Hình thức xuất khẩu sang Nhật Bản trong thời gian qua

Một phần của tài liệu 29 Những chiến lược và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản giai đoạn từ năm 2009-2015 (Trang 43)

Trước đây, các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ nước ta chỉ xuất khẩu gián tiếp qua các nhà trung gian phân phối nước ngoài như: Đài Loan, Singapore, Hàn Quốc… để tái xuất khẩu sang Nhật Bản và ít ai nghĩ rằng đồ gỗ Việt Nam có thể chen chân vào các siêu thị lớn của Nhật thì nay, hầu hết các siêu thị lớn

ở Nhật đều có bán đồ gỗ chế biến tại Việt Nam. Việc có nhiều nhà nhập khẩu đồ gỗ

quốc tế tới tham dự hội chợ EXPO đồ gỗ hàng năm vào tháng 10 tại TPHCM trong 4 năm qua, để tìm hiểu và ký kết hợp đồng đã phần nào khẳng định vị thế của công nghiệp chế biến đồ gỗ Việt Nam trên thị trường thế giới.

Theo kết quả khảo sát nêu ở phụ lục 11 ở 141 doanh nghiệp, kết quả có 85 doanh nghiệp (chiếm tỷ lệ 60.3 %) là xuất khẩu trực tiếp sang Nhật, 56 doanh

Năm Kim ngạch

nghiệp (chiếm tỷ lệ 39.7 %) xuất khẩu sản phẩm sang Nhật bằng hình thức gián tiếp- bán qua các trung gian nước ngoài như: Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore…Với tỷ lệ kết quả này cho thấy việc xuất khẩu trực tiếp sang thị trường Nhật Bản chỉ mới

đạt ở mức trung bình khá, cần phải khuyến khích, hỗ trợ, phát triển thêm trong thời gian tới và cần hạn chế đến mức tối thiểu việc xuất khẩu bằng hình thức gian tiếp thông qua các trung gian phân phối nước ngoài (xem thêm phụ lục 11- kết quả khảo sát).

2.2.4. Thực trạng về Logistic cho xuất nhập khẩu đồ gỗ sang Nhật trong thời gian qua.

Logistics được hiểu là các dịch vụ hậu cần cho xuất nhập khẩu, từ khâu nhập khẩu nguyên liệu, vận chuyển, dịch vụ thanh toán hàng xuất khẩu qua ngân hàng, hệ

thống kho bãi, dịch vụ khai thuê hải quan và các dịch vụ khác có liên quan đến việc xuất nhập khẩu. Theo ông Nguyễn Tôn Quyền, Phó chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, thừa nhận Logistics là khâu yếu nhất trong xuất nhập khẩu của ngành gỗ của Việt Nam hiên nay, nhất là khâu nhập khẩu nguyên liệu, kho bãi chứa nguyên liệu. Hiên nay, mỗi năm, Việt Nam cần nhập hơn 2 triệu m3 gỗ nguyên liệu với giá trị hơn 1 tỷ USD nhưng hệ thống kho bãi chứa gỗ, phương tiện vận chuyển gỗ nguyên liệu vốn cồng kềnh, yếu và thiếu (nguồn: Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam).

Đường xá ở các tỉnh phía Nam, khu vực chiếm 70% năng lực chế biến xuất khẩu đồ gỗ, thường quy định tải trọng cho xe tải từ 25 tấn trở xuống, nhưng các container nguyên liệu nhập về Việt Nam lại thường trên 30 tấn. Để chuyển được nguyên liệu về nhà máy, các doanh nghiệp phải chẻ nhỏ các container gỗ ra làm nhiều chuyến, càng tăng thêm chi phí vận chuyển, làm tăng giá thành sản phẩm”.

Theo kết quả khảo sát đánh giá của tác giả tiến hành ở 141 doanh nghiệp cho ý kiến đánh giá về hoạt động Logistic của Việt Nam phục vụ cho phát triển ngành gỗ, kết quả: Có 0 doanh nghiệp cho là rất tốt (chiếm tỷ lệ 0%), 10 doanh nghiệp cho là tốt (chiếm tỷ lệ 7.1%), 40 doanh nghiệp cho là tạm được (chiếm 28.4%), còn lại 91 doanh nghiệp cho ý kiến là “cần phải cải tiến nhanh” hoạt động Logistic để phục vụ cho sự phát triển của ngành (chiếm tỷ lệ là 64.5%). Chính từ thực tiễn còn nhiều yếu kém, chậm chạp của hoạt động Logistic đã làm tăng chi phí, làm tăng giá thành sản phẩm khi sản xuất ra, dẫn đến tính cạnh tranh về giá của sản phẩm gỗ khi xuất

khẩu sang thị trường nước ngoài nói chung và đối với thị trường Nhật Bản nói riêng bị yếu hẳn đi so với các sản phẩm cùng loại của Trung Quốc, Đài Loan…và mức độ đáp ứng kịp thời cho sản xuất, xuất khẩu bị giảm (xem thêm phụ lục 11- kết quả

khảo sát).

Nhận xét: Như vậy, với kết quả này, vấn đề Logistic cho việc đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Nhật nói riêng và cho sự phát triển chung của ngành cần phải khắc phục nhanh, đặc biệc là việc đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng như:

Đường xá, hệ thống kho bãi…

2.3. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn-hạn chế, tồn tại, thách thức, triển vọng của ngành gỗ Việt Nam khi xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Nhật Bản. vọng của ngành gỗ Việt Nam khi xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Nhật Bản.

2.3.1. Những thuận lợi

- Thứ nhất, các chính sách vềđầu tư cho ngành gỗ của Đảng và Nhà nước ta rất rõ ràng, công minh, phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế nói chung và đối với các doanh nghiệp đầu tư vào ngành công nghiệp chế biến gỗ nói riêng. Chính phủ luôn kêu gọi, khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư vào ngành này. Đặc biệt, đối với thị trường đồ gỗ Nhật Bản, Chính phủ luôn khuyến khích và tạo điều kiện cho doanh nghiệp xuất khẩu vào thị trường này.

- Thứ hai, nước ta ổn định về chính trị, an ninh, quốc phòng, đây là lợi thế

lớn cho các doanh nghiệp an tâm đầu tư và mở rộng đầu tư vào ngành gỗ tại nước nhà và kể cả cho việc mời gọi các doanh nghiệp nước ngoài cùng ngành vào đầu tư

cùng liên doanh, hợp tác xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản.

- Thứ ba, đang có xu hướng hình thành các doanh nghiệp chế biến gỗ có quy mô trung bình với trình độ quản lý, thiết bị, tay nghề công nhân đuợc khách hàng

đặc biệt chú ý;

- Thứ tư, nguồn nhân lực Việt Nam dồi dào, phong phú. Nguồn tri thức của người lao đông Việt Nam đủ sức tiếp nhận và ứng dụng nhanh các công nghệ cao cấp, quy trình kỹ thuật tiên tiến, hiện đại trong ngành gỗ.

Sang năm 2009 và những năm sắp tới, những điểm thuận lợi trên vẫn sẽ tiếp tục được duy trì và phát triển, tạo điều kiện cho việc đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Nhật Bản.

2.3.2. Những khó khăn- hạn chế

- Tình trạng thiếu hụt nguyên liệu cho sản xuất ngày càng gây gắt, nguồn nguyên liệu trong nước đáp ứng cho sản xuất chỉ mới đạt khoảng 20%, 80% còn lại phải nhập khẩu từ nước ngoài như: Campuchia, Myanma, Indonesia, Mỹ, Canađa… và một số quốc gia khác. Mặt khác, giá gỗ nguyên liệu nhập khẩu luôn biến động theo hướng tăng dần;

- Rừng tự nhiên Việt Nam đang có xu hướng tăng dần về diện tích, nhưng chất lượng của rừng tăng rất chậm; năng suất của rừng thấp, nhất là gỗ, thậm chí có vùng, có nơi bị suy giảm cạn kiệt, tình trạng chặt phá rừng, khai thác gỗ lậu đang diễn ra hằng ngày hết sức phức tạp và rất khó kiểm soát, quản lý;

- Về gỗ rừng trồng, hiện nay, cả nước có khoảng hơn hai triệu ha, trồng phân tán ở khắp các địa phương trong cả nước. Mặc dù có quy hoạch vùng nguyên liệu gắn với nhà máy chế biến, nhưng khi bắt tay vào trồng rừng lại thiếu diện tích đất có quy mô tập trung, dẫn đến trồng rừng phân tán khắp nơi, thậm chí phải trồng cả trên các sườn dốc cao, đất xấu, rất xa nhà máy, năng suất của rừng thấp đã gây khó khăn cho việc khai thác, vận chuyển, làm tăng chi phí sản xuất, tăng giá gỗ nguyên liệu, tăng giá thành sản phẩm, dẫn đến sức cạnh tranh của sản phẩm gỗ khi xuất khẩu sang Nhật thấp;

- Năng lực chế biến của các doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam sang Nhật Bản còn yếu, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, việc tổ chức liên kết theo chiều sâu trong sản xuất, phân phối giữa các doanh nghiệp chưa thật sự phát triển mạnh mẽ; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Các doanh nghiệp sản xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam sang Nhật Bản bị thiếu vốn nên thường không đủ khả năng nhận những đơn hàng lớn từ khách hàng Nhật, thường bỏ qua cơ hội mang lại lợi nhuận cao;

- Đội ngũ lao động lành nghề có chất lượng cao phục vụ cho ngành gỗ xuất khẩu sang Nhật còn rất hạn chế, thiếu và yếu cả về số lượng lẫn chất lượng;

- Các nhà cung cấp nguyên liệu chủ yếu cho Việt Nam như: Mỹ, Myanma, Campuchia, Trung Quốc, Newziland, Indonesia …trong thời gian qua đang có xu hướng giảm và phụ thuộc vào đối tác, tốn nhiều thời gian và công sức, tiền bạc để

làm thủ tục Hải quan. Trong đó chưa kể một số doanh nghiệp nhỏ thường gặp rủi ro trong giao dịch mua bán vì không hiểu rõ luật lệ của thị trường Nhật Bản.

- Tình trạng làm ăn manh mún, nhỏ lẻ của các doanh nghiệp hiện còn khá phổ biến, thiếu sự đoàn kết tạo nên sức mạnh trong cạnh tranh. Hàng nghìn doanh nghiệp nhỏ vẫn còn kiểu “mạnh ai nấy chạy”, thấy hợp đồng nào “đắt khách” thì ào ào thực hiện theo kiểu kéo giá xuống, nhằm giải quyết vấn đề công ăn việc làm cho doanh nghiệp của mình, làm thiệt hại chung cho ngành.

- Số lượng doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu đuợc cấp chứng nhận COC- chứng nhận đạt chuỗi hành trình sản phẩm từ khâu sử dụng nguyên liệu, sản xuất cho đến việc phân phối, tiêu thụ còn rất ít, chưa tương xứng với tiềm năng và sự

phát triển hiện tại của ngành (tính đến thời điểm cuối tháng 04 năm 2008,chỉ có 155 doanh nghiệp của Việt Nam được cấp chứng chỉ COC và 55% đồ gỗ của Việt Nam

được sản xuất từ gỗđược cấp chứng chỉ COC).

Việc Bộ Tài chính ban hành văn bản số 11270/BTC-CST ra ngày 23/9/2008, về việc hàng hóa xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu phải chịu thuế xuất khẩu theo quy định. Cụ thể, mức thuếđối với mặt hàng gỗ ván sàn và một số mặt hàng khác là 10%. Việc đánh thuế xuất khẩu 10% ngay sau khi văn bản được ban hành mà không cần có lộ trình cho doanh nghiệp thực hiện đã làm nhiều doanh nghiệp gặp không ít khó khăn vì đã chót ký hợp đồng với đối tác ngay từ đầu năm, không thể thương thảo lại được.

Bước sang năm 2009, dự báo tình hình khủng hoảng tài chính thế giới vẫn sẽ

còn tác động xấu đến xuất khẩu của Việt Nam nói chung và đối với ngành gỗ xuất khẩu sang Nhật Bản nói riêng. Trước sự "đóng băng" của thị trường nhà đất trên thế

giới thì nhu cầu về đồ gỗ nội thất sẽ giảm theo, gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất khẩu của ngành này. Và tại Nhật, nhu cầu tiêu dùng về sản phẩm gỗ tiếp tục sẽ

giảm đi. Trong nước, dù hiện tại, các ngân hàng thương mại đã cắt giảm lãi suất cho vay vốn nhưng việc tiếp cận nguồn vốn vay vẫn còn khó khăn, các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ về nguyên tắc vẫn chưa vay được ngoại tệ chi tiêu cho các khoản chi phí trong nước. Không chỉ khó khăn về thị trường xuất khẩu hay trong nội bộ sản xuất của nhà máy mà các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ Việt Nam còn phải đối mặt với các quy định mới của các thị trường lớn vềđồ gỗ.

Theo dự báo của cá nhân tác giả, thì ít nhất đến hết năm 2009 và đến đầu quý I năm 2010, tình hình kinh tế Mỹ sẽ khởi sắc trở lại sau khi tân Tổng thống Mỹ

hoạch giải cứu tài chính 700 tỷ USD được giải ngân dứt điểm vào cuối tháng 05 năm 2009 và sau khi cái nôi của tài chính thế giới- Mỹ được giải cứu thì tình hình thị trường đồ gỗ Nhật Bản sẽ khá hơn và ổn định trở lại.

2.3.3. Những tồn tại

- Đã gần hai năm gia nhập WTO, nhưng đa phần các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ tham gia sản xuất xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Nhật có tốc độ đổi mới công nghệ chậm, máy móc sản xuất còn lạc hậu so với máy móc, công nghệ

của các doanh nghiệp cùng ngành của Trung Quốc, Đài Loan.

- Đại đa phần các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Nhật vẫn phải lệ thuộc chủ yếu vào nguồn nguyên liệu gỗ nhập khẩu từ nước ngoài, chưa thể tự chủđược nguồn nguyên liệu ổn định cho sản xuất và xuất khẩu.

- Rất nhiều doanh nghiệp vẫn chưa xây dựng được chiến lược xuất khẩu rõ ràng, dài hạn cho việc xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản.

- Vấn đề Logistic cho phát triển ngành gỗ xuất khẩu nói chung và cho việc

đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản nói riêng vẫn còn yếu, chưa phát triển tương xứng với tiềm năng của ngành.

2.4.2. Những thách thức

Sau gần hai năm gia nhập WTO, các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang Nhật đứng trước các thách thức sau đây:

Thứ nhất, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu

đồ gỗ sang Nhật còn yếu so với các doanh nghiệp cùng ngành của Trung Quốc, Đài Loan...Các đối thủ này đang cạnh tranh rất quyết liệt với các sản phẩm cùng loại của các doanh nghiệp đồ gỗ Việt Nam, đặc biệt là sản phẩm gỗ nội thất (mã HS 9403).

Thứ hai, mặc dù Việt Nam có đội ngũ thợ lành nghề, cần cù sáng tạo và tài hoa nhưng do giá nhân công rẻ, chưa thỏa đáng, nên chưa phát huy được tối đa sức cạnh tranh về giá của sản phẩm so với giá các sản phẩm cùng loại của các doanh nghiệp Trung Quốc.

Thứ ba, một vấn đề đặc biệt quan trọng là tạo nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản xuất. Theo Vifores, Việt Nam vẫn phải nhập khẩu tới 80% nguyên liệu gỗ

và mặc dù giá gỗ FOB và sản lượng cung cấp trên thế giới tương đối ổn định nhưng giá CIF lại thay đổi tương đối lớn do giá năng lượng, chi phí vận tải tăng, cộng với một tình hình chính trị bất ổn tại các nước xuất khẩu nguyên liệu đã làm cho việc

nhập khẩu nguyên liệu của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn (nguồn: Theo Vneconomy) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ tư, giá nguyên liệu nhập khẩu lại tăng cao ở hầu khắp các nước. Ví dụ

tại Nam Phi, giá nguyên liệu tăng tới 30%; Nam Mỹ tăng 40%... trong khi đó, giá sản phẩm bán ra chỉ tăng khoảng 5 – 7% nên doanh nghiệp xuất khẩu sang Nhật gặp rất nhiều khó khăn.

Thứ năm, do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đang lan tỏa rất nhanh ra nhiều nước, tại thị trường Nhật Bản, mức tiêu dùng đồ gỗ cũng giảm đi, cùng với những khó khăn ở trong nước như thiếu vốn, lãi suất cao, chi phí đầu tư

tăng… và việc xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản sẽđối mặt với nguy cơ giảm mạnh tăng trưởng trong thời gian tới. Tín hiệu đáng mừng cho các doanh nghiệp, ngày 20 tháng 11 năm 2008, ngân hàng nhà nước Việt Nam ban hành quyết

định số 2809/QĐ-NHNN điểu chỉnh mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam giảm xuống còn 11%/năm và ngày 3 tháng 12 năm 2008 vừa qua, mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam tiếp tục được điều chỉnh giảm xuống còn 10%/năm, và mới

đây ngày 19 tháng 12 năm 2008, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục điều chỉnh giảm mức lãi suất cơ bản bằng Đồng Việt Nam còn 8.5%/năm, điều này đã phần nào làm giải tỏa bớt căng thẳng cho doanh nghiệp trong vấn đề tiếp cận và vay vốn từ ngân hàng.

- Thứ sáu, thời gian qua, các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu đổ gỗ sang Nhật đã bỏ ngỏ và không chú trọng đến thị trường nội địa, đây là một trong những thị trường hiện có sức tiêu thụ đang gia tăng mạnh. Việc không chú trọng này, vô tình đã tạo cơ hội cho sản phẩm cùng loại của Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia… chiếm lĩnh và hiện các doanh nghiêp đồ gỗ Việt Nam đang cạnh tranh quyết liệt để

giành lại thị trường nội địa này. Và nguy cơ bị mất thị trường nội địa trong nước là rất cao vì sản phẩm cùng loại của đối thủ cạnh tranh giá tương đối mềm và chất lượng tốt.

2.3.5. Triển vọng xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản trong năm 2009 và trong những năm sắp tới.

Một phần của tài liệu 29 Những chiến lược và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản giai đoạn từ năm 2009-2015 (Trang 43)