%), bạch đàn Eucalyptus (khoảng 40%), teak và cây sưa ( khoảng 10%). Theo Cục lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, đây là doanh nghiệp có diện tích rừng kinh tế lớn nhất nước ta hiện nay. Hiện có nhiều doanh nghiệp và lâm trường đang tham gia trồng và quản lý rừng nhưng đa phần là rừng đặc dụng, rừng phòng hộ môi trường.
Để nhằm giảm áp lực nhập khẩu gỗ cũng như giảm chi phí sản xuất, Cục Lâm nghiệp đã và đang hướng dẫn một số lâm trường thực hiện quản lý rừng bền vững, tiến tới cấp chứng chỉ rừng. Dự án “Quản lý bền vững thương mại và tiếp thị các lâm sản chính tại Việt Nam” do GTZ tài trợ ở 5 lâm trường, công ty lâm nghiệp: Lâm trường Văn Cahán ( Yên Bái ), công ty Long đại ( Quảng Bình ), công ty đầu tư dịch vụ nông nghiệp Đăk Tô ( Kon Tum ), Lâm trường Ninh Sơn ( Ninh Thuận ), Lâm trường Madrak ( Đăk Lăk ). Tham gia chương trình chứng chỉ rừng, còn có dự án “ thúc đẩy quản lý rừng bền vững” do Chính phủ Thụy Sỹ tài trợ thực hiện tại 2 lâm trường Sơ Pai và Hà Nừng, tỉnh Gia Lai. Hiện tại đã có 10.000 ha rừng trồng đầu tiên của Việt Nam được cấp chứng chỉ, diện tích này thuộc quản lý của công ty liên doanh trồng rừng Quy Nhơn.
Cần kết hợp chặt chẽ giữa Công nghệ chế biến gỗ và kỹ thuật lâm sinh, trong trồng rừng phải quan tâm đến các thông số hình học, chất lượng gỗ, giảm khuyết tật tự nhiên như mắt gỗ, thân cong để đảm bảo chất lượng gỗ đáp ứng yêu cầu nguyên liệu. Có chiến lược dài hạn về: quy hoạch trồng rừng, lựa chọn một số loài cây đáp ứng các yêu cầu nguyên liệu cho các loại hình công nghệ chế biến gỗ: sản xuất ván dán, ván lạng, đồ mộc xây dựng, ván nhân tạo. Tập trung các nghiên cứu sử dụng tổng hợp các loài cây đó. Đẩy mạnh việc cấp chứng chỉ rừng FSC cho một số loài gỗ rừng trồng của nước ta, đặc biệt trong bối cảnh các tiêu chuẩn về môi trường sẽ được thị trường đặc ra ngày càng nhiều cho thương mại đồ gỗ, kể cả việc xác định tính hợp pháp và khả năng tái sinh của khu vực khai thác. Do đó, đối với sản phẩm gỗ khai thác tại Việt Nam cần mời các tổ chức quốc tế có thẩm quyền kiểm tra việc quản lý, khai thác gỗ và cấp chứng chỉ xác nhận gỗ được khai thác. Đặc biệt, việc xây dựng các tiêu chí quản lý rừng bền vững cần được tiến hành nhanh chóng, triệt để nhằm đạt được một số lợi thế cho ngành lâm ngiệp Việt Nam. Cần quy hoạch mạng lưới các nhà máy chế biến gỗ gắn với các vùng nguyên liệu và các vùng trọng điểm về chế biến gỗ theo chiến lược và phát triển Lâm nghiệp Việt Nam đến năm 2020. [35]
2. Đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề cao cho làng nghề.
Đối với các làng nghề truyền thống ở nước ta nói chung và nghề điêu khắc, chạm trổ đồ gỗ nói chung thỉ người nghệ nhân được coi là linh hồn của làng nghề, của các đơn vị sản xuất. Không có người nghệ nhân thì sẽ không thể có làng nghề phát triển và nổi tiếng. Có thể nói nghệ nhân, thợ cả là lợi thế và là nguồn lực quan trọng nhất của làng nghề vì họ là người có tay nghề cao, điêu luyện và có kỹ xảo riêng, có khả năng sáng tạo, cải tiến công cụ và sử dụng nguyên vật liệu mới trong sản xuất. trong điều kiện sản xuất kết hợp truyền thống và hiện đại, thủ công và máy móc nhằm tạo ra những sản phẩm vừa đạt chất lượng cao, vừa có nét tinh tế, sắc sảo thì bên cạnh nghệ nhân lành nghề cũng cần tập trung đào tạo đội ngũ kỹ sư có trình độ cao, có khả năng sử dụng và vận hành các thiết bị máy móc công nghệ hiện đại. Hiện nay đội ngũ này ở làng nghề quá ít, nếu không đào tạo sẽ khó có cơ hội phát triển.
Về nguồn nhân lực quản lý, chúng ta cần xây dựng một đội ngũ các nhà kinh doanh gỗ có trình độ, kinh nghiệp trong việc kinh doanh, mua bán, vững vàng về công nghệ cũng như có một sự hiểu biết tinh thông về luật pháp, ngân hàng, tài chính, giao dịch hợp đồng …
Về đội ngũ công nhân lành nghề, nhà nước và các doanh nghiệp cần xây dựng một chiến lược cải cách và đầu tư vào việc đào tạo, hướng dẫn nghề gỗ tại các trường kỹ thuật, đại học cần thiết, góp phần to lớn cho sự phát triển của ngành gỗ. Nhà nước cần đầu tư trang thiết bị và cơ sở vật chất phục vụ cho các trung tâm, cơ sở đào tạo để phục vụ cho công tác đào tạo, giáo trình cần phải cập nhật thường xuyên cho phù hợp với nhu cầu thực tiễn, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.
Ngoài ra cũng cần nâng cao trình độ nhân viên về nghiệp vụ xuất nhập khẩu, luật thương mại quốc tế, kỹ năng sử dụng các phương tiện hiện đại, nâng cao về khả năng ngoại ngữ để có thể tự tìm kiếm khách hàng, ký kết các hợp đồng, nâng cao khả năng thâm nhập thị trường quốc tế.
3. Đầu tư nâng cao thiết bị máy móc, đổi mới về công nghệ chế biến.
Người tiêu dùng sản phẩm gỗ hiện nay không chỉ mua sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cụ thể mà còn nhằm mục đích thưởng thức giá trị nghệ thuật và muốn tạo ra sự gắn bó, gần gũi với thiên nhiên. Thậm chí có rất nhiều khách hàng coi trọng việc thưởng thức các giá trị nghệ thuật của sản phẩm hơn là tiêu dùng thông thường. Do đó, để thu hút được sự quan tâm của khách hàng đối với sản phẩm thì cần phải tạo ra các sản phẩm độc đáo, mới lạ, có giá trị nghệ thuật cao. Muốn như vậy cần phải đầu tư nâng cấp thiết bị máy móc, sử dụng các vật liệu mới trong sản xuất, sử dụng các phần mềm đồ hoạ trong thiết kế kiểu dáng mẫu mã “độc nhất” của doanh nghiệp trên thị trường Liên Bang Nga. Không những thị trường Liên Bang Nga, các doanh nghiệp muốn đạt được thành công, cạnh tranh thắng lợi ở các thị trường khác thì điều quyết định là phải đầu tư dây chuyền đồng bộ với yêu cầu kỹ thuật cao cấp hiện đại, tiên tiến có tính tự động hóa cao ( từ khâu tạo dáng sản phẩm đến khâu sơn, đánh bóng…và hoàn chỉnh sản phẩm) để nâng cao và ổn định chất lượng sản phẩm đồ gỗ