Giải pháp về nguồn nguyên liệu

Một phần của tài liệu đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ việt nam sang thị trường liên bang nga trong giai đoạn 2009-2020 (Trang 64 - 66)

III. Các giải pháp thực hiện

1. Giải pháp về nguồn nguyên liệu

Để đồ gỗ xuất khẩu phát triển bền vững, tất yếu phải chủ động nguồn nguyên liệu, trước mắt vẫn tăng cường nhập khẩu, còn về lâu dài, công tác trồng rừng phải được tăng cường theo hai hướng: Trồng cây mọc nhanh chu kỳ 5-7 năm, đường kính gỗ dưới 30cm để lấy nguyên liệu chế biến ván ghép thanh, ván nhân tạo và bán thành phẩm phục vụ sản xuất đồ mộc. Với cây gỗ lớn từ 15 năm trở lên cần tăng cường khâu chọn giống từ cây bản địa, cây du nhập để trồng thâm canh, tăng năng suất nhằm tiến tới đến năm 2020 giảm tối đa nguồn gỗ nhập khẩu, chủ động nguồn nguyên liệu trong nước.Đồng thời đẩy mạnh công nghệ chế biến ván nhân tạo từ gỗ rừng trồng để giảm 50% nhập khẩu ván nguyên liệu vào năm 2020.

Điển hình cho việc chủ động nguồn nguyên liệu của các doanh nghiệp là công ty cổ phần tập đoàn gỗ Trường Thành ở Bình Dương. Ông Võ Trường Thành, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc công ty, cho biết công ty không đầu tư trồng cùng lúc vì như vậy không thể nào đảm bảo vốn và nhân lực, mà trồng liên tục trong nhiều năm, mỗi năm tối thiểu 5.000 hécta với chủ trương “ lấy ngắn nuôi dài”. Dự kiến khoảng 4 năm tới đây, sau khi trồng vạt rừng đầu tiên, công ty đã có thể tận dụng gỗ non và cành nhánh

từ công tác tỉa thưa và vệ sinh rừng trồng theo định kỳ cho các nhà máy ván dăm và ván sợi của công ty đang đầu tư tại Phú Yên tại miền trung. Sau đó, mỗi chu kỳ sinh trưởng của cây rừng, công ty sẽ tiến hành khai thác chính trong 2 lần, đó là vào năm thứ 8 và năm thứ 12. Vì vậy, từ năm 2016 trở đi, hàng năm công ty có thể cung cấp từ 500.000-1.000.000 m3 gỗ, chiếm 20%-30% nhu cầu nguyên liệu của cả nước dự tính lúc đó. Hiện tại, công ty đã mua 2000 héc ta rừng từ 4-6 tuổi của các chủ trang trại ở Tây nguyên và miền trung trong năm 2007, có thể cho phép khai thác chỉ sau 2 năm nữa, mỗi năm khoảng 50.000 m3 gỗ, đáp ứng khoảng 50% nhu cầu nguyên liệu cho 6 nhà máy của công ty. Hiện tại, công ty đã được cấp 41.528 héc ta đất trồng rừng tại Đak Lak, Đak Nông và Phú Yên, nhận được nhiều hỗ trợ từ Chính phủ, Bộ nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và chính quyền các địa phương. Giống cây mà công ty Trường Thành chọn cho dự án là cây tràm Acacia ( khoảng 50%), bạch đàn Eucalyptus (khoảng 40%), teak và cây sưa ( khoảng 10%). Theo Cục lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, đây là doanh nghiệp có diện tích rừng kinh tế lớn nhất nước ta hiện nay. Hiện có nhiều doanh nghiệp và lâm trường đang tham gia trồng và quản lý rừng nhưng đa phần là rừng đặc dụng, rừng phòng hộ môi trường.

Để nhằm giảm áp lực nhập khẩu gỗ cũng như giảm chi phí sản xuất, Cục Lâm nghiệp đã và đang hướng dẫn một số lâm trường thực hiện quản lý rừng bền vững, tiến tới cấp chứng chỉ rừng. Dự án “Quản lý bền vững thương mại và tiếp thị các lâm sản chính tại Việt Nam” do GTZ tài trợ ở 5 lâm trường, công ty lâm nghiệp: Lâm trường Văn Cahán ( Yên Bái ), công ty Long đại ( Quảng Bình ), công ty đầu tư dịch vụ nông nghiệp Đăk Tô ( Kon Tum ), Lâm trường Ninh Sơn ( Ninh Thuận ), Lâm trường Madrak ( Đăk Lăk ). Tham gia chương trình chứng chỉ rừng, còn có dự án “ thúc đẩy quản lý rừng bền vững” do Chính phủ Thụy Sỹ tài trợ thực hiện tại 2 lâm trường Sơ Pai và Hà Nừng, tỉnh Gia Lai. Hiện tại đã có 10.000 ha rừng trồng đầu tiên của Việt Nam được cấp chứng chỉ, diện tích này thuộc quản lý của công ty liên doanh trồng rừng Quy Nhơn.

Cần kết hợp chặt chẽ giữa Công nghệ chế biến gỗ và kỹ thuật lâm sinh, trong trồng rừng phải quan tâm đến các thông số hình học, chất lượng gỗ, giảm khuyết tật tự nhiên như mắt gỗ, thân cong để đảm bảo chất lượng gỗ đáp ứng yêu cầu nguyên liệu. Có chiến lược dài hạn về: quy hoạch trồng rừng, lựa chọn một số loài cây đáp ứng các yêu cầu nguyên liệu cho các loại hình công nghệ chế biến gỗ: sản xuất ván dán, ván lạng, đồ mộc xây dựng, ván nhân tạo. Tập trung các nghiên cứu sử dụng tổng hợp các loài cây đó. Đẩy mạnh việc cấp chứng chỉ rừng FSC cho một số loài gỗ rừng trồng của nước ta, đặc biệt trong bối cảnh các tiêu chuẩn về môi trường sẽ được thị trường đặc ra ngày càng nhiều cho thương mại đồ gỗ, kể cả việc xác định tính hợp pháp và khả năng tái sinh của khu vực khai thác. Do đó, đối với sản phẩm gỗ khai thác tại Việt Nam cần mời các tổ chức quốc tế có thẩm quyền kiểm tra việc quản lý, khai thác gỗ và cấp chứng chỉ xác nhận gỗ được khai thác. Đặc biệt, việc xây dựng các tiêu chí quản lý rừng bền vững cần được tiến hành nhanh chóng, triệt để nhằm đạt được một số lợi thế cho ngành lâm ngiệp Việt Nam. Cần quy hoạch mạng lưới các nhà máy chế biến gỗ gắn với các vùng nguyên liệu và các vùng trọng điểm về chế biến gỗ theo chiến lược và phát triển Lâm nghiệp Việt Nam đến năm 2020. [35]

Một phần của tài liệu đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ việt nam sang thị trường liên bang nga trong giai đoạn 2009-2020 (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w