Tình hình giá xuất khẩu sản phẩm gỗ

Một phần của tài liệu đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ việt nam sang thị trường liên bang nga trong giai đoạn 2009-2020 (Trang 41 - 42)

II. Tình hình xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Liên Bang Nga gia

3.Tình hình giá xuất khẩu sản phẩm gỗ

Một thực trạng chung cho hầu hết các mặt hàng xuất khẩu của Việt nam là giá xuất khẩu là giá FOB nghĩa là người mua giành quyền thuê tàu và mua bảo hiểm cho lô hàng. Đây không chỉ là tổn thất về doanh thu và lợi nhuận mà còn gây khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu khi không chủ động trong việc giao hàng. Sự phụ thuộc về

phía nước ngoài còn khiến cho các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn cho việc lập kế hoạch cho những dự án phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Thêm vào đó, thị trường xuất khẩu phần lớn là thị trường trung gian nên giá xuất khẩu bao giờ cũng thấp hơn giá bán của các sản phẩm cùng loại trên thị trường từ 5-10%. Giá hàng do phía đối tác đưa ra lại thường xuyên biến động, các nhà nhập khẩu thường vịn vào những lý do như chất lượng, kỹ thuật không đảm bảo để ép giá các doanh nghiệp Việt Nam. Để cải thiện tình trạng này, một số doanh nghiệp chế biến gỗ của thành phố mạnh dạn tìm đến những nhà nhập khẩu lớn để trực tiếp ký kết hợp đồng với họ.

Một vấn đề nữa là 80% nguyên liệu gỗ của Việt Nam phải nhập khẩu, vì vậy giá cả sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào giá nguyên liệu nhập khẩu.Với tình hình giá xăng dầu tăng thì chi phí vận chuyển cũng tăng đáng kể, làm cho giá nguyên liệu tăng cao. Giá nguyên liệu nhập khẩu phục vụ cho ngành sản xuất và chế biến gỗ xuất khẩu tăng từ năm 2001 đến nay từ 10% đến 30%, làm giá xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam giảm khả năng cạnh tranh, khiến các doanh nghiệp luôn bị động trong sản xuất, nhất là các doanh nghiệp nhỏ, vốn ít thường phải mua gỗ nguyên liệu nhập khẩu thông qua nhiều trung gian. Doanh nghiệp gặp rất nhiều rắc rối khi hợp đồng đã ký rồi sau đó giá nguyên liệu tăng vọt. Riêng quý I năm 2005, giá nguyên liệu gỗ tròn nhập khẩu tăng 25%. Ngành gỗ xuất khẩu Việt Nam càng gặp nhiều thách thức về nguồn gỗ nguyên liệu nhất là khi có chủ trương nghiêm cấm khai thác từ nguồn tự nhiên, các doanh nghiệp chỉ được khai thác rừng trồng. Trong khi việc trồng rừng được thực hiện với tỷ lệ còn quá thấp, chỉ đáp ứng rất nhỏ cho ngành chế biến gỗ Việt Nam.

Do thuế nhập khẩu cao nên giá cả bán lẻ đồ gỗ so với giá FOB của nước này cao hơn gấp 5 lần các nước ở các khu vực khác. Tại các nước Đông Âu chênh lệch giá cũng ở khoảng 3,5 lần, các nước Tây Âu là 4 lần.

Một phần của tài liệu đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ việt nam sang thị trường liên bang nga trong giai đoạn 2009-2020 (Trang 41 - 42)