1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

29 Những chiến lược và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản giai đoạn từ năm 2009-2015

133 831 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 133
Dung lượng 1,17 MB

Nội dung

29 Những chiến lược và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản giai đoạn từ năm 2009-2015

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TEÁ Tp.HCM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TP.Hồ Chí Minh- Năm 2009

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Kính thưa Quý thầy cô, Quý bạn đọc!

Em cam đoan rằng đề tài này là do em tự nghiên cứu Mọi số liệu, bản biểu được trích dẫn trong luận văn đều có nguồn gốc rõ ràng Mọi sai trái em hoàn toàn chịu trách nhiệm

TP Hồ Chí Minh, năm 2009

Người cam đoan

Nguyễn Văn Ba

Trang 3

1 Ý nghĩa và tính cấp thiết của đề tài

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

3 Phương pháp nghiên cứu

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

5 Tính mới của đề tài

6 Bố cục của đề tài

Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC KHÓ KHĂN, HƯỚNG TỚI ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM GỖ

SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN

1.1 Một số vấn đề về chiến lược và quản trị chiến lược 1

1.1.1 Các khái niệm cơ bản 1

1.1.1.1 Chiến lược 1

1.1.1.2 Xây dựng chiến lược 2

1.1.1.3 Quản trị chiến lược 2

1.1.2 Nội dung các loại hình chiến lược chủ yếu 2

1.1.2.1 Các chiến lược kết hợp 2

1.1.2.2 Chiến lược thâm nhập thị trường 2

1.1.2.3 Chiến lược phát triển thị trường 3

1.1.2.4 Chiến lược phát triển sản phẩm 3

1.1.2.5 Chiến lược liên doanh 3

1.1.3 Vai trò của chiến lược đối với hoạt động xuất nhập khẩu 3

1.1.4 Quy trình xây dựng chiến lược 3

1.1.4.1 Xác định mục tiêu chiến lược 3

1.1.4.2 Nghiên cứu các yếu tố môi trường bên ngoài tác động đến ngành gỗ xuất khẩu sang Nhật Bản 3

1.1.4.2.1 Các yếu tố của môi trường vĩ mô 4

1.1.4.2.2 Các yếu tố của môi trường vi mô 4

Trang 4

1.1.5.1 Ma trận EFE 5

1.1.5.2 Ma trận hình ảnh cạnh tranh 6

1.1.5.3 Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (ma trận IFE) 6

1.1.5.4 Ma trận SWOT 6

1.1.6 Lựa chọn chiến lược 7

1.2 Giới thiệu tổng quan về thị trường đồ gỗ Nhật Bản 7

1.2.1 Tiềm năng của thị trường đồ gỗ Nhật Bản 7

1.2.2 Quy mô thị trường đồ gỗ Nhật Bản 8

1.2.3 Các kênh phân phối hàng đồ gỗ nhập khẩu của Nhật Bản 9

1.2.4 Nguồn nhập khẩu đồ gỗ Nhật Bản 9

1.2.5 Các định chế và đòi hỏi của thị trường đồ gỗ Nhật Bản 10

1.2.5.1 Các quy định pháp luật và thủ tục khi nhập khẩu 10

1.2.5.2 Các quy định pháp luật khi kinh doanh đồ gỗ 10

1.2.6 Chính sách thuế quan 12

1.2.7 Tình hình thị trường đồ gỗ Nhật Bản 12

1.2.8 Sở thích của người tiêu dùng Nhật Bản đối với sản phẩm gỗ 13

1.3 Kinh nghiệm xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản của các doanh nghiệp Trung Quốc và doanh nghiệp trong nước 14

1.3.1 Kinh nghiệm xuất khẩu của các doanh nghiệp Trung Quốc 14

1.3.2 Kinh nghiệm xuất khẩu của Tập đoàn kỹ nghệ gỗ Trường Thành 16

1.3.3 Bài học rút ra từ việc tham khảo kinh nghiệm xuất khẩu của một số doanh nghiệp Trung Quốc và doanh nghiệp trong nước 16

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 17

CHUƠNG 2 THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM GỖ VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN TRONG THỜI GIAN QUA 2.1 Giới thiệu tổng quan về ngành đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam 19

Trang 5

2.2.1 Sản phẩm gỗ xuất khẩu sang Nhật Bản so với việc xuất sang Mỹ và EU

25

2.2.2 Kim ngạch và tốc độ phát triển xuất sản phẩm gỗ sang Nhật qua các năm so với Mỹ và EU 25

2.2.3 Hình thức xuất khẩu sang Nhật Bản trong thời gian qua 26

2.2.4 Thực trạng về Logistic cho xuất khẩu đồ gỗ trong thời gian qua 27

2.3 Đánh giá những thuận lợi, khó khăn- hạn chế, tồn tại, thách thức, triển vọng của ngành gỗ Việt Nam khi xuất sang Nhật Bản 28

2.3.1 Những Thuận lợi 28

2.3.2 Những khó khăn- hạn chế 29

2.3.3 Những tồn tại 31

2.3.4 Những thách thức 31

2.3.5 Triển vọng xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản trong năm 2009 và trong những năm sắp tới 32

2.3.6 Đánh giá về chiến lược xuất khẩu ngành gỗ của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương) và của các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ 33

2.3.6.1 Đánh giá về chiến lược xuất khẩu ngành gỗ của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương) 33

2.3.6.2 Đánh giá thực trạng chiến lược xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Nhật Bản của các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ 34

2.4 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ngành công nghiệp đồ gỗ xuất khẩu sang Nhật Bản 35

2.4.1 Phân tích môi trường bên ngoài

2.4.1.1 Phân tích môi trường vĩ mô 36

2.4.1.1.1 Yếu tố kinh tế, văn hoá, xã hội 36

2.4.1.1.2 Yếu tố chính trị, pháp luật, chính phủ 37

2.4.1.1.3 Yếu tố khoa học, công nghệ 39

Trang 6

2.4.1.2.1 Các đối thủ cạnh tranh 40

2.4.1.2.2 Khách hàng 42

2.4.1.2.3 Nhà cung ứng nguyên liệu 42

2.4.1.2.4 Sản phẩm thay thế 43

2.4.1 3 Ma trận đánh giá các yếu tố tác động từ môi trường bên ngoài Đến ngành gỗ xuất khẩu sang Nhật (ma trận EFE) 44

2.4.1.4 Ma trận hình ảnh cạnh tranh của Việt Nam về đồ gỗ xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản so với các đối thủ 46

2.4.2 Phân tích môi trường bên trong doanh nghiệp 47

2.4.2.1 Nguồn nhân lực 48

2.4.2.2 Nguồn vốn 49

2.4.2.3 Nghiên cứu và phát triển 49

2.4.2.4 Công tác Marketing 50

2.4.2.5 Sản xuất, quản lý 52

2.4.2.6 Công tác thông tin 52

2.4.2.7 Ma trận đánh giá môi trường bên trong doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Nhật Bản (Ma trận IEF) 53

2.4.3 Ma trận SWOT chưa đầy đủ đánh giá sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản 54

TÓM TẮT CHƯƠNG 2 56

CHƯƠNG 3 CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC KHÓ KHĂN, HƯỚNG TỚI ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM GỖ VIỆT NAM SANG NHẬT BẢN 3.1 Cơ sở đề xuất các giải pháp khắc phục khó khăn, hướng tới đẩy mạnh xuất khẩu sang thi trường Nhật Bản, hướng phát triển của ngành đồ gỗ xuất khẩu 58

3.1.1 Cơ sở đề xuất các giải pháp khắc phục khó khăn, hướng tới đẩy mạnh xuất khẩu thị trường Nhật Bản 58

3.1.2 Phương hướng phát triển ngành đồ gỗ xuất khẩu 59

Trang 7

3.3.1 Chiến lược phát triển thị trường 62

3.3.1.1 Cơ sở xây dựng chiến lược phát triển thị trường 62

3.3.1.2 Nội dung chiến lược phát triển thị trường 62

3.3.2 Chiến lược phát triển sản phẩm 64

3.3.2.1 Cơ sở xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm 64

3.3.2.2 Nội dung chiến lược phát triển sản phẩm 65

3.4 Các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản 67

3.4.1 Giải pháp giải quyết khó khăn về vốn, tạo vốn cho sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Nhật Bản 67

3.4.2 Giải pháp ổn định nguồn nguyên liệu cho sản xuất 68

3.4.2.1 Nhóm giải pháp Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 68

3.4.2.2 Nhóm giải pháp cho doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ 69

3.4.3 Giải pháp nâng cao, đổi mới công nghệ sản xuất 70

3.4.4 Giải pháp phát triển nguồn nhân lực 70

3.4.5 Giải pháp về Marketing, xây dựng thương hiệu 71

3.5 Kiến nghị 73

3.5.1 Kiến nghị đối với Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn để giải quyết nguyên liệu cho sản xuất 73

3.5.2 Kiến nghị với Bộ Tài chính, ngân hàng Nhà nước để giải quyết vấn đề vốn , thuế và nâng cao khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp 74

3.5.3 Kiến nghị đối với Bộ Giao thông Vận tải về vấn đề phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất xuất khẩu 75

3.5.4 Kiến nghị đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực 76

3.5.5 Kiến nghị với doanh nghiệp 76

Trang 8

3.6 Khuyến nghị đối với các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ vào thị

trường Nhật Bản 78

3.7 Khuyến nghị cho nghiên cứu tiếp theo 79

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 79

KẾT LUẬN 81

TÀI LIỆU THAM KHẢO 83

PHỤ LỤC

Trang 9

BSL: Đối với các sản phẩm không thuộc phạm vi điều chỉnh của luật JAS và luật JIS CIF: Cost Insurance and freight (tiền hàng, bảo hiểm và cước phí vận tải)

EU: European Union (Liên Minh Châu Âu)

EFE: External factor evaluation (ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài)

EXPO: Hội chợ đồ gỗ và thủ công Mỹ nghệ

FSC: Forest Stewardship Council (Hội đồng quản trị rừng thế giới)

FOB : Free on Board ( giao hàng qua lan can tàu)

FDI: Foreign direct investment: Đầu tư trực tiếp nước ngoài

GDP: Gross domestic product: (tổng thu nhập quốc nội)

IFE: Internal factor evaluation (ma trận đánh giá các yếu tố bên trong)

JAS: Luật Về tiêu chuẩn hoá và dán nhãn các nông lâm sản (viết tắt là JAS) của Nhật Bản

JIS: Luật về tiêu chuẩn cơ bản trong công nghiệp (JIS) của Nhật Bản

Trang 10

TTXVN: Thông Tấn xã Việt Nam

TT: Thị trường

USD: United States Dollars (đô la Mỹ)

WTO: World trade organization (Tổ chức Thương mại thế giới) Vifores: Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam

VN: Việt Nam

XK: Xuất khẩu

Trang 11

STT Tên bảng/biểu Trang

Biểu đồ 2.1 Xuất khẩu sản phẩm gỗ vào thị trường Mỹ

Biểu đồ 2.3 Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam

sang thị trường Nhật Bản so sánh với thị trường Mỹ và EU qua các năm

Trang 24

Bảng 2.1 Một số thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt

Nam năm 2007

Trang 23

Bảng 2.2 Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam

sang thị trường Nhật Bản so sánh với thị trường Mỹ và EU qua các năm

Trang 24

Trang 12

Phụ lục 1 Những điểm cần lưu ý khi xuất khẩu sản phẩm

cửa gỗ vào Nhật Bản

Trang 1

Phụ lục 2 Tình hình kinh tế xã hội Việt Nam năm 2007 Trang 2

Phụ lục 3 Một số văn bản của Nhà nước có liên quan đến

Phụ lục 6 Thống kê nguồn nguyên liệu gỗ nhập khẩu của

Việt Nam từ các nước

Trang 22

Phụ lục 7 Tổng quan về việc cổ phần hoá doanh nghiệp

và thu hút vốn FDI vào ngành đồ gỗ

Trang 23

Phụ lục 8 Thị trường nhập khẩu gỗ nguyên liệu bốn tháng

đầu năm 2008

Trang 24

Phụ lục 9 Giải thích thêm về ma trận hình ảnh cạnh tranh Trang 25

Phụ lục 10 Danh mục các công ty được chọn lọc phân tích,

đánh giá

Trang 27 Phụ lục 11 Kết quả khảo sát, thống kê Trang 30

Trang 13

Trong những năm gần đây, đặc biệt là từ năm 2000 trở lại đây, ngành đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam ta luôn gặt hái được nhiều thành quả rất to lớn, kim ngạch xuất khẩu năm sau luôn lớn hơn năm trước và đã đóng góp to lớn vào sự phát triển chung của nền kinh tế nước nhà Đối với thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ, Nhật Bản luôn là một trong ba thị trường xuất khẩu lớn, trọng điểm của sản phẩm gỗ xuất khẩu Việt Nam Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ vào thị trường Nhật Bản này vẫn còn rất khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của ngành Bên cạnh đó, việc đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản còn gặp nhiều khó khăn về thiếu hụt nguyên liệu cho sản xuất, thiếu vốn, năng lực chế biến của doanh nghiệp còn yếu… cộng với thách thức về cạnh tranh rất gây gắt trong việc giành thị trường với các doanh nghiệp cùng ngành của Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan, thách thức về áp lực thiếu hụt nguyên liệu Đặc biệt, trong năm 2008 và năm 2009 này, sự suy thoái kinh tế thế giới và khủng hoảng tài chính toàn cầu đang tác động xấu đến xuất khẩu Việt Nam nói chung và mặt hàng đồ gỗ xuất khẩu sang Nhật Bản nói riêng Do đó, việc đưa ra những chiến lược và giải pháp để khắc phục khó khăn, hướng tới việc đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản trong lúc này là mang tính cấp bách và rất thiết thực Với mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé kiến thức đã học, đã tìm tòi, đã xâm nhập thực tế, em đã mạnh dạng chọn đề tài

“Nghiên cứu tình hình xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản, thực trạng và giải pháp” nhằm giúp cho các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu sản phẩm

gỗ Việt Nam có được cái nhìn tổng quát lại toàn cảnh bức tranh của ngành gỗ xuất khẩu Việt Nam sang thị trường Nhật Bản Từ đó nghiên cứu, vận dụng linh hoạt các giải pháp vào điều kiện thực tiễn, phù hợp với đặc điểm doanh nghiệp mình, giải quyết khó khăn, tiến tới đẩy mạnh xuất khẩu và chiếm lĩnh thị trường đồ gỗ Nhật Bản

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:

- Nghiên cứu cơ sở lý luận cơ bản về chiến lược, làm nền tảng cho việc đưa ra các chiến lược và giải pháp để khắc phục khó khăn, hướng tới việc đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ cho các doanh nghiệp đồ gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản

Trang 14

bài học kinh nghiệm áp dụng vào điều kiện thực tiễn cho các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam khi xuất sản phẩm đồ gỗ vào Nhật Bản

- Đánh giá một cách tổng quát về thực trạng xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản trong thời gian qua Rút ra được những giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản

- Nghiên cứu xây dựng đưa ra các chiến lược và giải pháp để đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ của các doanh nghiệp đồ gỗ Việt Nam sang Nhật Bản, đưa ra các kiến nghị đối với Hiệp hội ngành gỗ, kiến nghị với Bộ Công thương, Bộ Giao thông Vận tải, ngân hàng Nhà nước… trong việc đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Nhật Bản cho các doanh nghiệp đồ gỗ Việt Nam

3 Phương pháp nghiên cứu:

Dựa trên cơ sở nền tảng lý luận về chiến lược, kết hợp với việc thu thập số liệu

sơ cấp, thứ cấp, tham khảo ý kiến của các chuyên gia, các nhà Quản trị của các công ty đang sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Nhật, lấy số liệu từ các Niên giám Thống

kê, các tạp chí chuyên ngành đồ gỗ, sách, báo, internet…Ngoài ra, thông qua việc việc

đi khảo sát từ thực tế và bằng phương pháp thống kê, tổng hợp, chọn lọc từ 141 doanh

nghiệp, sử dụng phần mềm Exel phân tích, đánh giá, từ đó tác giả đưa ra chiến lược và

giải pháp (xin xem kết qủa khảo sát nêu ở phụ lục 10, 11)

4 Đối tượng và phạm vi của đề tài

- Đối tượng nghiên cứu: Sản phẩm gỗ xuất khẩu Việt Nam trên thị trường Nhật Bản

- Phạm vi thời gian: Đề tài được được nghiên cứu dựa trên tình hình xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản từ năm 2004 đến nay

- Phạm vị không gian: Nghiên cứu một số doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ ở hai cụm có kim ngạch xuất khẩu cao là cụm Thành Phố Hồ Chí Minh- Bình Dương- Đồng Nai, cụm Bình Định- Tây Nguyên, nghiên cứu thị trường đồ gỗ Nhật Bản

Trang 15

mô, để từ đó các doanh nghiệp có thể vận dụng linh hoạt vào điều kiện thực tiễn, phù hợp với khả năng, thế mạnh, thuận lợi riêng ở mỗi doanh nghiệp

5 Tính mới của đề tài

Để nghiên cứu đề tài này, tác giả đã nghiên cứu trước các đề tài nghiên cứu của các tác giả sau đây:

- Nhan Phương Thy (2004), Chiến lược Marketing xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường EU

- Đỗ Kim Vũ (2005), Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu gỗ ở Thành Phố Hồ Chí Minh sang thị trường Hoa Kỳ

- Đỗ Nguyễn Ngân Tuyền (2006), Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu gỗ Thành Phố Hồ Chí Minh sang thị trường

Đề tài này được nghiên cứu sau thời điểm Việt Nam gia nhập WTO và sau sự kiện hai Thủ tướng Việt Nam và Nhật Bản đã nhấn mạnh quyết tâm đẩy mạnh quan hệ hai bên “hướng tới xây dựng một đối tác chiến lược vì hoà bình, phồn vinh ở châu Á” trong năm 2006 và sau chuyến thăm của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết sang thăm

Nhật Bản vào tháng 11 năm 2007 Tính mới của đề tài so với các đề tài thể hiện qua:

- Đánh giá lại chiến lược xuất khẩu ngành gỗ của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương), của các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản

Trang 16

sang Nhật Bản đang phải đối mặt, từ đó người viết đưa ra các chiến lược: Chiến lược phát triển thị trường, chiến lược phát triển sản phẩm, và những giải pháp cụ thể, chi tiết cho việc giải quyết vấn đề vốn cho hoạt động sản xuất, giải quyết tình trạng thiếu hụt nguyên liệu, phát triển nguồn nhân lực, đổi mới máy móc, công nghệ sản xuất, góp phần với Chính phủ, Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trong việc quản lý, thúc đẩy sự phát triển của ngành gỗ nói chung và đối với các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Nhật Bản nói riêng, giúp doanh nghiệp khắc phục được những khó khăn, vượt qua thách thức, tiến tới đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản

- Đưa ra các kiến nghị với Chính Phủ, Bộ Công thương, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, Bộ Tài chính, góp phần khắc phục những khó khăn, thách thức hiện tại, hướng tới việc đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản cho năm 2009 và cho những năm sắp tới

6 Bố cục của đề tài

Đề tài được chia thành 3 chương:

Chương 1: Cơ sở khoa học để đề xuất các giải pháp khắc phục khó khăn, hướng tới đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Nhật

Nội dung cơ bản của chương 1: Lấy cơ cở nền tảng khoa học về xây dựng chiến lược, phân tích thị trường đồ gỗ Nhật Bản từ các khía cạnh tiềm năng, quy mô, các kênh phân phối, các quy định về luật pháp của Nhật Bản đối với sản phẩm gỗ, phân tích kinh nghiệm đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ của các doanh nghiệp Trung Quốc, của một số doanh nghiệp trong nước, để từ đó làm nền tảng cho việc xây dựng chiến lược

và đưa ra các giải pháp khắc phục khó khăn, đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản

Chương 2: Thực trạng xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản trong thời gian qua

Nội dung cơ bản của chương 2: Phân tích thực trạng xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam ta sang thị trường Nhật Bản trong thời gian qua, nhìn lại toàn cảnh bức tranh xuất khẩu từ tất cả các khía cạnh thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức, đánh giá chiến

Trang 17

trường Nhật Bản, phân tích ảnh hưởng của các nhân tố tác động từ môi trường bên ngoài doanh nghiệp, phân tích các nhân tố tác động từ môi trường bên trong doanh nghiệp Từ đó làm cơ sở cho việc đề ra chiến lược, các giải pháp thực thi chiến lược, giải quyết khó khăn, đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang Nhật Bản

Chương 3: Những giải pháp

Nội dung cơ bản của chương 3: Từ ma trận SWOT, xây dựng nên các chiến lược xuất khẩu, từ ma trân QSPM lựa chọn chiến lược phát triển thị trường, chiến lược phát triển sản phẩm Từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục khó khăn, hướng tới đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản Đồng thời đưa ra các kiến nghị đối với Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, kiến nghị với Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam nhằm khắc phục các khó khăn, giúp ổn định nguồn nguyên liệu cho sản xuất, vốn …và tiến tới đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản

Trang 18

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP KHĂC PHỤC KHÓ KHĂN, HƯỚNG TỚI ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM

GỖ SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN

Để đẩy mạnh xuất khẩu một sản phẩm sang thị trường bất kỳ thì trước hết cần phải có một chiến luợc khoa học và phù hợp Qua quá trình nghiên cứu tình hình xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản, tác giả nhận thấy rằng mặt

dù Nhật Bản luôn được Chính phủ, ngành gỗ xác nhận rằng Nhật Bản luôn là một trong ba thị trường lớn, xuất khẩu trọng điểm của sản phẩm gỗ Việt Nam trong thời gian qua và trong những năm tới Tuy nhiên, mức kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường này vẫn còn rất khiêm tốn, chưa phát triển tương xứng với tiềm năng của ngành Bên cạnh đó, qua quá trình thu thập dữ liệu, đi khảo sát từ thực tế, tác giả nhận thấy rất nhiều doanh nghiệP Việt Nam chưa xây dựng được một chiến lược khoa học và phù hợp để xuất khẩu sản phẩm gỗ vào thị trường này Chính vì vậy, trước khi giới thiệu về thị trường đồ gỗ Nhật Bản, đưa ra các giải pháp, tác giả xin trình bày một số vấn đề về chiến lược và quản trị chiến lược để làm nền tảng cho việc đưa ra các giải pháp

1.1 Một số vấn đề về chiến lược

1.1.1 Các khái niệm cơ bản

1.1.1.1 Chiến lược

Định nghĩa về chiến lược của Michael E Porter Theo ông chiến lược là:

- Sự sáng tạo ra vị thế có giá trị và độc đáo bao gồm các hoạt động khác biệt

- Sự chọn lựa, đánh đổi trong cạnh tranh

- Việc tạo ra sự phù hợp giữa tất cả các hoạt động của công ty

(nguồn: M.E Porter (1996), What is Strategy, Havard Business Review)

Theo John I Thompson, chiến lược là sự kết hợp các nguồn lực – môi trường

Trang 19

+ Chiếm giữ một vị trí thị trường

+ Cạnh tranh thành công

+ Tăng trưởng kinh doanh

+ Đạt được mục tiêu đã đề ra

1.1.1.2 Xây dựng chiến lược

Xây dựng chiến lược (hình thành chiến lược) là quá trình thiết lập nhiệm vụ

kinh doanh, thực hiện điều tra nghiên cứu để xác định các khuyết điểm bên trong doanh nghiệp và các nhân tố tác động bởi môi trường bên ngoài doanh nghiệp, để từ

đó đề ra các mục tiêu dài hạn và lựa chọn những chiến lược thay thế (nguồn: Fred

R David (2006), Khái luận về Quản trị chiến lược, NXB thống kê, trang 23)

1.1.1.3 Quản trị chiến lược

Quản trị chiến lược là một nghệ thuật và khoa học thiết lập, thực hiện và đánh giá các quyết định liên quan nhiều chức năng cho phép một tổ chức đạt được

những mục tiêu đề ra (nguồn: Fred R David (2006), Khái luận về Quản trị chiến

lược của, NXB thống kê, trang 9)

Quá trình quản trị chiến lược gồm có ba giai đoạn: Thiết lập chiến lược, thực hiện chiến lược và đánh giá chiến lược Giai đoạn thiết lập chiến lược gồm việc phát triển nhiệm vụ kinh doanh, xác định các cơ hội và nguy cơ đối với doanh nghiệp bởi các yếu tố tác động từ môi trường bên ngoài doanh nghiệp, chỉ rõ các điểm mạnh, điểm yếu bên trong doanh nghiệp, thiết lập các mục tiêu dài hạn, tạo ra các chiến

lược thay thế và chọn ra các chiến lược đặc thù để theo đuổi (nguồn: Fred R David (2006), Khái luận về Quản trị chiến lược , NXB thống kê, trang 9)

1.1.2 Nội dung các loại hình chiến lược chủ yếu

1.1.2.1 Các chiến lược kết hợp: Đó là các chiến lược kết hợp về phía trước, kết

hợp về phía sau, kết hợp theo chiều ngang đôi khi được xem là các chiến lược kết hợp theo chiều dọc Các chiến lược kết hợp theo chiều dọc cho phép một công ty có được sự kiểm soát đối với các nhà phân phối sản phẩm, nhà cung cấp nguyên liệu và / hoặc đối thủ cạnh tranh trên thị trường

1.1.2.2 Chiến lược thâm nhập thị trường: Chiến lược thâm nhập thị trường nhằm

làm tăng thị phần cho các sản phẩm, dịch vụ hiện có tại các thị trường hiện có bằng những nỗ lực tiếp thị lớn hơn

Trang 20

1.1.2.3 Chiến lược phát triển thị trường: Là chiến lược liên quan đến việc đưa

những sản phẩm hoặc dịch vụ hiện có vào những khu vực điạ lý mới

1.1.2.4 Chiến lược phát triển sản phẩm: Là chiến lược nhằm tăng doanh thu bằng

việc cải tiến hoặc sửa đổi những sản phẩm hoặc dịch vụ hiện tại

1.1.2.5 Chiến lược liên doanh: Chiến lược liên doanh là một chiến lược phổ biến

thường xảy ra khi hai hay nhiều công ty thành lập nên một hợp doanh hay một congxooxiom tạm thời nhằm mục đích khai thác một cơ hội nào đó Hay liên doanh

là một chiến lược phổ biến thường xảy ra khi hai hay nhiều công ty thành lập nên một công ty thứ ba (độc lập với các công ty mẹ) nhằm mục đích khai thác một cơ hội nào đó

1.1.3 Vai trò của chiến lược đối với hoạt động xuất nhập khẩu

Trong hoạt động xuất nhập khẩu, nếu có một chiến lược đúng sẽ giúp cho các nhà quản lý doanh nghiệp thấy được hướng đi, hướng phát triển cho tương lai Từ

đó đề ra các hành động cụ thể để đạt được mục tiêu đề ra, giúp cho doanh nghiệp ngày càng phát triển Bên cạnh đó, khi có thách thức mới, nguy cơ mới sắp sảy ra, các nhà quản lý sẽ nhanh chóng đưa ra các quyết định kịp thời, các giải pháp ứng phó để đưa doanh nghiệp vượt qua khó khăn và phát triển đi lên

1.1.4 Quy trình xây dựng chiến lược

1.1.4.1 Xác định mục tiêu chiến lược

Để xây dựng chiến lược, điều quan trọng là xác định mục tiêu cho chiến lược, xác định mục tiêu kim ngạch xuất khẩu cho thị trường mà doanh nghiệp sẽ hướng tới

1.1.4.2 Nghiên cứu các yếu tố môi trường bên ngoài tác động đến doanh nghiệp

Khái niệm môi trường bên ngoài tác động đến doanh nghiệp: Môi trường bên

ngoài tác động đến doanh nghiệp gồm những yếu tố, những lực lượng, những thể chế… xảy ra ở bên ngoài doanh nghiệp, nhưng ảnh hưởng đến hoạt động và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

Theo Fred R David, các ảnh hưởng của môi trường bên ngoài có tác động

đến doanh nghiệp bao gồm: (1) Ảnh hưởng về kinh tế; (2) ảnh hưởng về văn hoá, xã hội, địa lý và nhân khẩu; (3) ảnh hưởng của luật pháp, Chính phủ và chính trị; (4) ảnh hưởng của công nghệ; (5) ảnh hưởng của cạnh tranh

Trang 21

Môi trường bên ngoài doanh nghiệp được chia thành hai loại: Môi trường vĩ

mô và môi trường vi mô

1.1.4.2.1 Các yếu tố của môi trường vĩ mô

* Yếu tố kinh tế: Đó là sự tác động của các yếu tố như chu kỳ kinh tế, nạn thất

nghiệp, thu nhập quốc dân và xu hướng thu nhập quốc dân, lạm phát, lãi suất, tỷ giá hối đoái, cán cân thanh toán, chính sách tài chính và tiền tệ, thuế …Những diễn biến của môi trường kinh tế bao giờ cũng chứa đựng những cơ hội và đe dọa khác nhau đối với từng doanh nghiệp trong các ngành khác nhau và có ảnh hưởng tiềm tàng đến chiến lược chung của ngành và doanh nghiệp

* Yếu tố chính trị và luật pháp: Đó là sự tác động của các quan điểm, đường lối

chính trị của Chính phủ, hệ thống luật hiện hành, các xu hướng chính trị ngoại giao của Chính phủ và những diễn biến chính trị trong nước, trong khu vực và trên toàn thế giới

* Yếu tố văn hoá xã hội: Bao gồm những chuẩn mực, giá trị mà những chuẩn mực

và giá trị này được chấp nhận và tôn trọng bởi một xã hội hoặc một nền văn hoá cụ thể

* Yếu tố tự nhiên: Điều kiện tự nhiên bao gồm vị trí địa lý, khí hậu, cảnh quan

thiên nhiên, đất đai, sông biển, các nguồn tài nguyên khoán sản trong lòng đất, tài nguyên rừng biển, sự trong sạch của môi trường nước và không khí …

* Yếu tố công nghệ: Các ảnh hưởng của công nghệ cho thấy những vận hội và mối

đe doạ mà chúng phải được xem xét trong việc soạn thảo các chiến lược Sự tiến bộ

kỹ thuật có thể tác động sâu sắc lên những sản phẩm, dịch vụ, thị trường, nhà cung cấp, nhà phân phối, đối thủ cạnh tranh, khách hàng, quá trình sản xuất, thực tiễn tiếp thị, và vị thế cạnh tranh của những tổ chức

1.1.4.2.2 Các yếu tố của môi trường vi mô

Có 5 yếu tố cơ bản: Đối thủ cạnh tranh, người mua (khách hàng), nhà cung cấp, các đối thủ mới tiềm ẩn và sản phẩm thay thế

* Yếu tố đối thủ cạnh tranh: Đó là những doanh nghiệp kinh doanh những mặt

hàng cùng loại với công ty Đối thủ cạnh tranh chia sẻ thị phần với công ty, có thể vươn lên nếu có vị thế cạnh tranh cao hơn Việc nhận diện được tất cả các đối thủ cạnh tranh và xác định được các ưu thế, khuyết điểm, khả năng, vận hội, mối đe

Trang 22

dọa, mục tiêu và chiến lược của họ Thu thập và đánh giá thông tin về đối thủ cạnh tranh là rất quan trọng để có thể soạn thảo chiến lược thành công

* Yếu tố khách hàng: Là đối tượng phục vụ của doanh nghiệp và là nhân tố tạo nên

thị trường Do đó, doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ khách hàng của mình

* Nhà cung cấp: Nhà cung cấp là những cá nhân hoặc tổ chức (doanh nghiệp hoặc

công ty) cung cấp các nguồn lực (sản phẩm, dịch vụ, nguyên nhiên vật liệu, bán thành phẩm, máy móc, thiết bị, nguồn tài chính, nguồn nhân lực…) cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp

* Các đối thủ tiềm ẩn: Các đối thủ tiềm ẩn là những đối thủ cạnh tranh có thể sẽ

tham gia thị trường trong tương lai hình thành những đối thủ cạnh tranh mới

* Sản phẩm thay thế: Sản phẩm thay thế là những sản phẩm khác về tên gọi và

thành phần nhưng đem lại cho người tiêu dùng những lợi ích tương đương như sản phẩm của doanh nghiệp Sự xuất hiện của những sản phẩm thay thế có thể dẫn tới nguy cơ làm giảm giá bán hoặc sụt giảm lợi nhuận của doanh nghiệp

1.1.4.3 Nghiên cứu tình hình nội bộ công ty

Khái niệm: Theo Fred R David, đó là việc tập trung nhận định và đánh giá điểm

mạnh, điểm yếu trong kinh doanh của công ty, bao gồm: Công tác quản trị, Marketing, tài chính, kế toán, sản xuất / thực hiện, nghiên cứu & phát triển, và hệ thống thông tin

1.1.5 Xây dựng các phương án chiến lược

Xây dựng chiến lược được thực hiện trên cơ sở phân tích và đánh giá môi trường kinh doanh, nhận biết những cơ hội và nguy cơ tác động đến sự tồn tại của doanh nghiệp Từ đó xác định các phương án chiến lược để đạt được mục tiêu đề ra Việc xây dựng chiến lược phải tạo sự hài hòa và kết hợp cho được các yếu tố tác động đến chiến lược Để thực hiện được điều này, có thể áp dụng rất nhiều phương pháp và công cụ hoạch khác nhau, luận văn này em chỉ chọn lọc sử dụng các công

cụ được giới thiệu sau đây:

1.1.5.1 Ma trận đánh giá các yếu tố tác động từ môi trường bên ngoài doanh nghiệp (ma trận EFE)

Qua ma trận EFE, cho phép các nhà chiến lược tóm tắt và đánh giá các thông tin kinh tế, xã hội, văn hoá, nhân khẩu, địa lý, chính trị pháp luật, công nghệ và cạnh

Trang 23

tranh… có tác động, ảnh hưởng đến việc sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản

1.1.5.2 Ma trận hình ảnh cạnh tranh:

Trong tất cả các sự kiện và xu hướng môi trường có thể ảnh hưởng đến vị trí chiến lược của một công ty, ảnh hưởng cạnh tranh thường được xem là quan trọng nhất Ma trận hình ảnh cạnh tranh nhận diện những đối thủ cạnh tranh chủ yếu cùng những ưu thế và khuyết điểm đặc biệt của họ Tổng số điểm đánh giá của các đối thủ cạnh tranh được so với ngành mẫu Các mức phân loại đặc biệt của những đối thủ cạnh tranh có thể được đem so sánh với các mức phân loại của ngành mẫu Việc phân tích, so sánh này cung cấp các thông tin chiến lược quan trọng cho việc xây dựng chiến lược

1.1.5.3 Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong doanh nghiệp (ma trận IFE)

Công cụ hình thành chiến lược này tóm tắt và đánh giá những mặt mạnh và điểm yếu quan trọng của các bộ phận kinh doanh chức năng của công ty, và nó cũng cung cấp những cơ sở để xác định và đánh giá mối quan hệ giữa các bộ phận này

1.1.5.4 Ma trận SWOT (Điểm mạnh- Điểm yếu- Cơ hội – Nguy cơ)

SWOT là viết tắt của 4 chữ: Strengths (điểm mạnh), Weakness (điểm yếu), Opportunities (cơ hội) và Threats (nguy cơ) Ma trận này giúp kết hợp các yếu tố

điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ đã được đánh giá từ các ma trận EFE, ma trận hình ảnh cạnh tranh và ma trận IFE để từ đó thiết lập nên các chiến lược kết

hợp

Ma trận SWOT là công cụ hình thành chiến lược rất hữu hiệu, từ ma trận này,

có thể lựa chọn các chiến lược thích hợp nhằm đạt được mục tiêu của doanh nghiệp

Trang 24

2

3 Liệt kê các cơ hội

………

2 ………

Sử dụng các điểm mạnh để tận dụng cơ hội

2 ……… Vượt qua những điểm yếu bằng cách tận dụng các cơ hội

Các mối đe doạ- T

Sử dụng các điểm mạnh để tránh các mối đe doạ

Các chiến lược W-T

1

2 ……… Tối thiểu hoá những đểm yếu

và tránh khỏi các mối đe dọa

1.1.6 Lựa chọn chiến lược

Dựa vào các chiến lược kết hợp lập được từ ma trận SWOT, nhà quản trị xem xét chiến lược nào phù hợp với năng lực và hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức mình nhất để lựa chọn và đưa ra các giải pháp thực thi

1.2 Giới thiệu tổng quan về thị trường đồ gỗ Nhật Bản

1.2.1 Tiềm năng của thị trường đồ gỗ Nhật Bản

Với tổng GDP năm 2006 đạt 4.375 tỷ USD, tính theo đầu người là 35.757 USD/người (xếp hạng thứ 14 - những nước có thu nhập GDP/ đầu người cao nhất

trên thế giới) (nguồn: www.vnagency.com.vn)

Với nhu cầu nhập khẩu sản phẩm gỗ của Nhật Bản những năm gần đây khoảng 5.2 tỷ USD/ năm, xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam vào Nhật Bản chỉ chiếm 7.3% kim ngạch nhập khẩu của nước này, mức tiêu dùng đối với sản phẩm đồ gỗ của người Nhật là khoảng 1000 USD/hộ/tháng Như vậy, với nhu cầu này hàng năm, Nhật Bản là một trong những thị trường nhập khẩu lớn của thế giới nói chung và đối với các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu mặt hàng đồ gỗ Việt Nam sang Nhật nói riêng

Năm 2007, tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường

Nhật Bản đạt 300.6 triệu USD (nguồn: www.vinanet.vn), với mức kim ngạch còn

khiêm tốn này, quả thật đây là một thị trường rất lớn và đầy tiềm năng Tuy nhiên,

Trang 25

vấn đề là các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam phải có chiến lược và giải pháp bài bản, phải biết chớp lấy thời cơ, cơ hội thì mới đẩy mạnh, khai thác mạnh được thị trường đồ gỗ Nhật Bản Ngược lại, tiềm năng thì cũng chỉ

là tiềm năng và tiềm năng cũng sẽ mất đi vì hiện có rất nhiều đối thủ cạnh tranh lớn như: Trung Quốc, Đài Loan cũng đang xuất sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật

1.2.2 Quy mô thị trường đồ gỗ Nhật Bản

Nhật Bản là thị trường mở với quy mô dân số gần 128.5 triệu nguời (năm 2007), có nền công nghiệp phát triển mạnh và đứng hàng đầu thế giới Người Nhật

có mức sống và thu nhập bình quân đầu người thuộc hạng cao trên thế giới, với tổng GDP năm 2006 đạt 4.375 tỷ USD, tính theo đầu người là 35.757 USD/người/năm (xếp hạng thứ 14 - những nước có thu nhập GDP/ đầu người cao nhất trên thế giới)

Với nhu cầu nhập khẩu sản phẩm gỗ của Nhật Bản những năm gần đây khoảng 5.2 tỷ USD/năm, mức tiêu dùng cho sản phẩm đồ gỗ tại Nhật Bản sấp xỉ

1000 USD/hộ/tháng Tính đến thời điểm ngày 7/7/2007, xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam vào Nhật Bản chiếm chiếm 7.3% thị phần của nước này

(nguồn: www.taichinhvietnam.com)

Tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ việt Nam sang thị trường này 10 tháng năm 2008 đạt 297.5 triệu USD, tăng 14.5% so cùng kỳ năm ngoái và chiếm 12.99% tỉ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ 10 tháng năm 2008 của cả nước đạt 2.29 tỷ USD

Do đặc điểm về địa lý, Nhật Bản là một trong số những nước rất hiếm về tài nguyên thiên nhiên, ngoại trừ nguồn hải sản, do đó hầu hết các sản phẩm gia dụng, trang trí nội, ngoại thất đều phải nhập khẩu Xu hướng tiêu dùng và sính đồ ngoại của người Nhật Bản ngày càng gia tăng và sức tiêu thụ của thị trường này rất lớn Bên cạnh đó, Nhật Bản là thị trường tiêu thụ sản phẩm gỗ lớn trên thế giới, đặc biệt trong xã hội công nghiệp với mức độ rất cao như hiện nay, người Nhật ngày càng có nhu cầu sử dụng đồ vật bằng chất liệu gỗ thay thế cho vật liệu bằng sắt,

nhôm (nguồn: www.itpc.hochiminhcity.gov.vn)

Về cơ cấu mặt hàng đồ gỗ nhập khẩu của Nhật Bản khá đa dạng gồm có mặt hàng ghế gỗ, đồ gỗ sử dụng trong văn phòng, đồ gỗ sử dụng nhà bếp, đồ gỗ sử dụng trong phòng ngủ…nhập khẩu từ nhiều nước khác nhau như: Mỹ, Ý, Đức… Những năm gần đây, Nhật đã chuyển hướng tăng mạnh nhập khẩu từ Trung Quốc, Đài

Trang 26

Loan và một số nước Đông Nam Á như: Malaysia, Thái Lan và Việt Nam… Sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam xuất sang thị trường Nhật Bản cũng khá đa dạng gồm nhiều chủng loaị khác nhau và sản phẩm gỗ Việt Nam đã được người tiêu dùng Nhật Bản tín nhiệm, ưa thích và đánh giá cao về mặt chất lượng

1.2.3 Các kênh phân phối hàng đồ gỗ nhập khẩu của Nhật Bản

Hiện tại, Nhật Bản có khoảng trên 6.290 cửa hàng chuyên bán đồ gỗ, trong

đó khoảng 6.000 cửa hàng dạng vừa và nhỏ, với diện tích bán hàng nhỏ hơn 1.500

m2, 290 cửa hàng còn lại là các cửa hàng lớn có diện tích hơn 1.500 m2 (nguồn:

www.ecvn.com) Đây là đối tượng mà các nhà doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm

đồ gỗ cao cấp cần quan tâm

Bên cạnh đó, doanh nghiệp Việt Nam cũng cần quan tâm tới các cửa hàng bách khoa tổng hợp cho các mặt hàng chất lượng vừa, hàng đại trà và kể cả hàng cao cấp Họ có những khách hàng trung thành, có thu nhập cao và giá cả khá bình dân nên mặt hàng bày bán khá đa dạng

Sản phẩm gỗ Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản được phân phối theo ba kênh: (a) nhà xuất khẩu- nhà nhập khẩu-nhà bán lẻ, (b) nhà xuất khẩu-nhà thiết kế và lắp ráp Nhật-nhà bán lẻ, (c) nhà xuất khẩu-nhà bán lẻ Tuy nhiên, sản phẩm gỗ Việt Nam thường được phân phối theo kênh (b) vì theo kênh này các nhà lắp ráp của Nhật sẽ nhập các bộ phận rời từ các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu

đồ gỗ Việt Nam về để lắp ráp lại thành sản phẩm hoàn chỉnh, sau đó giao lại cho nhà bán lẻ, theo kênh này họ sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí Những năm gần đây, việc xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản qua kênh này luôn chiếm tỷ trọng rất cao, thuận lợi cho các nhà xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam

Xem thêm phụ lục 1- những điểm cần lưu ý khi xuất sản phẩm cửa gỗ vào Nhật Bản

1.2.4 Nguồn nhập khẩu đồ gỗ của Nhật Bản

Đồ gỗ nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản chủ yếu bao gồm đồ gỗ cao cấp nhập từ Châu Âu,châu Mỹ như: Ý, Đức, Áo, Đan Mạch, Mỹ và một khối lượng từ các nước ASEAN Đồ nội thất của Mỹ và Châu Âu (đặc biệt là Ý và Đức) thu hút người tiêu dùng Nhật Bản do kiểu cách đẹp, chất lượng tốt và uy tín nhãn hiệu hàng hóa cao Nhiều sản phẩm nhập từ Châu Á là sản phẩm sản xuất dưới dạng OEM (còn gọi là “mặt hàng nhập khẩu phát triển”) từ các cơ sở của Nhật đóng gói tại

Trang 27

nước ngoài Các sản phẩm này thay đổi ít nhiều về thiết kế so với các sản phẩm sản xuất tại Nhật

Trong những năm gần đây, hàng đồ gỗ xuất xứ Trung Quốc và Mỹ tăng đáng

kể ở Nhật Bản Đài Loan chuyển từ việc xuất khẩu đồ mây tre sang Nhật bằng các hàng nội thất đắt tiền có chất lượng cao do nguồn mây tre trong nước giảm Thái Lan chủ yếu cung cấp hàng đồ gỗ cao su Các nước ASEAN đã có tiến bộ rất nhiều

về chất lượng và kiểu dáng Tuy nhiên, các sản phẩm của các nước ASEAN trước khi nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản vẫn phải trải qua các cuộc kiểm tra khắt khe Nói chung, đồ gỗ giá rẻ được nhập khẩu từ Trung Quốc, Đài Loan và các nước ASEAN, trong khi đó đồ gỗ cao cấp được nhập từ Châu Âu, Mỹ Nhập khẩu

từ Trung Quốc tăng mạnh trong những năm gần đây, sản phẩm nhập khẩu Thái Lan, Indonesia, Việt Nam cũng tăng nhanh Trong số các nước, lãnh thổ xuất khẩu hàng đầu sản phẩm gỗ vào Nhật Bản gồm Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Thái Lan Malaysia…

1.2.5 Những định chế và đòi hỏi của thị trường đồ gỗ Nhật

1.2.5.1 Các quy định pháp luật và thủ tục khi nhập khẩu

Tại thời điểm nhập khẩu không có quy định đặc biệt trừ những đồ đạc sử dụng những nguyên liệu bằng da của một số loại động vật quý hiếm có thể bị hạn chế nhập theo các điều khoản của hiệp ước Washington (hiệp ước quốc tế về bán động thực vật, thực vật quý hiếm)

1.2.5.2 Các quy định pháp luật khi kinh doanh đồ gỗ

Một số sản phẩm đồ gỗ muốn được kinh doanh trên thị trường Nhật Bản phải đáp ứng được yêu cầu của luật “ Luật về nhãn hiệu chất lượng hàng hoá” và “Luật

tủ Giường hai tầng

Tủ bếp

Tủ trẻ em Cũi trẻ em Ghế trẻ em

Luật về nhãn hiệu chất lượng hàng hóa Luật về nhãn hiệu chất lượng hàng hóa Luật về nhãn hiệu chất lượng hàng hóa Luật an toàn sản phẩm

Luật an toàn sản phẩm Luật an toàn sản phẩm Luật an toàn sản phẩm Luật an toàn sản phẩm

Trang 28

+ Luật về nhãn hiệu chất lượng hàng hoá: Yêu cầu nhà nhập khẩu phải đảm bảo nhãn hiệu của sản phẩm (như: Bàn, ghế, chạn, bát ) phải có đầy đủ các thông tin cho người tiêu dùng

+ Luật an toàn sản phẩm: Một số sản phẩm tiêu dùng mà kết cấu, vật liệu hoặc cách sử dụng đặt ra vấn đề an toàn đặc biệt được coi là “sản phẩm đặc biệt: Có quy định tiêu chuẩn cho từng sản phẩm đặc biệt Luật quy định giường cho trẻ em là sản phẩm đặc biệt loại 1 Giường phải bảo đảm các tiêu chuẩn này và phải có nhãn hiệu S đồng thời sẽ được tiến hành kiểm tra xác nhận bởi các cơ quan chuyên trách của Chính phủ dựa trên các tiêu chí chất lượng do luật đã đề ra Nhà sản xuất đã đăng ký phải có trách nhiệm tuân thủ về các quy định an toàn theo luật định, yêu cầu các cơ quan nhà nước kiểm tra, giữ kết quả kiểm tra và chịu trách nhiệm bồi thường cho người tiêu dùng nếu hàng hoá bị hư hỏng

Từ 1/7/2003, các quy định mới về việc thải các chất hoá học dễ bay hơi, về tiêu chuẩn nhà của Bộ Đất Đai, Cơ sở Hạ tầng và Giao thông được ban hành và có hiệu lực tác động mạnh tới đồ gỗ nhập khẩu Đồ gỗ nhập khẩu bắt buộc phải kiểm tra chất Formaldehyde theo luật JAS (quy định về sản phẩm gỗ), luật JIS (quy định

về chất liệu công nghiệp) và luật BSL (đối với các sản phẩm không thuộc phạm vi điều chỉnh của luật JAS và luật JIS) Quy định mới này được ban hành do mối lo ngại của người Nhật về chứng “ nhà bệnh tật”, là hội chứng rối loạn sức khoẻ mà người mua phàn nàn là do đồ gỗ thải ra quá nhiều hoá chất dễ bay hơi Nội dung chủ yếu của quy định mới này là:

Quy định quản lý mới về chất Chlorpyrifos và Formaldehyde trong sản phẩm (trong tương lai danh sách các chất có thể mở rộng)

Cấm tuyệt đối sử dụng chất Chlorpyrifos

Những hạn chế đối với việc sử dụng Formaldehyde về mức độ dẫn tới khả năng gây ô nhiễm và các yêu cầu đối với kiểm tra quy định cho cơ quan kiểm nghiệm

+ Tiêu chuẩn công nghiệp tự nguyện: Một số sản phẩm đồ gỗ như: Giường

tủ, tủ đựng cốc chén, chạn đựng bát đĩa, ghế tựa phải tuân theo tiêu chuẩn hàng hoá

an toàn (nhãn hiệu SG) Sản phẩm mang nhãn hiệu SG có lỗi gây thương tích cho người tiêu dùng thì phải trả một khoản tiền bồi thường là 100 triệu Yên cho một đầu người

Trang 29

Nhãn hiệu theo tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản JIS: Tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản JIS là một trong những tiêu chuẩn được sử dụng rộng rãi ở Nhật Theo quy định của Điều 26 trong luật tiêu chuẩn hoá công nghiệp, tất cả các cơ quan của Chính phủ phải ưu tiên đối với sản phẩm được đóng dấu chất lượng JIS khi mua hàng hoá để phục vụ cho hoạt động

+ Chính sách thuế quan: Đối với sản phẩm đồ gỗ xuất sang Nhật Bản, hàng hoá của Việt Nam không gặp nhiều rào cản trong việc đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của Nhật Bản như những mặt hàng khác do Nhật Bản khuyết khích nhập khẩu

đồ gổ nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ lớn trong nước Thuế suất nhập khẩu đối với hầu hết các mặt hàng đồ gỗ đều bằng 0% Như vậy, đây là những thuận lợi lớn mà các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam cần phải tận dụng và đẩy mạnh xuất khẩu trong thời gian tới

1.2.6 Chính sách thuế quan

Đối với đồ gỗ xuất sang Nhật Bản, hàng hóa của Việt Nam không gặp nhiều rào cản trong việc đáp ứng các tiêu chuẩn quá khắt khe của Nhật Bản như những mặt hàng khác do Nhật Bản khuyến khích nhập khẩu đồ gỗ nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ lớn trong nước Thuế suất nhập khẩu đối với hầu hết các mặt hàng đồ gỗ đều bằng 0%

1.2.7 Tình hình thị trường đồ gỗ Nhật Bản

Tờ Japan Lumper Journal có một cuộc thảo luận về triển vọng thị trường các sản phẩm gỗ trong năm 2008 của Nhật Bản với Giám đốc Chi nhánh Thương mại các Sản phẩm Gỗ của Tập đoàn Sumitomo Forestry Theo ông, ba nhân tố lớn tác động tới vấn đề nhập khẩu gỗ tròn vào thị trường Nhật Bản năm 2007 bao gồm: Thuế xuất khẩu gỗ tròn của Nga tăng mạnh, cước phí vận chuyển tăng và những khó khăn trong vận chuyển gỗ tròn Southsea Theo lời ông, những vấn đề này sẽ tiếp tục gây ảnh hưởng tới tình hình nhập khẩu gỗ tròn trong năm 2008 của Nhật Bản Thảo luận về xu hướng nhập khẩu các sản phẩm gỗ gia tăng kể từ mùa thu năm 2007, ông cho biết, cơ cấu các sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc như gỗ laminated, glulam, poplar plywood, gỗ laminated và veneer và những sản phẩm khác nữa sẽ không có nhiều thay đổi trong năm nay Tuy nhiên, do tác động của việc Trung Quốc tăng thuế và giá nguyên liệu thô cao, các sản phẩm của Trung Quốc sẽ không còn hấp dẫn bằng những năm trước và Nhật Bản sẽ phải xem xét lại vị trí về cung cấp các

Trang 30

sản phẩm gỗ của Trung Quốc trên thị trường của mình Điều cuối cùng, ông nhấn mạnh rằng, nhu cầu sử dụng gỗ và thị trường bất động sản chắc chắn sẽ tác động rất lớn tới thị trường nhập khẩu các sản phẩm gỗ vào thị trường Nhật Bản trong năm

(nguồn: www.thongtinthuongmaivietnam.vn)

1.2.8 Sở thích của người tiêu dùng Nhật Bản đối với sản phẩm gỗ

Đòi hỏi cao về chất lượng: Xét về mặt chất lượng, người tiêu dùng Nhật

Bản có yêu cầu khắt khe nhất Do sống trong môi trường có mức sống cao nên người tiêu dùng Nhật Bản đã đặt ra những tiêu chuẩn đặc biệt chính xác về chất lượng, độ bền, độ tin cậy và sự tiện dụng của sản phẩm Họ sẵn sàng trả giá cao hơn một chút cho những sản phẩm có chất lượng tốt, yêu cầu này còn bao gồm các dịch

vụ hậu mãi như sự phân phối kịp thời của nhà sản xuất khi một sản phẩm bị trục trặc, khả năng và thời gian sửa chữa các sản phẩm đó Những lỗi nhỏ do sơ ý trong khi vận chuyển cũng có thể dẫn đến tác hại lớn là làm lô hàng khó bán, ảnh hưởng đến kế hoạch xuất khẩu lâu dài Bởi vậy, cần có sự quan tâm đúng mức tới khâu hoàn thiện sản phẩm, bao gói và vận chuyển sản phẩm Hiện tại, sản phẩm gỗ của Việt Nam đang được người tiêu dùng Nhật Bản ưa chuộng và đánh giá cao về mặt chất lượng, mẫu mã sản phẩm cũng tương đối đa dạng

Nhạy cảm với giá cả tiêu dùng hàng ngày: Người tiêu dùng Nhật Bản

không chỉ yêu cầu hàng chất lượng cao, bao bì đảm bảo, dịch vụ bán hàng và dịch

vụ sau bán hàng tốt mà còn muốn mua hàng với giá cả hợp lý Khi có sự tăng giá của một sản phẩm đã tồn tại trên thị trường, cần phải có những lời giải thích đầy đủ, nếu không sẽ gây ra những sự hoài nghi dẫn đến giảm sức mua của người tiêu dùng

Thị hiếu về màu sắc: Thị hiếu về màu sắc phụ thuộc rất nhiều vào lứa tuổi,

giới thanh niên Nhật Bản ngày càng thiên về xu hướng căn cứ vào chất lượng và giá

Trang 31

cả để mua hàng, còn ở các gia đình truyền thống, người ta thích màu nâu đất của nệm rơm và sàn nhà Thị hiếu về màu sắc cũng có sự thay đổi theo mùa Nhật Bản

có 4 mùa rõ rệt xuân, hạ, thu, đông, mùa hè nóng và ẩm ướt, mùa đông lạnh và khô Đặc điểm khí hậu ảnh hưởng đến khuynh hướng tiêu dùng và việc bao gói sản phẩm cũng phải đảm bảo bảo vệ được sản phẩm trong những điều kiện thời tiết khắc nghiệt nhất

Người tiêu dùng Nhật Bản ưa chuộng sự đa dạng của sản phẩm: Hàng

hóa có mẫu mã đa dạng phong phú mới thu hút được người tiêu dùng Nhật Bản Bởi vậy, nhãn hiệu hàng có kèm theo những thông tin hướng dẫn tiêu dùng là rất quan trọng để đưa hàng của bạn tới người tiêu dùng Tuy vậy, người Nhật lại thường chỉ mua sản phẩm với số lượng ít vì không gian chỗ ở của họ tương đối nhỏ và còn để tiện thay đổi cho phù hợp mẫu mã mới Thường người Nhật giờ đây có sở thích rất

đa dạng Họ thích các kiểu đồ gỗ mở, tức là người sử dụng có thể tùy chọn bọc da hay bọc vải, có nệm hay không có nệm, kích cỡ có thể thay đổi to hay nhỏ… để phù hợp với sở thích cá nhân của mình

1.3 Kinh nghiệm xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản của các doanh nghiệp Trung Quốc và doanh nghiệp trong nước

Ngày nay, nói đến ngành gỗ là nói đến doanh nghiệp gỗ, Nhà nước đã không còn thực hiện việc bao cấp cho doanh nghiệp, mỗi doanh nghiệp phải tự thân vận động, tự tiềm kiếm thị trường đầu vào, thị trường đầu ra cho sản phẩm Đối với thị trường đồ gỗ Nhật Bản, là một trong ba thị trường lớn, xuất khẩu trọng điểm của ngành gỗ xuất khẩu của Việt Nam ta trong thời gian qua và sẽ còn tiếp tục trong những năm tới Chính vì vậy, việc nghiên cứu kinh nghiệm xuất khẩu của một số doanh nghiệp Trung Quốc, các doanh nghiệp xuất khẩu thành công sản phẩm gổ sang thị trường Nhật Bản sẽ là cần thiết và hữu ích

1.3.1 Kinh nghiệm xuất khẩu của các doanh nghiệp Trung Quốc

* Về xây dựng thương hiệu cho sản phẩm

Các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm gỗ Trung Quốc sang thị trường Nhật Bản luôn hướng đến ngay việc xây dựng thương hiệu riêng cho mình, hầu hết các sản phẩm của doanh nghiệp họ đều có thương hiệu riêng, các doanh nghiệp sản xuất

và xuất khẩu sản phẩm gỗ của Trung Quốc đều xuất trực tiếp sang thị trường Nhật Bản, họ không bán hàng qua nhà phân phối trung gian nước ngoài

Trang 32

* Về công nghệ cho sản xuất:

Sau khi gia nhập WTO, các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ Trung Quốc đã biết tận dụng những cơ hội tốt từ việc gia nhập WTO, đồng thời biết nhanh chóng đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất, họ chuyển giao máy móc công nghệ tiên tiến, hiện đại từ chính Nhật Bản, Đức, Ý Từ đó họ đã sản xuất ra những sản phẩm vừa có chất lượng tốt, giá thành rẻ, vừa có mẫu mã đẹp, đáp ứng đúng gu yêu cầu cao về chất lượng của người tiêu dùng Nhật Bản

* Về sản xuất sản phẩm:

Sản phẩm họ làm ra luôn có sự kết hợp nhiều nguyên liệu khác nhau trên cùng một sản phẩm Ví dụ: Bộ ghế Sofa trong phòng khách vừa kết hợp giữa nguyên liệu chính là gỗ, bên cạnh đó mặt ghế ngồi kết hợp vải bọc nệm, thanh ghế

có kết hợp với inox, làm khách hàng Nhật rất thích thú Chính vì vậy, mà sản phẩm của họ vừa tiết kiệm được nguyên liệu, vừa làm tăng tính đa dạng cho sản phẩm Đặc biệt, là sản phẩm luôn được cách tân, tiện lợi, nhiều công dụng, mẫu mã đẹp, đa dạng về chủng loại, thông tin trên sản phẩm được thể hiện rất chi tiết, rõ ràng về nguyên liệu được sử dụng, điều kiện bảo hành, thời hạn bảo hành và nguôn ngữ luôn được thể hiện bằng song Ngữ Anh - Nhật, tạo cảm giác thân thiện với người tiêu dùng Nhật Bản Bên cạnh đó, sản phẩm gỗ xuất khẩu của các doanh nghiệp Trung Quốc xuất sang thị trường Nhật Bản luôn có kích thước nhỏ hơn so với các sản phẩm cùng loại xuất sang Mỹ và Châu Âu Mặt khác, sản phẩm gỗ xuất khẩu của họ sang Nhật Bản luôn đáp ứng đúng theo các quy định của luật pháp Nhật Bản

* Về giá bán sản phẩm: Các doanh nghiệp Trung Quốc luôn duy trì giá bán ổn

định, rẻ

* Về công tác Marketing tại thị trường đồ gỗ Nhật Bản

Các doanh nghiệp Trung Quốc luôn theo dõi, thu thập, nắm bắt rất chặt chẽ

sự biến động, thay đổi của thị trường đồ gỗ Nhật Bản trên tất cả các khía cạnh như: Thị hiếu của người tiêu dùng, các phản ứng của người tiêu dùng, các xu hướng, thị hiếu mới của khách hàng Họ thường xuyên tổ chức các đoàn doanh nghiệp đi khảo sát thị trường đồ gỗ Nhật Bản Đặc biệt, đối với các kỳ hội chợ về sản phẩm đồ gỗ được tổ chức hàng năm, hai năm một lần tổ chức tại Nhật Bản như: Hội chợ về đồ

gỗ nội thất toàn cầu tổ chức hai năm một lần, Hội chợ triển lãm ngành đồ gỗ tổ chức vào tháng 11 hàng năm, các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm gỗ của Trung Quốc

Trang 33

luôn rất tích cực và chuẩn bị rất chu đáo khi tham gia Bên cạnh đó, các doanh nghiệp của họ luôn kết hợp và liên kết chặt chẽ với các Hội về đồ gỗ của Nhật Bản như: Hội Liên hiệp tổng công ty máy móc và chế biến gỗ Nhật Bản, Hội Liên hiệp tổng công ty máy móc và chế biến gỗ Osaka, Hội phát triển quốc tế về công nghiệp

đồ gỗ của Nhật Bản, Hội Liên đoàn các nhà sản xuất đồ gỗ Nhật Bản, kết hợp với tổ chức xúc tiến thương mại Jetro của Nhật Bản Chính sự kết hợp chặt chẽ này mà sản phẩm gỗ của các doanh nghiệp Trung Quốc sản xuất và khẩu sang thị trường Nhật Bản luôn đáp ứng đúng gu người tiêu dùng

1.3.2 Kinh nghiệm xuất khẩu sản phẩm của Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành

Đối với thị trường đồ gỗ Nhật Bản, sản phẩm của Trường Thành xuất sang

luôn được thực hiện theo phương châm “Chất lượng cao, giá cạnh tranh, giao hàng đúng hẹn, luôn cách tân và phục vụ tốt” Về đáp ứng nguyên liệu cho sản

xuất, họ đã tìm đến các nhà cung cấp gỗ nguyên liệu lớn, ổn định và nguyên liệu luôn có đầy đủ chúng chỉ FSC như: Hoa Kỳ, Canada Bên cạnh đó, Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành cũng đã hướng đến việc tự chủ nguyên liệu cho sản xuất, họ

đã xây dựng dự án với tầm nhìn đến năm 2020 như trồng 40.000 ha rừng tại các tỉnh, thành trong khu vực và xây dựng nhà máy tại Khu công nghiệp Nam Tân Uyên, Bình Dương với công suất gấp 5 lần nhà máy hiện nay tại huyện Thuận An

Về giải quyết vấn đề vốn cho sản xuất, bên cạnh việc vay vốn từ các ngân hàng trong nước, Trường Thành đã nêm yết Cổ phiếu tại Sở giao dịch chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh với mã cổ phiếu TTF, niêm yết cổ phiếu trên cả thị trường chứng khoán Singapore Dẫn đến vốn cho sản xuất và xuất khẩu của Trường Thành luôn luôn mạnh

1.3.3 Bài học rút ra từ việc tham khảo kinh nghiệm xuất khẩu của các doanh nghiệp Trung Quốc và doanh nghiệp trong nước

Để đẩy mạnh được việc xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản phải hướng tới việc chủ động phát triển nguồn nguyên liệu trong nước mới là nền tảng cơ bản, chủ yếu cho sự phát triển bền vững Bên cạnh đó, duy trì ổn định việc nhập khẩu nguyên liệu từ các nước cung cấp nguyên liệu ổn định, hoặc đầu tư, kết hợp trồng rừng ở các nước có địa lý, khí hậu thích hợp với các nước láng giềng như: Lào, Campuchia

Trang 34

Phải xây dựng và phát triển thương hiệu riêng cho sản phẩm mỗi doanh nghiệp, xây dựng các kênh phân phối sản phẩm trực tiếp, hạn chế xuất khẩu, phân phối sản phẩm qua các nhà phân phối trung gian nước ngoài

Đầu tư đổi mới công nghệ, tiếp cận với công nghệ mới để tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, sản phẩm mang nét đặc thù riêng, mẫu mã đẹp, giá thành

hạ mới có tính cạnh tranh cao với sản phẩm cùng loại các nước Đối với thị trường

đồ gỗ Nhật Bản- nổi tiếng là khó tính, luôn đòi hỏi chất lượng cao thì cách tốt nhất

là sử dụng công nghệ, máy móc sản xuất của chính Nhật Bản làm ra

Ngoài sản phẩm làm từ chất liệu gỗ thuần tuý, sản phẩm gỗ xuất khẩu cũng cần phải có sự kết hợp với các vật liệu khác như: Đay, cối, vải… dồi dào trong nước, tạo điều kiện để tận dụng, phát triển các ngành phụ trợ có liên quan Đồng thời sản phẩm cũng nên kết hợp với các vật liệu bằng kim loại: Như môm, inox…,

sẽ làm nên các sản phẩm vừa có chất lượng vừa có giá bán và lợi nhuận cao

Về công tác Marketing tại trường đồ gỗ Nhật Bản phải luôn được thực hiện thường xuyên, liên tục và phải biết gắn kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với các Tổ chức, Hiệp hội trong nước, liên kết với các Hiệp hội ngành gỗ của chính Nhật Bản Đồng thời phải tích cực tham gia các kỳ hội chợ về sản phẩm gỗ, triển lãm hàng năm tại nước nhà và tại Nhật Bản, thường xuyên tổ chức các đoàn doanh nghiệp đi khảo sát thị trường đồ gỗ Nhật Bản để từ

đó sản xuất ra sản phẩm đáp ứng đúng gu tiêu dùng của người Nhật

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Do sự biến động thất thường ngày càng tăng lên trong môi trường kinh doanh khắp thế giới, đặc biệt trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu, sự khủng hoảng tài chính mới đây tại Mỹ, đã lan tỏa nhanh và làm ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam nói chung và đối với việc xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản nói riêng Do đó, việc nghiên cứu cơ sở khoa học về chiến lược; nghiên cứu các yếu tố

từ môi trường bên ngoài tác động đến doanh nghiệp như: Các thông tin về kinh tế,

xã hội, văn hoá, nhân khẩu, địa lý, chính trị, xã hội, luật pháp, công nghệ; nghiên cứu tình hình nội bộ công ty; sử dụng các công cụ ma trận EFE, ma trận hình ảnh cạnh tranh, ma trân IFE, ma trận SWOT sẽ là những yếu tố nền tảng quan trọng cho việc xây dựng nên các chiến lược xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản

Trang 35

Thông qua việc phân tích về tiềm năng, quy mô, các kênh phân phối hàng đồ

gỗ, nguồn nhập khẩu sản phẩm đồ gỗ, các định chế và đòi hỏi của thị trường đồ gỗ Nhật Bản, các chính sách thuế quan, tình hình thị trường, sở thích của người tiêu dùng đồ gỗ Nhật Bản… ta thấy rằng Nhật Bản là thị trường rất lớn, rất nhiều tiềm năng đối với sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam mà các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam cần phải xây dựng những chiến lược và đưa ra những giải pháp cho sự phát triển và đẩy mạnh xuất khẩu cho những năm sắp tới

Qua việc tìm hiểu về thị trường đồ gỗ Nhật Bản, nghiên cứu, phân tích các kinh nghiệm đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản của các doanh nghiệp Trung Quốc và mốt số doanh nghiệp thành công trong nước sẽ rất bổ ích và là những cơ sở đóng góp cho việc xây dựng chiến lược và đưa ra các giải pháp khắc phục khó khăn, hướng tới việc đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản cho năm 2009 này và cho những năm sắp tới

Để hình thành chiến lược cần đánh giá xem tổ chức có thực hiện những biện pháp đúng đắn hay không và những hoạt động hiện tại của nó có thể thực hiện hiệu quả hơn bằng cách nào Một tổ chức không có chiều hướng, chiến lược rõ ràng thì khó có thể tồn tại và phát triển được trong một ngành mà có sự cạnh tranh rất gây gắt như ngành sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ hiện nay Điều này sẽ được phân tích rõ, chi tiết tại chương 2

Trang 36

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM GỖ CỦA CÁC DOANH VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN TRONG THỜI GIAN QUA

2.1 Giới thiệu tổng quan về ngành đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam

Ngày nay, Nhà nước không còn thực hiện việc bao cấp như trước đây, cho

nên nói đến ngành gỗ là nói ngay đến doanh nghiệp Trong đó Nhà nước chỉ tạo ra

môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động thông qua các Hiệp hội, qua cơ chế, chính sách…, còn mỗi doanh nghiệp sẽ tự thân vận động Trước hết, để có được cái nhìn rõ hơn về ngành gỗ xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, chúng ta hãy cùng nhìn lại tổng quát bức tranh mà ngành gỗ xuất khẩu của Việt Nam ta đã đạt được trong thời gian qua:

* Chế biến và xuất khẩu đồ gỗ: Khẳng định đẳng cấp quốc tế

Hiện nay, cả nước có 2.000 doanh nghiệp chế biến gỗ và xuất khẩu gỗ, sử dụng 170.000 lao động Năng lực sản xuất tăng gấp 4 lần so với năm 2003 Ngành chế biến gỗ Việt Nam tăng mạnh không chỉ về số lượng nhà máy, quy mô sản xuất

mà còn ở việc đầu tư thiết bị hiện đại để nâng cao chất lượng sản phẩm, cạnh tranh trên bình diện quốc tế

* Bứt phá ngoạn mục

Năm 2004, ngành thương mại trong nước đánh dấu sự bứt phá kỳ diệu của ngành xuất khẩu đồ gỗ với kim ngạch vượt qua cột mốc 1 tỷ USD, tăng 88% so với năm trước Tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ cả năm 2007 đạt 2,364 tỷ USD, tăng 22,8% so với năm 2006 Các doanh nghiệp trong nước cũng tăng cường quy

mô sản suất với những tên tuổi được nhiều nhà nhập khẩu nước ngoài biết tới như Khải Vy, Trường Thành, Tiến Đạt, Đại Thành, Tiến Triển…

* Mở rộng thị trường

Theo báo cáo của Bộ Công Thương, đồ gỗ Việt Nam đã xuất khẩu vào 120 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có 3 thị trường chính là Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản Trước đây, các doanh nghiệp Việt Nam phần lớn xuất khẩu đồ gỗ trang trí sân vườn (outdoor), nay đồ gỗ Việt Nam cạnh tranh với đồ gỗ Trung Quốc trên thị trường xuất khẩu nhóm đồ gỗ trong nhà (indoor) như nội thất nhà ở, văn phòng

Trang 37

* Vị thế mới

Trước đây, ít ai nghĩ rằng đồ gỗ Việt Nam có thể chen chân vào các siêu thị lớn trên thế giới thì nay, hầu hết các siêu thị lớn trên thế giới đều có bán đồ gỗ chế biến tại Việt Nam Việc có nhiều nhà nhập khẩu đồ gỗ quốc tế tới tham dự hội chợ EXPO đồ gỗ hàng năm vào tháng 10 tại TPHCM trong 4 năm qua, để tìm hiểu và ký kết hợp đồng đã phần nào khẳng định vị thế của công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam trên thị trường thế giới

Thế mạnh sản phẩm gỗ của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ trong năm

2007 là đồ nội thất dùng trong phòng ngủ như: Giường gỗ, tủ áo, bàn trang điểm, kệ đầu giường… với mẫu mã phong phú, đa dạng, phù hợp với thị hiếu của khách hàng Chất liệu gỗ làm nên sản phẩm gồm nhiều loại là gỗ dâu, gỗ xoan đào, gỗ cao

Trang 38

và trong những năm tới

Thế mạnh sản phẩm xuất khẩu của ta sang thị trường này là các sản phẩm đồ

gỗ nội thất (HS 9403) như: Tủ Buffee, tủ thờ Nhật Bản, tủ bếp, tủ commot, bàn ghế trong nhà và văn phòng, đồ gỗ mỹ nghệ

Về chất lượng của sản phẩm gỗ Việt Nam xuất sang Nhật Bản đã được người tiêu dùng Nhật Bản đánh giá cao về mặt chất lượng, đặc biệt là người tiêu dùng đánh giá cao và thích thú đối với các sản phẩm có kết hợp nhiều nguyên liệu khác nhau như: Kết hợp giữa nguyên liệu gỗ với nhôm, inox, mây…trên cùng một sản phẩm

Về chủng loại sản phẩm xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Nhật của các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam cũng khá đa dạng, gồm nhiều chủng loại với nhiều mẫu mã khác nhau

Trang 39

Về thương hiệu của sản phẩm gỗ xuất khẩu Việt Nam sang Nhật Bản còn nhiều hạn chế, theo kết quả khảo sát qua thực tế, kết quả: Trừ sản phẩm của các doanh nghiệp đã có tên tuổi và đã khẳng định thương hiệu trên thị trường thế giới và tại thị trường Nhật Bản như sản phẩm của Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành, sản phẩm của công ty Khải Vy…Còn lại sản phẩm đồ gỗ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa khẳng định được tên tuổi tại thị trường Nhật Bản Một phần là do sản phẩm họ được làm ra theo bảng thiết kế của các công ty Nhật, hoặc mô phỏng lại từ các sản phẩm đã có trước đó, sản phẩm của họ thiếu hẳn ấn tượng

Về khả năng cạnh tranh của sản phẩm gỗ Việt Nam tại thị trường đồ gỗ Nhật Bản còn yếu so với các sản phẩm cùng loại của các doanh nghiệp Trung Quốc, Đài Loan Trừ các sản phẩm của các doanh nghiệp của các công ty đã có tên tuổi, sản phẩm của các công ty lớn, còn lại sản phẩm của các doanh nghiệp vừa và nhỏ có sức cạnh tranh yếu, nguyên nhân bắt nguồn là do các doanh nghiệp này thiếu vốn, máy móc, công nghệ còn lạc hậu so với các doanh nghiệp của Đài Loan, Trung Quốc…

Về giá cả xuất khẩu của sản phẩm gỗ Việt Nam: Nhìn chung giá cả của sản phẩm gỗ xuất khẩu Việt Nam tương đối hợp lý, rẻ và có nhiều mức giá khác nhau tương ứng với từng chủng loại, đáp ứng tốt cho cả tầng lớp dân cư trung lưu và cao cấp Trong tháng 8 năm 2008, đơn giá xuất khẩu trung bình hàng đồ nội thất như mặt hàng bàn trang điểm xuất khẩu vào thị trường Nhật trong tháng 8/2008 đạt 125 USD/chiếc – giá xuất FOB; Mặt hàng tủ quần áo đạt 101 USD/chiếc – FOB; Mặt hàng tủ đầu giường đạt 55,62 USD/chiếc – FOB; Mặt hàng nôi dùng cho em bé đạt

70 USD/chiếc –FOB…Nhìn chung giá cả của các sản phẩm gỗ Việt Nam tại Nhật Bản thì có giá ngang bằng với các sản phẩm cùng loại của Trung Quốc, Đài Loan

Về rào cản chứng chỉ rừng: Do Nhật Bản là thị trường luôn đòi hỏi khắc khe

về mặt chất lượng, tất cả nguyên liệu sử dụng phải có đầy đủ chứng chỉ FSC, thì quả thật đây luôn là khó khăn đối với các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ vì họ không có nhiều vốn để nhập khẩu ổn định, ký hợp đồng dài hạn từ các nhà cung cung gỗ nguyên liệu lớn từ Mỹ, Canada, Nga có đầy đủ chứng chỉ FSC

Trang 40

Biểu đồ 2.2

Thống kê chung thì kim ngạch xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ nội thất đạt kim ngạch xuất khẩu cao nhất và chiếm tỉ trọng áp đảo (từ 72 – 82% từng năm), đứng thứ 2 sau Trung Quốc xuất khẩu vào Nhật Bản Dự kiến kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ sang Nhật Bản đến năm 2010 là khoảng 700 triệu USD, tốc độ tăng trưởng bình quân 25%/năm Trong đó nhóm hàng đồ gỗ nội thất khoảng 550 triệu USD, tốc độ tăng trưởng bình quân 28%/năm.

Tuy nhiên, theo ý kiến của ông Vũ Văn Trung, Tham tán Thương mại Việt Nam tại Nhật trong cuộc hội thảo “Giao thương doanh nghiệp gỗ Việt Nam - Nhật Bản” bên lề EXPO 2008 được tổ chức vào chiều 8-10 tại TPHCM, ông cho rằng

“chúng ta chưa có mặt hàng có thế mạnh, mà gọi là các mặt hàng chủ lực trong xuất khẩu vào Nhật của ta hiện nay” Do đó, đây là vấn đề mà các doanh nghiệp, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản cần phải gắn kết chặt chẽ hơn nữa và phải xác định rõ lại rằng “sản phẩm đồ gỗ Việt Nam thật sự đã

có thế mạnh hay chưa? Hay mới chỉ là sản phẩm xuất khẩu chủ lực?” Để từ đó đưa

ra chiến lược, giải pháp tập trung đẩy mạnh xuất khẩu

Đứng thứ 3 là thị trường Anh, tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ vào thị trường Anh năm 2007 đạt 196,187 triệu USD, tăng 44,81% so với năm 2006, chiếm 8,28% tỷ trọng Về chủng loại gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu vào thị trường

Ngày đăng: 01/04/2013, 14:26

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Fred R. David (2006), Khái luận Quản trị chiến lược, NXB Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khái luận Quản trị chiến lược
Tác giả: Fred R. David
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2006
3. TS. Nguyễn Thị Nhiễu (năm 2003), Định hướng phát triển thị trường xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, Viện nghiên cứu thương mại, xuất bản Sách, tạp chí
Tiêu đề: Định hướng phát triển thị trường xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế
10. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (2001), Chiến lược phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2001-2010, NXB Nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2001-2010
Tác giả: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 2001
13. Michael E. Porter (1996), Competitive Strategy- Techniques for Analyzing Industry ang Competion, NXB Khoa học Kỹ thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Competitive Strategy- Techniques for Analyzing Industry ang Competion
Tác giả: Michael E. Porter
Nhà XB: NXB Khoa học Kỹ thuật
Năm: 1996
14. M.E. Porter (1996), What is Strategy, Haward Business review. Website Việt Nam www.vnagency.com.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: What is Strategy, "Haward Business review. Website Việt Nam
Tác giả: M.E. Porter
Năm: 1996
1. Vũ Kim (2005), Vị thế đồ gỗ Việt Nam trên thị trường thế giới, tạp chí thương mại số 30 Khác
4. Trần Thanh Sơn (2006), Chiến lược phát triển ngành đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam sang thị trường Mỹ đến năm 2015 Khác
5. Nhan Phương Thy (2004), Chiến lược Marketing xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường EU Khác
6. Đỗ Nguyễn Ngân Tuyền (2006), Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu gỗ Thành Phố Hồ Chí Minh sang thị trường EU Khác
7. Đỗ Đoan Trang (2007), Giải pháp nâng cao lợi thế cạnh tranh và phát triển ngành đồ gỗ xuất khẩu tại tỉnh Bình Dương sau khi Việt Nam gia nhập WTO Khác
8. Nguyễn Quang Thu (2006), Ngành chế biến gỗ Thành phố Hồ Chí Minh, nhìn lại một chặn đường phát triển Khác
9. Đỗ Kim Vũ (2005), Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu gỗ ở Thành Phố Hồ Chí Minh sang thị trường Hoa Kỳ Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM GỖ SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN, THỰC TRẠNG  - 29 Những chiến lược và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản giai đoạn từ năm 2009-2015
NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM GỖ SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN, THỰC TRẠNG (Trang 1)
STT Tên bảng/biểu Trang - 29 Những chiến lược và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản giai đoạn từ năm 2009-2015
n bảng/biểu Trang (Trang 11)
Bảng 2.1  Một số thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt  Nam năm 2007. - 29 Những chiến lược và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản giai đoạn từ năm 2009-2015
Bảng 2.1 Một số thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam năm 2007 (Trang 11)
1.1.5.2. Ma trận hình ảnh cạnh tranh: - 29 Những chiến lược và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản giai đoạn từ năm 2009-2015
1.1.5.2. Ma trận hình ảnh cạnh tranh: (Trang 23)
đầu sản phẩm gỗ vào Nhật Bảng ồm Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Thái Lan Malaysia… - 29 Những chiến lược và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản giai đoạn từ năm 2009-2015
u sản phẩm gỗ vào Nhật Bảng ồm Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Thái Lan Malaysia… (Trang 27)
Nhận xét: Nhìn vào bảng 2.1, ta thấy năm 2007, tốc độ tăng trưởng vào thị - 29 Những chiến lược và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản giai đoạn từ năm 2009-2015
h ận xét: Nhìn vào bảng 2.1, ta thấy năm 2007, tốc độ tăng trưởng vào thị (Trang 41)
Bảng 2.1. Một số thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam năm 2007 ĐVT: USD  - 29 Những chiến lược và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản giai đoạn từ năm 2009-2015
Bảng 2.1. Một số thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam năm 2007 ĐVT: USD (Trang 41)
Bảng 2.1. Một số thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam năm 2007  ĐVT: USD - 29 Những chiến lược và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản giai đoạn từ năm 2009-2015
Bảng 2.1. Một số thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam năm 2007 ĐVT: USD (Trang 41)
Bảng 2.2. Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản  so sánh với thị trường Mỹ và EU qua các năm   - 29 Những chiến lược và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản giai đoạn từ năm 2009-2015
Bảng 2.2. Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản so sánh với thị trường Mỹ và EU qua các năm (Trang 42)
Bảng 2.2.  Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật  Bản  so sánh với thị trường Mỹ và EU qua các năm - 29 Những chiến lược và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản giai đoạn từ năm 2009-2015
Bảng 2.2. Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản so sánh với thị trường Mỹ và EU qua các năm (Trang 42)
Nh ận xét: Nhìn vào bảng 2.2- tổng kết kim ngạch xuất khẩu qua các năm và biểu đồ 2.3, ta thấy kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản của  năm sau luôn cao hơn năm trước và tăng trưởng qua các năm - 29 Những chiến lược và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản giai đoạn từ năm 2009-2015
h ận xét: Nhìn vào bảng 2.2- tổng kết kim ngạch xuất khẩu qua các năm và biểu đồ 2.3, ta thấy kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản của năm sau luôn cao hơn năm trước và tăng trưởng qua các năm (Trang 43)
2.2.3. Hình thức xuất khẩu sang Nhật Bản trong thời gian qua. - 29 Những chiến lược và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản giai đoạn từ năm 2009-2015
2.2.3. Hình thức xuất khẩu sang Nhật Bản trong thời gian qua (Trang 43)
Nhận xét: Từ bảng tổng kết các yếu tốc ủa môi trường bên ngoài đã và đang tác động đến ngành sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ sang Nhật, ta thấy tổng s ố đ i ể m  quan trọng đạt được 2.80 điểm > mức điểm trung bình của ngành là 2.5 điểm và đạt  tỷ lệ tương  - 29 Những chiến lược và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản giai đoạn từ năm 2009-2015
h ận xét: Từ bảng tổng kết các yếu tốc ủa môi trường bên ngoài đã và đang tác động đến ngành sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ sang Nhật, ta thấy tổng s ố đ i ể m quan trọng đạt được 2.80 điểm > mức điểm trung bình của ngành là 2.5 điểm và đạt tỷ lệ tương (Trang 62)
2.4.1.4. Ma trận hình ảnh cạnh tranh của Việt Nam về đồ gỗ xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản so với các đối thủ - 29 Những chiến lược và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản giai đoạn từ năm 2009-2015
2.4.1.4. Ma trận hình ảnh cạnh tranh của Việt Nam về đồ gỗ xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản so với các đối thủ (Trang 63)
Thương mại nội địa phát triển với nhiều hình thức kinh doanh, góp phần cải thiện cơ - 29 Những chiến lược và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản giai đoạn từ năm 2009-2015
h ương mại nội địa phát triển với nhiều hình thức kinh doanh, góp phần cải thiện cơ (Trang 109)
PHỤ LỤC 09. Giải thích thêm Ma trận hình ảnh cạnh tranh của Việt Nam về đồ gỗ - 29 Những chiến lược và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản giai đoạn từ năm 2009-2015
09. Giải thích thêm Ma trận hình ảnh cạnh tranh của Việt Nam về đồ gỗ (Trang 126)
BẢNG CÂU HỎI - 29 Những chiến lược và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản giai đoạn từ năm 2009-2015
BẢNG CÂU HỎI (Trang 132)
BẢNG CÂU HỎI - 29 Những chiến lược và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản giai đoạn từ năm 2009-2015
BẢNG CÂU HỎI (Trang 132)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w